Ủ�Y BAN NHÂN DÂN QỦẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG TRỦNG HỌC CƠ SƠ� NGÔ SĨ LIÊN Giáo viên Phan Thị Giang Năm học 2023 2024 Chủ� đề� NĂNG LƯỢNG THIẾ�T KẾ� VÀ CHẾ� TẠO MÔ HÌNH XE BONG BÓNG HỘI THI THIẾ�T KẾ� CHỦ� ĐẾ[.]
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN QỦẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG TRỦNG HỌC CƠ SƠ NGÔ SĨ
LIÊN
Giáo viên: Phan Thị Giang
Năm học: 2023-2024
Chủ đề: NĂNG LƯỢNG THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ
HÌNH XE BONG BÓNG
HỘI THI THIẾT KẾ CHỦ ĐẾ DẠY HỌC
TÍCH HỢP-STEM TRONG
TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2023-2024
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: Phần tổng quan ……….… 3
PHẦN 2: Chuẩn bị của giáo viên ……… 4
PHẦN 3: Kế hoạch dạy học đã được sử dụng để thực hiện chủ đề ……….………….
….5 1 Hoạt động 1: Xác định yêu cầu đối với bản thiết kế và chế tạo mô hình xe bong bóng……… ……….….5
2 Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức về năng lượng và đề xuất giải pháp thiết kế mô hình xe bong bóng ……… 6
3 Hoạt động 3: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế mô hình xe bong bóng………7
4 Hoạt động 4: Chế tạo và thử nghiệm mô hình xe bong bóng………8
5 Hoạt động 5: trình bày sản phẩm “mô hình xe bong bóng”, đánh giá và đề xuất cải tiến sản phẩm ……… …… 9
PHẦN 4: Hướng dẫn HS ……….…… 11
PHẦN 5: Phụ lục ……… 11
1 Phiếu học tập……… 11
2 Phương pháp đánh giá ……….……….………12
Hình ảnh của HS trong tiết học STEM……….………12
Trang 3PHẦN 1: PHẦN TỔNG QUAN
1 Thông tin giới thiệu giáo viên
Họ và tên GV: Phan Thị Giang
Năm sinh: 1995
Giới tính: Nữ
Bộ môn đăng kí dự thi: Khoa Học Tự Nhiên
Thâm niên công tác: 3 năm
Đơn vị: THCS Ngô Sĩ Liên
SĐT: 0397194250
2 Tên và tóm tắt nội dung chủ đề dự thi
- Sản phẩm dự thi: Chủ đề năng lượng: Thiết kế và chế tạo mô hình xe bong bóng
- Nội dung: Xe bong bóng là loại đồ chơi dành cho các em HS, giúp các em giải trí sau giờ
học căng thẳng Mô hình này có thiết kế đơn giản và dễ chế tạo từ các vật liệu dễ kiếm, tái sử dụng từ ống hút, que kem Xe hoạt động nhờ lượng khí mà ta thổi vào bong bóng ban đầu được giữ lại, khi ta thả tay luồng khí phụt ra theo nguyên tắc phản lực sẽ tác dụng lên xe làm
xe chuyển động về phía trước, sử dụng nguồn năng lượng này không những giúp các em vui chơi, bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí Trong chủ đề này, HS sẽ đóng vai là những
kĩ sư để thiết kế và chế tạo mô hình xe bong bóng
- Môn học: Khoa học tự nhiên 6
3 Mức độ bài học
- Mức độ trung bình
- Phạm vi trong một phần bài học (bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - KHTN lớp 6)
4 Thời lượng thực hiện
Thời gian: 2 tiết
5 Không gian thực hiện
Trong lớp học và phòng thực hành lý
6 Mục tiêu cần đạt được sau khi thực bài học.
Mục tiêu kiến thức bài học Kiến thức - Nêu được mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều cần năng
lượng
- Trình bày được năng lượng và tác dụng của năng lượng
- Hiểu được năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực
Kỹ năng - Đọc - hiểu kênh chữ sử dụng chúng để giải quyết các
vấn đề GV giao
-Tính toán, vẽ được bản thiết kế mô hình xe bong bóng đảm bảo các tiêu chí đề ra
- Chế tạo được mô hình xe bong bóng theo bản thiết kế
Trang 4- Học sinh thiết kế được tờ hướng dẫn sử dụng thực hiện
mô hình xe bong bóng
- Học sinh có kỹ năng thuyết trình
- Học sinh có kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và kỹ năng sáng tạo
- Học sinh tra cứu thông tin trên internet để tìm hướng giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra
Mục tiêu kiến thức liên môn Môn KHTN - Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
- Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề năng lượng, thiết kế và chế tạo được mô hình xe bong bóng từ các vật liệu đơn giản, dễ tìm
- Vận dụng được kiến thức năng lượng để giải thích một
số hiện tượng có liên quan trọng đời sống
Môn Công nghệ (T) - HS sử dụng được các dụng cụ có sẵn để chế tạo mô
hình xe bong bóng một cách hiệu quả, an toàn
Kỹ thuật (E) - HS thiết kế được bản vẽ mô hình xe bong bóng và quy
trình lắp ráp chúng
- HS chế tạo được mô hình xe bong bóng
Môn Toán (M) HS tính toán và đo đạc được kích thước để chế tạo mô
hình xe bong bóng theo bản vẽ đã thiết kế
Mục tiêu về sản phẩm học sinh
Mô hình - Học sinh sử dụng các vật liệu tái chế để tạo ra mô hình
xe bong bóng một cách sáng tạo
Thuyết trình - Học sinh trình bày về sản phẩm của nhóm mình
- Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác
PHẦN 2: CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Thiết bị dạy học:
- Máy chiếu, máy tính hoặc các thiết bị thông minh
- Bảng phụ
- Đồng hồ bấm giây
- Một số dụng cụ, nguyên liệu: Giấy bìa A4, chai nhựa, nắp chai, súng bắn keo, băng keo, bìa catton, ống hút, bong bóng, phiếu học tập, phiếu đánh giá
Học liệu:
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo,…
- Đoạn video:
+ Giới thiệu về xe năng lượng chạy bằng phản lực
https://www.youtube.com/watch?v=FFZI1HFJX1M&t=55s&ab_channel=DIY-+ Hướng dẫn cách làm mô hình xe bong bóng
Trang 5Phương tiện đánh giá sản phẩm học sinh theo nhóm
+ Bảng rubric đánh giá sản phẩm và quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh trong quá trình thực hiện
PHẦN 3: KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
CHỦ ĐỀ: NĂNG LƯỢNG: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH XE BONG BÓNG
(2 tiết)
1 Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH XE BONG BÓNG (Tiết 1)
a Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được về hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn
- Hợp tác trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao
- HS phân tích và hiểu rõ yêu cầu “Thiết kế và chế tạo mô hình xe bong bóng” theo các tiêu chí: Mô hình xe bong bóng di chuyển xa nhất
- Xác định được kiến thức về năng lượng cần huy động để thiết kế, chế tạo mô hình xe bong bóng
b Nội dung:
- GV cho HS xem tìm hiểu về các dạng năng lượng trong đời sống hằng ngày
- GV cho HS xem hình ảnh phương tiện di chuyển nhờ năng lượng, từ đó giới thiệu nhiệm vụ
dự án là chế tạo mô hình xe bong bóng với các yêu cầu:
+ Chế tạo một mô hình xe bong bóng di chuyển xa nhất
- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án
- GV chia lớp thành 4 nhóm, 8 HS/nhóm
- Giới thiệu gợi ý cách làm mô hình xe bong bóng
- Kiểm tra việc chuẩn bị vật liệu của mỗi nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bản thiết kế sản phẩm
c Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:
- Bản ghi chép kiến thức về năng lượng
- Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí chế tạo xe bong bóng
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo mô hình xe bong
bóng theo các tiêu chí đã cho
d Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS xem hình ảnh về xe và nêu nhiệm vụ:
Xe bong bóng là loại đồ chơi dành cho các em HS, giúp các em giải trí sau giờ học căng thẳng Mô hình này có thiết kế đơn giản và dễ chế tạo từ các vật liệu dễ kiếm, tái sử dụng từ ống hút, chai nhựa, que kem, Xe hoạt động nhờ lượng khi mà ta thổi vào bong bóng ban đầu được giữ lại, khi ta thả tay luồng khí phụt ra theo nguyên tắc phản lực sẽ tác dụng lên xe làm xe chuyển động về phía trước, sử dụng nguồn năng lượng này không những giúp các em vui chơi, bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí
Trang 6Trong chủ đề này, chúng ta sẽ đóng vai là những kĩ sư đề thiết kế và chế tạo mô hình xe
bong bóng Các nhóm sẽ thực hiện dự án “Chế tạo mô hình xe bong bóng” với các yêu cầu:
+ Chế tạo một mô hình xe bong bóng di chuyển xa nhất
*Lưu ý Mô hình xe bong bóng sử dụng từ những vật liệu đơn giản và dễ kiếm (ống hút,chai nhựa, que kem, nắp chai, )
Bước 2 Thống nhất tiến trình dự án
lượng
1 Hoạt động 1 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
Tiết 1
2 Hoạt động 2 NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ
XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
3 Hoạt động 3 TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
4 Hoạt động 4 CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM XE BONG BÓNG Tiết 2
5 Hoạt động 5 TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
- Với HS chưa quen làm dự án, GV thông báo tiến trình và hướng dẫn HS Đối với HS đã có kinh nghiệm thực hiện dự án, GV yêu cầu HS tự đề xuất các công việc và phân phối thời gian trong dự án
2 Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MÔ HÌNH XE BONG BÓNG (Tiết 1)
a Mục tiêu:
- HS tự học được kiến thức liên quan thông qua việc nghiên cứu tài liệu về năng lượng đó đề xuất được giải pháp và thiết kế được bản vẽ kĩ thuật mô hình xe bong bóng
- Hợp tác trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao
b Nội dung:
- HS nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:
• Năng lượng và sự truyền năng lượng (Bài 46 – KHTN lớp 6)
-HS thảo luận về các thiết kế của mô hình xe bong bóng và đưa ra giải pháp có căn cứ
-HS xây dựng phương án thiết kế mô hình xe bong bóng và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint ) Hoàn thành bản thiết kế và nộp cho GV
- Yêu cầu:
• Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của mô hình xe bong bóng, nguyên vật liệu được sử dụng,
• Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra
- GV đôn đốc, hỗ trợ tài liệu, giải đáp thắc mắc cho các nhóm khi cần thiết
c Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản
phẩm sau:
- Bản thiết kế sản phẩm mô hình xe bong bóng (trình bày trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu powerpoint) với các yêu cầu kèm theo như kích thước, hình dạng của mô hình mô hình xe bong bóng
-Bài thuyết trình về bản thiết kế trong đó phải thể hiện rõ kiến thức về năng lượng
Trang 7d Cách thức tổ chức hoạt động:
- HS làm việc nhóm
Bước 1: Tiến hành hoàn thành Phiếu học tập số 01
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hoàn thành phiếu học tập
- GV gợi ý mục đích và hướng dẫn tiến hành thí nghiệm
Mục đích: Tiến hành khảo sát PHT để tìm hiểu về mô hình xe bong bóng
Bước 2: GV giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
• Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: Năng lượng và tác dụng lực thông qua PHT số 2
• Xây dựng bản thiết kế mô hình xe bong bóng theo yêu cầu
• Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế
- HS thực hiện nhiệm vụ: Tự đọc và nghiên cứu SGK, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet
Bước 3: GV yêu cầu HS
• Mỗi HS đưa ra một phương án thiết kế mô hình xe bong bóng, sau đó cả nhóm tổng hợp
và thống nhất lựa chọn các phương án
• Xây dựng bản thiết kế mô hình xe bong bóng theo yêu cầu
• Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
• Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;
• Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế mô hình xe bong bóng
• Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo
- Vẽ bản thiết kế mô hình xe bong bóng Bản thiết kế đầy đủ các yêu cầu sau đây:
• Trình bày bản thiết kế trên giấy A0 hoặc bài trình chiếu Powerpoint
• Thể hiện rõ cách làm mô hình xe bong bóng
• Chuẩn bị bài trình bày bản thiết kế, giải thích nguyên lý hoạt động của mô hình xe bong bóng
- GV đôn đốc các nhóm thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần
3 Hoạt động 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH XE BONG BÓNG (Tiết 1)
a Mục tiêu:
- HS trình bày được phương án thiết kế mô hình xe bong bóng (bản thiết kế sản phẩm) và sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên lí hoạt động của mô hình xe bong bóng và phương
án thiết kể mà nhóm đã lựa chọn
- Phản biện, tranh luận và bổ sung cho nhau để đưa ra một bản vẽ tối ưu nhất
b Nội dung:
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế mô hình xe bong bóng:
- GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế;
- GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và
Trang 8chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
- GV có thể cho HS tham khảo mô hình xe bong bóng qua các đường link
https://www.youtube.com/watch?v=wav5X4U9m0I hoặc
https://www.youtube.com/watch?v=4vE4rITxzCc
c Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:
Kết thúc hoạt động HS cần đạt được các sản phẩm sau:
- Xây dựng lời giải thích: Cách chế tạo mô hình xe bong bóng như thế nào? Cần những dụng
cụ nào? Chế tạo như vậy có tác dụng gì?
- Bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc chế tạo mô hình xe bong bóng
d Cách thức tổ chức hoạt động:
- Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 3 phút Các nhóm còn lại chú
ý nghe
- Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của
nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra sửa chữa phù hợp
Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng HS thảo luận:
Câu hỏi kiến thức nền:
1 Làm thế nào để xe có thể chuyển động được?
2 Xe chuyển động phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3 Muốn xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn nhóm em đã thiết kế như thế nào?
4 Nêu ví dụ về mỗi liên hệ giữa biến đổi năng lượng và tác dụng của lực?
Câu hỏi định hướng thiết kế:
1 Thiết kế của mô hình xe bong bóng như thế nào có thể giúp xe, tăng mức vững vàng, giảm
lực cản khi chuyển động và chuyển động xa nhất?
2 Cách chế tạo mô hình xe bong bóng như thể nào? Cần những dụng cụ gì? Chế tạo như vậy
có tác dụng gì?
Bước 3: GV nhận xét, tổng kết và chuẩn hoả các kiến thức liên quan, chốt lại các vẫn đề cần
chú ý, chỉnh sửa của các nhóm
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết ké.
4 Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH XE BONG BÓNG (Tiết 2)
a Mục tiêu:
- Các nhóm HS thực hành, chế tạo được mô hình xe bong bóng căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh sửa
- Giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình chế tạo bằng cách để xuất các giả thuyết
và thử nghiệm
- Hợp tác trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao
b Nội dung:
- HS làm việc theo nhóm để chế tạo mô hình xe bong bóng trao đổi với GV khi gặp khó khăn
c Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một mô hình xe bong bóng đáp ứng được các yêu cầu
d Cách thức tổ chức hoạt động:
Trang 9Bước 1 HS chế tạo mô hình xe bong bóng theo bản thiết kể từ những vật liệu dễ kiếm như quy
kem, ống hút, nắp chai
Bước 2 HS thử nghiệm hoạt động của mô hình xe bong bóng, so sánh với các tiêu chí đánh
giá sản phẩm HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh);
Bước 3 HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm GV đôn đốc, hỗ trợ các
nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm
5 Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “MÔ HÌNH XE BONG BÓNG”, ĐÁNH GIÁ
VÀ CẢI TIẾN SẢN PHẨM (Tiết 2)
a Mục tiêu:
- Thuyết trình và giải thích đầy đủ và logic về sản phẩm
- Phản biện, tranh luận, đánh giá, khảo sát lại sản phẩm và sản phẩm
b Nội dung:
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp;
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm
- Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm
c Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS:
- Kết thúc hoạt động HS cần đạt được sản phẩm là một mô hình xe bong bóng và bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm
- Bài thuyết trình: Trình bày được đặc điểm mô hình xe bong bóng:
+ Cách sử dụng
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm
d Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: Trình bày sản phẩm mô hình xe bong bóng và thảo luận
- Yêu cầu HS của từng nhóm trình bày, phân tích về hoạt động (có minh họa) và kiểu dáng của
mô hình xe bong bóng
- GV đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế hoạt động của mô hình xe bong bóng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi thiết kế và kiểm nghiệm mô hình xe bong bóng, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan
- GV và HS tiến hành trình diễn sản phẩm
- GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu
- Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác
- HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của “Mô hình xe bong bóng” và đề xuất phương án cải tiến
Bước 2: Để xuất phương án cải tiến sản phẩm (câu hỏi 3 PHT số 2)
- Có thể chế tạo phần đầu xe nhỏ lại, thêm vật nặng để tăng trọng lượng cho xe, giúp xe cân bằng và chạy thẳng
- Có thể sử dụng ống hút dài hoặc nối lại với nhau, nên gắn vào đuôi xe Nó sẽ đóng
vai trò như chiếc bánh lái và giúp cho xe chạy thẳng
- Nên sử dụng bong bóng dài thay vì bong bóng tròn
Trang 10- Dùng bóng bay to hơn để tạo nhiều lực hơn và giúp ô tô chạy nhanh hơn.
- Bánh xe nên chọn từ các nắp chai đều nhau để khi chạy cân bằng hơn
- GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm
e Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV cho học sinh nhóm thực hành nêu nhận xét về kết quả sản phẩm của mình thực hiện
- GV gọi học sinh nhóm khác nhận xét, góp ý về sản phẩm của nhón học sinh thực hiện
- GV nhận xét chung cần tuyên dương thành quả của các em thực hiện , nêu những ưu điểm, những hạn chế và kết luận
- GV tổ chức cho các nhóm đánh giá kết quả chéo nhau theo Rubric đánh giá:
Rubric đánh giá quá trình hoạt động:
Tiêu chí đánh
giá
Mức độ đánh giá và điểm
Điểm Mức 3 (2đ) Mức 2 (1đ) Mức 1 (0đ)
Hiệu quả
hợp tác nhóm
(2 điểm)
Tất cả các thành viên nhóm đều tham gia tích cực, tinh thần làm việc nghiêm túc
Nhóm trưởng phát huy tốt vai trò lãnh đạo
Các thành viên tham gia nhưng không tích cực
Nhóm trưởng hoàn thành vai trò lãnh đạo
Một số thành viên không hợp tác
Nhóm trưởng chưa thể hiện được vai trò của người lãnh đạo
Đóng góp
ý kiến
(3 điểm)
Tích cực đóng góp ý kiến
Có những ý tưởng hay, sáng tạo
Tích cực đóng góp ý kiến nhưng chưa có tính khả thi cao
Ít đóng góp ý kiến và không có tính khả thi
Sản phẩm
mô hình
(3 điểm)
Mô hình đúng yêu cầu, đẹp, sáng tạo
Sản phẩm đúng yêu cầu nhưng chưa có sự sáng tạo
Sản phẩm đúng yêu cầu, chưa đẹp
Bài trình bày
của nhóm
(2 điểm)
Thuyết trình rõ ràng, đúng yêu cầu, hấp dẫn, dễ hiểu
Thuyết trình đúng yêu cầu nhưng còn lúng túng
Thuyết trình chưa đầy đủ nội dung, lúng túng
Tổng điểm
KẾT LUẬN:
Thông qua 5 hoạt động của chủ đề STEM, GV chốt lại kiến thức:
Trong mô hình xe bong bóng có các dạng năng lượng: năng lượng gió, động năng Năng lượng chuyển từ năng lượng gió biến chuyển hóa thành phản lực và chuyển thành động năng