Môt số yếu tố liên quan đến kiến thưc và thái đô cửa điêu dưỡng đối với quản lý đau cho ngươi bệnh 43 KẾT LUẬN 47 KHUYÊN NGHỊ 48 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHU LUC 1: BA
Trang 1PHAM THI VAN ANH
KIEN THUC, THAI DO VA MOT SO YEU TO
LIEN QUAN VE QUAN LY DAU CHO NGUOI BENH
CUA DIEU DUONG TAI BENH VIEN TRUNG UONG THAI NGUYEN NAM 2018
LUAN VAN THAC Si DIEU DUGNG
NAM DINH - 2018
Trang 2
PHAM THI VAN ANH
KIEN THUC, THAI DO VA MOT SO YEU TO LIEN
QUAN VE QUAN LY DAU CHO NGUOI BENH CUA
DIEU DUONG TAI BENH VIEN
TRUNG UONG THAI NGUYEN NAM 2018
LUAN VAN THAC SY DIEU DUONG
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYÊN HOÀNG LONG
NAM ĐỊNH - 2018
Trang 4Quan ly đau la một trong cac vai tro quan trọng trong thực hanh hang ngay cua điều dương tại cac bênh viên Để quản lý đau tốt, điều dưỡng cần có kiến thức đúng và thái độ phù hợp về đau
Nghiên cưu mô ta cắt ngang nay được tiến hanh nhắm mô ta thực trạng va tìm
hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về quản lý đau cho người bệnh
của 210 điều đưỡngtại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018 Số liệu được
thu thập bằng cach sư dụng bộ câu hoi tự điền, với tổng điểm kiến thưc la 12 va tổng điểm thai đô la 110 điểm
Kết quả của nghiên cứu cho thấy điểm kiến thưc, thai độ cua cac điều đương
tham gia nghiên cưu đối vơi quan ly đau ở mức độ trung bình (lần lượt la
5 54+ 1,63 va 66,56 + 6,58) Điều dương nhom dai hoc/sau dai hoc co kién thuctét
hon.Dang chu y,diéu duong co trén 10 nim kinh nghiém c6 diém kién thuc cao hon
co y nghĩa thống kê so với nhóm có từ 10 năm kinh nghiệm trở xuống.Không tìm
thấy mối liên quan giữa các biến số trai nghiêm đau ca nhân và co tham đự/không tham dự đao tạo về đau vơi kiến thưc, thai độ cua điều dương
Nghiên cưu cho thấy kiến thưc va thai độ cua điều đương về quan ly đau cho
ngươi bênh rất cần được nâng cao Hai nhóm đối tượng cần được các chương trình can thiệp lưu ý hơn là điều dưỡng ở trình độ cao đẳng/trung học và nhưng điều dương co ít năm kinh nghiêm Cần có thêm các nghiên cứu trên các đối tượng thuộc các chuyên ngành cụ thê để có thể đánh giá sát hơn kiến thức kỹ năng, thái độ quản lý đau ở từng chuyên ngành đặc thù của điều dưỡng
Trang 5trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành bài luận văn tốt
nghiệp Kết quả thu được không chỉ do sự nỗ lực của bản thân mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn:
Tiến sĩ Nguyễn Hoang Long -Giam đốc phat triển dự an Đại học VinUni đã hướng dẫn em tắt tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Ban Giám hiệu, Phong Dao tao sau dai hoc truong Dai hoc Diéu duong Nam
Dinh da quan tam, tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Cac thầy cô giáo trong nhà trường đã trang bị cho em những kiến thức kiến thức bố ích, không chỉ là những bài học chuyên môn quý báu mà còn là những kỹ năng nghề nghiệp
Lãnh đạo bênh viên Đa khoa Trung ương Thai Nguyên nơi em tiễn hành thu thập số liệu đa tân tinh giup đơ va tạo điều kiên để em hoan thanh luận văn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thai Nguyén, ngay 15 thang 11 nam 2018 Hoc vién
Trang 6cứu khoa học nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thai Nguyén, ngay 15 thang 11 nam 2018 Hoc vién
Trang 7Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về đau và quản lý đau
1.2 Vai trò của điều dưỡng trong quản lý đau
1.3 Các yếu tố liên quan đến quản lý đau của điều dưỡng
1.4 Thực trạng quản lý đau
1.5 Khung nghiên cứu
1.6 Địa bàn nghiên cứu
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3 Thiết kế nghiên cứu
2.4 Cỡ mẫu
2.5 Phương pháp chọn mẫu
2.6 Phương pháp thu thập số liệu 2.7 Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu
Trang 8bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 36
Chương 4: BAN LUẬN 40
4.1 Đặc điểm cửa đối tương nghiên cứu 40
4.2 Thưc trang kiễn thức va thái đô cửa điêu dướng đối với quản lý đau cho
ngươi bênh 40
4.3 Môt số yếu tố liên quan đến kiến thưc và thái đô cửa điêu dưỡng đối với
quản lý đau cho ngươi bệnh 43
KẾT LUẬN 47
KHUYÊN NGHỊ 48
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHU LUC 1: BAN DONG THUAN PHU LUC 2: BO CAU HOI
PHU LUC 3: KET QUA DANH GIA TINH GIA TRI VA DO TIN CAY CUA BO CONG CU THU THAP SO LIEU
Trang 9ICU (Intensive care unit): NB:
NKASRP (Nurse’s Knowledge and Atitude survey regarding Pain): NSAID(Non-steroidal anti- inflamatory drug): SDH: Khoa hồi sức cấp cứu Người bệnh
Bang khảo sát kiên thức và thải độ của điêu dưỡngđôi với đau
Thuốc giảm đau chống viêm phi steroid
Trang 10
DANH MUC BANG
Bảng 2.1: Số lượng và cỡ mẫu của 7 khoa lâm sàng 23 Bảng 2.2: Số lượng các câu hỏi của các phân trong bộ công cụ 25 Bảng 2.3: Cách tính điểm cho phân thải độ của bộ công cụ 26 Bảng 2.4: Cách tính điểm trong phân kiến thức 27 Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 30 Bảng 3.2: Trai nghiêm đau ca nhân của điều dưỡng 31
Bảng 3.3: Kết qua chung về kiến thực va thai độ cua điều dương voi quan ly dau
cho ngươi bênh (n = 210) 33
Bảng 3.4:Mưc độ kiến thực va thai độ cua điêu dương đối vơi quan ly dau cho
ngươi bệnh (n = 210) 33
Bảng 3.5: Kiến thức của điêu dưỡng theo tưng nội dung quởn lý đau (n = 210) 34 Bảng 3.6: Mức độ kiến thức cửa điêu dưỡng trong case study (n = 210) 35 Bảng 3.7: Mối liên quan giưa trinh độ chuyên môn với kiến thức, thải độ của điêu dưỡng đối với quản lý đau cho ngươi bênh (n = 210) 36 Bang 3.8: Mỗi liên quan giữa kinh nghiêm lam việc với kiến thức, thải độ của điễu
dưỡng đối với quản ly dau cho NB (n = 210) 37
Bang 3.9: Méi lién quan giva kinh nghiệm đau ca nhân với kiến thức, thái độ của điều dưỡng đối với quản lý đau cho NB (n = 210) 38 Bang 3.10: Mỗi liên quan giứa giao dục quan ly đau với kiến thức, thải độ của điêu
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hinh 1.1: Thang do dau theo nét mat
Hinh 1.2: Thang điểm đánh gid dau (Visual Analog Scale)
Trang 12
DAT VAN DE
Đau là một trong những lý do phổ biến nhất khiến cho người bệnh phải tìm
kiếm sự điều trị và chăm sóc của bác sy, diéu dưỡng tại các cơ sở y tẾ, đồng thời
cũng là một trong những triệu chứng phố biến và đáng sợ nhất đối với người
bệnh[17].Đau ảnh hưởng đến tất cả các mức độ của tâm sinh lý và ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống của người bệnh, bao gồm các mối quan hệ với người khác, các hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cũng như khả năng làm việc của họ Nếu như đau không được giải quyết hoặc quản lý kém là gánh nặng đối với con người, hệ thống chăm sóc sức khoẻ và xã hội, và đau là mối quan
tâm suốt cuộc đời ngươi bênh[28]
Tại các cơ sở y tế, điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong đánh giá
và quản lý đau Người điều dưỡng là người thường xuyên tiếp cận, đánh
giá tình trạng người bệnh, nhận định mức độ đau và đưa ra các xử trí ban
đầu, đồng thời là người quyết định báo bác sỹ để đưa ra những can thiệp phù hợp Đau có thể không được điều trị vì việc đánh giá không đầy đủ hoặc sử dụng thuốc giảm đau không phù hợp của bác sỹ và điều dưỡng,
đặc biệt là các thuốc giảm đau opioid[7]
Trong một nghién ciru quan trong vé quan ly dau do McCaffery va Ferrell
tiến hành (1997), đã tuyên bố răng: "Điều trị đau không hiệu quả và thiếu kiến thức
về quản lý đau đã được chứng minh trong khoảng hai thập kỷ qua Vì điều đưỡng thường là nền tảng của việc quản lý đau, kiến thức của các điều dưỡng trong lĩnh vực này đặc biệt quan trọng” Việc chăm sóc và quán lý đau đầy đủ của điều đưỡng
chính là một phân trong nỗ lực giải quyết những thiếu sót trong việc điều trị[12]
Trên thế giới, đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được tiễn hành nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của các cán bộ y tế, đặc biệt là của điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh Hầu hết những nghiên cứu này đều cho chúng ta thấy một
trong nhiều lý do khiến người bệnh vẫn tiếp tục nhận được sự quản lý đau
Trang 13hợp về đau của người bệnh cũng như việc sử dụng các thuốc liên quan đến
đau Nhiều điều dưỡng có kiến thức không đây đủ về cơ chế hoạt động cơ
bản của thuốc, liều lượng và cách sử dụng của những dược phẩm nhất
định, về quan ly dau khac[24]
Bênh viên Đa khoa Trung ương Thai Nguyên la một bênh viên lơn co chưc năng khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc ở tuyến cao nhất.V1 vây chung tôi muốn tiến
hanh nghiên cưu để tìm hiểu về kiến thức, thái độ của điều dưỡng về quản lý đau
cho người bệnh tại đây, làm nền táng cho việc mở rộng các nghiên cứu và đưa các
kiến nghị, can thiệp phù hợp sau này, chúng tôi tiễn hành nghiên cứu: “Kiến thức,
Trang 14MUC TIEU NGHIEN CUU
1 Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ về quản lý đau cho người bệnh của điều
dưỡng tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018
2 Xac đinhmột số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về quản lý đau cho người
Trang 15Chuong 1
TONG QUAN TAI LIEU
Kiểm soát đau cho người bệnh là một phần quan trọng trong công tác chăm
sóc của điều dưỡng góp phần hỗ trợ bác sỹ cho điều trị và đảm bảo sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế, làm giảm biến chứng cùng sự tái nhập viện.Kiến
thức và thái độ của điều dưỡng là yếu tố quyết định việc quan ly đau hiệu quả hay không Trên thế giới, quan ly đau là chủ đề phô biến trong nghiên cứu điều dưỡng, nhưng tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa tìm thấy nhiều nghiên cứu về vấn đề này
Các nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức, thái độ không tích cực và những
rào cản đối với đánh giá va can thiệp hiệu quảcủa điều đưỡng
Tổng quan tài liệu này nhằm mục đích tóm tắt lại những tài liệu có liên quan
đến kiến thức và thái độ về quản lý đau cho người bệnh của điều dưỡng 1.1.Đại cương về đau và quản lý đau
1.1.1 Định nghĩa và phân loại đau và nguyên nhân gây đau 1.1.1.1 Dinh nghia vé dau va quan ly dau
Hội nghiên cứu đau quốc tế định nghĩa “đau là một cảm giác hoặc cảm xúc khó chịu kết hợp với tốn thương mô học hiện điện hoặc tiềm ân, hoặc được mô tả
như có tổn thương” [21] Đau là một trong những lý do phố biến nhất mà người bệnh phải tìm kiếm sự chăm sóc tại các cơ sở y tế, các nghiên cứu đã công bố cho thấy có khoảng 80% lý do người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế là đo đau [3] Đau có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, là nguyên nhân mà người bệnh cần đến sự chăm sóc và giúp đỡ của người cán bộ y tế cũng như của gia đình
Theo hiệp hội đau Hoa Kỳ thì quản lý đau là một khía cạnh quan trọng của chăm sóc điều đưỡng và việc quản lý tiếp theo là cần thiết để đảm bảo sự hài lòng của người bệnh, cai thiên sức khỏe người bệnh
Paul cho rằng quản lý đau là quá trình cung cấp chăm sóc y tế nhằm giảm đau.Cac cơn đau nhẹ đến đau vừa phải được điều trị bằng thuốc giảm đau như
Trang 16được sử dụng, đôi khi phối hợp các thuốc giảm đau với nhau; với thuốc chống viêm
steroid hoặc không steroid (khi đau có liên quan đến chứng viêm)hoặc vơi thuốc chống trầm cảm [20]
Karen và cộng sự cho rang những trải nghiệm về đau có thể bao gồm
đau cấp tính và mạn tính, đau do tình trạng suy nhược mạn tính, hoặc đau là một trong nhiều triệu chứng của người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ
Đau không chỉ là về mặt sinh lý mà còn bao gồm các khía cạnh tinh thần, cảm xúc
và tâm lý xã hội Mục đích của quản lý đau trong suốt cuộc đời là để giải quyết các vấn đề của đau và để giảm đau tối đa với các tác dụng phụ tối thiểu [23]
Quan lý đau bao gồm tất cả các biện pháp can thiệp được sử dụng để giảm bớt đau đớn, tìm hiểu nguồn gốc của cơn đau [18]
Có thể hiểu, quản lý đau cho người bệnh là một khía cạnh quan trọng của chăm sóc điều dưỡng bao gồm rất nhiều các biện pháp can thiệp khác nhau được dùng để giúp điều dưỡng hiểu và làm giảm bớt đau đớn cho người bệnh, đảm bảo sự
hài lòng của người bệnh, đồng thơi cải thiện tình hình sức khỏe của họ
1.1.1.2 Phan loai dau
Phan loai theo thoi gian va tinh chat thi dau duoc chia thanh 2 loai chinh: dau cap tinh va dau man tinh [2]
Đau cấp tính là phản ứng sinh lý bình thường đã được tiên lượng trước liên
quan đến những tốn thương thực thể của cơ thể do phẫu thuật, chấn thương hay do
bệnh, và đau cấp tính có thể được chữa khỏi Loại đau nay dap ứng tốt được với
việc điều trị băng thuốc giảm đau và có thê kèm theo cảm giác lo lắng do đau của người bệnh [13] Đau cấp tính thường làm cho người bệnh có các biểu hiện: tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, co mạch, vã m6 hôi, thở gấp, co thắt cơ, tăng bài tiết dịch
tiêu hóa, giảm nhu động ruột, bí đái Đây là những dấu hiệu của thân kinh thực
vât Khi vết thương lành hoặc khỏi bệnh thì đau cũng hết [2] Đau cấp tính thường không kéo đài quá 3 tháng, giảm hoặc mất đi khi những kích thích này không còn
Trang 17Nếu như đau cấp tính nặng và nó tồn tại trong một thời gian đài thì sẽ trở thành đau mạn tính nếu thời gian của đau kéo dài trên 3 tháng [2]
1.1.1.3 Nguyên nhắn gáy ra đau
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau cho người bệnh Nguyên nhân
đầu tiên có thê kế đến đó là những tổn thương mô, có thể đó là tốn thương mô thực
sự như: do nhiễm khuẩn, phản ứng viêm, khối u hay thiếu máu cục bộ, cdc chan thương, phẫu thuật hoặc những tôn thương mô tiềm tàng do một số bệnh lý gây ra, ví dụ như đau sợi cơ (fibromyalgia)
Đau cũng có thể gây ra bởi các yếu tố tâm lý xã hội, những yếu tố như lo lắng, bồn chồn, kích động có thể là nguyên nhân gây ra đau hoặc làm cho đau thực thể trở nên nặng hơn.Bởi vì đau là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu và rối loạn tâm thần dẫn đến người bệnh lo lắng, suy giảm nhận thức
Làm thay đổi tâm sinh lý và tính tình khiến cho người bệnh trở nên giận dữ, thậm
chí họ chống lại cán bộ y tế, không hợp tác trong quá trính điều trị Khi người bệnh càng lo lắng thì những cảm nhận về đau của họ lại tăng lên, gây ra mất ngủ và ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ, làm kéo dài thời gian nằm viện[1].Các vấn
đề về tâm lý cũng có thể gây ra đau thậm chí làm cho đau nặng hơn, làm giảm hiệu
quả điều trị bệnh
1.1.2 Những người bệnh có nguy cơ bị quản lý đau [23]
Bởi vì có nhiều rào cản đối với quản lý đau nên tất cả người bệnh đều có
nguy cơ không được điều trị đau day du Con dau dugc xac dinh va dugc bao cao
chủ yếu thông qua việc tự báo cáo của người bệnh, khó khăn trong giao tiếp làm tăng nguy cơ người bệnh không được điều trị đau hiệu qua
Các nghiên cứu cho thấy ngươi bênh có nguy cơ cao hơn về đau bao gồm: trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ, người già, người bệnh rối loạn nhận thức, người bệnh rối
Trang 18người bệnh không hiệu quả cũng đặt ra một thử thách lớn cho việc quản lý đau.Hậu quả là bất kỳ người bệnh nào đều đã và đang có nguy cơ không được điều trị đau 1.1.3 Một số biện pháp giảm đau cho người bệnh
Có hai phương pháp can thiệp dùng để giảm đau cho người bệnh đó là: can thiệp bằng thuốc và can thiệp không dùng thuốc
1.1.3.1 Phương pháp giảm đau có sử dụng thuốc
Đau là một trong những lý do phổ biến khiến người bệnh phải tìm đến các cơ
sở y tế [17], trong một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra 85 - 90%
người bệnh có triệu chứng đau có thể được điều trị hiệu quả [40] Giảm đau cho
người bệnh là một phần quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh co đau.Các phương pháp giảm đau phải cắt cơn đau nhanh, hiệu quả và ít tác dụng không mong muốn
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giảm đau hiệu quả bằng cách sử dụng
thuốc và không sử dụng thuốc Khi người bệnh có đau thì hầu hết họ đều được kê
đơn thuốc giảm đau, một số thuốc hay được sử dụng như: các nhóm thuốc morphine, các nhóm thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, các thuốc giảm đau chống viêm NSAID (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Ketorolac, CelecoxIb )[2] Đây là những phương pháp giảm đau nhanh và hiệu quả nhưng
sau khi thuốc hết tác dụng người bệnh có thể vẫn phải tiếp tục chịu đựng những cơn
đau
Trang 19mong muốn đó là làm cho người bệnh chóng mặt, buồn nôn, nôn, suy hô hấp, bí tiểu
[2].[14] Chính vì vậy, ngày nay có khuynh hướng phối hợp các thuốc giảm đau khác
nhau để làm giảm liều morphine từ đó sẽ làm giảm được tác dụng phụ của nó [2] 1.1.3.2 Phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc để giảm đau cho người bệnh thì phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc cũng đang được áp dụng rất phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam.Đây là phương pháp giảm đau tự nhiên giúp giảm đau cho người bệnh mà không cần sử dụng thuốc cũng như không để lại bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.Kiến thức và thái độ của bác sỹ, điều đưỡng về các phương pháp giảm đau không dùng thuốc có thê ảnh hưởng đến những lựa chọn của họ trong việc
điều trị và chăm sóc người bệnh
Phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc không thể thay thế được phương pháp giảm đau có sử dụng thuốc, tuy nhiên cán bộ y tế có thể kết hợp 2 phương pháp với nhau để tăng hiệu quả giảm đau cho người bệnh hoặc có thể áp dụng khi phương pháp sử dụng thuốc giảm đau không phát huy được hiệu quả hay khi người bệnh không dùng thuốc giảm đau [26] Áp dụng các phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc để quản lý cơn đau có thể làm tăng sự thoải mái, giúp người bệnh ngủ ngon giắc và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ [30]
Các phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc được chia ra làm hai loại: Thứ nhất, biện pháp giảm đau không xâm lẫn: sử dụng các liệu pháp hành vi
nhận thức như phân tâm, liệu pháp thư giãn, thôi miên, hình ảnh, kỹ thuật tập thở,
thiền, liệu pháp âm nhạc Đây là những biện pháp nhằm mục đích thay đổi hành vi,
nhận thức và cảm xúc của người bệnh băng cách tấn công quá trình tâm sinh lý tác động đến nhận thức và phản ứng của đau Hay sử dụng những phương pháp tác
động vào da như chườm nóng, chườm lạnh, kích thích thần kinh bằng dòng điện qua đa[15] Nhiệt tri liêu (chươm nong, chươm lạnh) la phương phap rất phổ biến
Trang 20Điều tri lạnh co thể sư dụng cac goi gel lạnh, đa được sư dụng bằng cach đặt một chiếc khăn/gac lên giữa da va tui lạnh giup ngươi bênh không phai chịu sự thay đổi
nhiệt đột ngột Chươm lạnh trong khoang thơi gian 1t nhất 20 phut, co tac dung co mạch nên thương được ap dụng trong trương hợp phu nề, viêm [15]
Thứ hai, biện pháp giảm đau không dùng thuốc có xâm lắn: phương pháp phố biến và nổi tiếng nhất trong các phương pháp xâm lấn đó là châm cứu Đây là phương pháp có từ rất lâu đời và do người Trung Quốc tìm ra Người ta cho răng phương pháp này làm giải phóng các opioid nội sinh trong cơ thể và làm giảm đau [31] Phương phap nay đoi hoi phai co ky thuật va co kiến thực chuyên môn về cac huyệt đạo nên thương chỉ co cac điều đương chuyên khoa về y học cổ truyền mơi co thể ap dụng phương phap nay
Phương pháp giảm đau không sử dụng thuốc không gây độc cho cơ thể
người bênh, an toàn, ít để lại biến chứng Vì vậy điều dưỡng nên có kiến thức về
sử dụng các phương pháp giảm đau này để hỗ trợ người bệnh và gia đình người bệnh trong việc giảm đau.Dù những phương pháp này không làm giảm đau trực tiếp và nhanh chóng giống như phương pháp giảm đau có sử dụng thuốc nhưng chúng có thể giúp người bệnh bớt lo lắng, ngủ ngon và hỗ trợ tinh thần người bệnh
1.1.4 Thang do danh gia mic d6 dau[1]
Đau là một hiện tượng chủ quan của người bệnh, phức tạp, đa yếu tố, đa chiều mà chưa có phương pháp đo lường khách quan nào có thê đo được chính xác
được cường độ đau của người bệnh
Thang đo mức độ đau đã được xây đựng nhằm giúp cho người điều dưỡng có
thê dễ dàng xác định được tình trạng đau của người bệnh từ đó đưa ra những can
thiệp điều dưỡng phù hợp Thang điểm VAS (Visual Analog Scale) được sử dụng phô biến trong đánh giá đau cho người trưởng thành và thang đo qua hình khuôn mặt (Wong-Baker FACES Pain Rating Scale) - dùng cho trẻ em trên 7 tuổi tự đánh giá về cơn đau của mình
Các thang đo đánh giá đau được đánh số từ 0 - 5 hoặc 0 -10 với những
Trang 21nhất/đau cực ky” Người bệnh sẽ cảm nhận mức độ đau của mình và chọn một điểm
số tương ứng với nó Mỗi điểm sẽ tương ứng với các con số: 0 Không đau
1 Đau rất là nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thình thoảng thấy đau nhẹ
2 Đau nhẹ, thính thoảng đau nhói mạnh
3 Đau làm người bệnh chú ý, mắt tập trung trong công việc, có thể thích ứng VỚI nó
4 Đau vừa phải, người bệnh có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc
5 Đau nhiều hơn, người bệnh không thể quên đau sau nhiều phút, người
bệnh vẫn có thể làm việc
6 Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh
khó tập trung
7 Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều sinh hoạt hàng
ngày của người bệnh, ảnh hưởng đến giấc ngủ
8 Đau đữ đội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nỗ lực rất nhiều
9 Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ, khơng kiểm sốt được
10 Đau không thê nói chuyện được, nằm liệt giường, có thể mê sảng OO GO eS 8 At c= Ác —e yrs, f* 0 1 2 3 4 3 Đau Đau Không Hơi Hơi Đau - cực ky — đủ Hon bo hơn nữa nhiều *Nguồn: Bộ Y tế - 2006
Trang 22Điểm 0 l 2 3 4 5 6 7 8 9 10 E ⁄ ⁄ 5 3 5 X 5 * t 5 Pau rat nhe Dau nhe Đau vừa Dau nang Pau rat nang *Nguồn: Bộ Y tế - 2006
Hình 1.2: Thang diém danh gid dau (Visual Analog Scale) 1.2 Vai trò của điều dưỡngtrong quản lý đau
1.2.1 Vai trò của điều dưỡng trong quản lý đau cho người bệnh
Quản lý đau hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng của người điều đưỡng để
đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh.Trên lâm sàng, điều đưỡng có vai trò vô
cùng quan trọng trong quản lý đau cho người bệnh, là người thường xuyên tiếp xúc, là người đánh giá đau ban đầu và chăm sóc cho họ Có trách nhiệm bảo đảm rằng người bệnh nhận được đánh giá, can thiệp điều dưỡng chính xác và dựa trên bằng
chứng xác thực để điều trị cơn đau cho người bệnh hiệu quả, đáp ứng được tiêu
chuẩn chăm sóc.Để làm được những điều đó người điều dưỡng cần phải có kiến thức tốt về quản lý đau, các tiêu chuẩn chăm sóc, quản lý đau cùng với thái độ tích cực|[23 |
1.2.2 Kiến thứccủa điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh
1.2.2.1 Định nghĩa
Trong từ điển Tiếng Việt kiến thức được định nghĩa là thực tế hoặc điều kiện của việc hiểu biết một cái gì đó với sự quen thuộc có được thông qua kinh nghiệm
hay sự giáo dục
Wikipedia (2017) định nghĩa kiến thức là sự hiểu biết, nhận thức hoặc hiểu
biết của ai đó hay vật gì, chang hạn như sự kiện, thông tin, mô tả hoặc kỹ năng, được thu thập qua trải nghiệm hoặc giáo dục bằng cách nhận thức, khám phá hoặc học tập[39]
Kiến thức của điều đưỡng theo Burns và Grove (2009) là một khái niệm
Trang 23một sự phản ánh chính xác của thế giới thực Điều dưỡng có được kiến thức thông
qua các tap chi, sach bao, kinh nghiệm cá nhân, trực giác, lý luận và nghiên cứu, Các
chương trinh giao dục[ 19]
Như vậy, kiến thức của điều dưỡng đối với quản lý đau cho người bệnh là sự
hiểu biết, nhận thức của điều dưỡng về việc cung cấp chăm sóc y tế, tất cả các biện pháp làm giảm bớt hoặc cắt cơn đau; về sử dụng các thuốc giảm đau hiệu quả cho người bệnh; việc quản lý tiếp theo thông qua kinh nghiệm làm việc và qua các
chương trình giáo dục, nghiên cứu để đảm bảo sự hài lòng của người bệnh và chăm
sóc người bệnh đạt hiệu quả cao
1.2.2.2 Kiến thức của điều dưỡng về quản lý ấau cho người bệnh
Điều dưỡng lâm sàng bao gồm kiến thức của bản thân một người thông qua đánh giá thái độ, giá trị, niềm tin và những ảnh hưởng đã hình thành trong mỗi cá
nhân riêng biệt Những yếu tố này ảnh hưởng tới điều dưỡng khi đánh giá, ước
lượng, giải thích hành vi, các phản ứng vật lý, sự xuất hiện bệnh của người bệnh Rao cản lớn nhất để người bệnh nhận được quản lý đau hiệu quả hoặc không hiệu
quả có thể là những điều sau của điều dưỡng: thứ nhất, kinh nghiệm cá nhân của
điều dưỡngđối với đau, trong một nghiên cứu của Wessman và McDonald đã cho thấy răng những kinh nghiệm đau cá nhân trước đây của các điều đưỡng có liên quan đến kiến thức quản lý đau ban đầu của họ[5] Thứ hai, trong quản lý đau, điều dưỡng thiếu kiến thưc về những phương phap sử dụng thuốc và không sư dụng
thuốc để quản lý đau cho người bệnh[30],[26]
Khi điều dưỡng gặp những vấn đề cá nhân căng thắng thì bản thân họ có thể
không đánh giá, ước lượng hoặc truyền đạt mức độ đau của người bệnh một cách
khách quan nhất.Hậu quả se tôi tệ hơn nếu điều dưỡng không có kiến thức đầy đủ
đối với quản lý đau và họ không thể nhận ra được sự cần thiết phải tìm thêm thông
tin để đánh giá, quản lý đau cho người bệnh một cach thích hợp Nếu như một điều
Trang 24Dé quan ly dau tốt cho người bệnh, điều đưỡng cần phải có kiến thức về đau
và các tiêu chuẩn của chăm sóc đau * Kién thitc vé dau[23]
Đau là chủ quan, đau là bất kỳ điều gì người bệnh nói cho bác sỹ và điều
dưỡng về nó.Điều đưỡngsử dụng quy trình điều dưỡng trong quản lý đau Công cụ đầy đủ và kiến thức về đau bao gồm những điều đưới đây:
Thứ nhất là sự đánh giá đau:Điều dưỡng sử dụng công cụ thích hợp để đánh giá mức độ đau cho người bệnh Công cụ đó đã được chứng minh độ tin cậy và có
giá trị khi điều đương đanh gia đau cùng với sự bao cao của người bệnh Đối với
người bệnh không thể tự báo cáo thì các công cụ đánh giá đau chuẩn phải bao gồm sự quan sát hành vi của người bệnh, có thể có hoặc không có các nghiệm pháp khac
để đanh gia đau Các dẫu hiệu sinh lý như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đỗ mồ hôi và xanh xao không đặc hiệu với đau có thể là dấu hiệu của một vấn đề sinh lý khác
không liên quan Đối với người bệnh bị đau, các dấu hiệu sinh lý này có thể có mặt trong một thời gian ngắn hoặc không hề co.Tuy nhiên điều dưỡng không nên chỉ
phụ thuộc vào các dấu hiệu sinh lý của người bệnh để đánh giá đau
Thứ hai, điều đưỡngphải am hiểu về sự khác biệt giữa các loại đau khac nhau
như đau cấp tính, đau mạn tính và đau đữ dội, hiểu nguồn nào có khả năng gây đau
nhiều nhất như đau thần kinh, cơ bắp, xương hay đau nội tạng
Thứ ba, điều dưỡng đánh giá đau của từng người bệnh, bao gồm: những trải
nghiệm đau của người bệnh, phương pháp biểu hiện đau, những ảnh hưởng của văn
hóa và ngươi bênh có thể tự lam điu bơt cơn đau như thế nao
Trang 25can thiệp phi dược lý cho quản lý đau (châm cứu, áp dụng nóng và lạnh, massage,
kỹ thuật thở )
Thứ năm, điều dưỡng biết và hiểu được các tiêu chuẩn, hướng dẫn quản lý
đau hiện tại
Cuối cùng không thể thiếu được trong quản lý đau, điều đưỡng phải biết được sự khác nhau giữa nghiện thuốc, sự phụ thuộc vào thé chat va tam ly, qua trinh cai thuốc, sự giả nghiện
* Kiến thức về tiêu chuẩn của chăm sóc 23]
Tiêu chuẩn chăm sóc là đánh giá hiệu quả đau liên tục và quản lý đau Điều này không chỉ bao gồm việc điều dưỡng thừa nhận và chấp nhận đau của người bệnh; xác định nguồn gốc cơn đau của người bệnh; đánh giá cơn đau theo những khoảng thời gian đều đặn hoặc khi nào cơn đau tái phát; xây dựng kế hoạch chăm sóc người bệnh bao gồm kế hoạch liên ngành để quản lý cơn đau hiệu quả liên quan đến người bệnh, gia đình và những người khác Bên cạnh đó điều dưỡng cần thực hiện các chiến lược quản lý cơn đau và các can thiệp điều đưỡng cần thiết như: điều
trị nhanh các tác dụng phụ (buồn nôn, nôn mửa, táo bón, ), giáo dục người bệnh,
gia đình người bệnh và những thành viên khác về vai trò của họ trong quản lý đau cùng với những ảnh hưởng bất lợi nếu đau không thuyên giảm Điều quan trọng là điều dưỡng phải vượt qua được những rào cản đối với việc quản lý cơn đau hiệu quả, đồng thời có kế hoạch quản lý đau cung những kết quả mong đợi của kế hoạch
Sau khi thực hiện xong những chiến lược quản lý đau, điều dưỡng phải biết đánh
giá hiệu quả của chiến lược và những can thiệp điều dưỡng đề lập hồ sơ và báo cáo
các can thiệp, đáp ứng của người bệnh
1.2.3 Thái độ của điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh
1.2.3.1 Định nghĩa
Trong từ điển Tiếng Việt - 1999, thái độ là tổng thể nói chung những biểu
hiện ra bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động của ý nghĩ, tình cảm đối
Trang 26Theo tâm lý học xã hội thì thái độ là sự sẵn sàng ôn định của cá nhân để phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ rệt hình thành quy luật nhất quán phương thức xử thế của mỗi cá nhân
Francis và Joyce cho răng thái độ là động lực vô thức đối với hành động và
phản ứng trong cuộc sống được củng cỗ hoặc thay đổi theo kinh nghiệm [25]
Thái độ của điều đưỡng đối với quản lý đau cho người bệnh là cách nhìn
nhận/quan điểm của điều đưỡng về các hoạt động quản lý đau cũng như các biện phapgiam đau thường sử dụng trên lâm sàng
1.2.3.2 Thái độ của điễu dưỡng
Điều đưỡng là một trong những thành viên không thê thiếu của đội ngũ cán
bộ y té trong việc chăm sóc cho người bệnh, họ là những người gần nhất với người
bệnh, là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh trong thời gian năm viện Để
đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh tốt nhất thì điều dưỡng cần phải có kiến
thức, kỹ năng và thái độ tích cực để đánh giá các vẫn đề về đau
Nghiên cứu trước cho thấy quá trình nhận định, can thiệp và đánh giá để quản lý đau hiệu quả bị ánh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố như: thiếu kiến thức,
thái độ tiêu cực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, áp lực công việc của
điều dưỡng[39].[41]
Việc điều dưỡng thiếu kiến thức hoặc có thái độ tiêu cực trong đối phó với
những phản nàn của người bệnh về cơn đau của họ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đau Một nghiên cứu về thái độ của 350 điều dưỡng đối với việc quản lý cơn đau đã được tiến hành tại Bi Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng điều dưỡng có thái độ tiêu cực đối với việc sử dụng opioid trong giai đoạn chân đoán va cho răng việc nghiện thuốc là điều tất yêu xảy ra của việc sử đụng morphine lâu dài Những thái
độ tiêu cực này có thể cản trở việc điều trị đau đầy đủ[40]
1.3 Các yếu tố liên quan đến quản lý đau của điều dưỡng
1.3.1 Kinh nghiệm làm việc
Trang 27nghiệm làm việc của điều dưỡng có thể mang lại hiệu quả tích cực trong
việc quản lý đau cho người bệnh
Năm 2008, Lui và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu, kết quả cho thấy
rằng những điều dưỡng có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc quản lý đau
cho người bệnh trên lâm sàng có điểm số cao hơn về kiến thức và thái độ so với những điều dưỡng có số năm làm việc ít hơn [27]
Tương tự, nghiên cứu của Shakya tiễn hành tại bệnh viện tuyến cuối ơ Nepal (2016) đã chỉ ra có sự khác biệt đáng ké về điểm trung bình kiến thức và thái độ cua điều dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm về quản lý đau với điều dưỡng có ít năm kinh nghiệm hơn[34]
1.3.2 Kinh nghiệm đau cá nhân
Nghiên cứu cho thấy rằng những kinh nghiêm đau cá nhân của điều dưỡng, tức là những trải nghiệm đau của họ trước đây cũng ảnh hưởng đến việc quản lý đau Kinh nghiệm đau cá nhân có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trong đánh giá và việc đưa ra các can thiệp quản lý đau cho người bệnh
Abdalrahim và cộng sự(2010)cho chúng ta thấy các điều dưỡng đã sử dụng
những kinh nghiệm cá nhân của họ về đau để có thể đánh giá phản ứng của người
bệnh và dự đoán chính xác được mức độ đau của họ[6 | Chính những kinh nghiệm đau cá nhân đó của điều dưỡng sẽ làm họ hiểu được cảm giác của người bệnh và đưa ra được những can thiệp chính xác hơn [6 ],[32]
1.3.3 Các chương trình giáo dục, các lớp tập huấn về đau
Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quản lý đau của điều dưỡng Một nghiên cứu của Mohammad và Murad được tiến hành ơ Jordanian đã cho thấy những điều dưỡng được tham gia các chương trình đào tạo về quản lý đau trong vòng 5 năm tính đến thời điểm nghiên cứu có điểm số về kiến thức và thái độ cao hơn so với những điều dưỡng chưa từng tham gia chương trình đào tạo nào về quản lý đau trước đó [9]
Machira, Kariuki và Martindale (năm 2013) đã sử dụng một thiết kế kiểm tra
Trang 28một chương trình giáo dục quán lý cơn đau cho các điều dưỡng ở Kenya.Sự thiếu
hụt kiến thức và thái độ liên quan đến quản lý đau đã được thể hiện rõ Các điều
dưỡng tham gia khóa học về quản lý đau đạt được điểm số cao hơn đáng kế ở bộ
câu hỏi khảo sát NKARSP so với những điều đưỡng không tham gia Như vậy kết
quả nghiên cứu cho thấy đường như các khóa học về quản lý đau có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức và thái độ đối với đau của điều dưỡng[ 16]
1.4 Thực trạng quản lý đau
1.4.1.Thực trạng quản lý đau trên thế giới
Kiến thức và thái độ của điều đưỡng trong quản lý đau đã và đang là chủ đề nghiên cứu được đề cập đến nhiều trong những thập kỷ qua
Lui và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngang vào năm 2008 về kiến thức, thái độ vơi quản lý đau của điều dưỡng nội khoa ở Hồng Kông
Nghiên cưu được tiến hành nhằm mục đích điều tra mức độ kiến thức, thái độ đối
với quản lý đau của các điều dưỡng đang làm việc tại các khoa nội và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ của họ về quản lý đau Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ tự điền được sửa đôi từ bộ câu hỏi khảo sát Nurses Knowledge and Attitude Survey Regarding Pain - NKASRP, gồm 25 câu hỏi trong đó: 16 câu hỏi đúng sal, 9 câu hỏi nhiều lựa chọn, tiễn hành điều tra trên 143 điều dưỡng Các thuật toán thống kê mô tả và hồi quy theo bước đã được sử dụng để phân tích đữ
liệu Kết quả của nghiên đã xác định các vấn đề về sự thiếu kiến thức và thái độ
không phù hợp liên quan đến quản lý đau, nghiên cưu cung cho thấy nhưng điều
dương co kinh nghiệm lam việc lâu hơn co kiến thưc tốt va thai độ tích cực hơn
Tuy nhiên nghiên cứu chủ yếu tập trung vào kiểm tra kiến thức và thái độ của điều
dưỡng liên quan đến quản lý đau còn thực hành thực tế trên lâm sàng của họ lại
không được kiểm tra[27]
Năm 2013, Ayla Yava và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác
định kiến thức, thái độ của điều dưỡng làm việc trong đào tạo và nghiên cứu tại môt
bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thơi tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức, thái độ
Trang 29tả cắt ngang và bộ công cụ “Khảo sát kiến thức và thái độ của điều đưỡng đối với
đau” (NKASRP) đã được sử dụng để xác định kiến thức và thái độ của điều dưỡng
đối với đau tại bệnh viện nay Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, trong 246 điều đưỡng tham gia vào nghiên cứu chỉ có 11,8% điều dưỡng đã từng tham gia các khóa đào tạo về quản lý đau, 31,7% có đọc sách hoặc tạp chí về đau Tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi trong bộ công cụ NKASRP là 39,65% trong khi điểm số trung bình cho tất
cả các câu hỏi là 15,86 + 7,33 với khoảng từ 0 đến 37 Nghiên cưu đã tìm ra được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thưc va thai độ cua điều dương vơi trình
độ học vấn, khoa làm việc, đã tưngtham gia khoá học về quản lý đau, đã đọc sách hoặc tạp chí về đau Điểm yếu của nghiên cứu này là chủ yếu tập trung vào việc xác
định kiến thức và thái độ của các điều dưỡng liên quan đến quản lý đau nhưng
không đanh gia thực tế thực hành trên lâm sàng của họ[10]
Cũng đều là tìm hiểu về kiến thức và thái độ đối với đau của điều dưỡng,
Jarrett, Church, Fancher-Gonzalez và các cộng sự (2013) đã tìm hiểu kiến thức và thái độ của các điều đưỡng về quản lý đau cho người bệnh nằm viện có đau bằng nghiên cứu định lượng, cân thực nghiệm Mục tiêu cua nghiên cưu la xác định kiến
thức và thái độ của điều dưỡng vẻ quản lý đau trước một buổi học, ngay sau buổi
học và được kiểm tra lại một lần nữa sau khi điều dương tham gia một khoa học online về giáo đục quản lý cơn đau 6 thang Cuộc nghiên cứu đã diễn ra tại một bệnh viện chăm sóc cấp cứu 360 giường bệnh ở phía nam của Hoa Kỳ 206 điều dương tham gia vao nghiên cưu bao gồm các điều dưỡng chăm sóc người bệnh trực
tiếp tại bệnh viện và co 164 điều dương tham gia vào bài kiểm tra cuối cùng “Khảo
Trang 30Năm 2016, RolinaAl-Wassiađã thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngangdé xác định mức độ kiến thức và thái độ của các điều dưỡng đối quản lý đau cho người
bệnh ung thư tại bệnh viện đại học y củaVương quốc Ả Rập Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điên gồm 39 câu hỏi đóng Bộ công cụ này được phát triển bởi Ferrell
và Bennet vào năm 2014 Nội dung của bộ câu hỏi dựa trên các tiêu chuẩn về quản lý đau của Tô chức y tế thế giới, Hiệp hội đau Hoa Kỳ, hướng dẫn về đau của mạng lưới y tế quốc gia về ung thư toàn diện.Đã có 128 điều dưỡng ở các khoa cấp cứu, khoa nội, khoa phẫu thuật và khoa phụ santham gia vào nghiên cứu này Kết qua nghiên cứu đã chỉ ra: với các câu hỏi liên quan đến kiến thức về đau có điểm số
trung bình là 41,3% Điểm trung bình trên tất cả các câu hỏi là 16,1 + 4,6 (khoảng từ 0 - 24) Những điều dưỡng nam ở khoa nội có kiến thức cao hơn so với những
điều dưỡng ở các khoa khác và với các câu hỏi về thai đô quản lý đau họ củng có
điểm sốcao nhất Trong khi đó, ở khoa ngoại phẫu thuật thì các nữ điều dưỡng lại có
điểm số cao nhất đối với các câu hỏi liên quan đến việc đánh giá cơn đau cho người bệnh và những kinh nghiệm trong quản lý đau đột ngột do ung thư Tương tự, các
điều dưỡng nam tại khoa ngoại và điều dưỡng nữ ở khoa nội họ có điểm kiến thức
cao hơn với các câu hỏi về tuân thủ điều trị của người bệnh[{ 8]
Để tìm hiểu kiến thức và thái độ của điều dưỡng tại khoa cấp cứu của một bệnh viện đại học lớn nhất tại thành phố Riyadh - Vương quốc Ả rập-xê-út, Marwan Rasmivà cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 289 điều dưỡng, trong đó có 169 người tham gia có bằng cử nhân và chỉ có 26 điều đưỡng (12,5%) có bằng sau dai học trong lĩnh vực điều dưỡng Nghiên cứu sử dụng một bộ
câu hỏi tự điền “Khảo sát kiến thức và thái độ đối với đau” bao gồm các thông tin về nhân khẩu học và các câu hỏi về kiến thức, thái độ của điều đương đối với việc
quản lý đau cho người bệnh Bộ câu hỏi có 39 câu hỏi và 4 phần: nhân khẩu học,
thái độ, kiếnthức của điều dưỡng đối với quản lý đau cho người bệnh và phần cuối
là các câu hỏi tình huống lâm sàng.Hầu hết những điều dưỡng tham gia vào nghiên
cứu có kinh nghiệm dưới 5 năm (61%).Không có bất kỳ một điều đưỡng nào đã
từng tham gia các khóa học nâng cao về đánh giá, quan ly đau.Kết quả nghiên cứu
Trang 31giao tiếp với người bệnh tại khoa ICU.60% câu hỏi của phần kiến thức đối với đau
đã không được các điều đưỡng trả lờiđúng và họ cũng đã trả lời sai đến 65% các câu
hỏi phần thái độ Như vậy nghiên cứu này đã cho thấycả sự thiếu hụt về kiến thức
lẫn thái độ không tích cực của các điều dưỡng ICU đối vơi quan ly đau cho ngươi
bênh[33 |
1.4.2 Thực trạng quản lý dau tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện nay co rat it nghién ctru về kiến thức và thái độ của điều dưỡng về quản lý đau.Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm tài liệu nghiên cứu về kiến
thức và thái độ cảu điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh nhưng chưa tìm thấy nhiều
Một nghiên cứu đánh giá về mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và quản lý đau của Điều dưỡng tại khoa Ngoại của Bệnh viện 115, thành phố Hồ Chí Minh Kết qua đã tim thấy điều dưỡng quản lý đau sau mồ có kiến thức ở mức độ cao
22,59 + 3.90, kiến thực về quan ly đau sau mổ la 15,06 + 3,57, thai đô liên quan đến
quản lý đau sau mồ là 69,35 + 5,62 và quản lý đau có mối liên quan tích cực với
kiến thức ở mức độ thấp (r, = 0,26, p < 0,01), với thái độ ở mức độ cao (r, = 0,90, p
< 0,01)[38]
Tuy vậy, nghiên cứu trên là chưa đủ để phản ánh kiến thức và thái độ của
điều dưỡng trong quản lý đau tại Việt Nam 1.5 Khung nghiên cứu
Theo như tổng quan tài liệu về quán lý đau cho người bệnh của điều đưỡng
thì kiến thức và thái độ của điều dưỡng cũng bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm làm
việc của các cá nhân, điều dưỡng có số năm kinh nghiệm nhiều hơn có điểm kiến
thức và thái độ cao hơn so với những người có số năm kinh nghiệm lâm sàng ít hon[27],[34]
Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các cá nhân đã từng trải qua sự đau đớn thì họ cũng có kiến thức tốt và thái độ tích cực hơn so với những điều dưỡng khác.Ngoài ra, kiến thức và thái độ của điều đưỡng đối với việc quản lý đau
Trang 32dưỡng đã từng tham gia các lớp tập huấn hay những chương trình đào tạo về quản
lý đau họ sẽ có kiến thức tốt và thái độ tích cực trong việc quản lý đau [9],[16]
Khung nghiên cứu có thê được hình dung như sau:
Các biến độc lậpBiến phụ thuộc Kinh nghiệm làm việc Kinh nghiệm đau cá nhân Kiên thức và thái độ về quan ly đau cua Điêu đương Giao duc quan ly dau Trình độ chuyên môn
1.6 Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiễn hành tạicác khoa lâm sàngsau: Nội, ngoại, sản, hồi sức cấp cứu - chống độc, đơn nguyên cấp cứu, trung tâmung bướu, khoa thần kinh bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Là bệnh viện Đa khoa hoàn chỉnh, đảm trách nhiệm
vụ Bệnh viện vùng, có chức năng: Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức
Trang 33Chuong 2
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Điều dưỡng-đang làm việc tại các khoa lâm sàng thương chăm soc ngươi bênh co đau: Nội, ngoại, sản, hồi sức cấp cứu - chống độc, đơn nguyên cấp cứu, trung tâm ung bướu, khoa thần kinh của bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đáp ưng được cac tiêu chuẩn lựa chọn cua nghiên cưu
2.3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả những điều dưỡng đang làm việc tại các khoa lâm sàng trên đồng ý tham gia vào nghiên cứu
2.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Những điều dương vắng mặt, nghi ốm, nghi thai san tai thơi điểm lấy số liêu
Trong qua trinh tiến hanh lấy số liêu tại cac khoa lâm sang trên co nhưng điều
dương đi công tac, tham gia phụ mổ, nghỉ ốm đều được loại trư khoi danh sach
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Tháng 12/2017 đến tháng 7/2018
Thơi gian thu thập số liệu: Thang 3/2018 đến thang 5/2018 2.2.2 Địa điễm nghiên cứu
Nghiên cưu được tiến hanh tại Bênh viên Đa khoa Trung ương Thai Nguyên, chọn 7 khoa co số lượng ngươi bênh đông va co ty lê ngươi bênh co nhu cầu chăm soc về đau cao hơn la: Nội, ngoại, sản, hồi sức cấp cuu - chống độc, đơn nguyên cấp cứu, trung tâm ung bướu, khoa thần kinh
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang co phân tích
2.4 Cỡ mẫu
Trang 34Bảng 2.1: SỐ lượng và cỡ mẫu của 7 khoa lâm sang Khoa Số lượng 1 Khoa nội 45 2 Khoa ngoại 62 3 Khoa sản 15
4.Khoa hồi sức cấp cứu 23
5.Khoa đơn nguyên cấp cứu 22 6 Khoa thần kinh 13 7 Trung tâm ung bướu 30 Tổng số 210 2.5 Phương pháp chọn mẫu
Chọn toàn bộ điều dưỡng tại 7 khoa lâm sàngNội, Ngoại, Sản, Hồi sức cấp cứu - chống độc, Đơn nguyên cấp cứu, Trung tâm ung bướu, Thần kinhtrực tiếp tham gia chăm soc ngươi bênh đap ưng đu những điều kiên cua nghiên cưu
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được nghiên cứu viên và nhóm nghiên cứu thu thập Nhóm nghiên
cứu gồm 3 người được lựa chọn từ các giảng viên của bộ môn điều dưỡng trường Cao đăng Y tế Thái Nguyên, được phổ biến chỉ tiết va hương dẫn cụ thể về cach lấy số liêu cho đề tai
Nghiên cứu viên và các thành viên của nhóm nghiên sẽ đi đến các khoa lâm sàng gặp điều dưỡng trưởng và trưởng khoa để xin gặp các điều dưỡng trong khoa vào giờ họp giao ban đầu giờ Nhóm nghiên cứu sẽ giải thích cho các điều dưỡng về mục đích nghiên cứu, quyền lợi của họ khi tham gia vào nghiên cứu Và xin phép được gặp mặt những người đồng ý tham gia nghiên cứu tại phòng giao ban sau khi
kết thúc buổi làm việc để phát bộ câu hỏi khảo sát cho các điều dưỡng tự điền dưới
sự quan sát, hướng dẫn của các nghiên cứu viên Việc hoàn thành bộ câu hỏi khảo
Trang 352.7 Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu - Biến phụ thuộc:
+ Kiến thức của điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh + Thái độ của điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh - Biến độc lập:
+ Trình độ chuyên môn của điều dưỡng + Kinh nghiệm làm việc của điều dưỡng + Kinh nghiệm đau cá nhân của điều dưỡng
+ Điều dưỡng đã từng tham gia khóa học/lớp tập huấn về quản lý
đau cho người bệnh
2.8 Các khái niệm, thước đo
2.8.1 Các khái niệm
Trình độ chuyên môn: Là trình độ (bậc) đao tạo cao nhất mà điều dưỡng đạt
được tính đến thời điểm phỏng vẫn Được chia làm: Trung cấp, cao đẳng, đại học và
sau đại học
Kinh nghiệm làm việc của điễu dưỡng: Là số năm làm việc lâm sàng của
điều đưỡng tính từ thời điểm điều đương bắt đầu lam việc tại cac cơ sơ y tế cho tới
thời điểm phỏng vấn của nghiên cứu
Kinh nghiệm đau cá nhân: Ở đây nói tới bản thân điều dưỡng đã từng
hoặc đang phải trải qua sự đau đớn mà có sử dụng thuốc giảm đau hoặc
các liệu pháp làm giảm đau Đau của điều dưỡng được đo bằng thang đánh
giá đau VAS
Đã từng tham gia khóa học/lớp tập huấn vê quản lý đau cho người
bệnh: Có nghĩa là người điều dưỡng đã từng tham gia các lớp tập huấn
Trang 362.8.2 Thước do
Bộ công cụ “Khảo sát Kiến thức và thái độ của các điều dưỡng về đau” (Nurses Knowledge and Attitude Survey Regarding Pain - NKASRP)la mot bang câu hỏi tự điền đã được sử dụng dé đánh giá các điều dưỡng tại các bệnh viện và
như là một tiêu chuẩn cho nhận thức về quản lý đau của điều dưỡng (Phụ lục) Công
cụ này được xây dựng phát triển bởiBctty Ferrell và MargoMcCaffery vào năm
1987 và đã được sử dụng rộng rãi từ năm 1987 - nay Công cu NKASRP đã được
sửa đôi qua nhiều năm để phản ánh những thay đổi trong thực tiễn quản lý đau trên lâm sàng Nội dung của công cụ này bắt nguồn từ các tiêu chuẩn quản lý cơn đau
hiện nay như Hiệp hội Đau của Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới và Hướng dẫn đau
mạng lưới Ung thư toàn điện quốc gia[11]
Chúng tôi đã sử dụng bộ công cụ NKASRP có sửa đôi và phát triển sao cho phù hợp với điều trị và quản lý đau tại Việt Nam.Bộ công cụ gồm 4 phan
Phan 1: Gồm những câu hỏi về nhân khẩu học, tuôi, giới tính, kinh nghiệm
làm việc, khoa làm việc, số lượng người bệnh cần chăm sóc hàng ngày, sự tham gia các khóa học hay các lớp về quản lý đau, tham gia nghiên cứu khoa học về đau, những kinh nghiệm bản thân trong việc chịu đựng những cơn đau trước đó
Khi công cụ NKASRP ban đầu được phát triển, không có điểm cắt cho
chúng ta thấy rõ như thế nào là điều dưỡng có kiến thức và thái độ đối với quản lý
đau Trong các nghiên cứu về sau đa thiết lập điểm cắt cho bô công cụ la 80%: đối tượng tham gia nghiên cưu co trên 80% câu trả lời đúng là có kiến thức và ngược lại MeCaffery cho rằng điều dưỡng đạt dưới 80% số câu trả lời đúng thì khá năng chăm sóc cho một người bệnh có đau đớn sẽ không tốt băng những điều dưỡng có
điểm số trên 80% câu trả lời đúng [29]
Bang 2.2: Số lượng các câu hỏi của các phần trong bộ công cụ
Nội dung Số lượng câu hỏi
Thái độ của điều đưỡng đối với quản lý đau 22 câu hỏi
Kiến thức của điều dưỡng đối với quản lý
Trang 37Phan 2: Gồm 22 nhân đinh về thái độ của điều dưỡng đối với quản lý đau
cho người bệnh Các nhân đinh được đo lường bằng cách sử dụng thang likert 5 điểm: Với mỗi nhân đinh co đap an la "Đung" trong bộ công cụ gốc điểm sẽ được cho như sau: 1 = Hồn tồn khơng đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Phân vân, 4 = Đồng ý, 5 = Hoản tồn khơng đồng ý; Với mỗi nhân đinh có đáp án là “Sai” trong bộ công cụ gốc thì điểm sẽ được cho như sau: 5 = Hồn tồn khơng đồng ý, 4 = Không đồng ý, 3 = Phân vân, 2 = Đồng ý, 1 = Hoàn toàn đồng ý Như vậy điểm sẽ dao động trong khoảng từ 22 đến 110 điểm, điểm số càng cao sẽ cho thấy điều
dưỡng có thái độ tích cực đối với đau và ngược lại Câu 5, câu 8, câu 14 và câu 16
của phân này đã được thay băng các câu hỏi có chứa thái độ đê phù hợp với việc sử
dung thang do likert
Bảng 2.3: Cach tinh diém cho phan thai dé cha bộ công cụ
Những câu hỏi có thái Những câu hỏi có thái độ tích cực độ không tích cực 1, 2, 3, 5, 6, 9, 10, 11, 12, Câu hỏi 4,7, 8, 13, 14, 19, 20, 21 15,16, 17, 18, 22 Hồn tồn khơng đồng ý 1 5 Không đồng ý 2 4 Không biết 3 3 Đồng ý 4 2 Hoàn toàn đồng ý 5 1
Phần 3: Có 11 câu hỏi để đánh giá kiến thức của điều đưỡng đối với quản lý
đau cho người bệnh Những câu hỏi này bao gồm các đường dùng thuốc giảm đau
Trang 38thành paracetamol; câu 25 thay vì hỏi thuốc điều trị cho người bệnh ung thư từ đau
trung bình đến dữ dội chúng tôi thay băng câu hỏi về thời gian bán thải của thuốc;
bỏ câu 26, 28, 30, 32: câu 26 quy đổi liều lượng tương đương giữa morphin uống và morphm tiêm tĩnh mạch, tại Việt Nam thực tế trên lâm sàng chưa thấy CÓ SỰ quy đôi
này; câu 28 hỏi về phần trăm người bệnh có phát triển suy hô hấp do dùng opioid
lâu ngày, câu 30 hỏi về thuốc giảm đau cho người bệnh ung thư, câu 32 hỏi về ảnh hưởng của văn hóa đa chủng tộc đến việc đánh giá đau của điều dưỡng Hoa Kỳ, câu 33 là câu hỏi về phần trăm người bệnh có đau tăng lên đo dùng rượu và ma túy Đây đều là những câu hỏi riêng về ung thư trong khi đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu về quản lý đau cho người bệnh trên tất cả các điều đưỡng tại các khoa lâm sàng,
những câu hỏi này có thể gây bất lợi cho họ Cuối cùng chúng tôi thêm một câu hỏi
xem điều dưỡng thường dựa vào yếu tố nào để đánh giá đau cho người bệnh
Phần 4: Tình huống lâm sàng Phần này có 2 câu tình huống gồm 2 câu hỏi về việc điều đưỡng đánh giá đau cho người bệnh dựa trên thang đau
Cách tính điểm cho phần 3 và phần 4, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm Như vậy điểm tối thiểu là 0, điểm tối đa là 12.Điều dưỡng
trả lời đúng 80% sô câu hỏi sẽ được coi là có kiên thức đôi với quản lý đau cho người bệnh Bang 2.4: Cách tính điễm trong phân kiến thức Điểm Mức độ kiến thức
10 - 12 Kiên thưc ơ mưc độ cao (co kiến thưc) 6-9 Kién thuc o muc d6 trung binh
0-5 Kiến thưc ơ mưc đô thấp
Bộ công cụ được dịch từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt bởi chuyên gia dịch
thuật và dịch ngược lại để đảm bảo tính chuẩn xác Được kiểm tra độ tin cậy bằng
Trang 39Nguyên trả lời phiếu tự điền và tính cronbach's alpha bang phần mém SPSS 21.0,
kết qua đô tin cây cua bô công cụ la 0,71
2.9 Xử lý số liệu
Số liệu thu thâp, đa được xử lý thô để loại bo nhưng phiếu không hợp lê,
được nhập và phân tích bằng phần mém SPSS 21.0
Các thuật toán tính tỉ lệ, tỷ lệ phần trăm, trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần
trăm trung bìnhđã được sử dụng để mô tả dữ liệu nhân khẩu học, kiến thức của điều dưỡng về quản lý đau, thái độ của các điều dưỡng về quản lý đau cho người bệnh
Tac gia da str dụng kiểm đỉnh Anova, Pearson dé kiém tra méi quan hệ giữa kinh nghiệm làm việc, trinh đô chuyên môn, kinh nghiêm đau ca nhân, giao dục
quan ly đau vơi kiến thức va thái độ quản lý đau cho người bệnh của các điều
dưỡng
2.10 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
Trước khi điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu đều đa được học viên và
nhóm nghiên cứu cung cấp thông tin rõ ràng về mục đích của nghiên cứu, về quyền lợi của người tham gia nghiên cứu và được quyền lựa chọn có hoặc không tham gia
vào nghiên cứu Tất cả những thông tin họ cung cấp đều được giữ bí mật và không
có câu trả lời nào là sai.Những người tham gia nghiên cứu họ có quyền xin rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng gì đến cuộc sống cũng như công
việc của họ
2.11 Sai số và cách khắc phục
- Sai số do điều tra viên chưa hiểu rõ về cách thức lay số liệu, cách khắc phục:
+ Học viên là người trực tiếp hướng dẫn nhóm nghiên cứu bao gồm 3 giảng viên của bộ môn điều dưỡng trường Cao đăng Y tế Thái Nguyên về cách lấy số liệu,
cách điền phiếu, yêu cầu những thành viên tham gia lẫy số liệu phải hướng dẫn rõ ràng cho người tham gia nghiên cứu về cách điền phiếu, quyên lợi và sự đảm bảo quyên riêng tư cho họ Thống nhất trước khi tiễn hành lấy số liệu
+ Học viên đa thường xuyên trao đối với nhóm nghiên cứu để tìm ra những
Trang 40- Sai số do quá trình nhập liệu nhằm lẫn, để hạn chế:
+ Học viên đã la người trực tiếp nhập số liệu từ phiếu điều tra Sau đó, co
một nghiên cứu viên trong nhóm nghiên cứu tiến hành rà sốt lại tồn bộ phiếu và
dữ liệu đã được nhập xem có khớp không
- Sai số do bản thân điều đưỡng sợ rằng sẽ thể hiện mình là người không có kiến thức Để hạn chế điều này nghiên cứu viên đã:
+ Cac điều đương đã được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu
+ Cac diéu đương đã được giải thích răng mọi thông tin về nhân khẩu học