1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng thương mại cổ phần á

109 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC NGAN HANG TP HO CHI MINH 2K oe Oe OK ‘TRAN THỊ PHƯƠNG ANH PHÁT TRIÊN NGHIỆP VỤ |

BAO THANH TOÁN TẠI NGÀN HÀNG

THƯƠNG M AI CO PHAN A CHAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYEN NGANH: KINH TE TAI CHINH , NGAN HANG MA SO: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYÊN VĂN LƯƠNG

THÀNH PHÓ HO CHI MINH — NAM 2008

Trang 2

Tôi xin cam đoan số liệu nêu trong luận văn này được thu thập từ

nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan Nhà

nước, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, báo chí, các website trong và ngoài nước Các giải pháp, kiến nghị là của cá nhân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2008

Người cam đoan

Trang 3

ACB A/O BTT BP BTT HS BTD/ HBTD : DN FC] GRIF HD L/C Loan CSR NHNN NK PTTD HS TNHH T/T AK : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu : Nhân viên tín dụng : Bao thanh toán

: Bộ phận bao thanh toán Hội sở

Ban tín dụng / Hội đồng tín dụng

: Doanh nghiệp

: Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (Factoring Chain International)

: Những quy định chung về hoạt động bao thanh toán quốc tế

Trang 4

Bang 1.1 1.3.1 | So sánh BTT với chiết khấu hóa đơn truyền thông 6

Bang 1.2 1.3.2 | So sánh BTT với các phương thức cho vay thông thường của § ngân hàng

Bang 1.3 1.9.1.1 | S6 ligu BTT của FCI năm 2007 theo châu lục 18

Bang 1.4 | 1.9.1.1 | 5 thị trường đứng đầu thuộc FCI 20

Bang 1.5 1.9.1.2 | So sánh đặc điểm thị trường BTT ở Anh và Trung Quốc 21

Bang 1.6 | 1.9.2.1 | Đánh giá độ tin cậy của các nguồn thông tin 29

Bang 2.1 | 2.1.1.1 | Kha nang sinh loi cla ACB 37

Bang 2.2 2.1.2 | Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp ở ACB 38 Bảng 23 | 2.2.1.2 | Kết quả khảo sát năm 2004 về giao dịch thương mại trong | 40

nước theo phương thức gôi đầu qua ACB

Bang 2.4 | 2.2.1.2 | Kết quả khảo sát năm 2004 về giao dịch xuất khâu theo| 4l

: phương thức gôi đầu qua ÁCB

Bang 2.5 | 2.2.2.1 | Nhóm các bên mua hàng lớn va uy tin ACB dang chấp nhận| 46 BTT

Bảng2.6 | 2.2.3 | Số liệu hoạt động BTT trong 3 tháng đầu năm 2008 53

Bảng 2.7 | 2.2.4.2 | Lai suất và phí BTT nội địa ở một số ngân hàng xếp theo thứ | 56

tự tăng dẫn

Bang 2.8 | 2.2.4.2 | So sánh phí BTT va phí thanh toán L/C hàng xuất ở một số | 56

ngân hàng

Bang 2.9 | 2.2.5.7 | Biểu phí BTT tại ACB 62

Bang 3.1 | 3.2.6.1 | Sự khác biệt giữa GRIF và Quy chế 1096/2004/QĐ-NHNN 84

Trang 5

Sơ đồ 2 1 2.2.1.3 | BIT théng thudng 41

Sơ đồ 2.2 2.2.1.3 | BTT trái chiều 42

Sơ đồ 2.3 2.2.2.2 | Quy trình xét duyệt BTT 47

"Sơ đồ 2.4 2.2.2.2 | Quy trình giải ngân - thu nợ BTT 48

Biểu đồ 1.I | 1.9.1.1 | Doanh số BTT của FCI 2001 - 2007 19 Biểu đồ 1.2 | 1.9.1.1 | Thị phần của FCI so với thị trường thế giới 2001 - 2007 19

Biểu đồ 2.1 | 2.1.1.1 | Tổng tài sản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 34 Biểu để 2.2 | 2.1.1.1 | Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng thương mại Việt| 35

Nam

Biểu đồ 2.3 | 2.1.1.1 | Số dư huy động — Dư nợ cho vay và tỷ trọng của một số 35

ngân hàng thương mại Việt Nam

Biểu đồ 2.4 | 2.1.1.1 | So sánh tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 giữa một số ngân hàng |_ 36

thương mại Việt Nam

Biểu đồ 2.5 | 2.1.1.1 | Cơ cầu thu nhập năm 2006 — 2007 cia ACB 36 Biểu đồ 2.6 | 2.1.1.1 | So sánh hiệu quả kinh doanh của một số ngân hàng thương | 37

mại Việt Nam năm 2007

Biểu đề 2.7 | 2.2.3.2 | Doanh số và dư nợ BTT trong nước 51

Biểu đồ 2.8 | 2.2.3.3 | Phí và lãi BTT trong nước 52

Trang 6

TRANG PHỤ BÌA

LOI CAM DOAN

DANH MUC CHU VIET TAT

DANH MUC BANG - SO DO - BIEU DO

MUC LUC

MO DAU |

CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VẺ NGHIỆP VỤ BTT cccSeStereirreen 1

1.1 Dinh nghia va lich si hinh thanh nghiép vu BIT .0 es ceeeeetteeeereees 1

II Na 2c 7n nh ae I

1.1.2 Lịch sử hình thành nghiệp vụ B T ác he 2

1.2 Bản chất BTT tình Hà Hoà Han Hà HH Hưng 4

1.2.1 BTT là một hình thức tài trợ vốn cho DN cch nen 4

1.2.2 BTT là một phương pháp giúp các DN phòng ngừa rủi ro trong tín dụng

thUOMY MAL 77 = ố.ố.ố.ồốồỀ 4

1.2.3 BTT còn giúp các DN bán hàng theo dõi số sách và thu hồi công nợ 5

1.3 So sánh nghiệp vụ BTTT với các kỹ thuật cho vay truyền thống 5

1.3.1 BTT và chiết khấu hóa đơn truyền thống series 5

1.3.2 BTT và các phương thức cho vay thông thường của ngân hàng 6 6P 0.640 7710 6 e ọ No na e 9 Đa co n 10 1.4.3 Đối với đơn vị BTT cv tin Hưng 10 1.5, Phân loại BTTT Q.2 202 HH TH g5 66k 5880 Il

1.5.1 Xét theo khía cạnh bảo hiểm rủi f0 Hee I]

Trang 7

=2 na 13

1.7 Nội dung và cơ chế hoạt động của nghiệp vụ BTT ¬"

1.7.1 Hệ thông một đơn vị B TTT cv tt ng rrrrkrkrkrrrreo ¬DDỒŨ 1.7.2 Hệ thống hai đơn vị BTTT cc tr 111121111114122 xe 15

1.8 So luge nhitng ri ro trong BUT oo ccccneneeseeeeeeerereeerreeeeeneeeneneneees 16

1.8.1 Rủi ro từ bên mua hàng ccccccccce mm 16

1.8.2 Rủi ro từ bên bán hàng .«- ¬—- 17 1.8.3 Rủi ro từ phía ngần hàng Ởại Ìý như 17 1.9 Xu hướng phát triển nghiệp vụ BTT trên thế giới và ở Việt Nam biện nay 7Ø

1.9.1 Trên thế giới cc ssvssevesesesevevsnsvsssvsssvevetcseseseseaes G111 k1 ke 18

ñ TNNHL, 1 nea.e 18 1.9.1.2 Kinh nghiệm phát triển BTT Ở mỘt SỐ HƯỚC .ccccceceecvee ai

1.9.1.3, Bai hoe kinh nghiém rut ra cho thi trường BTT Việt Nam 22

1.9.2 Ở Việt Nam t2 H121 nà TH HH HH gang 24

1.9.2.1 Cơ sở phát sinh nhu câu sử dụng BTT nhìn từ quan điểm của

729 0500070n8n8n8—— Ả 25

1.9.2.2 Cơ sở triển khai và phát triển BTT nhìn từ góc độ của các

ngắn hàng (HƯƠNG HHỘÌ cà cv nhàng hen re 30

1.9.2.3 Cơ sở pháp lý điều chính hoạt động BTT ìằcàc.cccee 3]

1.9.2.4 Các tô chức đang cung ứng dịch vụ BTT co, 31

Kết luận chương 1

CHUONG 2: THUC TE TRIEN KHAI BTT Ở ACB óĂccccceeeeeere 34

2.1 Giới thiệu sơ lược về ACB và các sắn phẩm cho vay khách hàng DN .34

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về ACB con H121 xe 34 2.1.1.1 TỔHNg QUAH ccieccceecccccrce ¬ 34

Trang 8

2.2 BFFƯởACB v56 t1 99000 1818 vn KH 0646 ¬— 40

2.2.1 Đặc tính sản phẩm BTT ở ACB _ esse

„88 n nen ha 40

2.2.1.2 Kết quả khảo sát ban HẤM cà ciceieieerererrereeo 40

2.2.1.3 Đặc điểm sản phẩm BIT ở ACB _— 4]

2.2.2 Tình hình triển khai BTT trong thời gian qua cseesceseseeseeeeeeeneess 43

2.2.2.1 Định hướng khách hàHg co cv Hà kh khan 43

2.2.2.2 Quy trình thực hiỆH cà ke hen "— 47

2.2.3 Đánh giá kết quả đạt được với vị thế hiện tại là ngân hàng tiên phong

cung cấp sản phẩm BTT ¬ ¬— 2.2.3.1 Quy trình thực hiện tương đối bài bảH cccceeccee see dD 2.2.3.2 Số lượng khách hàng và doanh số BTT c«ecceces 20

2.2.3.3 Phi dich vụ và lãi LH ƯỢC co cQc» HH nhe 23 s64 wood

2.2.3.4 Chất lượng tín dụng của các khoản BTT đã thực hiện 33

2.2.4 Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm BTT ở ACB so với các

ngân hàng khác theo mô hình SWO T kheieerrrdg ¬

2.2.4.1 ĐiỂm HQHỈ, cà SH HH Ha HH are 34

2.2.4.2 Điểm yếu _ _ do

„55 nãẽs mẽ ố ố.Ố.ố.Ố.Ố 37 2.2.4.4 THÁCH LHÍC ả TH ng ng H001 1 1e ¬—- 37

2.2.5 Khó khăn khi triển khai BTT ở ACB e ¬

2.2.5.1 Ban than san pham BTT còn được ít biết đến _ 58

2.2.5.2 Thói quen của các DN khi sử dụng các phương thức thanh toán truyền thONG sccccercccsecveesvssevscsssssesvsnscevececerecesseenseasenenereentenes 39

Trang 9

2.2.5.7 Chi phí sự dụng dỊCh VỤ CO dàng gà kh hy 62

2.2.5.8 Quy trình nghiệp vụ còn rườm rà, phúc tạp và thiếu tính chủ ,/10-0EEEPPRREREE 64

2.2.5.9 Thiếu hành lang pháp lý để xử lý những khoản phải thu không

được bên mua hàng thanh LOỈN ác HH krrrrrrrrrreree 65

2.2.3.10 Nhân sự phụ trách BTT còn hạn CRE cocccccccccrscesssssvsersersverserecees 65 Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3: GIAI PHAP PHAT TRIEN NGHIỆP VỤ BTT Ở ACB 67

3.1 Triển vọng phát triển BTT ở thị trường Việt Nam nói chung và ACB nói ,„ 3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ BTT ở 3.2.1 3.2.2 3.2.3 C111 110054 611011 166050 K11 TK 090604 8 V291 000010010 18.1310 67 Đây mạnh chiến lược marketing nhanh chóng tiếp cận với khách 0 50 v.ssse Ô / 3.2.1.1 Sản phẩm (Product) ¬— ỐỔ

3.2.1.2 Quy trình (PYrOC€SS) .cv.cceeeree _— ¬ 3.2.1.3 Quảng bá xúc tiễn thương mại (PrOIMOIÌOH) .c 71 3.2.1.4 Giá (PFÌC€) cv HH kg ng K5 16114 74

3.2.1.5 Con người (People) t1 TK TY TT KH k9 “3

3.2.1.6 Kênh phân phối (PÌA©) chen uog 77 Tận đụng nguồn khách hàng sẵn có Hye 78

Trang 10

3.2.6 Giải pháp kiến nghị về phía Nhà nƯỚC nhe 84

3.2.6.1 Thống nhất quan điểm vệ bản chất của BTT cho phù hợp với 7/11/1-8/287/77212872 000700057 84

3.2.6.2 Xem xét thành lập Hiệp hội BTT quốc gia .ec-ceec.eee 8ó

3.2.6.3 Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động BTT 59 3.2.6.4 Công bố và phố biến các quy định pháp luật liên quan đến

hoạt động BTT cho các cơ quan ban ngành liên quan 90 3.2.6.5 Hỗ trợ cho các ngân hàng tiên phong cung ứng dịch vụ BTT 90 Kết luận chương 3

KET LUAN CHUNG

Trang 11

Cải cách kinh tế, mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày

càng trở thành tiêu điểm Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những

xung lực cho quá trình đổi mới Sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế diễn ra tương đồng trên các giác độ thể chế, chính sách, quản lý hoạt động, tư duy, nhận thức Trong xu thế hội nhập tài chính quốc tế, hệ thống ngân hàng không chi là huyết mạch trong nội bộ nền kinh tế của một quốc gia mà còn vươn rộng ra phạm vi khu vực và thế giới

Toàn cầu hóa đem lại nhiều thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, như mở ra các cơ hội trao đổi, hợp tác, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ mới,

kinh nghiệm và tổ chức quản lý và điều hành của các ngân hàng lớn trên thế giới,

Nhưng đi cùng với cơ hội là không ít thách thức mà các ngân hãng thương mại phải đối mặt như năng lực tài chính còn quá thấp so với các ngân hàng nước

ngoài, trình độ quản lý còn hạn chế, các sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, Nhằm

duy trì và phát triển trong môi trường cạnh tranh mới, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải nâng cao sức cạnh tranh về mọi mặt, từ mở rộng mạng lưới

kênh phân phối, nâng quy mô vốn tự có, đến cải thiện chất lượng sản phẩm hiện

hữu, và đặc biệt là đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ mới Bao thanh toán đã ra đời trong bối cảnh chung đó

Tuy đã được nhiều người nhắc đến, nhưng người viết vẫn muốn chon dé tài “PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG

THUONG MAI CỔ PHẦN Á CHẦU” bởi lẽ khẩu vị và thực tế ứng dụng sản

phẩm tại mỗi tổ chức mang những sắc thái riêng có của mình Bản thân người viết

cũng có cơ hội tiếp cận sản phẩm với tư cách là người trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng, và nhận thấy nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm này còn rất lớn Vì vậy, người viết hy vọng việc kết hợp kiến thức lý thuyết từ góc độ của người

nghiên cứu khoa học với kinh nghiệm thực tiễn của một nhân viên ngân hàng trong luận văn này có thể đem đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về tình hình

triển khai sản phẩm bao thanh toán tại ACB Hơn thế nữa, rất tiếc là việc triển khai

cung ứng bao thanh toán ra thị trường hiện vẫn chưa thể đánh giá là thành công, kết

Trang 12

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- _ Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ bao thanh toán đang được triển khai ở ACB

- - Phạm vi nghiên cứu: Toàn hệ thống ACB

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng phương pháp

phân tích, so sánh, quy nạp, tổng hợp và điều tra thống kê để thực hiện nghiên cứu

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI

- Hé thống hóa những vấn để mang tính lý luận liên quan đến nghiệp vụ bao

thanh toán

- Phân tích đánh giá thực trạng triển khai sản phẩm bao thanh toán tại ACB trên cơ sở đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của các khó khăn còn tổn tại

- Để xuất một số giải pháp giúp ACB hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán dựa trên năng lực thực tế của mình

s5 KẾT CẤU LUẬN VAN

Ngoài lời mở đâu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài

liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương chính:

- - Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán

- - Chương 2: Thực tế triển khai bao thanh toán ở ACB

- Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vu bao thanh toán ở ACB

Vì thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi

những hạn chế và sai sót Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của Quý thầy cô

Trang 13

1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGHIỆP VỤ BTT 1.1.1 Định nghĩa BTT

Theo Hiệp hội BTT quéc té (Factors Chain International - FCI), BTT 14 mét dịch vụ tài chính trọn gói, kết hợp việc tài trợ vốn lưu động, phòng ngừa rủi ro tín

dụng, theo dõi và thu hồi công nợ của các DN Đó là sự thỏa thuận giữa đơn vị BTT

và người bán, theo đó đơn vị B TP sẽ mua lại khoán phải thu của người bán, thường là không truy đòi, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo khả năng chỉ trả của người

mua Nếu người mua phá sản hay mất khả năng chí trả vì những lý do tín dụng thì

đơn vị BTT sẽ thay người mua trả tiền cho người bán Khi người mua và người bán

ở hai nước khác nhau thi dich vu nay được gọi là BTT quốc tế

Theo điều 1 Những quy định chung về hoạt động BTT quốc tế (General Rules for International Factoring - GRIF), hợp đồng BTT là một hợp đồng theo đó người bán sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu cho một đơn vị BTT, có thể vì hoặc không

vì mục đích tài trợ, để thực hiện ít nhất một trong các chức năng sau đây:

- _ Kế toán sổ sách các khoản phải thu

- - Thu nợ các khoản phải thu

- Phòng ngừa rủi ro nợ xấu

Mục 2 điều 1 chương I Công ước UNIDROIT về BTT quốc tế (UNIDROIT

Convention on International Factoring) bổ sung thêm một chức năng nữa của BTT là tài trợ cho người bán, bao gồm việc cho vay lẫn việc ứng trước tiền thanh toán

Theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành ngày 06/09/2004 của

Ngân hàng Nhà nước (NHNN), BTT là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín

dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa giữa bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp

đồng mua bán

Nói tóm lại, BTT được hiểu là sự chuyển nhượng công nợ của người mua

Trang 14

khoản công nợ sau khi trích thu một khoản dịch vụ phí Đồng thời, đơn vị BTT còn

đảm nhiệm việc thu hổi công nợ, phòng ngừa và hạn chế các rủi ro người mua không trả nợ hoặc mất khả năng trả nợ Trong một số trường hợp, mọi rủi ro không

thu được tiền hàng sẽ do đơn vị BTT gánh chịu

Trên thực tế, một số đơn vị BTT còn cung cấp một số dịch vụ khác như quản lý

tài khoản phải thu của khách hàng, cung cấp các thông tin kinh tế, tiền tệ, tín dụng và

thương mại nhằm tăng thu nhập và giữ quan hệ lâu dài với khách hàng 1.1.2 Lịch sử hình thành nghiệp vụ BTT

BTT có một lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời và phong phú Bất

cứ một nền văn minh nào có hoạt động thương mại đều áp dụng một hình thức nào

đó của BTT

Nhiễu chuyên gia cho rằng BTT khởi nguồn từ thời Hammurabi cách đây 4.000 năm (Papadimhirou, Philips và Wray 1994) Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của một trong những loại hình tín dụng thương mại lâu đời nhất này

xuất phát từ thời đế chế La Mã (Rutberg 1994), trong đó đặc biệt nổi bật là việc lần

đầu tiên xuất hiện các giao địch mua bán chiết khấu các lệnh phiếu

Vào thế kỷ 14, BTT được sử dụng rất phổ biến ở Anh Thời điểm đó, công

nghiệp dệt may phát triển cực thịnh Công việc của các đơn vị BTT lúc bấy giờ chủ

yếu là làm đại lý bán hàng hưởng hoa hồng của các nhà máy dét Cum ty “factor”

có gốc từ chữ Latin “farcio” có nghĩa là “người làm việc cho người khác ” Bản thân tên gọi của từ này cũng đã phần nào nói lên ý nghĩa lịch sử của BTT như là một

địch vụ đại lý

Chức năng ban đầu của các đơn vị BTT là giải quyết các khó khăn và thách

thức trong thương mại do sự cách biệt về vị trí địa lý gây nên Tuy nhiên, chức năng quan trọng nhất của các đơn vị này vẫn là lực lượng bán hàng cho các nhà máy đệt Là một mắt xích trong chuỗi phân phối hàng hóa, các đơn vị BTT đảm nhận trách

Trang 15

xuất Họ sẽ đưa ra lời khuyên cho nhà sản xuất là có nên bán chịu và bán chịu bao nhiêu cho những khách hàng tiểm năng Họ cũng sẽ đứng ra bảo lãnh với nhà sản

xuất về các khoản thanh tốn, và hồn tồn chịu trách nhiệm về mức độ tín nhiệm

của người mua Để tự bảo vệ mình, các đơn vị BTT lập ra một quỹ dự phòng bồi thường cho các trường hợp khiếu nại về chất lượng hàng hóa hay bất cứ tranh chấp nào phát sinh từ các khiếu nại đó

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, các đơn vi BTT con tai trd

vốn cho các nhà máy đệt dựa trên trị giá lượng hàng bán được

Cùng với sự bùng nổ cách mạng cơng nghiệp, BTT càng xốy sâu thêm vào việc cấp tín dụng Thông qua việc giúp đỡ người bán xác định mức độ đáng tin cậy của người mua và thiết lập hạn mức tín dụng, đơn vị BT đã thực sự bảo lãnh thanh

toán cho những người mua đủ điều kiện

Người ta gọi hành động trên là BTT miễn truy đòi, rất phổ biến trong thương

mại hiện nay |

Trước những năm 1930, BTT chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp

đệt và may mặc, vì đây là những ngành được trực tiếp kế thừa từ nên kinh tế thực dân mà trong đó BTT được sử dụng rất phổ biến

Hiện nay, các đơn vị BTT tổn tại với nhiều hình thức và quy mô khác nhau

Nó có thể là một bộ phận của một định chế tài chính hay là một tổ chức do tư nhân

sở hữu và điều hành

Số lượng các đơn vị BTT bùng nổ nhanh chóng khi lãi suất tăng cao trong

thập niên 60 và 70 của thế kỹ trước, chủ yếu là do chịu tác động của việc tăng lãi

suất và những thay đổi trong ngành ngân hàng

Việc giao dịch với ngân hàng trở nên quá đắt đỏ và thiếu linh hoạt vì có quá nhiều quy định khiến các nhà kinh doanh nhỏ buộc phải tìm nguồn tài trợ khác để mở rộng sản xuất và phát triển Vì ít ngân hàng có thiện chí giúp đỡ các DN nhỏ

Trang 16

các chức năng sau đây:

1.2.1 BTT là một hình thức tài trợ vốn cho DN

Đơn vị BTT thực hiện việc tài trợ vốn cho một DN thông qua việc mua lại

các khoản công nợ của DN đó Điều này có nghĩa là đơn vị BTT sẽ trả tiền ngay tức thì khi quyền sở hữu các hóa đơn được chuyển từ người bán sang cho họ Đối với BTT không truy đòi thì đơn vị BTT không thể yêu cầu người bán hoàn lại những

khoản tài trợ này trong trường hợp người mua khơng thanh tốn Bởi lẽ, khoắn tiền

mà đơn vị BTT chuyển cho DN không phải là các khoản ứng trước đơn thuần, mà

nó được xem là khoản tiễn mua đứt món công nợ đó Thông qua hình thức này, các

DN có thể giải phóng các khoản phải thu từ khách hàng và có điều kiện để sử dụng

vốn có hiệu quả hơn

Cũng có thể hiểu việc tài trợ ở đây theo hướng đơn vị BTT ứng trước một

khoản tiền trong trường hợp DN bán hàng đang tạm thời thiếu hụt vốn lưu động dựa

trên cơ sở tin tưởng DN này sẽ hoàn trả ngay khi nhận được tiền hàng từ người mua

1.2.2 BTT là một phương pháp giúp các DN phòng ngừa rủi ro trong tín

dụng thương mại

Một trong nhiều nguyên nhân gây nên sự phá sản của các DN là do họ bị chiếm dụng vốn khi các bạn hàng trì hoãn thanh tốn các khoản cơng nợ Do đó, việc quản lý rủi ro khơng được thanh tốn trong tín dụng thương mại là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các DN Các DN có thể hạn chế được rủi ro này

khi bán các khoản công nợ của mình cho các công ty chuyên mua bán nợ —- ma 6

đây chính là các đơn vị BTT Với nghiệp vụ kinh doanh chuyên nghiệp của mình, các đơn vị này sẽ đứng ra lãnh trách nhiệm và chia sẻ rủi ro với người bán Bù lại, họ sẽ được lợi nhuận từ việc mua được các khoản công nợ thấp hơn giá trị của

chúng Sở đĩ các đơn vị BTT có thể thực hiện công việc đầy rủi ro này là vì họ sẽ

tiến hành đánh giá mức độ an toàn tín đụng của người mua dựa trên những thông tin

Trang 17

hoạt động kế toán của DN, mặt khác xác định các khoản thanh toán và đảm bảo thu hồi công nợ từ khách hàng Ngoài ra, với tính chuyên nghiệp của mình, các đơn vị

BTT sẽ phân tích và nhận định một cách toàn diện, từ đó phát hiện ra những điều

bất thường để có khuyến cáo kịp thời cho DN Chức năng của đơn vị BTT là theo

dõi các kỳ hạn thanh toán, kiểm tra các quy định thanh toán, nhắc nhở và cuối cùng

là quản lý các khoản nợ khó đòi Nhờ hệ thống kỹ thuật hiện đại, các đơn vị BTT

sẽ thực hiện việc nhắc nhở các khoản nợ qua các thư nhắc nhở tự động, hoặc hệ thống nhắc nhở tự động qua điện thoại, nhờ thế mà đã rút ngắn dẫn những khoản nợ chậm trả và tạo dân thói quen cho người mua hàng thanh toán đúng hạn

13 SO SÁNH NGHIỆP VỤ BTT VỚI CÁC KỸ THUẬT CHO VAY TRUYEN THONG

Với những khái niệm và kết luận ban đầu về bản chất của BTT như trên,

chắc hẳn sẽ có nhiều ý kiến cho rằng, xét theo một góc độ nào đó thì BTT chỉ là sự

tổng hợp mỗi thứ một ít các tính chất của hoạt động tài trợ dựa trên hóa đơn hay chiết khấu thương phiếu, tài trợ cho người bán, tài trợ thương mại

Tuy nhiên, thực sự giữa các hình thức tài trợ trên luôn tổn tại những điểm

khác biệt do các đặc điểm riêng có của chúng Dưới đây xin được bàn về sự khác

biệt giữa BTT và một số hình thức tín dụng khác mà các tổ chức tín dụng ở Việt

Nam đang áp dụng để có thể thấy được những đặc điểm không trùng lắp của nghiệp

vu BTT

p> > b» Nhiéu người cho rằng BTT chỉ là một tên gọi khác của nghiệp vụ chiết

khấu hóa đơn, nên trước tiên chúng ta sẽ xem xét vấn đề này

1.3.1 BTT và chiết khấu hóa đơn truyền thống

Về cơ bản hai loại hình tín dụng này đều là công cụ tài trợ vốn cho các DN, theo đó, đơn vị BTT hoặc ngân hàng chiết khấu sẽ mua lại khoản công nợ thương mại của DN và thanh toán ngay một khoản ứng trước bằng tiền mặt Việc đặt ra tên

Trang 18

Bảng 1.1: So sánh BTT với chiết khấu hóa đơn truyền thống

Khách hàng là người bán có doanh số | Tất cả các khách hàng có nhu cầu

Đối tượng lồn, có đội ngũ nhận sự quản lý quá

khách hàng trình thu tiền hàng và su dung he

thơng kế tốn chặt chế (có hiểu biết

nhiều về kế toán bán hàng)

Người bán không chịu chi phí quản lý | Người bán chịu cả chị phí quản lý

nợ, lãi suất áp dụng phụ thuộc vào | nợ và chi phí lãi tài trợ Các DN

Chỉ phí tài trợ múc độ tín nhiệm của người bán và | cũng sẽ phải tra mot khoản phí cao

mức độ rủi ro của giao dịch hơn các hình thức tín dụng khác để

bà đấp cho những rủi ro tín dụng

mà các tổ chức BTT đảm nhận

Người bán tự quản lý quá trình thu nợ | Thông thường, khi tiến hành BTT,

nên người mua không cần biết người | người mua sẽ được thông báo về tư

mua lại khoản thanh toán của mình | cách của đơn vi BTT

Do vậy, người tài trợ cũng không có

Tư cách người vai trò gì với người mua nếu người bán

tài trợ không thu được tiên hang Điều này lý

Ộ giải tại sao chiết khấu hóa đơn chỉ áp

dụng được cho khách hàng là người

bán có quy mô lớn, ngân lưu tốt, có hệ thống quản lý chặt chẽ, có uy tín trong

hoạt động kinh doanh

1.3.2 BTTT và các phương thức cho vay thông thường của ngân hang

Trong một số trường hợp, các đơn vị BTT sẵn sàng cung ứng vốn ngay cả khi

ngân hàng chưa sẵn lòng cho vay, vì lẽ các đơn vị BTT quan tâm đầu tiên đến mức

Trang 19

tối đa, mặt khác họ cũng ít khi được cung ứng các dịch vụ khác như theo dõi thu hồi

công nợ, quản lý sổ sách kế toán, khi sử dụng nghiệp vụ BTT

BTT khác với một khoản tín dụng ngân hàng thông thường ở ba điểm cơ bản sau đây:

- - Cơ sở cho việc ra quyết định cung ứng vốn là chất lượng của khoản phải thu,

chứ không dựa trên mức độ tín nhiệm của DN cần vốn

- Quan hệ BTT có liên quan đến ba bên, bên bán - bên mua - đơn vị BTT,

chứ không chỉ giới hạn có hai bên như khi vay ngân hàng

Trang 20

tich tin dung tin dung tin dung Người tài trợ định ra một số các tiêu chí Hên quan đến năng lực tài chính, trình độ, >

2 + og ume ye | aw a une a ¬ * „, | Khả năng thanh toán

Cơ sở phân tích | Bao cdo tài chính và các tỷ | Tính thanh khoản của tài sản | kinh nghiệm quản lý, thị „ wees ae $ 5 ` , | khoản phải thu của người > 2 3 " tín dụng SỐ tài chính dam bảo trường hoạt động, mức độ mua

cạnh tranh, uy tin thanh toán, dựa trên đó đánh giá và cho điểm

én trả nợ thứ | Hiệu quá hoạt động (ưu | , Hiệu quả hoạt động (lưu , vị

Nguồn trả ý thứ * aes aN ong ( Tài sản đảm bao ° ae ~~ ong ( Khoan phai thu

nhat chuyén tién té) chuyén tién té)

Nguồn trả nợ thứ

hai Tai san dam bao

Nang lực tài chính và hiệu

quả hoạt động Tài sẵn đảm bảo

- Không truy đòi: không - Có truy đòi: hiện qua hoạt động của người bán Đối tượng khách hàng vay thường nhắm tới - Các DN có độ an toàn tương đối, thu nhập ổn định, tỷ lệ nợ thấp, có thông tin tài chính minh bạch, đồng

tiên đễ dự báo, hoạt động kinh đoanh dễ hiểu, để theo

đõi và kiểm soát

- Thường ưu tiên cho các công ty lớn và có lịch sử

kinh doanh lâu đời Các DN có tỷ lệ nợ cao,

Trang 21

bên bán hàng Việc sử dụng các dịch vụ tài chính trong gói sản phẩm BTT có thể

mang lại cho người bán các lợi ích sau đây:

- Có thêm nguồn vốn hỗ trợ mà không bị giới hạn về tài sản đảm bảo

- Dòng ngân lưu được cải thiện tức thì nhờ người bán có thể chuyển hóa ngay các khoản phải thu thành tiễn mặt mà không cần phải chờ đến hạn thanh

toán đã thỏa thuận với người mua

- - Với nguồn vốn được hỗ trợ từ các đơn vị BTT, người bán có thể đắm bảo uy

tín thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp, dự trữ được nhiều hàng tổn

kho hơn và có thể nhận được các ưu đãi khi mua hàng với số lượng lớn

- _ Người bán cũng có thể sinh lợi từ nguồn vốn này thông qua việc đầu tư tài chính hoặc tận dụng nguồn vốn sẵn có để chớp nhanh các cơ hội kinh doanh mới

- - Trong quá trình giao địch với các đơn vị BTT, người bán có cơ hội đánh giá

đối tác kinh đoanh của mình thông qua kết quả thẩm định chất lượng khoản

phải thu của đơn vị BTT Biết được mình đang làm ăn với người thế nào cũng

là một cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục phát triển mối giao thương trong

tương lai

- - Tin tưởng vào sự thẩm định uy tín của bên mua hàng cũng như yên tâm về khả năng được tài trợ vốn từ các đơn vị BTT, người bán sẽ dễ dàng chấp

nhận cho người mua mua chịu hàng hóa với những điều kiện ưu đãi hơn Nhờ vậy mà khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của người bán sẽ tốt hơn, vừa

giúp tăng nhanh doanh số mà vẫn có thể kiểm soát được rủi ro tài chính, thậm chí còn có thể triệt tiêu toàn bộ các rủi ro không được người mua thanh

toán nếu chuyển nhượng hẳn khoản phai thu cho don vi BTT

- Người bán không cần phải tốn chi phi dé duy trì và điều hành một bộ phận

chuyên trách việc xem xét khách hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải tốn công để kiểm tra và thu hồi các khoản công nợ thương mại

nữa Với kinh nghiệm, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực được đào tạo bài bản

Trang 22

Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều người bán cho rằng nếu sử dụng BTT cũng có một điểm bất tiện, Đó là đối tác sẽ có thể nghĩ tình trạng tài chính của họ không được tốt Xin được khẳng định rằng không phải cứ bán khoản phải thu là đang cần

tiên hoặc đang rơi vào tình trạng nguy hiểm, sắp phá sản Các khoản phải thu ở đây

là những khoản phải thu lành mạnh Và BTT không chỉ đơn thuần hỗ trợ thiếu hụt

tài chính tạm thời mà còn là một tiện ích ngân hàng hiện đại giúp cho hoạt động

kinh doanh của người bán diễn ra thuận lợi hơn Hơn thế nữa, chúng ta cần phải xác

định rõ ràng đơn vị BTT không phải là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

1.4.2 Đối với người mua

Mối e ngại về uy tín thanh toán của đối tác cũng như những hạn chế về năng

lực tài chính của bản thân người bán luôn là nguyên nhân dẫn đến việc giới hạn giá trị cũng như thời hạn ưu đãi thanh toán trong các giao dịch thương mại Cùng với sự phát triển của BTT, người mua đã có thêm một điều kiện thuận lợi để có thể đạt

được những thương lượng làm ăn đễ chịu hơn nhiều

Tuy các lợi ích mà BTT mang lại cho người mua không dễ nhận thấy như đối

với người bán, nhưng chúng ta cũng có thể tóm lược lại ở một số điểm chính sau đây: - _ Rất có thể đàm phán được những thỏa thuận mua hàng trả chậm ưu đãi hơn - _ Gián tiếp hưởng lợi tài chính từ việc được mua hàng trả chậm

- _ Tăng sức mua hàng mà vẫn không cần dùng đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng - Đối với những người mua hàng thường xuyên bị đối tác yêu cầu thanh toán bằng L/C để đảm bảo kha năng thanh toán, việc chuyển phương thức thanh

toán từ L/C sang D/A hoặc T/T sau khi giao hàng vừa giúp giảm áp lực thanh

toán, đồng thời cũng bớt tốn kém các chỉ phí liên quan phat sinh cho L/C

- - Ngoài ra, người mua còn có thể đơn giản hóa các giao dịch thanh toán do chỉ phải

tập trung về một mối

1.4.3 Đối với đơn vị BTT

Trang 23

- _ Thu lãi trên số tiền ứng trước trong trường hợp thực hiện tài trợ tài chính

- - Mở rộng mối liên hệ với khách hàng trong nhiều lĩnh vực Thực tế áp dụng cho

thấy, BTT là một sản phẩm dễ thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo điều kiện

thuận lợi trong quá trình tiếp thị, trước hết vì đặc tính có thể tài trợ không cần tai san dam bao vốn luôn là vấn đề làm đau đầu các DN vừa và nhỏ

- - Nguồn tiền thanh toán của khách hàng sẽ dẫn tập trung về tài khoản của đơn

vị BTT Đây là nguồn vốn vừa dồi dào vừa có chi phí rẻ nhất mà bất cứ ngân hàng nào cũng muốn thu hút

- - Hưởng lợi ích kinh tế theo quy mô:

"_ Các đơn vị BTT cung cấp dịch vụ này cùng lúc cho nhiều khách hàng nên xét về quy mô sẽ giảm được định phí liên quan đến các khách hang đó

"Đơn vị BTT lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất sẽ đứng ra làm đơn vị

cung cấp thông tin về tín dụng quy mô nhất, bổ sung vào các dịch vụ

tương tự của các trung tâm dữ liệu tín dụng thương mại

- Trong trường hợp BTT chỉ là một nghiệp vụ của ngân hàng thì ngân hàng

cũng đã đa dạng hóa được danh mục dịch vụ cung ứng, đem lại tiện ích mới

cho khách hàng và nguồn thu không nhỏ cho ngân hàng

- Hơn thế nữa, một số chuyên gia còn có quan điểm rằng trong nghiệp vụ

BTT, các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho DN tiếp tục chu kỳ sản

xuất sau, nhưng được thu hổi nợ bằng tiền hàng hóa đã thực sự được bán trong chu kỳ trước nên mức độ rủi ro là ít hơn

1.5 PHÂN LOẠI BTT

1.5.1 Xét theo khía cạnh bảo hiểm rủi ro

- BTT truy đòi

Khi cung ứng dịch vụ BTT truy đòi, đơn vị BTT có quyền truy đồi lại số tiền

ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu

Vì vậy, trong BTT truy đồi, tổn thất chỉ thực sự xây ra trong trường hợp khoắn phải thu không được thanh toán và người bán không thể bù đắp khoản tiền

Trang 24

- BTT mién truy doi

Ngược lại với BTT truy đòi, BTT miễn truy đồi lại là hình thức mua bán đứt khoản phải thu giữa bên bán hàng và đơn vị BTT Điều đó đồng nghĩa với việc đơn

vị BTT có toàn bộ quyền lợi nhưng cũng chịu toàn bộ rủi ro hiên quan đến khoản

phải thu kể từ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu khoản phải thu

Đơn vị BTT chỉ có quyển đồi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong

trường hợp bên mua từ chối thanh toán khoắn phải thu do bên bán giao hàng không

đúng hợp đồng hoặc vì lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của

bên mua hàng

1.5.2 Xét theo khía cạnh công khai thông tỉn cho bên mua hàng

- BTT có thông báo

Người mua sẽ được thông báo bằng văn bản về việc khoản phải thu đã được tài trợ bởi đơn vị BTT Thông báo này còn có một nội dung quan trọng khác là chỉ định người mua phải thanh toán vào tài khoản của người bán mở tại đơn vị BTT Trong

trường hợp này, đơn vị BTT sẽ cùng tham gia theo đối quá trình thu hồi công nợ

- - ĐTT không thông báo

Khác với BTT có thông báo, người mua sẽ không biết việc khoản tiền hàng

mình phải thanh toán đã được chuyển cho đơn vị BTT Trong trường hợp này, đơn vị BTT không chịu trách nhiệm phải theo dõi quá trình thanh toán khoản phải thu

1.5.3 Xét theo khía cạnh phạm vỉ địa lý của giao dịch thương mại

- BTT trong nước

Khi đơn vị BTT cung ứng dịch vụ của mình trên cơ sở các khoản phải thu

phát sinh giữa bên bán hàng và bên mua hàng cùng hoạt động trên một phạm vi

Trang 25

Khi quan hệ mua bán làm phát sinh khoản phải thu xuất phát từ bên bán hàng và bên mua hàng ở hai lãnh thổ quốc gia khác nhau thì việc BTT khoản phải thu đó là BTT quốc tế

1.6 PHƯƠNG THỨC BTT

1.6.1 BTT từng lần

Nếu bên bán hàng không thường xuyên cho đối tác trả chậm tiền hàng nhưng nhất thời có nhu câu sử dụng dich vu BTT, don vi BTT sẽ ap dụng sản phẩm này cho từng khoản phải thu riêng biệt

1.6.2 BTT theo hạn mức

BTT theo hạn mức là hình thức BTT trong đó đơn vị BTT và bên bán hàng

thỏa thuận và xác định một hạn mức BTT duy trì trong một khoảng thời gian xác

định Theo thỏa thuận này, tổng giá trị các khoản phải thu mà bên bán hàng chuyển nhượng cho đơn vị BTT ở bất cứ thời điểm nào trong thời hạn này đều không vượt

quá hạn mức đã xác định

1.6.3 Đông BTT

Đồng BTT là hình thức hai hay nhiều đơn vị BTT cùng thực hiện hoạt động BTT cho một hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó một đơn vị BTT đứng ra làm đầu mối thực hiện tổ chức đồng BTT

1.7 NỘI DUNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ BTT

Như đã để cập ở phần so sánh khác biệt giữa một khoản BTT và một khoản

vay ngân hàng thông thường, mối quan hệ BTT là mối quan hệ ba bên giữa bên bán

hàng, bên mua hàng và đơn vị BTT Trong BT1 quốc tế, chúng ta sẽ thấy chỉ tiết

hơn khi cùng lúc xuất biện vai trò cúa hai đơn vị BTT phục vụ cho bên xuất khẩu và

Trang 26

1.7.1 Hệ thống một đơn vị BTT (Được sử dụng điển hình trong nghiệp vụ BTT trong nước) Sơ đồ 1.1: Hệ thống một đơn vị BTT 1 Hơp đồng bán hàng 6 Giao hàng › " À Ạ C3 feos feo `© ea = re ¬ = = N a1 4) E Bh, = = <f Si al =i ss 3 3 5 s| 2| =J Bi SỈ š 2 | |} al Pome & ey S F s tà; ey SH oy “ ce wi a] a SH ot sy Roy fos os Lai st 2 (D>, * = Ry oS 5 ce ” ey ol a = ms pons] — as R gS mye aii Re đ ơ 5 + ay & ail & " R 5 RE | 8 31° oy o ® / H

BTT trong nước được thực hiện theo các bước chính như sau:

1 Bên bán hàng đề nghị đơn vị BTT thực hiện BTT các khoản phải thu

2 Đơn vị BTT thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên mua hàng

3 Đơn vị BTT và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT

4 Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT 5 Đơn vị BTT chuyển tiên mua lại ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận

trong hợp đồng BTT

Trang 27

7 Đến hạn thanh toán theo hợp đồng mua bán hàng hóa, bên mua hàng thanh toán khoản phải thu cho đơn vị BTT Khoản tiền còn lại (= Giá trị khoản phải thu —

Số tiên ứng trước - Các khoản lãi, phí) nếu có sẽ được đơn vị BTT chuyển lại

cho bên bán hàng

1.7.2 Hệ thống hai đơn vị BTT (Được sử dụng điển hình trong nghiệp vụ

BTT quốc tế)

Đơn vị BTT phục vụ bên xuất khẩu và đơn vị BTT phục vụ bên nhập khẩu

thường có quan hệ đại lý với nhau Trên thực tế, hai đơn vị này thường cùng là

thành viên của các Hiệp hội BTT quốc tế

Sơ đô 1.2: Hệ thống hai don vi BTT

eee TTT 1 HD ban hang 7 Giao hang ad œ pea Sis) | 91 3] 5 = : pos] ) |e _ et zi al Si - note, th, 8 zi =z 5 2 5 = & pone] a jee id s = = _ as, et ot = a be Si os Bi si § 5 5 = ¢ i 8 DI oy " 2s S Ta 5 we = =] &, ey tà rs & ` wa “+ Đ or xi] oo C3 AI é 5 Sap ts ® 3.VYêu cầu tín dụng 5.Trả lời tín dụng =—— 8.Chuyén nhượng

1 Thanh toán, báo cáo chuyển tiền

BTT quốc tế được thực hiện theo các bước chính như sau:

1 Bên bán hàng để nghị đơn vị BTT xuất khẩu thực hiện BTT các khoản phải thu

Trang 28

3 Don vi BTT nhập khẩu thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt

động và khả năng tài chính của bên mua hàng, sau đó thông báo đồng ý thực hiện

BTT với đơn vị BTT xuất khẩu

4 Đơn vị BTT xuất khẩu và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng BTT

5 Bén bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hóa, chứng từ bán hàng

và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị BTT xuất khẩu 6 Đơn vị BTT xuất khẩu tiếp tục chuyển nhượng các chứng từ trên cho đơn vị BTT nhập khẩu

7 Đơn vị BTT xuất khẩu chuyển tiền mua lại/ ứng trước cho bên bán hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng BTT

8 Đơn vị BTT nhập khẩu theo dõi, thu nợ từ bên mua hàng

9 Bất kể bên mua hàng có thanh toán khoản phải thu cho đơn vị BTT nhập khẩu

vào ngày đáo hạn hay không, thì chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày hóa đơn đến hạn, đơn vị BTT nhập khẩu trích trừ phí và lãi rồi chuyển số tiền còn lại nếu có cho đơn

vị BTT xuất khẩu

10 Đơn vị BTT xuất khẩu trích trừ phí rồi chuyển số tiền còn lại nếu có cho bên bán hàng

1.8 SƠ LƯỢC NHỮNG RỦI RO TRONG BTT 1.8.1 Rủi ro từ bên mua hàng

- Do bén mua hàng mất khả năng thanh toán

Trong BTT miễn truy đòi, đơn vị BTT phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với

rủi ro này Vì vậy, thường các đơn vị BTT chỉ chấp nhận miễn truy đồi trong trường

hợp có đú cơ sở để tin tưởng tuyệt đối vào kết quả thẩm định chất lượng khoản phải

thu của mình

Trong BTT có truy đòi, khi phát sinh rủi ro khơng được thanh tốn, đơn vị

BTT sẽ lập tức chuyển rủi ro này cho bên bán hàng đồng thời thu hồi khoản tiền đã

mua lại hoặc ứng trước cho bên bán

- - Người mua trả tiền nhầm cho người bán thay vì cho đơn vị BTT

Sai sót này không chỉ xuất hiện đối với dạng BTT không thông báo mà thậm

Trang 29

của bên mua hàng Do đó, đơn vị BTT phải thường xuyên theo đõi khoản nợ đến

hạn để kịp thời phát hiện và thu hổi lại ngay những khoản tiền chuyển nhầm này

1.8.2 Rủi ro từ bên bán hàng

- _ Do hàng giao không đúng yêu cầu đã quy định trong hợp đồng

Người mua có quyền trừ vào giá trị hóa đơn khi thanh toán hoặc trả hàng và

từ chối thanh tốn tồn bộ trị giá lô hàng nếu hàng giao không đúng theo yêu cầu

của hợp đồng

Việc khơng được thanh tốn đây đú do nguyên nhân vi phạm hợp đồng của

bên bán hàng là rủi ro có thể khắc phục được đối với đơn vị BTT Đơn vị BTT sẽ

thu hồi lại số tiền ứng trước cho người bán ngay cả trong trường hợp áp dung BTT

miễn truy đồi

Để tránh rủi ro người mua khơng thanh tốn đủ lơ hàng đã giao, đơn vị BTT

thường chỉ ứng trước tối đa 90% trị giá hóa đơn, phần còn lại sẽ chuyển cho người

bán khi nhận được tiền của người mua vào ngày đáo hạn

- - Người bán lập hóa đơn không (không có hàng)

Đơn vị BTT trong trường hợp này phải chấm dứt ngay các hợp đồng BTT và

xúc tiến thu hồi món nợ đó từ khách hàng

Đơn vị BTT cần có một bộ phận thường xuyên liên lạc với người mua đồng

thời thường xuyên cập nhật những thông tin về kế hoạch sản xuất và giao hàng của

khách hàng

1.8.3 Rúi ro từ phía ngân hàng đại lý

Rủi ro phát sinh khi đơn vị BTT nhập khẩu không thực hiện nghiêm chỉnh

nghĩa vụ thanh toán và thu hồi nợ như đã thỏa thuận trước đó Để hạn chế rủi ro

này, đơn vị BTT xuất khẩu phải lựa chọn và kiểm tra kỹ càng ngân hàng đại lý, đặc

biệt lưu tâm đến mức độ tín nhiệm cũng như là rủi ro quốc gia dựa trên việc phân

tích các báo cáo tài chính và các báo cáo từ trung tâm thông tin tín dụng

Trang 30

- Rui ro thi trường bao gôm tất cả các tổn thất thu nhập có thể xảy ra do thay

đổi các điều kiện thị trường như lãi suất, cấu trúc lãi suất, tiền tệ

- Rải ro thanh khoản là rủi ro đơn vị BTT không đủ khả năng thanh toán các

khoản nợ cho khách hàng khi đến hạn

- - Rủi ro trong quá trình hoạt động của đơn vị BTT - những rủi ro này có thể là do con người gây ra cũng có thể là do lỗi của quá trình thực hiện và kiểm tra

- — Rủi ro liên quan đến vấn đề công nghệ và các rủi ro khác như trộm cấp, cháy,

nổ, thiên tai

1.9 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BTT TRÊN THẾ GIỚI VÀ 6

VIỆT NAM HIỆN NAY

1.9.1 Trên thế giới

1.9.1.1 Tình hình chung

Các số liệu mới nhất cho thấy tổng doanh số BTT năm 2007 của các thành

viên trong FCI đạt gần 1,3 ngàn tỷ EUR, tăng gần 15% so với năm 2006

Bang 1.3: Số liệu BTT của FCI năm 2007 theo chau luc (Pvt: triéu EUR) Số lượng công ty — Trong nước Quốc tế Tổng cộng Châu Âu 624 831,414 98,342 929,756 Châu Mỹ 961 140,128 10,091 150,219 Châu Á 139 137,514 37,153 174,667 Châu Úc 27 33,670 110 33,780 Châu Phi 17 10,405 300 10,705 Tổng cộng 1,768 1,153,131 145,996 1,299,127 (Nguồn: www.fgctors-chain.com)

Trang 31

Biểu đồ 1.1: Doanh số BTT của ECI giai đoạn 1999 - 2007 800,000 ¬ 700,000 ¬ 600,000 ~ 500,000 ~ 400,000 - 300,000 + 200,000 - 20,000 - 2000 2001 2002 2003 2004 2005 _2008 2007

® Chiét khẩu hóa don xudt khdu 8979 T997 2176 24,179 32,430 {8 Bao thanh toán nhập khẩu 6432 7447 T853 8,089 895 180 9,00 044 746 -# Bao thanh toán xuất khẩu B86 #906 2Ó 4649 21606 32,405 42,073 59/302 68,424 Nhờ thự (6402 #022 46 8640 2836 #5949 8,20 2604 19,934 G Bão thanh tốn khơng truy đòi 16491 4208 12726 68,50 T7173 81487 232.683 24788 237,585 E Báo thanh toán có truy đôi 52,16 58,605 60,925 63,830 7369 89,808 16,626 139,978 156,683

8 Chiết kháu hóa đơn 40,263 S5787 67789 74.8% 7758 97,543 8041 3829 20,91

(Nguồn: www.factors-cha¡n.com)

Số thành viên của FCI đã tăng đạt 231 đơn vị ở 63 quốc gia, chiếm đến 58% thị phần toàn cầu và thậm chí là §2% thị phần nếu chỉ tính riêng cho BTT quốc tế, góp phần giúp cho FCI trở thành mạng lưới hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài trợ thương mại này và cũng là tổ chức duy nhất hàng năm đưa ra những số liệu báo cáo

đáng tin cậy nhất theo cả chiều rộng và chiều sâu

Biểu đồ 1.2: Thị phân của FCI so với thị trường thế giới giai đoạn 1999 - 2007

W rc

Khác

(Nguồn: www.factors-chain.com)

BTT đã có quá trình phát triển lâu đài ở các nước công nghiệp hóa cao như

Trang 32

thế giới Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì không khu vực nào mạnh

bằng châu Á, với các thị trường mới nổi là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,

Phần lớn các nhà xuất khẩu đều hoạt động ở Trung Quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ

trong khi Mỹ và Tây Âu là thị trường nhập khẩu lớn nhất Trung Quốc là thị trường

xuất khẩu sử dụng nghiệp vụ BTT nhiều nhất với tốc độ tăng trưởng ổn định đầy

tiềm năng và cao chưa từng thấy

Bảng 1.4: 5 thị trường đứng đầu thuộc FCI

Doanh số năm 2007 Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001 —~

(Đvt: triệu EUR) 2007 (Đvt: %/năm)

Anh 286,496 Trung Quốc 73 Ý 122,800 Lebanon 61 Pháp 121,660 Rumani 34 Mỹ 97,000 Maroc 34 Đức 89,000 Hàn Quốc 50 (Nguồn: www.factors-chain.com)

Tuy BTT ngày càng được phổ biến rộng rãi với những bước phát triển vượt

bậc, nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm Cần phải chuyển giao kiến thức để

BTT chuyên nghiệp nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ ở các thị

trường đã phát triển mà còn đặc biệt ở các thị trường mới nổi Dịch vụ BTT cần

phải được phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế xuất khẩu, nơi mà hiện nay

vẫn chưa nhận ra sự tôn tại của một chọn lựa mới bên cạnh các nghiệp vụ ngân

hàng truyền thống và các dịch vụ bảo hiểm tín dụng Cuối cùng, nhưng cũng không

kém phan quan trọng, là chính các cơ quan phụ trách mắng tiền tệ trung ương đang vô tình áp đặt những vật cản quá trình giới thiệu nghiệp vụ BTT khi chậm ban hành

những văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai sản phẩm cũng như các văn bán hỗ trợ

về các lĩnh vực có Hên quan để xây dựng một môi trường thuận lợi cho sản phẩm

phát triển, vì thế hạn chế không cho quốc gia được hưởng những lợi ích mà BTT

Trang 33

1.9.1.2 Kinh nghiém phát triển BTT ở một số nước

Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển ở một số nước đã triển khai thành công BTT là

một việc làm rất cần thiết Vì đó cũng là một hình thức dùng thực tiễn để củng cố thêm

cơ sở lý luận làm nên tảng xây dựng lộ trình phát triển nghiệp vụ này ở Việt Nam Anh sẽ là đại diện cho nhóm các nước đã phát triển nghiệp vụ BTT đạt đến

đỉnh cao hoàn thiện với doanh số BTT cao nhất thế giới Nếu xét đến lịch sử phát

triển lâu đời của BTT ở Anh thì sẽ nhận thấy thực tế này là tất yếu Tính đến cuối năm 2007, doanh số BTT của riêng Anh đã chiếm gần 1⁄4 thị trường toàn cầu

Đại diện cho nhóm các nước mới phát triển là Trung Quốc Tốc độ tăng trưởng BTT ớ Trung Quốc bình quân trong giai đoạn 2001 - 2007 đạt mức cao nhất

thế giới 73% DN có nhu cầu BTT lớn hiện nay thường hoạt động trong ngành thép, dệt may, sản xuất xe đạp BTT trong nước chủ yếu là truy đồi, trong khi BTT quốc

tế chủ yếu là miễn truy đòi với tỷ trọng gần như tương đương nhau Kết quả rất ấn tượng như trên chủ yếu là do tình hình chung của nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu to lớn, thương mại trong và ngoài nước phát triển như vũ bão, đưa kinh tế Trung Quốc lên vị trí thứ ba thế giới Tuy không phát triển bằng Anh, nhưng Trung Quốc cũng là một tấm gương đáng cho Việt Nam học hỏi với những đặc điểm hầu như tương đồng với mình

Hai hình mẫu này đặt cạnh nhau sẽ vẽ nên một bức tranh tổng quát các điều

kiện cần và đủ để phát triển nghiệp vụ BTT ở thị trường Việt Nam Những bài học

kinh nghiệm rút ra cho thị trường BTT Việt Nam sẽ là sự kết hợp linh hoạt những

ưu điểm và khuyết điểm từ thực tế thị trường BTT ở hai thị trường điển hình này Bảng 1.5: So sánh đặc điểm thị trường BTT ở Anh và Trung Quốc

STT Đặc điểm Anh Trung Quốc

1 | Các thành phần kinh tế đã quen thuộc | Có Không

với việc sử dụng địch vụ BTT

2 | Théng tin thị trường khá minh bạch, | Có Không tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị

BTT dễ dàng đánh giá bên mua hàng

3 | Thị trường BT TT sôi động với sự tham | Có Không

gia của rất nhiều các đơn vị BTT đạn

đầy kinh nghiệm, có quy trình nghiệp

Trang 34

vụ đã được hoàn thiện theo hướng đơn

giản, thuận tiện và hiệu quả nhất,

đồng thời có đội ngũ nhân viên được

huấn luyện bài bản và chuyên nghiệp cũng như áp dụng các kỹ thuật công

nghệ hiện đại, tiên tiến

Định hướng phát triển trong thời gian | Chủ yếu nhắm vào | Chủ yếu phổ biến và

tới việc cải tiến, nâng cao | phát triển sản phẩm

chất lượng dịch vụ theo chiêu rộng

1.9.1.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị tường BTT Việt Nam

Từ thực tế phát triển nghiệp vụ BTT trên thị trường thế giới, chúng ta có thể tóm tắt một số bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng cho thị trường Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cũng như Trung Quốc thời gian đầu, BTT chỉ mới được giới thiệu ở Việt Nam, lợi ích của sản phẩm này chưa được hiểu thấu đáo Riêng trong

hoạt động xuất nhập khẩu, các công ty đã quá quen thuộc với các phương

thức thanh toán truyền thống như nhờ thu, L/C đến mức ngại sự thay đổi Vì vậy, chúng ta cần phái áp dụng các chính sách và chiến lược tiếp thị tích cực

để DN cũng như các định chế tài chính đều nhận thấy được ích lợi của BTT Trong giai đoạn đầu NHTW Trung Quốc chỉ xem BTT là một sản phẩm tín dụng ngân hàng thông thường cho nên nó vẫn chịu ảnh hướng bởi các quy định và chính sách cho vay nghiêm ngặt Do đó, hoạt động BTTT và hoạt động

tin dung nim dưới sự quản lý gần như giống nhau Trong khi đó, yêu cầu để

phát triển dịch vụ BTT ở các nước trên thế giới là việc tài trợ trong BTT sẽ “không thiên về khuynh hướng từng giao dịch cũng như không phải là hoạt

động “chiết khấu” từng khoản phải thu riêng biệt”, các đơn vị BTT sẽ có những tiêu chí riêng để lựa chọn khách hàng và kiểm soát khách hàng,

khơng phải giống hồn tồn như tiêu chí của ngân hàng khi cho vay (có thể

dựa vào tài sản đảm bảo và việc thẩm định người bán hàng), có rất nhiều yếu tố mà được các đơn vị BTT xem xét trong khi những yếu tố đó thường không được các ngân hàng để ý (ví dụ như rủi ro của đơn vị BTT không nằm

_ở chỗ người bán mà là ở chỗ khả năng thanh toán tiền của những người mua

cũng như mức độ phân tán giữa các người mua) Tuy nhiên, cùng với sự ra

Trang 35

hàng, thị trường Trung Quốc đã sôi động hơn rất nhiều Đó là bài học kinh

nghiệm thứ hai cho Việt Nam

Thứ ba, cùng với sự xuất hiện của các công ty chuyên nghiệp, cơ sở pháp lý

cho hoạt động BTT cũng dần dần được cải thiện Thêm nữa, kim ngạch xuất

khẩu gia tăng tạo ra mức cầu lớn cho thị trường BTT xuất khẩu Khi đó, sự thay đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng là cách để các DN và đơn vị

BTT Trung Quốc tự bảo vệ mình khi giao thương với nước ngoài Trong

trường hợp của Việt Nam, sự hoàn thiện về cơ sở pháp lý quan trọng trên hết

phải được hiểu là cần nhanh chóng xác lập quyển chuyển nhượng nợ trong

BTT, tức là người được chuyển nhượng nợ sẽ có toàn quyền định đoạt khoản nợ đó, ngay cả khi người chuyển nhượng nợ và con nợ phá sản

Thứ tử, các đơn vị BTT nên cung ứng BTT với đầy đủ các chức năng của nó

để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách hàng Sự hoàn thiện về cấu

trúc sản phẩm ở Anh đã có tác động rất tích cực trong việc thu hút khách

hàng Tin tưởng vào sự thuận lợi trọn gói mà sản phẩm đem lại, các DN đã

dần dẫn chuyển toàn bộ công việc quản lý khoản phải thu sang các đơn vị

BTT để tập trung mọi nguồn lực vào hoạt động sản xuất chuyên môn

Thứ năm, do không có được một môi trường thông tin đủ minh bạch để đánh

giá uy tín của các DN tương tự các nước châu Âu, nên các thị trường mới nổi

như Trung Quốc và Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về quan ly dong tién

và từ trước đến nay chỉ quen cấp tín dụng có tài sản đảm báo Do đó, trong thời

gian đầu các đơn vị BTT ở Việt Nam chỉ nên thực hiện BTT có chọn lọc cho

một số ngành hàng hoặc một số đối tượng khách hàng nhất định

Thứ sáu, cần thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho các đơn vị BTT để hạn

chế rủi ro, không nên cung ứng dịch vụ BTT không thông báo trừ những

trường hợp tin chắc là an toàn Đây là nguyên nhân giải thích cho việc tại sao

hoạt động BTT trong nước ở Trung Quốc lại chủ yếu là có truy đòi Sự không

minh bạch thông tin của các DN trong nên kinh tế không cho phép các tổ

chức tài chính chấp nhận rủi ro Vì thế, các biện pháp nghiêm ngặt vẫn cần

thiết được tiếp tục áp dụng

Thứ bảy, các thị trường còn nhiều rủi ro như Trung Quốc và Việt Nam, định

hướng khách hàng tiểm năng là các DN vừa và nhỏ có đơn đặt hàng ổn định

Trang 36

hàng có khối lượng bán hàng lớn Bởi lẽ, hầu hết các DN này đều có hai đặc

điểm mà tất cả các đơn vị BTT đều mong muốn, đó là đã xây dựng được mối quan hệ lâu đài với bên mua hàng và uy tín thanh toán được bên mua hàng

đảm bảo Sự tin tưởng lẫn nhau trong kinh doanh là cơ sở để phát sinh những

đơn đặt hàng với doanh số lớn Xét cho cùng thì dù định hướng khách hàng là DN vừa và nhỏ nhưng mục tiêu lợi nhuận vẫn là cái đích mà bất cứ một đơn

vị BTT nào cũng muốn nhắm đến

- - Thứ tám, các đơn vị BTT cần áp dụng triệt để công nghệ hiện đại để nâng

cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm thời gian và chi phí Phải thừa nhận rằng, việc cần thiết mà Việt Nam nên làm lúc này là cố gắng phát triển BTT theo chiều rộng, thu hút càng nhiều khách hàng, doanh số giải ngân càng nhiều càng tốt Tuy nhiên, khi đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định, thì định

hướng phát triển sắn phẩm nên chuyển hướng sang phát triển chiều sâu,

trong đó việc ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dich vụ, đáp ứng

tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng được xem là ưu tiên hàng đầu

- - Thứ chín, cần thành lập và phát triển hiệp hội BTT quốc gia Sự tổn tại của

hiệp hội BTT quốc gia trước hết tạo ra một sân chơi tập trung cho các đơn vị BTT thành viên mà ở đó, họ được tư vấn thêm về pháp lý, được trao đổi kinh

nghiệm với các đơn vị bạn, thậm chí họ còn có thể được bảo vệ quyền lợi khi

đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh

1.9.2 Ở Việt Nam

BTT thật ra không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới Trên thực tế, các hình

thức manh nha, sơ khởi của nghiệp vụ này đã xuất hiện ở Việt Nam một thời gian khá dài, xuất phát từ nhu cầu khách quan của thị trường Trong những năm 1990, nghiệp vụ BTT đã được một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt

Nam giới thiệu cho các ngân hàng thương mại và các DN xuất nhập khẩu trong

nước Tại thời điểm đó, nghiệp vụ này còn quá mới mẻ nên chưa được áp dụng vào

thực tế mà chủ yếu chỉ nhằm mục đích phổ biến kiến thức sản phẩm cho thị trường, Tuy nhiên, từ sự khởi đầu trên cũng đã phôi thai nên một số hình thức cho vay tương tự như BTT như cho vay cẩm cố quyển đòi nợ, cho vay quần lý hợp đồng xuất khẩu, cho vay quản lý dòng tiễn, dành cho nhóm các DN lớn thực hiện đơn hàng

Trang 37

Tổng công ty điện lực Việt Nam, hợp đồng xây dựng các công trình giao thông có

thu phí,

Trong bối cảnh của hoạt động tín dụng vốn chủ yếu đòi hỏi phải có sự đảm bảo bằng tài sản thế chấp ở Việt Nam từ trước đến nay, BTT là hình thức hỗ trợ vốn ngắn hạn tương đối dễ tiếp cận hơn cho các DN vừa và nhỏ Nhu cầu cấp thiết của

các DN đã đưa Việt Nam thành một thị trường tiém năng và là một mảnh đất màu

mỡ để các tập đoàn tài chính ngân hang nhv Citi Group, HSBC, DBS va cdc ngân

hàng trong nước phát triển dịch vụ này

Giai đoạn những năm đầu 2000 chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về

mọi mặt của hệ thống ngân hàng thương mại trong nước cùng với việc mở rộng

mạng lưới hoạt động về các tỉnh thành, kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu ô ạt, nhập

khẩu công nghệ ngân hàng, tăng cường quản trị rủi ro, xây dựng hệ thống core banking, cạnh tranh thị phần trong mỗi dòng sản phẩm Chính trong quá trình cạnh tranh sôi động ấy, các hình thức cho vay quản lý dòng tiền, cầm cố quyền đồi nợ,

quản lý hợp đồng đầu ra của các ngân hàng trong nước đã mở ra thêm một cơ hội

vay vốn cho các DN

Dù theo thời gian, các hình thức này dần dẫn được cải tiến nhưng mãi đến

khi NHNN ban hành Quy chế hoạt động BTT của các tổ chức tín dụng ngày

06/09/2004 thì nghiệp vụ này mới có hành lang pháp lý để chính thức thực hiện

Ban hành quy chế này là một quyết định đúng đắn khi các ngân hàng trong nước

đang không ngừng phát triển mở rộng, đẩy mạnh việc đa đạng hóa sản phẩm dịch

vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của nên kinh tế hội nhập

1.9.2.1 Cơ sở phát sinh nhu cầu sử dụng BTT nhìn từ quan điểm của

các DN

® Hoạt động thương mại trong nước và xuất khẩu phát triển mạnh

Năm 2007, thị trường trong nước luôn sôi động với sự đa dạng, phong phú về

chủng loại hàng hóa, dịch vụ và sự chuyển biến khá mạnh của hệ thống phân phối, đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng xã hội Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 726.113 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2006 Đây là mức tăng

cao nhất trong nhiều năm qua

Trang 38

chi tiêu về tăng trưởng đều đạt vượt kế hoạch Kim ngạch xuất khẩu của khu vực các DN có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu của cả nước Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng có hàm lượng công

nghệ và chất xám cao và giảm dẫn xuất khẩu hàng thô

Phát huy đà tăng trưởng kinh tế đạt được của liên tục các năm gần đây, để

góp phần đạt được mức tăng trưởng GDP của cả nước năm 2008 trên 6,5%, với tỉnh

thần chỉ đạo phấn đấu năm 2008 thực hiện cơ bản những mục tiêu để ra cho kế

hoạch 5 năm 2006 - 2010, Chính phủ đã đề ra các mục tiêu lớn cho hoạt động

thương mại như sau:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên thị trường nội địa đạt

khoảng 875 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với thực hiện năm 2007 Với tổng mức

này sẽ đạt trên 85,4% mục tiêu để ra cho năm 2010 là 1.024 nghìn tỷ đồng - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 59,03 tỷ USD, tăng 22% so với thực

hiện năm 2007 Với mức kim ngạch này đã đạt trên 86% mục tiêu để ra cho năm 2010 là 68 — 69 ty USD

Những con số ấn tượng trên là tiên để khá hấp dẫn tạo cơ sở tốt cho tăng

trưởng nền kinh tế nói chung và hoạt động BTT nói riêng @ Thói quen cấp tín dụng thương mại

Trong kinh đoanh luôn tổn tại nhu cầu về vốn Về phía người mua, DN nào tìm được biện pháp có thể giải quyết hữu hiệu vấn đề vốn sẽ có thuận lợi lớn trong

hoạt động kinh doanh của mình và dễ đàng chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh với

đối thủ Sự đòi hỏi về vốn ngày một tăng trong nên kinh tế thị trường chính là “cha

đẻ ” của hình thức mua bán chịu, một hoạt động được coi là “phao cứu sinh” giúp

các DN vượt qua những cơn sóng gió tài chính

Tương ứng với đòi hỏi từ phía người mua, nhằm duy trì và phát triển thị trường, các DN bán hàng ngồi việc phải chun mơn hóa, nâng cao chất lượng san phẩm địch vụ còn phải cho người mua nhận hóa trước, thanh toán sau

Mua bán chịu được coi là hình thức tín dụng vì nó chứa đựng đầy đủ nội dung cơ bản của khái niệm tín dụng, cụ thể là:

- Người bán chuyển giao cho người mua quyền được sử dụng vốn tạm thời

Trang 39

- Đến thời hạn đã được thỏa thuận, người mua hoàn lại vốn cộng cả phân lãi suất cho người bán đưới hình thức tiền tệ

Môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, nhu cầu vốn ngày càng bức thiết, các giao dịch mua bán thực hiện theo phương

thức “gối đầu” ngày càng được sử dụng phổ biến (ngoại trừ một số ngành hàng

“nóng”, ” khan hiếm, độc quyền) và liên đới nhau trong suốt quá trình từ khâu cung

cấp nguyên vật liệu cho đến khi ra thành phẩm và đến tay người tiêu dùng Nhà

cung cấp nguyên vật liệu phải bán hàng trả chậm cho nhà sản xuất, nhà sản xuất phải bán thành phẩm trả chậm cho nhà phân phối sỉ, nhà phân phối sỉ bán trả chậm

cho nhà phân phối lẻ

@ Nhu câu bổ sung vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Về mặt tổng quan, trong những trở ngại mà DN gặp phải thì thiếu vốn cũng như ít khả năng tiếp cận vốn là vấn để nghiêm trọng nhất, tiếp theo sau đó mới là mức độ cạnh tranh và khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh,

Hầu hết các DN vừa và nhỏ khi có nhu câu phát triển thường chỉ huy động

vốn từ nguồn tích lũy tự có, từ bạn bè, người thân, thậm chí cả vốn vay nặng lãi bên

ngoài Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các DN này rất khó khăn Các chuyên gia ngân hàng nhận định, đo môi trường kinh doanh ở phần lớn các DN này còn nhiều rủi ro, tính khá thi của phương án và dự án của các DN vừa và nhỏ chưa cao, cách tổ chức và điểu hành chưa chuyên nghiệp, các báo cáo tài chính không

đầy đủ và thiếu minh bạch nên các ngân hàng rất ngại rót vốn

Mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng là cho vay dựa trên tính hiệu quả của dự án kinh doanh Vì vậy, đối với khu vực kinh tế tư nhân, các ngân hàng thường

chỉ nhắm đến các DN vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả nhờ áp dụng phương pháp

quan ly — kinh doanh hiện đại, có chiến lược phát triển lâu dài, hoặc đã được các

nhà đầu tư nước ngoài để mắt đến Tuy nhiên, số lượng các DN thỏa mãn các tiêu

chí nói trên là rất nhỏ Thay vào đó, các ngân hàng sẽ xem tài sản thế chấp như

một “điều kiện cần” có tầm quan trọng xếp vị trí thứ hai khi xét duyệt tín dụng Tuy

nhiên, không phải DN vừa và nhỏ nào cũng tích lũy được tài sản để thế chấp cho

ngân hàng Ngay cả khi DN có tài sản tích lity, sẽ đến một lúc nào đó lượng tài sản

sẵn có cũng sẽ không đáp ứng đủ cho nhu cầu vốn ngày càng cao theo xu thế phát

Trang 40

Bên cạnh đó, trong tình hình lãi suất tăng cao như thời điểm hiện nay, các

DN vừa và nhỏ sẽ chịu thêm một gánh nặng khá trầm trọng khác, khiến cho khả

năng sử dụng vốn vay ngân hàng càng trở nên quá đắt đỏ và khó thực hiện

Theo kết quả một cuộc điều tra hơn 2.800 DN vừa và nhỏ tại 10 tỉnh thành

do Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương phối hợp với Tổ chức Danida (Đan Mạch)

cho thấy, quy mô của các khoản vay phi chính thức chỉ bằng 1/3 các khoản vay

chính thức và các DN không phải trả lãi suất cho khoảng 50% cho các khoản vay này, nguyên nhân là do 2/3 khoản vay là từ bạn bè và người thân Hơn nữa, các

khoản vay phi chính thức rất ít phải thế chấp, trong khi 90% khoản vay chính thức cần phải có tài sản thế chấp

Vì các hạn chế trên, lượng vốn mà ngân hàng “bơm” cho các DN vừa và nhỏ

vẫn còn rất ít so với nhu cầu

@® Nhu cầu tìm hiểu đối tác trong giao dịch thương mại

Những lợi ích mà hoạt động mua bán chịu đem lại, hẳn mọi người cũng đều

nhìn thấy rõ Tuy nhiên, cũng không ít người nhận ra đây cũng chính là “con dao

hai lưỡi” Nhược điểm của phương thức này là tạo áp lực về nguồn vốn để duy trì

chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo vì bên bán hàng không phải chỉ gối đầu cho

một vài khách hàng mà có thể lên đến hàng trăm, nghìn khách hàng trong một chu

kỳ kinh doanh Tình trạng này còn trở nên bi kịch hơn nếu các DN chỉ vì muốn thu hút khách hàng mà dé dai chấp nhận để khách hàng mua chịu trong khi chưa thực

sự nghiên cứu kỹ những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Việc thành lập công ty ở hầu hết các nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam hiện nay rất đơn giản Do đó, bên cạnh những công ty lớn, có tiếng tăm và hoạt

động trên phạm vi rộng khắp, vẫn có vô vàn các công ty nhỏ hoặc mới thành lập,

trong đó không loại trừ có cả những công ty ma hoặc làm ăn không nghiêm túc Vì

vậy, tìm hiểu đối tác kinh doanh là việc làm thiết yếu đầu tiên đối với tất cả các

DN khi tiến hành giao địch với một đối tác mới

Chúng ta sẽ lược sơ qua một số nguồn thông tin mà bên bán hàng có thể tham

Ngày đăng: 08/01/2024, 01:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN