1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của ubnd thành phố hồ chí minh

66 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 15,57 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI V

_ơ ô<<ô ee

HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA

NGUYEN VAN BINH

_ QUAN LY NHA NUOC VE AP DUNG BIEN PHAP

XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BÁT BUỘC CUA UY BAN NHAN DAN THANH PHO HO CHI MINH

LUAN VAN THAC SI QUAN LY CONG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO B NI V

_ơ ô<<ô ee

HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA

NGUYEN VAN BINH

_ QUAN LY NHA NUGOC VE AP DUNG BIEN PHAP

XU LY HANH CHINH DUA VAO CO SO CAI NGHIEN BAT BUQC CUA UY BAN NHAN DAN THANH PHO HO CHI MINH

LUAN VAN THAC SI QUAN LY CONG CHUYEN NGANH: QUAN LY CONG

MA SO: 60 34 04 03

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS NGUYEN MINH SAN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và có nguồn góc rõ ràng

Thành phó Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2018

Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của quý thầy cô, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa học cũng như thời gian nghiên cứu đê làm đề tài Luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới TS Nguyễn Minh Sản,

người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết Luận

van

Tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ Giảng viên, các thầy cô giáo trong Khoa Sau Đại Học, Học viện Hành chính Quốc gia về những bài giảng rất hữu ích; cảm

ơn đồng nghiệp về sự cô vũ lớn lao, cảm ơn gia đình đã có sự trợ giúp về mọi mặt

Đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Quản lý Nhà nước về áp dụng biện

pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân

thành phố Hồ Chí Minh, là lĩnh vực mới, chưa có các công trình nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt Vì vậy, luận văn không thê tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng, Thây cô, các cá nhân, tô chức quan tâm đến đề tài để đề tài được hoàn thiện hơn nữa

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MUC VIET TAT

ATS Amphetamine Type Stimulants (Chat kich thich kiéu

amphetamine)

NNPQ Nhà nước pháp quyền

QLNN Quản lý nhà nước

TAND Tòa án nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

VKSND Viện kiêm sát nhân dân

Trang 6

MỤC LỤC

Chuong 1: CO SO KHOA HOC CUA QUAN LY NHA NUOC VE AP DUNG BIEN PHAP XU LY HANH CHINH DUA VAO CO SO CAI NGHIEN BAT BUOC CUA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁP TÍNH .5 5< 5< 5< se secsee 10 1.1 Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh - << «+ +s£ + + Sex xevxevervrsere 10

I.1.1 Khái niệm áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt ĐuỘc s99 3.4.2 3153531 24 325252121240 10

1.1.2 Đặc điểm về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt buộc - 2s £Sx+ SE SE SE St SE Sx+EETExT3 T1 11711211 71111 111.1 11.1 11L 12

1.1.3 Vai trò áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc - - 2 + £SE SE SE£SE2E 3 21171171121121711711711 21711.111.111 11 1.1.2 13

1.2 Quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh . 5-5 <ss<< 14 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành

chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 22 ST 212511211511 2252121 11512155 14

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành

chính đưa vào cơ sở cai nghiện bất BOMBINGS cosa cctavececaivebestveusevesestcessaxeadexdeesseiresiousvieivs 16

1.2.3 Chủ thể, khách thể, đối tượng của quản lý nhà nước về áp dụng biện

pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 20

1.2.4 Các yêu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý

vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện nhiện bắt buộc 2S S25 2z: 26 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý hành chính

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của một số địa phương và bài học rút ra 3l

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành

chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của một số địa phương - 31

Trang 7

Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẺ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIEN BÁT BUỘC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH 45 2.1 Tổng quan về tệ nạn ma túy và áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 45 2.1.1 Tình hình tệ nạn ma túy tại thành phó Hồ Chí Minh - 45

2.1.2 Tình hình áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt buộc tại thành phó Hồ Chí Minh .2- ¿+ S2 S22 S2 zZ2 47

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý hành chính

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân thành pho Hồ Chí

2.2.1 Về xây dựng và thực hiện Đề án thành lập, tô chức lại, giải thể các cơ sở

cai nghiện i81 202 ii AÁ 34

2.2.2 Về chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, tô chức phô biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ 2- 2 2 ®+SE SE SE+SESE+x£SE2EE2EE2E 7E 1173171121 21 re 58 2.2.3 Về bó trí nguồn lực cho công tác lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - 2 s52 61

2.2.4 Về kiêm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện

pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - 2 + ® z+E+x+E SE Se+xczxrzrrxy 68 2.3 Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử

lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 5-5 3€ S4 E94 S9 E3 S43 333 112434354947 70

2.3.1 Những kết quả đạt được - - + <1 33333133 31 vn ng vn 70

Trang 8

3.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân thành phố

BI CURE Be ass ecossciossiessecastsssexioreinecss tssesséceossssieddnensctasrotnisestsinsinishdnastcisivesbsinsisieiss 86

3.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý

hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân thành phố

Hồ Chí Minhh «+ tEY4EEEA4EE7144 7114114 07447114 71071417140 11.00 89

3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý

hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh: « «° €EE4EET 4A4 E114 71340114 7144 71447144 714t11.tr9k, 91

3.3.1 Hoan thién thé ché quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý vi

phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc S5 S111 n1 ng 9]

3.3.2 Day mạnh tuyên truyền phô biến, giáo dục pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 94

3.3.3 Xây dựng và thực hiện Đề án thành lập, tô chức lại, giải thê các cơ sở cai nghiện bắt buộc - - 2 SE St +xSE+Et SE SE t3 S T4 E111 11 1111 111.11 11c cv 96

3.3.4 Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, tô chức phô

biến, tập huấn, bôi dưỡng nghiỆp vụ - - - - LG SE 33221112 1v vn no 97

3.3.5 Bố trí nguồn lực cho công tác lập hồ sơ đề nghị va thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 2: 2 + xszx+ 100

3.3.6 Kiểm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện

pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - -2- s S2 +E2+#+x2SxzEzxczxrzrred 102

Trang 9

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Thành phó Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn

hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có vị trí chính trị quan trọng đối với sự phát triên chung của cả nước Đi kèm với đó là các tệ

nạn xã hội có điều kiện, môi trường đê phát sinh, tồn tại và phát trién, trong đó tệ

nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của

người dân Thành phố Không những thế, tệ nạn ma túy còn là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đồng

thời nó cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh, phát triên tội phạm,

ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự, sự bình yên của xã hội và sự ồn định, phát triên kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Theo kết quả rà soát, thong kê của các ngành, chức năng của Thành phó, từ năm 2009 - 2016, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại thành phố gia tăng bình quân hàng năm khoảng 17,05% Tông số người nghiện ma túy được cai nghiện

mới chỉ chiếm chiếm tỷ lệ 53.87% so với người nghiện có hồ sơ quản lý trên địa

bàn Thành phó hiện nay là 21.172 người Qua thông kê cho thấy, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn Thành phố có xu hướng tăng, số người nghiện

ma túy chưa được tham gia các hình thức điều trị cai nghiện còn nhiều; mặc dù,

công tác tô chức điều trị cai nghiện với nhiều hình thức tương đối đa dạng, được

triển khai rất quyết liệt và đồng bộ nhưng số người tự nguyện đăng ký tham gia còn ít Hơn nữa, xu hướng số người nghiện ma túy từ các tỉnh, thành phố khác, người

lang thang không có nơi cư trú ôn định, không có việc làm đến thành phó vi phạm

cũng tiếp tục gia tăng (chiếm tỷ lệ trên 70% số người nghiện đang quản lý tại các cơ

sở cai nghiện ma túy) Giai đoạn từ cuối năm 2014 đến tháng 9 năm 2017, các cơ

quan chức năng Thành phố đã lập hồ sơ đề nghị và TAND các quận huyện đã mở phiên tòa họp xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc hơn 15.491 người; hiện các cơ sở cai nghiện ma túy của

Trang 10

quan Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện) Và cuối cùng là nhằm mục đích bảo đảm sự khách quan, công bằng và đúng pháp luật

Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đôi mới đất nước, của hội nhập kinh

tế quốc tế, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân, trong đó việc quản lý nhà nước (QLNN) về

áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của UBND

thành phó Hồ Chí Minh đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong việc xây dựng và thực hiện Đề án thành lập, tô chức lại, giải thể các cơ sở cai nghiện bắt buộc phù

hợp với nhu cầu cai nghiện và quy hoạch đã được cấp có thâm quyền phê duyệt; trong chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, tô chức phô biến, tập huấn, bồi

dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong ngành thực hiện việc lập hồ sơ đề

nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trong bố trí nguồn lực cho công tác lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trong định kỳ kiểm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện

bắt buộc

Đề QLNN về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện

bắt buộc của UBND thành phó Hồ Chí Minh có hiệu lực, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu

xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vi dân đã đặt ra nhiều vấn dé lý luận, pháp

lý cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn Vì vậy, việc nghiên

cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh” là yêu cầu

khách quan và tất yếu, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Quản lý nhà nước về áp

dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban

Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ” cho thấy các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã

tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau

Trang 11

cứu các giải pháp trong tô chức các hoạt động cai nghiện hiệu quả dành cho người nghiện ma túy tông hợp Qua kết quả nghiên cứu của đề tài này, các Cơ sở cai nghiện ma túy có thê tham khảo nghiên cứu đề đưa ra các mô hình phù hợp và giải pháp hữu hiệu

Đề tài nghiên cứu về “Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại các truong,

trung tâm cai nghiện trực thuộc Lực lượng Thanh niên Xung phong thành pho Ho Chí Minh ” của tác giả Nguyễn Văn Viên đã xác định hành vi sai lệch chuân mực của học viên cai nghiện, luận giải nguyên nhân nhằm đưa ra những biện pháp giáo

dục phù hợp với nhận thức và điều kiện đối với học viên cai nghiện Có giá trị tham

khảo đề áp dụng vào công tác quản lý, giáo dục tại các cơ sở cai nghiện ma túy Đề tài nghiên cứu về "Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” của tác giả Phan Thị Mỹ Hạnh đã tập trung nghiên cứu một cách có tính hệ thống về cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy trong thời kỳ hội nhập: phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy ở Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp có cơ sở

khoa học và tính khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu qủa quản lý nhà nước về

phòng, chống ma túy túy ở Việt Nam trong điều kiện mới

Đề tài nghiên cứu về “Quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng, chống ma túy tại thành phố Hô Chí Minh” của tác giả Lê Băng Giang đã xây dựng cơ sở lý luận của QLNN đối với hoạt động phòng, chống ma túy thông qua việc làm rõ khái niệm QLNN đối với hoạt động phòng, chống ma túy; phân tích chỉ rõ đặc điểm của hoạt động phòng, chống ma túy; xác định nội dung, vai trò và các nguyên tắc

QLNN đối với hoạt động phòng, chống ma túy; phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động phòng, chống ma túy trên địa bàn Thành phó Hồ Chí Minh đề đánh giá

về những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp bảo đảm tính khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với hoạt động phòng, chống ma túy trên địa bàn thành

phó Hồ Chí Minh

Trang 12

nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ khoa học của Cảnh sát Nhân dân; bài viết đi sâu

nghiên cứu và đưa ra những nhận định về các yếu tố có thê tác động, ảnh hưởng tới

công tác phòng, chống ma túy ở nước ta; bài viết có giá trị tham khảo để áp dụng vào công tác lập hồ sơ và thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Bài viết “Khó khăn trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ” của tác giả Hà My đăng trên Trang thông tin phía nam

của Bộ Tư Pháp; tác giả đi sâu tìm hiểu và nêu ra một loạt các vấn đề khó khăn gặp

phải trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thông qua đó tác giả cũng đề ra các nhóm giải pháp để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập trên; qua nội dung bài viết này, các cơ quan, đơn vị tham gia công tác lập hồ sơ và áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có thê tham khảo nghiên cứu đê đưa ra các giải pháp hợp lý đề khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công việc

Bài viết “Nghịch lý đưa người đi cai nghiện khó hơn bắt tội phạm ” của tác

giả Thục Quyên đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam; nội dung bài viết đánh giá sau

hơn 3 năm trên phạm vi toàn quốc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc kê từ thời điểm các quy định liên quan đến việc xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án xem xét, quyết định có hiệu lực Bên cạnh một số kết quả bước đầu thì quá trình triên khai biện pháp này gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ kịp thời mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về hành

chính Khía cạnh khai thác của tác giả bằng cách phỏng vắn, trao đôi trực tiếp với

những cá nhân thực thi công vụ có liên quan đến công tác lập hồ sơ và áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Bài viết có giá trị tham khảo nghiên cứu giúp cho cán bộ tham gia công tác lập hồ sơ ở các địa phương

“Tâm lý giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy (từ thực tế thành phố Hồ Chí Minh) ”, Sách do PGS.TS Phan Xuân Biên và TS Hồ Bá Thâm (đồng chủ

biên); do Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 Nội dung cuốn sách

Trang 13

thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ở các tỉnh, thành và địa phương trên cả nước

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận

văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học của QLNN về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc của UBND cấp tỉnh

Chương 2: Thực trạng QLNN về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đối

tượng vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc của UBND thành phó Hồ Chí Minh

Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt

Trang 14

Chuong 1: CO SO KHOA HOC CUA QUAN LY NHA NUOC VE AP DUNG BIEN PHAP XU LY HANH CHINH DUA VAO CO SO CAI NGHIEN BAT

BUOC CUA UY BAN NHAN DAN CAP TINH

1.1 Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh

1.I.L Khái niệm áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ

sở cai nghiện bắt buộc

Vi phạm hành chính thường được hiểu là những vi phạm do pháp luật quy định trong các lĩnh vực QLNN nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự theo quy định của quy định pháp luật hình sự thì được coi là vi phạm hành chính Từ đó có thể

hiểu khái niệm '*Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tô chức thực hiện,

vi phạm quy định của pháp luật về QLNN mà không phải là tội phạm và theo quy

định của pháp luật phải bị xử phạt vị phạm hành chính” được nêu tại Điều 2 Khoản

I của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Khi đề cập đến pháp luật xử phạt vi phạm hành chính thì một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là cơ sở của việc xử phạt hành chính Cơ sở của việc xử phạt vi phạm hành chính là có hành vị vị phạm hành chính được pháp luật quy định Việc nghiên cứu về khái niệm hành vi vi phạm hành chính vừa có ý nghĩa

lý luận quan trọng vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, bởi lẽ, chỉ khi định nghĩa được đúng về hành vi vi phạm hành chính mới có thê xác định được các vi phạm hành chính cụ thê trong từng lĩnh vực QLNN Xác định được đúng hành vị vị phạm hành

chính, tức là xác định đúng cơ sở xử phạt, thì việc thực hiện xử phạt hành chính mới bảo đảm chính xác, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tô chức và cá nhân có liên quan; phát huy được hiệu quả và mục đích của việc xử phạt

hành chính là nhằm lập lại trật tự QLNN bị xâm hại, góp phần giáo dục người vi

phạm và răn đe, phòng ngừa vi phạm trong tương lai, tránh được sự tuỳ tiện trong xử phạt hành chính Trong thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật hiện nay, vi phạm hành chính thường được hiệu một cách chung nhất là hành vi vi phạm các quy

tắc, nguyên tắc quản lý của Nhà nước nhưng không phải là tội phạm và bị xử lý

Trang 15

tại Điều 2, Khoản 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, qui định: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thâm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử

phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tô chức thực hiện hành vi vi

phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” Trong xử phạt vị phạm hành chính thì việc áp dụng các biện pháp xử lý vị

phạm hành chính tại TAND là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt của Tòa án,

nhằm giải quyết đúng đắn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân có liên quan, bao dam NNPQ XHCN; do đó biện pháp xử lý hành chính theo qui định tại Điều 2, Khoản 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 qui định “biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi

phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao

gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trần; đưa vào trường giáo dưỡng: đưa

vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”

Ở trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thì tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm pháp luật về sử dụng và lệ thuộc vào các chất ma túy mà không phải là tội phạm, và áp dụng biện pháp

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trước khi Luật Xử lý vị phạm hành chính được Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa

XIII thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực từ 1/7/2013 thì thâm quyền quyết

định đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc là do UBND cấp

quận, huyện và thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) thực

hiện, bằng một quyết định hành chính Kê từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có

hiệu lực thì thâm quyền quyết định đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai

nghiện bắt buộc được qui định cho TAND cấp quận, huyện và thành phó thuộc tỉnh

(sau đây gọi tắt là TAND cấp huyện) Có thể nhận thấy răng việc chuyên quyền

quyết định đưa người nghiện ma túy từ UBND cấp huyện sang TAND cấp huyện là

một bước chuyên cơ bản từ các quyết định mang tính thủ tục hành chính sang việc thụ lý xem xét và phán quyết của một cơ quan thực thi pháp luật

Mặt khác, với sự qui định quyền đưa người nghiện đi cai bắt buộc từ UBND

Trang 16

quyền con người trong quá trình xem xét quyết định đưa hay không đưa một người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc tập trung thông qua các bước thụ lý hồ sơ và họp xét quyết định chính thức theo đề nghị của các cơ quan chức năng (ở đây là cơ quan Tư pháp, Công an và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện)

Tóm lại, từ những phân tích trên, tác giả rút ra được khái niệm về áp dụng

biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là áp dụng biện pháp đối với người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này mà đã bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trần mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng

không có nơi cư trú ôn định do TAND cấp huyện tiến hành

1.1.2 Đặc điểm về áp dụng biện pháp xử lý vỉ phạm hành chính đưa vào

cơ sở cai nghiện bắt buộc

Xuất phát từ khái niệm về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hoạt động QLNN về công tác cai nghiện ma túy

bắt buộc hiện nay có thể rút ra các đặc điểm về việc áp dụng biện pháp xử lý vi

phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:

Một là, việc áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc là thê hiện tính quyền lực Nhà nước có tính chất đơn phương, mệnh lệnh buộc đối tượng bị quản lý phải chấp hành vô điều kiện những quy định của chủ

thé quan ly, nếu đối tượng quản lý vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã

hội, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trước pháp luật

Hai là, việc áp dụng biện pháp xử lý vì phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do TAND cấp huyện tiến hành thông qua các bước thụ lý hồ sơ và họp xét quyết định chính thức theo đề nghị của các cơ quan chức năng (ở đây là cơ

quan Tư pháp, Công an và cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện)

Ba là, việc áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc được tiến hành tại TAND là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt

của Tòa án, nhằm giải quyết đúng đắn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân có liên quan, bảo đảm tính

Trang 17

Bồn là, việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật mà

không phải là tội phạm

1.1.3 Vai trò áp dụng biện pháp xứ lý vì phạm hành chính đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt buộc

Tầm quan trọng của việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa

vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thê hiện trên một số mặt cơ bản sau:

Việc áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có một vai trò hết sức quan trọng góp phân tích cực trong công tác đấu tranh, phòng, chống ma túy nói chung và công tác cai nghiện ma túy nói riêng

Thông qua việc áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc góp phần ồn định tình hình an ninh trật tự, sự bình yên của xã

hội và sự ôn định, phát triển kinh tế - xã hội

Việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có một vai trò quan trọng đối với người nghiện ma túy là nhằm giúp họ có

điều kiện cai nghiện tốt, giúp họ được chữa bệnh, điều trị nghiện, được tham gia các hoạt động lao động, học văn hóa, học nghề

Góp phần ngăn chặn nguy cơ vi phạm pháp luật của người nghiện ma túy Bên cạnh đó, khi ap dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc còn giúp gia đình, người thân của họ giảm giánh nặng về kinh

tế

Tom lại, việc áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc có một vai trò đặc biệt hết sức quan trọng trong công tác cai nghiện

ma túy hiện nay; thông qua hoạt động xử lý vị phạm hành chính đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc do TAND cấp huyện tiến hành là nhằm mục đích bảo đảm sự

khách quan, công bằng và đúng pháp luật Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức

về vai trò của QLNN về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đối tượng vào cơ

Trang 18

1.2 Quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm

hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đề có cơ sở nghiên cứu khái niệm QLNN, trước hết cần làm rõ khái niệm

“quản lý” Thuật ngữ “quản lý” thường được hiệu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của nhà nghiên cứu Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa quản lý (hành chính, chính quyền) Ngoài ra trong tiếng Anh còn có một thuật ngữ khác là Management vừa có nghĩa quản lý, vừa có nghĩa quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị; theo đó các nhà khoa học khi nghiên cứu về quản lý cũng đưa ra nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ:

Mary Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực

hiện thông qua người khác”

Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra

thông qua việc điều khiên, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác”

Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiên, hướng dẫn

các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã

đề ra” ( Chính trị quốc gia (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Hà Nội)

“Quản lý là việc đạt tới mục đích của tô chức một cách có kết quả và hiệu

quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tô chức, lãnh đạo và kiêm tra các nguồn lực

của tô chức” (Trường Đại học Kinh tế Quốc Doanh (2001), Khoa học quản lý, tập I,

Hà Nội)

Từ những cách hiều, quan niệm trên của các nhà khoa học cho thấy, quản lý

là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tô chức

Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau

trong một tô chức nhăm đạt được mục tiêu chung Nói một cách tông quát nhất quản

Trang 19

Theo đối tượng quản lý, các hoạt động quản lý có thê phân chia thành ba nhóm chủ yếu: quản lý giới vô sinh, quản lý giới sinh vật và quản lý xã hội Như vậy, quản lý xã hội với tư cách là quản lý các hoạt động của con người, g1ữa con người với nhau trong xã hội loài người là một bộ phận của quản lý chung Trong

hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thê tham gia: các đảng phái chính trị, nhà

nước, các tô chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp, trong đó Nhà nước giữ

vai trò quan trọng Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, công cụ quan trọng nhất đê quản lý xã hội

QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của Nhà nước Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ

thống các Cơ quan thực thi Quyên lực Nhà nước - bộ phận quan trọng của quyền

lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội QLNN được hiểu trước hết là hoạt động của các Cơ quan Nhà nước thực thi Quyền lực Nhà

nước

Về nguyên tắc, quyền lực Nhà nước hiện nay ở mọi quốc gia trong quá trình

thực thi đều được chia thành ba bộ phận cơ bản là quyền lập pháp, quyền hành pháp

và quyên tư pháp Quan hệ giữa các cơ quan thực thi ba nhánh quyền lực Nhà nước này, trước hết là quan hệ giữa cơ quan thực thi quyền lập pháp và cơ quan thực thi

quyền hành pháp, xác định cách thức tô chức bộ may QLNN va tao nên sự khác biệt

trong cách thức tô chức bộ máy nhà nước ở các nước khác nhau Ở nước ta quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo cơ chế đó, quyền lập pháp được trao cho một cơ quan duy nhất thực hiện là

Quốc hội Ngoài chức năng chủ yếu là lập pháp (ban hành và sửa đổi Hiến pháp,

luật và các bộ luật), Quốc hội ở nước ta còn thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng khác

là giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của Nhà nước và quyết định những chính

sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, chiến lược phát triên kinh tế - xã hội, những

Trang 20

Theo đó, kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, được qui định tại Điều 7 của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và

thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư liên tịch số

148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2014 quy định quản lý và

sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ

sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chữa

trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tô chức cai

nghiện ma túy tại gia đình và cộng đông

1.2.2.4 Kiểm tra việc lập hồ sơ đê nghị và thi hành quyết định áp dụng biện

pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Thực hiện công tác kiểm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp

dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là việc làm cần thiết và mang

tính bắt buộc trong quá trình thực thi công vụ nhằm thực hiện đảm bảo nguyên tắc việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách

quan, đúng thâm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật

Theo đó, đối với UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình, Chủ tịch UBND có trách nhiệm thường xuyên chỉ đạo, kiêm tra việc lập hồ

sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của người có thâm quyền thuộc phạm vi quản lý của mình; Xử lý kỷ luật đối

với người có sai phạm trong việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng

biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo

về xử lý vi phạm hành chính trong việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp

dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do mình phụ trách theo quy định của pháp luật

Bên cạnh đó, việc kiêm tra còn giúp UBND cấp tỉnh chỉ ra những yếu kém

Trang 21

những vi phạm pháp luật đê có những biện pháp xử lý kịp thời, xây dựng những biện pháp phòng ngừa; thực hiện việc kiểm tra trường xuyên nhằm chắn chỉnh, ngăn ngừa không để xảy ra hành vi tiêu cực của những cán bộ tham gia công tác lập hồ

sơ đề nghị và thi hành quyết định của TAND

Tóm lại, việc thanh tra, kiêm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết

định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo Điểm d, Khoản 1, Điều 41 của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa

vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều I1 Thông tư số

14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 thang 06 nam 2014 ban hành biêu mẫu về lập

hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên

của cơ sở cai nghiện bắt buộc giao Giam đốc Sở Lao động - Thương bình và Xã hội

cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành

của địa phương thực hiện Thông tư này; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực

hiện

1.2.3 Chủ thể, khách thể, đối trợng của quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp xử lý vỉ phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Thứ nhất, chủ thể của QLNN về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành

chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Chủ thê quản lý là con người, cơ quan, tô chức do con người lập ra có một quyền lực nhất định đề buộc các đối tượng phải tuân thủ những qui định do chủ thê đặt ra Theo đó, trong phạm vị nghiên cứu hoạt động QLNN về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì chủ thê QLNN được xác định là UBND cấp tỉnh, thành phó trực thuộc Trung Ương

Tuy nhiên, đề thực hiện công tác QLNN về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm

hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì đòi hỏi có sự tham gia của các chủ

thé khác trong công tác lập hồ sơ đề nghị và thì hành quyết định, gồm UBND cấp

quận, huyện và UBND cấp phường, xã, thị trấn Ngoài ra, theo Luật Tô chức chính

Trang 22

các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thì đòi hỏi phải có các Cơ quan chuyên môn thuộc UBND được tô chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp

UBND thực hiện chức năng QLNN về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện

các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp

trên; Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tô chức, biên chế và công tác của UBND, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ

quan QLNN về ngành, lĩnh vực cấp trên [21]

Từ những qui định của pháp luật nêu trên, và xuất phát từ phạm vị nghiên cứu hoạt động QLNN về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ

sở cai nghiện bắt buộc thì có sự tham gia của các chủ thê sau: Chủ thê về QLNN có

UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; các Cơ quan chuyên môn

thuộc UBND tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng QLNN về ngành, lĩnh

vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, uy quyền

của cơ quan nhà nước cấp trên gồm có: Công an cấp xã, Công an cấp huyện, Phòng Tư pháp cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, TAND cấp huyện, các Sở ngành có liên quan, cơ sở xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy bắt

buộc

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm chủ yếu của các chủ thê tham gia công tác lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt buộc:

UBND phường, xã, thị trấn:

Ra thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ Khi hoàn tat thu tục hồ sơ thì đánh bút lục và lập hồ sơ thành 02 bản: Bản gốc gửi Phòng Tư pháp quận, huyện đề kiểm tra

tính pháp lý kèm theo văn bản đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bản sao lưu tại cơ quan lập hồ sơ theo quy định của pháp

luật về lưu trữ

Trang 23

này và bị áp dụng biện pháp quản lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bằng một quyết định của TAND cấp huyện

Theo đó với hành vị phạm pháp luật của người sử dụng và bị lệ thuộc vào

các chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thì được pháp luật qui định tại

Điều 3, Nghị định 136/2016/NĐ-CP, ngày 09 tháng 9 năm 2016 về sửa đổi, bô sung

một số điều của Nghị định số 221/2013/ND-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, quy định đối

tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với những trường hợp sau [11]:

Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuôi trở lên, có nơi cư trú ôn định, trong thời hạn 02 năm kê từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị tran do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kê từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị tran do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện:

Người nghiện ma túy từ đủ 1§ ti trở lên, có nơi cư trú ôn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trần do nghiện ma túy;

Người nghiện ma túy từ đủ 1§ ti trở lên, khơng có nơi cư trú ôn định

Tại Khoản 2, Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cũng

qui định cụ thê đối với những trường hợp người nghiện ma túy nhưng không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau: Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuôi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận

Thứ ba, đối tượng của QLNN về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành

chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đối tượng của QLNN là các hoạt động QLNN về áp dụng biện pháp xử lý

hành chính đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc của UBND cấp tỉnh

và thành phố trực thuộc Trung Ương

Trang 24

Các hoạt động QLNN có liên quan bao gồm việc xây dựng và thực hiện Đề

án thành lập, tô chức lại, giải thê các cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp với nhu cầu

cai nghiện và quy hoạch đã được cấp có thâm quyền phê duyệt; Chỉ đạo các cơ quan

chuyên môn trực thuộc, tô chức phô biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán

bộ, nhân viên trong ngành thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định

áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bồ trí nguồn lực cho công tác

lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và định kỳ kiêm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định

áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc [8]

1.2.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về áp dụng biện pháp

xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện nhién bắt buộc

QLNN về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai

nghiện nhiện bắt buộc là hoạt động QLNN mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng

công cụ pháp luật để quản lý và đòi hỏi chủ thê quản lý phải chấp hành, tuân thủ các

qui định của luật định; theo đó dé áp dụng được biện pháp xử lý vị phạm hành chính

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đòi hỏi phải tiến hành giải quyết những công việc

có liên quan đến hoạt động lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện nhiện bắt buộc sau khi

TAND ra quyết định nhăm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra Chính vì vậy, đòi

hỏi cần nhận diện đúng những yếu tố có ảnh hưởng mang tính khách quan và chủ

quan, tác động đến công tác lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là cơ sở quan trọng nhằm kịp thời thực hiện những giải pháp phù hợp, đáp ứng những yêu cầu,

đòi hỏi mới của tình hình thực tế Do đó hoạt động QLNN về áp dụng biện pháp xử

lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện nhiện bắt buộc sẽ bị ảnh hưởng bởi

các yêu tô khách quan và chủ quan sau:

Nhóm yếu tổ ảnh hưởng mang tính khách quan tác động đến QLNN về áp

dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện nhiện bắt buộc:

Trang 25

Một là, yêu tố ảnh hưởng từ việc triển khai thực hiện các qui định của pháp luật về công tác cai nghiện ma túy, trong đó đặc biệt là Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Việc triển khai áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đối tượng vào cơ sở

cai nghiện ma túy bắt buộc bước đầu có kết quả từ khi Luật Xử lý vi phạm hành

chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực Việc xử lý hành chính người nghiện ma túy đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc bằng một quyết định của Tòa án, có thê nói đây là một việc làm hoàn toàn mới mà trước đây pháp luật ở Việt Nam chưa quy định Việc chuyên quyền quyết định đưa người nghiện ma túy từ UBND cấp hyện sang TAND cấp huyện là một bước chuyền cơ bản từ các quyết định mang tính thủ tục hành chính sang việc thụ lý xem xét và phán quyết của một cơ quan thực thi pháp luật So với các Nghị định quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa

vào cơ sở chữa bệnh trước đây như: Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004;

Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 05/4/2005 và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP

ngày 26/7/2011 của Chính phủ thì nội dung quy định tại Nghị định sé

221/2013/NĐ-CP đã có những thay đôi nhất định về đối tượng bị đề nghị áp dụng

biện pháp đưa vào cơ sơ cai nghiện bắt buộc, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị, thời

hiệu và thâm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Những thay đôi sẽ gây ra không ít những khó khăn, lúng túng cho các đơn vị, địa phương trong việc lập hồ sơ người nghiện để đề nghị đưa vào cơ sơ cai

nghiện bắt buộc; thay đôi hệ thống biểu mẫu hồ sơ: mở phiên tòa họp xét đối

tượng

Hai là, yêu tô ảnh hưởng từ việc triển khai thực hiện Đề án đôi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm

2030

Trang 26

Methadone, : hàng năm đều tô chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác cai nghiện cho cán bộ các ngành Tòa án, Công an, Y tế, Tư pháp và Lao động - Thương

binh và Xã hội từ thành phó đến quận, huyện, phường, xã

Hai là, tô chức lại Trung tâm Giáo dục — Dạy nghề 05-06 thành Cơ sở xã hội

Bầu Bàng thành phố Đà Nẵng, là cơ sở đa chức năng, có nhiệm vụ tiếp nhận, quản

lý, chăm sóc, điều trị, giáo dục dạy nghề cho các đối tượng cai nghiện ma túy bắt buộc theo quyết định của Tòa án, cai nghiện tự nguyện; quản lý, cắt cơn, giải độc,

tư vấn tâm lý đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ôn định trong thời

gian lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét

Ba là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện các chính sách khuyến

khích đối với người cai nghiện Thành phó đã tiến hành đầu tư trên 80 tỷ đồng để

nâng cấp, mở rộng cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc tập trung: từng bước đầu tư

trang thiết bị cho các khu cắt cơn cai nghiện tại Trung tâm y tế và Khoa điều trị nghiện chất Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng Ngoài ra, còn có chính sách hỗ trợ 100%

chi phí cho người cai nghiện ma túy tại gia đình - cộng đồng: cai nghiện tự nguyện tập trung: hỗ trợ 350.000 đồng/tháng cho cán bộ làm công tác cai nghiện tại gia đình - cộng đồng: hỗ trợ 25% tiền lương cơ sở/người/tháng cho cán bộ làm công tác kèm cặp, giúp đỡ người sau cai tại cộng đồng: hỗ trợ 200% lương cơ bản cho bác sĩ và 150% lương cơ bản cho cán bộ có bằng đại học, cao đăng và 100% lương cơ bản

cho số cán bộ còn lại của cơ sở cai nghiện tập trung

Bên cạnh kết quả đạt được rất đáng khích lệ, nhưng công tác này ở địa

phương còn gặp không ít khó khăn, đó là: Cơ chế pháp luật của chúng ta xem người nghiện là bệnh nhân, là nạn nhân, trong khi đó bản thân người nghiện lại không hợp

tác, thậm chí còn gây ra cho xã hội nhiều hậu quả Số người nghiện tăng nhanh,

trong khi hệ thống pháp luật điều chỉnh hành vi này còn nhiều bất cập, cơ sở vật

chất, nguồn nhân lực phục vụ cho việc điều trị nghiện không đáp ứng Chính sách

cai nghiện hiện hành chỉ mới chú trọng đến việc cắt cơn theo hướng điều trị sinh hóa Chưa quan tâm đúng mức đến điều trị tâm lý, phục hồi hành vi nhân cách và

giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện

Tinh Son La:

Trang 27

UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Đề án kiện toàn, sắp xếp lại các Trung tâm

Giáo dục - Lao động trên địa bàn tỉnh, đồng thời ban hành Kế hoạch thực hiện đôi

mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 Hiện nay, sau khi

sắp xếp, kiện toàn lại tỉnh Sơn La đang duy trì hoạt động 03 cơ sở điều trị nghiện

ma túy đa chức năng (trong đó có chức năng cai nghiện ma túy bắt buộc); Hiện nay,

các Cơ sở Điều trị nghiện ma túy đều thực hiện đa chức năng nhiệm vụ, cụ thé: cai nghiện ma túy bắt buộc theo quyết định đưa vào của tòa án; cai nghiện tự nguyện: Tính từ tháng 11/2014 đến hết ngày 13/7/2017 các cơ sở điều trị nghiện ma túy đã

tiếp nhận 1.082 người cai nghiện có quyết định của tòa án

Về tình hình chung các cơ sở cai nghiện tại Tỉnh Sơn La: Số cán bộ quản lý

263 biên chế, nhìn chung cán bộ tại các cơ sở đã được bố trí tương ứng với quy mô

tiếp nhận người cai nghiện Đa số đội ngũ cán bộ đã có thời gian dài công tác tại Cơ sở và đã được bố trí đi tập huấn, đào tạo, đồng thời có kinh nghiệm thực tế trong qua trình thực hiện nhiệm vụ cai nghiện nên cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của

công tác cai nghiện trong tình hình hiện nay

Về công tác tiếp nhận và quản lý người cai nghiện các cơ sở tuân thủ nghiêm các qui định về công tác tiếp nhận, phân loại và tô chức quản lý đảm bảo, an toàn; thường xuyên xây dựng kế hoạch quản lý chặt chẽ, năm bắt diễn biến tư tưởng của đối tượng đảm bảo không đề xảy ra bạo động, bạo loạn, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp học viên bỏ trồn tại Cơ sở Các cơ sở điều trị nghiện ma túy đã duy

trì và thường xuyên thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tư vấn

giúp cho học viên năm được tác hại, hậu quả của việc nghiện ma túy, có nhận thức đúng về cai nghiện ma túy; năm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng người cai nghiện

đề có biện pháp giúp đỡ phù hợp và kịp thời

Do thực hiện tốt công tác phân loại, quản lý chặt chẽ người cai nghiện theo

quy định và tạo được môi trường gần gũi, thân thiện nên trong thời gian qua số học

viên vào cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở điều trị nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh

Sơn La cơ bản chấp hành tốt nội quy của Cơ sở, đồng thời có tính hợp tác trong

thực hiện cai nghiện; số đối tượng bỏ trồn khỏi các các cơ sở điều trị nghiện ma túy

Trang 28

cai nghiện đánh nhau, quậy phá trong cơ sở hoặc kích động, lôi kéo người khác gây

mất ôn định tình hình của các cơ sở điều trị nghiện ma túy

Tuy nhiên, cơ sở vật chất của các cơ sở điều trị nghiện ma túy đều là cơ sở vật chất của các Trung tâm Giáo dục - Lao động sau khi được sắp xếp, chuyên đôi

theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện Hiện nay, cả 03 cơ sở điều trị nghiện ma

túy của tỉnh Sơn La đều đã đã xuống cấp, do thời gian xây dựng đã lâu (Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh xây dựng năm 2003, Cơ sở điều trị nghiện ma túy huyện Thuận Châu và Cơ sở điều trị nghiện ma túy huyện Sông Mã được Xây dựng từ những năm 2007), trang thiết bị phục vụ cho công tác cai nghiện hiện nay chưa đầy đủ, chưa thực sự đáp ứng đối với công tác cai nghiện ma túy trong tình hình hiện nay, nhất là việc thực hiện đôi mới công tác cai nghiện ma túy hiện nay

Tinh Bà Rịa - Vũng Tàu:

Tinh Ba Ria — Ving Tau la tinh ven biên thuộc khu vực Đông Nam bộ, phía

Bắc giáp Đồng Nai, phía tây giáp Hồ Chí Minh, phía Đông giáp Bình Thuận, phía nam giáp Biên Đông: diện tích tự nhiên 1.982 km2: gồm 08 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 02 thành phố thuộc tỉnh (Vũng Tàu, Bà Rịa); dân số trên 1,l

triệu người (tính đến cuối năm 2016), với mật độ 516 người/km2, bao gồm 15 dân

tộc và 06 tôn giáo chính GDP bình quân đầu người 119,63 triệu đồng/năm (nếu tinh cả dầu khí là 222 69 triệu đồng/năm) Là địa phương năm trong Vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, có điều kiện kinh tế - xã hội phát triên, đời sống vật chất, tinh

thần của nhân dân được nâng cao Bên cạnh đó, tỉnh cũng phải đối mặt với những

phức tạp về an ninh trật tự, an toàn xã hội, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội ngày

càng diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi, nhất là tội phạm vận

chuyên, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy gây bức xúc trong dư

luận; khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc đấu tranh phòng ngừa, triệt phá

Tính đến tháng 05/2017, trên địa bàn tỉnh có 2.752 người nghiện có hồ sơ quản lý

(trong đó: nam 2.575 người, nữ 177 người), sử dụng ma túy tông hợp 1.855 người

(chiếm 67,4%); 08/08 huyện, thành phó đều có người nghiện ma túy

Tình hình tô chức thực hiện công tác cai nghiện, hiện trên địa bàn tỉnh có 01 Cơ sở cai nghiện thực hiện đa chức năng đã được kiện tồn vê cơ câu tơ chức, bộ

Trang 29

máy, ngoài ra từ tháng 07/2016 trở về trước trên địa bàn tỉnh còn có 01 Cơ sở cai nghiện dân lập, nay đã giải thê Hiện tại, Cơ sở Tư vấn & Điều trị nghiện ma túy

đang quản lý 570 học viên, trong đó cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Toà án

546 người và có 24 người cai nghiện tự nguyện

Nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về giảm điều trị cai nghiện bắt

buộc tại các Cơ sở cai nghiện bắt buộc và tăng dần điều trị nghiện tại gia đình, cộng

đồng Cuối năm 2014 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Kế hoạch thực hiện Dé

án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 Từ năm

2015 đến nay, được sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ phát triển sáng kiến cộng đồng (SCDI), tinh da thí điểm thành lập được 0§ Điểm Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy đặt tại các Trạm y tế xã, phường, thị trấn (Vũng Tàu 01, Tân Thành

01, Long Điền 01, Bà Rịa 03, Châu Đức 01, Xuyên Mộc 01) nhằm mục đích từng bước giảm áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nhiệm vụ của các

Điểm tư vấn là tiếp cận, vận động người nghiện ma túy tham gia các chương trình điều trị cai nghiện, cung cấp dịch vụ tư vẫn dự phòng tái nghiện, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người nghiện và người sau cai nghiện; khai thác, kết nối nguồn lực của địa phương nhăm hỗ trợ người nghiện và quản lý sau cai nghiện Ngoài mục tiêu giúp người nghiện ma túy ngừng (hoặc giảm) sử dụng ma túy, việc

điều trị nghiện còn hướng tới mục tiêu làm giảm các tác hại về sức khỏe và xã hội

liên quan tới sử dụng ma túy, giúp người nghiện thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, có kết quả bước đầu thì việc tô

chức thực hiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại một số địa phương nghiên cứu và tình hình chung của cả nước cũng gặp

những khó khăn, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, được thê hiện

trên một số điểm cơ bản sau:

Việc tô chức thực hiện các biện pháp liên quan đến công tác áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chưa đồng bộ, chưa được

các cấp ủy, chính quyền một số địa phương thực sự quan tâm; Đội ngũ cán bộ trực

tiếp làm công tác lập, thâm định, thâm tra hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ cơ

Trang 30

sở cai nghiện bắt buộc như Công an, Y tế, Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã

hội đều quá tải công việc thường xuyên trong khi đó họ lại chưa được tập huấn

chuyên sâu khi được giao nhiệm vụ này này, nên khi tác nghiệp còn nhiều thiếu sót

Việc xác định người không có nơi cư trú ồn định gặp nhiều khó khăn do

người nghiện có tình khai không đúng sự thật, khai ở nhiều nơi Sự phối hợp giữa

các địa phương trong việc xác minh nơi cư trú của người nghiện, đặc biệt các

trường hợp ngoài tỉnh chưa thống nhất

Việc rà soát, đề xuất sửa đôi, bô sung các văn bản quy phạp pháp luật về công tác cai nghiện ma túy của các Bộ, ngành liên quan còn chậm, dẫn đến các địa phương lúng túng trong công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt buộc

Công tác quản lý người không có nơi cư trú ôn định trong thời gian lập hồ sơ

đưa vào có Cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP

ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo cơng tác phịng, chống, kiểm sốt và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, trong đó có công tác tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ôn định trong thời gian lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt

buộc Theo đó Luật xử lý vị phạm hành chính quy định Chủ tịch UBND cấp xã có

thâm quyên quyết định đưa đối tượng vào Cơ sở xã hội Tuy nhiên, nhiều địa phương giao cho cơ quan công an quyết định, quy định này không phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính, nhưng thuận tiện, kịp thời cho quá trình lập hồ sơ, quản

lý đối tượng

Theo báo cáo tại hội nghị sơ kết 03 (ba) năm triên khai Nghi định 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ, do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tô chức tại Đà Nẵng, ngày 31 tháng 7 năm 2017, đánh giá: Công tác quản lý người cai

nghiện tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt

ra, tình trạng đối tượng tự tử, thâm lậu ma túy, chống đối người thi hành công vụ,

Trang 31

hiện nay là người nghiện ma túy tông hợp (khoảng 70%), nhưng hiện nay chưa có

phác đồ điều trị cho người nghiện ma túy tổng hợp có biêu hiện rối loạn tâm thần,

có hành vi kích động gây rối, tự hủy hoại thân thê, tự tử Do đó, các Cơ sở cai nghiện hiện nay rất khó khăn trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và công tác y tế, tư vấn tâm lý Thực tế đã có trường hợp học viên tự tử như: Cơ sở cai nghiện tỉnh Hải Dương; Cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh - tỉnh Hải Phòng; Cơ sở cai

nghiện tỉnh Đồng Nai; Cơ sở cai nghiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Trình độ cán bộ,

nhân viên của Cơ sở xã hội cũng như Cơ sở cai nghiện chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trong khi người nghiện ma túy phần lớn đã chuyền sang sử dụng ma túy tông hợp, nhưng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ

chưa được cập nhật, nâng cao; Cơ cấu về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ chưa

phù hợp với nhiệm vụ được giao, người có chuyên môn tâm lý, y tế, giáo dục thiếu trong khi cán bộ quản lý, bảo vệ đang thừa

Nhìn chung, trong thời vừa qua tại một số cơ sở cai nghiện quá tải dẫn đến

liên tiếp xảy ra các vụ học viên bạo động, trồn cơ sở cai nghiện tập thê (như ở Bà

Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng ), như lời Bộ trưởng Bộ LĐ-

TB&XH Dao Ngoc Dung trả lời chất vẫn của các Đại biểu tại phiên họp thứ 9 của

Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV, ngày 18/4/2017, theo đó Bộ trưởng cho hay “ lý do là những học viên không tự nguyện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc (do gia đình đưa vào); bên cạnh đó nhiều địa phương đưa người nghiện vào cơ sở đề

nhằm làm trong sạch địa bàn, dẫn đến cơ sở cai nghiện quá tải, tạo sự bức bối cho

học viên Mặt khác trong số học viên cai nghiện nhiều người đã có tiền án, tiền sự

thường cầm đầu gây rối; chế tài đối với hành vi đập phá, trốn trại chưa đủ sức răn

đe; đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện mỏng (ví dụ ở Đồng Nai, | can bộ phục

vụ tối thiêu 10 học viên”, theo Trang Thông tin điện tử Kiêm toán Nhà nước, Mục

Tm tức — Sự kiện

Trang 32

Trong khi đó nhìn chung công tác cai nghiện thời gian qua chưa được quan tâm

đúng mức, chưa quán triệt tinh thần coi nghiện ma túy là một loại bệnh, từ đó cung cấp dịch vụ chữa bệnh Do đó, nhiều cơ sở cai nghiện có cơ sở vật chất xuống cấp, quá tải

1.3.2 Một số bài học rút ra

Xác định công tác phòng, chống ma túy nói chung và công tác cai nghiện ma

túy bắt buộc nói riêng là trách nhiệm và nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Khăng định sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng và chính

quyền các cấp là yêu tố quyết định thắng lợi trong công tác QLNN về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của một số địa phương trong thời gian qua Từ những kết quả đạt được cùng với những khó khăn, tồn tại của các địa phương trong quá trình thực hiện, có thể rút ra một số bài học quý báu cho công tác QLNN về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa

vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

1 Cac cap ủy Đảng và chính quyên phải có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt đối với công tác phòng, chống ma túy nói chung và công tác cai nghiện ma túy bắt buộc nói riêng: đưa nội dung này vào chương trình hoạt động, chỉ đạo thường xuyên qua việc cụ thê hóa bằng các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng đơn vị, địa phương theo tinh thần và nội dung Chi thi s6 21- CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới Đồng thời thường xuyên theo đõi, đôn đốc việc thực hiện công tác áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở từng đơn vị, địa phương

2 Tăng cường công tác tuyên truyền, tô chức phô biến pháp luật và nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của của pháp luật về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong đó cần tập trung phô

biến về Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan

Trang 33

và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đảm bảo trước khi triên khai thực hiện áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường

xuyên đào đạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại

các Cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội dé dap tmg yéu cau nhiém vu trong tinh

hình mới Sắp xếp, kiện tồn hợp lý tơ chức bộ máy, lực lượng cán bộ thực hiện

công tác QLNN, cán bộ làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội, cán

bộ tham gia công tác phòng, chống ma túy nói chung và bộ máy tham mưu cho chính quyền các cấp

4 Cần quân tâm đầu tư về cơ sở vật chất tại các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ

sở xã hội nhằm đáp ứng tình hình tiếp nhận người nghiện của địa phương, tránh tình

trạng quá tải về cơ sở vật chất như thời gian vừa qua Trong quá trình thực hiện hoạt

động QLNN tại địa phương, tùy vào tình hình thực tế tại địa phương mà Chủ tịch UBND cap tinh chi dao xay dung va thuc hién dé an thanh lap, tô chức lại, giải thê

các cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt

5 UBND cấp tỉnh cần quán triệt tinh thần coi nghiện ma túy là bệnh mãn

tính do rối loạn của não bộ, từ đó triển khai thực hiện đa dạng hóa các mô hình điều trị nghiện, nâng cao chất lượng về điều trị nghiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện tham gia điều trị, đây mạnh công tác điều trị nghiện tự nguyện; đào tạo, dạy

nghề và hỗ trợ giúp đỡ người nghiện vay vốn làm ăn, tạo việc làm, nhân rộng các mô hình làm ăn hiệu quả; giải quyết tốt các chế độ chính sách cho người nghiện ma túy, cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy Và xem công tác cai nghiện ma túy bắt buộc là một trong những giải pháp cai nghiện phục hôi

6 Tập trung công tác lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc số đối tượng nghiện ma túy tái phạm, tái nghiện hiện còn ở cộng đồng, vận động số trốn trường, trốn viện, trốn

phép ra trình diện và xử lý các trường hợp trồn thi hành Quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện nhằm góp phân tạo môi trường xã hội lành mạnh

Trang 34

Từ những số liệu minh họa và phân tích ở trên cho thấy tình hình tệ nạn ma

túy tại thành phố Hồ Chí Minh còn diễn biến hết sức phức tạp Do đó, công tác đầu

tranh, phòng, chống kiểm sốt và tơ chức hoạt động cai nghiện ma túy tại thành

phó trong thời gian tới tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, đòi hỏi nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác dự phòng, điều trị nghiện ma túy, đa dạng hóa các mô hình cai nghiện, tăng tỷ lệ số lượng người nghiện tham gia điều trị, kiềm chế sự gia tăng người nghiện mới, đảm bảo các cơ sở có đủ điều

kiện, đội ngũ Y Bác sỹ, cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm đề tô chức điều trị cho

người nghiện một cách kịp thời và hiệu quả

2.1.2 Tình hình áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ

sở cai nghiện bắt buộc tại thành phố Hồ Chí Minh

Có thê nhận định rằng tình hình áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thành phố Hồ Chí Minh trước khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực UBND thành phó thực hiện việc đưa

người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trong đó nội dung quy định việc lập hồ sơ và trình tự, thủ tục đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện thông qua cơ quan hành chính, băng một quyết định mang tính hành chính (thâm quyền UBND cấp huyện) Thực hiện theo các qui định này, trong thời gian

qua theo đánh giá của UBND thành phó “thì việc lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là đồng bộ, tương thích và trình tự thực hiện nhanh gọn, hiệu quả, phù hợp, ít tốn kém nguồn lực và kịp thời đưa người bệnh đi cai nghiện, điều trị

bệnh” [29], [33, tr I9]

Nhưng, từ khi Luật Xử lý vị phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực (tại

Khoản 1, điều 141 qui định: Luật này có hiệu lực thị hành từ ngày 01 tháng 7 năm

2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kê từ ngày 01 tháng 01 năm 2014) [18] thì tình hình áp dụng biện pháp xử lý vĩ phạm hành chính đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt buộc trên cả nước nói chung và tại thành phó Hồ Chí Minh nói riêng

Trang 35

có nhiều thay đôi Những thay đôi từ khi thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính

năm 2012 về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đó là:

Trong đó có sự thay đôi quan trọng nhất là về thâm quyền đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc được chuyên từ UBND cấp huyện sang TAND cấp huyện;

Trình tự thủ tục lập hồ sơ đề nghị va thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc cũng thay đôi nhiều thủ tục, phức tạp hơn với nhiều cơ quan, chủ thê tham gia như: Công an cấp xã, huyện; UBND cấp xã, huyện; Phòng Tư pháp

cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; TAND cấp huyện;

các Sở ngành có liên quan; cơ sở xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc;

Và đặc biệt có những quy định gây khó khăn trong việc triên khai thực hiện

như: Quy định về xác định tình trạng nghiện cho người nghiện ma túy, xác định tình

trạng cư trú, quản lý người nghiện ma túy trong quá trình chờ lập hồ sơ, quy định các thành phần hồ sơ, quy định áp dụng đồng thời cai nghiện tại gia đình, cộng đồng với áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Với những thay đôi quan trọng như trên, nhưng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật chưa đồng bộ, chồng chéo đã làm cho việc áp dụng biện pháp xử

lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thành phó Hồ Chí

Minh rất lúng túng, khó khăn; theo đó UBND thành phố không đưa được trường hợp người nghiện nào đi cai nghiện bắt buộc theo Nghị định số 221/2013/NĐ-CP

ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ dẫn đến tình trạng người nghiện trên địa

bàn thành phố diễn biến phức tạp, gây mất an ninh trật tự vào thời điểm năm 2013

đến cuối năm 2014

Sau khi có Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, trong đó có

nội dung chỉ đạo “ Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương tạm thời giao trung

tâm, cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp

nhận đề quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có

nơi cư trú ôn định trong thời gian lập hồ sơ đề Tòa án nhân dân xem xét, quyết định

Trang 36

đối tượng theo quy định của pháp luật”; theo đó Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiêm soát ma túy trong tình hình mới và đến cuối năm 2016 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định

số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về sửa đôi, bô sung

một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 quy

định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc,

phần nào đã tháo gỡ những khó khăn trong công tác lập hồ sơ đề nghị xem xét áp

dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc của thành phó Hồ Chi Minh

Cũng chính từ khi thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26 tháng 12 năm

2014 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện

ma túy trong tình hình mới; thì vẫn đề người nghiện không có nơi cư trú ôn định đã

phần nào được giải quyết, có cơ sở để các cơ quan QLNN thành phó tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, theo đó UBND

thành phố cũng đã ban hành Quyết định số 6045/QĐ-UBND ngày 12 thang 12 nam

2014 về phê duyệt Đề án “Quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý cho người

nghiện ma túy không có nơi cư trú ồn định tại các cơ sở xã hội trong thời gian lập

hồ sơ để TAND xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện

bắt buộc trên địa bàn thành phó Hồ Chí Minh”, Đề án tập trung thực hiện các nhiệm

vụ quan trọng sau [28]:

Theo đó UBND thành phố đã ban hành Quyết định thành lập 03 Cơ sở xã hội, gồm: Cơ sở xã hội Thanh thiếu niên 2, cơ sở xã hội Nhị Xuân và cơ sở xã hội

Bình Triệu, với quy mô tiếp nhận hơn 2.500 người nghiện ma túy không có nơi cư

trú ôn định;

UBND thành phó chỉ đạo Các Sở - ngành và chính quyền địa phương tô chức

tập huấn cho các lực lượng cán bộ tham gia thực hiện nhiệm vụ lập hồ sơ, quản lý, điều trị cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy, đảm bảo nam

vững quy định pháp luật và đúng quy trình:

Chuân bị đầy đủ nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật dụng y tế và nhu

yếu phâm cần thiết, đảm bảo điều kiện thực hiện; tại mỗi cơ sở xã hội đều xây dựng

Trang 37

họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc và nơi đọc, ghi chép hồ sơ của người nghiện hoặc người đại diện

hợp pháp của người nghiện

Cùng với hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ và sự chủ động kịp

thời của UBND thành phó, với những sự chỉ đạo quyết liệt, công tác chuẩn bị các

nguồn lực cơ bản đầy đủ và mang tính đồng bộ trên, đã phần nào góp phan quan trọng vào tình hình thực hiện áp dụng biện pháp xử lý vị phạm hành chính đưa vào

cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua (tính từ

năm 2014 đến tháng 9 năm 2017) đã đạt được những kết quả bước đầu cụ thê sau:

Về công tác lập hồ sơ, tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi

cư trú ôn định trên địa bàn Thành phố vào các Cơ sở xã hội; UBND thành phó chỉ đạo tập trung thực hiện Quyết định số 6045/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm

2014, theo đó Chủ tịch UBND phường, xã, thị trần đã ban hành 21.045 quyết định đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ôn định vào các Cơ sở xã hội đề quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý Các cơ quan chức năng thành phó đã hồn tất cơng tác lập hồ sơ đề nghị và TAND các quận, huyện đã mở phiên tòa họp xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với 14.710 người Hiện các Cơ sở xã hội đảng quản lý 1.57§ người nghiện không có nơi cư trú ôn định Qua đó, tình trạng người nghiện ma túy hút chích công khai tại nơi công cộng cơ bản

được giải quyết, được người dân thành phố đồng tình ủng hộ

Bên cạnh đó một số lượng quyết định, chiếm khoảng 18.89% (có 3.976 quyết định bị hủy) bị hủy đưa vào Cơ sở xã hội do các lý do xác định được nơi cư trú, không xác định được tình trạng nghiện, quá thời hạn 03 tháng, phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuôi, mang thai, :riêng 9 tháng đầu năm 2017 có 994 người hủy quyết định đưa vào cơ sở xã hội với những lý do tương tự

Về công tác cai nghiện bắt buộc cho người nghiện ma túy có nơi cư trú; thực

hiện Nghị định số 221/2013/NĐ-CP và Nghị định số 136/2016/NĐ-CP của Chính

phủ về quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai

Trang 38

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và các qui định pháp luật có liên quan, UBND thành phó đã tập trung chỉ đạo các Sở - ngành và UBND các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai và tô chức thực hiện; đồng thời các Sở - ngành, địa phương đây mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cơ bản về nghiện ma túy, các biện

pháp, mô hình về dự phòng và cai nghiện cho người dân; tô chức đào tạo, bôi

dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về dự phòng và cai nghiện, điều trị nghiện, tư vấn về cai nghiện ma túy bắt buộc, các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện bắt buộc cho cán bộ làm công tác cai nghiện Đồng thời tăng cường

rà soát, sắp xếp, bồ trí, kiện tồn tơ chức bộ máy nhân sự thực hiện công tác phòng,

chống ma túy, cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy bắt buộc từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trắn và các cơ sở cai nghiện cai nghiện nhằm đáp ứng yêu cầu đôi mới công tác cai nghiện ma túy trong tình hình mới Bên cạnh đó, đến

nay UBND thành phó đã tô chức lại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao

động xã hội, cơ sở xã hội trên địa bàn thành phó Hồ Chí Minh theo chỉ đạo của Thủ

tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nhìn chung, hiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh

cơ bản đáp ứng nhu cầu thực tiễn về công tác tô chức điều trị nghiện ma túy tại địa

phương Nhận định này hoàn toàn có cơ sở chứng minh, thông qua kết quả khảo sát

thu được rất khả quan từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ quản lý trực tiếp, người

cai nghiện ma túy bắt buộc và thân nhân người cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện

ma túy, cơ sở xã hội về thực trạng, kết quả thực hiện, những tồn tại, hạn chế khó

khăn trong công tác tô chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở

cai nghiện ma túy bắt buộc theo qui định pháp luật từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị

định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ và Nghị định

số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đôi, bô sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính

phủ (xem phụ lục 09, 10, 11 và phụ lục 12)

Kết quả khảo sát là cơ sở đề góp phần nhận định, đánh giá toàn điện hơn về

Trang 39

túy bắt buộc, quá trình thực thi các quy định của pháp luật, các chỉ đạo của UBND thành phó trong công tác cai nghiện ma túy hiện nay

Về chỉ đạo công tác tô chức tuyên truyền và phô biến chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát UBND thành phó và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở - ngành, đoàn thể và các địa phương đã triển khai các hoạt động truyền thông, tô chức tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ và nhân dân hiểu biết về tác hại của ma túy, các chủ trương,

biện pháp cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phó, kết quả: từ năm 201 1 đến năm

2016, UBND thành phố đã tô chức và chỉ đạo về công tác tuyên truyền được

496.903 buỗi tuyên truyền về phòng, chống ma túy cho trên 43.391.370 lượt người tham dự với các hình thức như: tô chức hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề để

thông tin về chính sách pháp luật, tình hình tội phạm, tác hại của ma túy và các chất

gây nghiện; tô chức tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm về phòng chống tái nghiện, các hình thức điều trị nghiện Đã tô chức biên soạn các tài liệu tuyên truyền phòng,

chống ma túy (như tờ rơi, tờ bướm, số tay ) va da in, phat hành 4.352.352 tài liệu

cho người dân; các Sở - ngành đã treo 19.961 pa nô, áp phích, băng rôn và tô chức 47 hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống ma túy với số người tham gia 6.564 người; 39 buôi văn nghệ thu hút được 11.717 lượt người tham dự [33, tr.23-23]; trong đó tập trung tuyên truyền vận động người nghiện và gia đình của họ tự giác

chấp hành các qui định pháp luật về cai nghiện bắt buộc và biệp pháp xử lý hành

chính đưa người nghiện các cơ sở cai nghiện bắt buộc

Về chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tô chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, theo đó UBND thành phố giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tô chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao

năng lực chuyên môn nghiệp vụ về dự phòng và cai nghiện, điều trị nghiện, tư vấn

về cai nghiện ma túy bắt buộc, các quy định của pháp luật về công tác cai nghiện

bắt buộc cho cán bộ làm công tác cai nghiện: đề ra những giải pháp nâng cao hiệu

quả công tác tô chức điều trị nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy bị xem xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn

thành phó Chi đạo Sở Y tế tô chức tập huấn cho đội ngũ bác sĩ, y sĩ làm công tác

Trang 40

xác định tình trạng nghiện ma túy và chân đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại

các Bệnh viện, cơ sở y tế được quy định thâm quyền xác đinh tình trạng nghiện ma

túy tại Khoản 3 Điều I Nghị định số 136/2016/NĐ-CP của Chính phủ Bên cạnh đó,

với chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Y tế thành phố đã chỉ đạo các Bệnh viện

tuyến trên, Bệnh viên chuyên khoa, chuyên ngành của thành phố từ tháng § năm 2017 trở đi tập trung hỗ trợ công tác khám, phân loại sức khỏe cho người cai nghiện

bắt buộc định kỳ hàng năm, đồng thời có trách nhiệm tiếp nhận bệnh quá khả năng

điều trị của các cơ sở cai nghiện ma túy chuyên đến; phân công một số Bệnh viện

chuyên khoa, chuyên ngành chịu trách nhiệm tô chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên

nghiệp vụ cho đội ngũ Y Bác sỹ đang làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy [23, tr.1-2]

Theo báo cáo của UBND thành phố từ giai đoạn 2011 đến nay đã tô chức 273 lớp tập huấn về các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống ma túy, tư vấn điều trị nghiện ma túy, thâm quyên xác định tình trạng nghiện cho

15.973 nguoi la lãnh dao, cán bộ chính quyền, mặt trận đoàn thê và y bác sĩ của các

địa phương tham dự, trong đó: cán bộ trực tiếp làm công tác dự phòng và cai nghiện ma túy được tô chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về dự phòng, cai nghiện, điều trị nghiện, tư vấn về cai nghiện ma túy, các quy định

của pháp luật về công tác điều trị nghiện cho I.1§6 cán bộ: tô chức tập huấn và cấp

chứng nhận, chứng chỉ về tư vấn và dự phòng về điều trị nghiện cho 750 cán bộ y

tế, cán bộ tư vấn ở địa phương và cán bộ ở các cơ sở cai nghiện ma túy [29, tr.3-4], [33, tr.23]

Đồng thời tăng cường rà soát, sắp xếp, bố trí, kiện tồn tơ chức bộ máy nhân sự thực hiện công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý người nghiện ma túy từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn và các cơ sở cai nghiện nhằm đáp ứng yêu cầu đôi mới công tác cai nghiện ma túy trong tình hình mới

2.2.3 Về bố trí nguân lực cho công tác lập hô sơ đề nghị và thi hành quyết

định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngày đăng: 07/01/2024, 23:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN