MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI NẠN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHƯƠNG II : KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ HỆ LỤY CHƯƠNG 4: NGĂN CHẶN, QUẢN LÍ VÀ BẢO VỆ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU LỊCH BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG và CON NGƯỜI GV H D: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm : 9 TP. HCM - 2012 DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP GHI CHÚ GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 1 1 TRẦN THỊ THÚY HẰNG 01ĐHQT3 2 LÊ MINH HOÀNG 2013100610 01ĐHQT3 3 NGUYỄN THỊ NGỌC ANH 01ĐHQT3 4 VÕ THỊ KIM LIÊN 01ĐHQT3 5 NGHUYỄN KIỀU THY 2013100302 01ĐHQT3 6 MAI THỊ HỒNG 2013100676 01ĐHQT4 7 LÊ MINH DŨNG 2006110018 02ĐHTS1 8 TRƯƠNG THANH PHÚ 2006110090 02ĐHTS1 9 VÕ THỊ XUÂN 2006110145 02ĐHTS1 10 LÊ HỒ ĐÌNH HUY 2005110200 02ĐHTP1 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 2 phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Hiện nay vấn đề ở Việt Nam là hiện trạng chảy máu tài nguyên do công nghệ lạc hậu và khai thác bừa bãi đang trở nên quá bức xúc: sử dụng công nghệ lạc hậu, tranh thủ đào bới để khai thác thô xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí tài nguyên khoáng sản, thời gian qua đã xảy ra tình trạng các địa phương đua nhau cấp giấy phép khai thác. Đã thế, điều đáng buồn là chúng ta lại cấp phép cho nhiều người không biết gì về khoáng sản,việc khai thác không đúng nơi qui định làm khoáng sản bị chia nhỏ, cục bộ, thiếu sự đầu tư sâu và mạnh ai nấy làm. Ngành địa chất hiểu biết nhất về tài nguyên khoáng sản thì lại hầu như đứng ngoài cuộc, chỉ làm mỗi việc nghiên cứu, điều tra cơ bản, rồi cấp phép. Chính vì thế đã tác đông rất tiêu cực đến môi trường: môi trường thì càng bị ô nhiễm, gây trượt lỡ đất, xói mòn, nguồn tài nguyên khoáng sản ngày cạn dần sẽ dẫn đến thiếu hụt tài nguyên để dùng cho tương lai… Vì vậy Nhà nước và nhân dân chúng ta cần tìm hiểu rõ về tình trạng tài nguyên khóang sản và nạn khai thác tài nguyên khoáng sản hiện nay để tìm cách khắc phục, hạn chế sự tác động tiêu cực và hướng đến phát triển bền vững cho tương lai, đấy cũng chính là lí do của buổi thuyết trình hôm nay của nhóm chúng em! CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 1.1 Khái niệm Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, bao gồm cả kim loại và phi kim loại như đồng, sắt, thiếc, vàng, than, dầu,v.v Đến nay công tác điều tra khảo sát đã phát hiện và ghi nhận trên lãnh thổ nước ta có khoảng trên 5.000 mỏ và GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 3 điểm quặng với trên 70 loại khoáng sản khác nhau, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi và vùng cao. Nguyên tố cấu tạo vỏ trái đất (theo Miller, 1988) Một mẩu quặng đất hiếm 1.2. Phân loại khoáng sản Theo trạng thái: • Khoáng sản rắn • Lỏng ( dầu mỏ, nước khoáng…) • Khí ( khí đốt) Theo mục tiêu sử dụng: • Khoáng sản kim loại • Khoáng sản không kim loại Phân loại theo mục tiêu sử dụng: • Nhóm kim loại đen: Fe, Mn, Cr sản xuất kim loại đen, vật liệu mài (oxit crom), làm điện cực (Mn)… GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 Tên nguyên tố Phần trăm(%) oxygen 49,5 silic 25,8 Sắt 4,7 calcium 3,4 sodium 2,6 potasium 2,4 magnesium 1,9 hydrogen 0,9 Aluminium(al) 7,5 Các nguyên tố khác 1,3 4 • Nhóm kim loại hợp kim: Ti, Co, Mo, Ni, phụ gia trong sản xuất kim loại đen, luyện kim màu. • Nhóm kim loại màu: màu nặng( Cu, Pb, Zn), màu nhẹ( Al, Mg), màu hiếm( Hg, Sn…) • Nhóm kim loại quí: Au, Ag, Pt • Nhóm kim loại phóng xạ: U, Th, Ra. • Nguyên liệu kĩ thuật: thạch anh, apatit, mica, garaphic… • Đá quí và đá trang trí: Nhóm đá quí: kim cương, ruby; đá bán quí( saphia…) Đá trang trí: có màu sắc và hoa văn đẹp đá ốp lát. Đá có ích: sản xuất gốm sứ, chất độn cao su, giấy; sản xuất ximang, gạch ngói… 1.3. Một số khoáng sản kim loại chính 1.3.1. Quặng sắt Ở Việt Nam đã phát hiện trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Đáng chú ý nhất là mỏ sắt Quý Xa ở Lào Cai và mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh. Hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300.000 – 450.000 tấn. Thị trường quặng sắt hiện nay: 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu. Năng lực khai thác quặng sắt hiện nay có thể đáp ứng sản lượng là 500.000. 1.3.2. Bô xít Nước ta có tiềm năng rất lớn về quặng bôxít với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đạt khoảng 5,5 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Phước,… GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 5 Theo tài liệu hiện có, tài nguyên bauxit nói chung và bauxit laterit ở Việt Nam được dự tính khoảng 5,5 – 6,9 tỉ tấn và có khả năng còn tăng thêm, thuộc loại quốc gia có tài nguyên bauxit lớn trên thế giới Khai thác Bô xit ở Tây Nguyên. 1.3.3. Quặng titan Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng. 1.3.4. Quặng thiếc Thiếc được khai thác sớm nhất tại vùng Pia Oắc – Cao Bằng khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến 1945, người Pháp đã khai thác khoảng 32.500 tấn tinh quặng SnO2. Sau hoà bình lập lại, mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng được Liên Xô (cũ) thiết kế và trang bị bắt đầu hoạt động từ 1954. Đây cũng là mỏ thiếc lớn đầu tiên khai thác, chế biến có quy mô công nghiệp. Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1.500t/năm - 1.800t/năm. 1.3.5. Quặng đồng Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh Quyền – Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc. Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò. Công nghệ tuyển nổi đồng để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhêtit. Khâu luyện kim áp dụng phương pháp thuỷ khẩu sơn (luyện bể) cho ra đồng thô, sau đó qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương cực, sản GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 6 phẩm đồng âm cực được điện phân cho đồng thương phẩm. Quặng đồng 1.3.6. Quặng kẽm chì Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng trăm năm nay. Nếu tài nguyên cho phép sau khi đã thăm dò nâng cấp trữ lượng, thì dự kiến đến năm 2010, sản lượng kẽm thỏi sẽ đạt 20.000-30.000 tấn/năm và khoảng 10.000 tấn chì thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD/năm. 1.4. Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam 1.4.1. Tài nguyên khoáng sản trên thế giới • Phân bố không đều giữa các nước, phần lớn khoáng sản được khai thác từ các nước kém phát triển, sau đó xuất khẩu sang các nước tư bản. • Các khoáng sản điển hình được sử dụng nhiều trên thế giới: quặng sắt, quặng nhôm, gang, thép, quặng thiếc, chì, niken, phân bón. Lượng phân bố ở các tỉnh nước ta (%) 1.4.2. Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Việt Nam có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít, Đáng chú ý nhất là tài nguyên dầu khí. Theo thống kê có khoảng 5000 mỏ và điểm quặng, có hơn 60 khoáng sản và hơn 270 mỏ được khai thác. Các khoáng sản phân bố không đều. 1.4.3. Đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh khoáng sản thế giới GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 7 Tiến sĩ Nguyễn Khắc Vinh-Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam khẳng định: “Nước ta có tới 40 chủng loại từ khoáng sản năng lượng (dầu khí, than, urani, địa nhiệt), khoáng sản không phải kim loại, vật liệu xây dựng đến khoáng sản kim loại. Nhưng không giàu về tài nguyên khoáng sản vì hầu hết các khoáng sản ở Việt Nam có trữ lượng không lớn, lại phân bổ tản mát thiếu tập trung”. Chẳng hạn như dầu khí, nếu không phát hiện thêm trữ lượng thì với sản lượng khai thác như hiện nay chỉ vài ba chục năm nữa sẽ hết nguồn khai thác. Còn than ở đất liền cũng đã cạn kiệt dần, đang và sẽ phải nhập khẩu mới bảo đảm được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Nguồn than nằm dưới sâu đồng bằng sồng Hồng có trữ lượng lớn tới vài trăm tỷ tấn, nhưng vấn đề công nghệ trong khai thác rất phức tạp chưa giải quyết được, nếu khai thác sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và an sinh xã hội, trong khi tiềm năng urani và địa nhiệt của nước ta không đáng kể. CHƯƠNG 2 : KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 2.1. Tình hình khai thác và chế biến Công nghệ khai thác ở các mỏ quy mô công nghiệp chủ yếu là khai thác bằng ôtô, máy xúc, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện và công nghệ luyện kim bằng lò phản xạ, lò điện hồ quang. 2.1.1. Về khai thác và tuyển khoáng Hầu hết ở các mỏ kim loại, về kỹ thuật chưa được chú ý, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên với công nghệ ôtô - máy xúc. Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao. Các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và vận tải không đảm bảo. Từ khi có chủ trương khai thác mỏ nhỏ, khai thác tận thu, hàng loạt các công trường khai thác thủ công mọc lên như khai thác vàng, đá quý, thiếc, mangan, sắt, In-me-nhít…. GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 8 Phương pháp khai thác thủ công hầu như không có cơ sở khoa học về công nghệ. Một số cơ sở áp dụng phương pháp tuyển nổi như đồng Sinh Quyền, tuyển quặng sunphua kẽm chì Lang Hích, apatít, graphít,… với sơ đồ và thiết bị tuyển đơn giản, hệ số thu hồi thấp, giá thành cao và chưa thu hồi được khoáng sản có ích đi kèm. 2.1.2. Về luyện kim và chế biến sâu Công nghiệp luyện kim và chế biến sâu khoáng sản chưa được phát triển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện nhưng chỉ có gang, thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp. Nhà máy gang thép Thái Nguyên với công nghệ luyện gang bằng lò cao (lò cao nhỏ V=100m3). • Sản xuất bột kẽm bằng lò phản xạ và lò quay. • Luyện antimon bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang. • Công nghệ thuỷ luyện được áp dụng cho luyện vàng. • Luyện thiếc bằng lò phản xạ và lò điện hồ quang và điện phân. Nhìn chung, công nghệ luyện kim và chế biến sâu chưa phát triển, thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung bình, trừ thiếc điện phân đạt loại I thế giới (99,95%Sn). 2.2. Vấn nạn khai thác bừa bãi, lãng phí Đứng trước xu hướng nói trên của thế giới, câu hỏi đặt ra là Việt Nam nên làm gì để bảo vệ nguồn TNKS của mình cho việc phát triển nền kinh tế và cho tương lai? Trên thực tế, TNKS của Việt Nam đang bị khai thác bừa bãi, lãng phí và chủ yếu để xuất khẩu thô. Hiện Việt Nam vẫn chưa có chiến lược dự trữ TNKS cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là ở đâu có khoáng sản, ở đó có khai thác, khai thác tối đa, khai thác bằng mọi giá và khai thác bất kỳ loại khoáng sản nào để xuất khẩu, không quan tâm đến hậu quả môi trường… GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 9 Việc hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng tạo ra những cơ hội lớn cũng như những thách thức đáng kể cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước. Những ảnh hưởng (tiêu cực lẫn tích cực) xuất phát từ yếu tố nội tại cũng như yếu tố bên ngoài đã và đang tác động mạnh mẽ tới Việt Nam trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung vốn đã có nhiều bất cập. Ngành khai khoáng của Việt Nam đang phải đối mặt với sự phát triển thiếu bền vững do nhiều yếu tố như cơ sở pháp lý, thực thi pháp luật và ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. 2.3. Ồ ạt cấp phép, sai phạm tràn lan “Khai thác khoáng sản của Việt Nam hiện phát triển thiếu bền vững; trình trạng mua, bán mỏ trái phép và cấp phép ồ ạt dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung; tính minh bạch và giải trình thấp, tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư” - nội dung tại hội thảo bàn tròn trước đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 9 với chủ đề “Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam” do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức mới đây tại Hà Nội. Hiện có đến 3.882 giấy phép khai khoáng do cấp tỉnh ký đang được thực hiện. Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định, việc phân cấp về quản lý khoáng sản theo Luật Khoáng sản còn nhiều kẽ hở, nhiều cơ quan tham gia nhưng thiếu cơ chế phối hợp nên quản lý kém hiệu quả. Tình trạng cấp phép hoạt động không theo quy hoạch, cấp phép tràn lan, chia nhỏ, cấp phép cho các tổ chức cá nhân không đủ năng lực vẫn còn tồn tại. Việc khai thác sản lượng quá lớn, không đủ điều kiện chế biến sâu nên có tình trạng gian lận trong xuất khẩu Titan thô, GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Nhóm 9 10 [...]... nguyên khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh khoáng sản thế giới .6 CHƯƠNG II : KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 6 GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai 25 Nhóm 9 2.1 Tình hình khai thác và chế biến 6 2.1.1 Về khai thác và tuyển khoáng 7 2.1.2 Về luyện kim và chế biến sâu 7 2.2 Vấn nạn khai thác bừa bãi, lãng phí 8 2.3 Ồ ạt cấp phép, sai phạm tràn lan 8 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ... và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau, từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng Nước ta có nhiều loại khoáng sản, tuy vậy trữ lượng không nhiều Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản là việc làm cần thiết của các ngành trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam mặc dù còn kém phát triển,... biến và xuất khẩu khoáng sản thô, lãng phí tài nguyên, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái và an ninh quốc phòng Ngoài ra, cần phải quản lí hoạt động khai thác khoáng sản chặt chẽ hơn: Cấp giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép thăm dò…cho các công ty có thẩm quyền Thẩm định, duyệt thuyết kế mỏ và quy trình công nghệ khai thác Giám sát hoạt động khai thác và công tác đóng... khai thác khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ để bàn giao cho các địa phương quản lý; thành lập đoàn thanh, kiểm tra toàn diện công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh và tiêu thụ khoáng sản tại một số địa phương đơn vị có vấn đề nổi cộm Nghiên cứu xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản và cấm triệt để xuất khẩu khoáng. .. khai thác và công tác đóng cửa mỏ Nhà nước và các cấp thẩm quyền cần ban hành các văn bản liên quan: Luật khoáng sản và các văn bản liên quan Luật môi trường và nghị định 175/CP Luật tài nguyên nước Việc khai thác khoáng sản cần kết hợp chặt chẻ với việc bảo vệ môi trường : Cần có các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiểm và bảo vệ môi trường nước, các mỏ khai thác cần có hệ thống sử lí các nguồn gây... sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên, tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế – xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động Khai thác tài nguyên khoáng sản đem lại lợi ích kinh tế rõ ràng, tuy nhiên phát triển ngành công nghiệp khai khoáng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường tự nhiên và sức khỏe con người 3.1.1 Đối với con người • Sức khỏe cộng đồng... hết những người có trách nhiệm tại các cơ quan chức năng đều nhìn thấy rõ thực trạng nhưng lúng túng trong xử lý CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VÀ HỆ LỤY 3.1 Những hệ lụy từ hoạt động khai thác khoáng sản Những năm qua, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nhiều địa phương Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường xung... thực tế, ngay cả khi đã ngừng khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ thì các tác động bất lợi tới môi trường vẫn tiếp diễn trong thời gian dài Tác động dễ thấy nhất là tình trạng đất hoang hóa hoặc ô nhiễm môi trường “Hồ” sau khi khai thác rộng và độ sâu lớn GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai Dòng chảy bị thay đổi 17 Nhóm 9 Các đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác vàng, khai thác cát từ lòng sông đã ngăn... ý thức người dân sử dụng tiết kiệm, khai thác phù hợp • Sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng thay thế • Giải pháp triệt để và lâu dài là phải cung cấp giấy phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện khai thác • Chỉ đạo rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là những khoáng sản có tiềm năng quy mô lớn nhằm khắc phục tình trạng đầu tư khai thác tràn lan, chế biến và xuất... khoáng sản; có kế hoạch khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý phục vụ cho phát triển đất nước trước mắt và lâu dài, tránh tình trạng khai thác tràn lan, xuất khẩu khoáng sản thô không qua chế biến, xuất khẩu tiểu ngạch GVHD: Th.S Trần Thị Ngọc Mai 22 Nhóm 9 dẫn đến nạn “than thổ phỉ” hoặc “quặng tặc” làm lãng phí tài nguyên và gây mất an ninh trật tự xã hội Để bảo vệ và giám sát chặt chẽ hoạt động khai . đồng Sinh Quyền – Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc. Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò. Công nghệ tuyển nổi đồng để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh. động sinh thái: giống loài động thực vật bị biến động; suy thoái do cạn kiệt môi trường sống Tác động kinh tế- xã hội: o Biến động cơ cấu phân bố lao động o Tác động tích cực phát triển kinh. ninh trật tự… Dẫn chứng về những tác động của khai thác khoáng sản đối với môi trường Ô nhiễm không khí, nguồn nước Việc mở đường đã phát sinh một lượng bụi lớn, làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt,