1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ giải pháp tăng cường quản lý các tổ chức tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh lâm đồng

113 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA pAO TAO

NGAN HANG NHA NUGC VIET NAM HOC VIEN NGAN HANG

apeeesanessseneevanseeeuse

NGUYEN THI KIM LINH

GIAI PHAP TANG CUGNG QUAN LÝ

CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 2

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hòan

tòan trung thực và chính xác Các giải pháp, kiến nghị là của cá nhân tôi

rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn

Người cam đoan

Trang 3

CIC Trung tâm thông tin tín dụng

HĐQT Hội đồng quản trị

NH Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHNNVN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHT™ Ngân hàng Thương mại

NHTMCP_ : Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTW : Ngân hàng Trung Ương

Trang 4

Chương 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.3 1.3.1 1.3.2 1.3.2.1 1.3.2.2 1.3.2.3 1.3.2.4 1.3.3 1.3.3.1 1.3.3.2 1.3.3.3 Chương 2 21 PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NHNN ĐỊA PHƯƠNG

Khái quát về hệ thống Ngân hàng nhà nước Việt nam Sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt nam

Khái niệm Ngân hàng Trung ương

Đặc điểm ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt nam Chức năng Ngân hàng Nhà nước Việt nam

Tổ chức mạng lưới Ngân hàng nhà nước Việt nam Hệ thống tổ chức Nhiệm vụ quyển hạn của các chi nhánh ngân hàng nhà nước | Các mô hình mạng lưới ngân hàng trung ương các nước trên thế giới

Tính chất đặc thù của Ngân hàng Trung ương

Chức năng Ngân hàng Trung ương Chức năng quản lý nhà nước

Phát hành tiễn, kiểm soát cung ứng tiền tệ và điều tiết lưu

thông tiên tệ

Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngần hàng Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của Nhà nước Cơ cấu tổ chức của NHTW các nước trên thế giới Về mô hình tổ chức Mạng lưới tổ chức nội bộ của NHTW một số nước trên thế giới Mạng lưới và chức năng nhiệm vụ của các cấp Chi nhánh Kết luận chương 1

THUC TRANG CONG TAC QUAN LÝ NHÀ NƯỚC CUA NGAN HANG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH

LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI CÁC TCTD TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 5

2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.1.1 2.2.1.2 2.2.1.3 2.2.2 2.2.2.1 2.2.2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.2.1 2.3.2.2 2.3.2.3 2.3.2.4 2.3.2.5 2.3.2.6 2.3.3 2.4 2.4.1 2.4.1.1 Một số nét đặc trưng về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng Định hướng phát triển kinh tế đến năm 2010 của tỉnh Lâm đồng Hệ thống và quy mô các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Hệ thống tổ chức các TCTD Khái quát chung về hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Mạng lưới TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Về nguồn vốn huy động

Về cho vay

Vai tro quan ly nhà nước của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm đồng đối với các TCTD trên địa bàn

Quản lý về mặt tổ chức Quản lý về mặt nghiệp vụ

Kết quả thực hiện các chủ trương của nhà nước, của địa

phương, của ngành

Công tác thanh tra kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại tố cáo,

công tác chống tham những và phòng chống tội phạm trong

ngành ngân hàng

Chủ trương củng cố chấn chỉnh hệ thống quỹ tín dụng nhân dân Công tác điều hòa tiền mặt và an toàn kho quỹ

Tổ chức hoạt động thanh toán qua ngân hàng

Trang 6

2.4.2 2.4.2.1 2.4.2.2 Chương 3 3.1 3.1.1 3.1.2 3.1.3 3.2 3.2.1 3.2.2 3.2.3 3.3 3.3.1 3.3.2 3.4 3.4.1 3.4.1.1 3.4.1.2 3.4.1.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan

Kết luận chương 2

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA QUAN LÝ NHÀ

NƯỚC CỦA CHI NHÁNH NHNN ĐỐI VỚI CÁC TCTD

TẠI LÂM ĐỒNG

Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến các

TCTD và ảnh hưởng tiêm ẩn đối với công tác quản lý nhà nước từ 2006 - 2010

Mục tiêu chung của cả nước

Mục tiêu chung của tỉnh Lâm Đồng 2006-2010

Những ảnh hướng tiểm ẩn với công tác quản lý nhà nước và

xu hướng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các TCTD

Mục tiêu chiến lược và một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển

của các TCTD đến năm 2010

Mục tiêu chiến lược phát triển các TCTD đến năm 2010

Định hướng phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2010

Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành Ngân hàng đến năm 2010

Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Mục tiêu định hướng

Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành Ngân hàng Lâm Đồng đến 2010 Hệ thống các giải pháp tăng cường quần lý nhà nước đối

với các TCTD Các giải pháp vĩ mô

Cải tổ mạng lưới chỉ nhánh

Đối với công tác quản lý về tổ chức

Trang 7

3.4.1.5 3.4.2 3.4.2.1 3.4.2.2 3.4.2.3 3.4.2.4 3.4.2.5 3.5

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra đối với các TCTD

Các giải pháp tại NHNN chi nhánh

Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý

Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của NHNN chỉ nhánh Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, bộ phận chuyên môn để thực hiện công tác quản lý

Triển khai nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng

Trang 8

STT| SỐ HIỆU NỘI DUNG TRANG

1 | Biểu đổ số 1.1 | Mô hình tổ chức hệ thống NHNN Việt Nam | Phần phụ lục

2 Biểu đồ số 1.2 | Mô hình tổ chức NHTW độc lập Chính phủ | Phần phụ lục 3 | Biểu đồ số 1.3 | Mõ hình tổ chức NHTW trực thuộc Chính Trang 24

phi

4 | Biéu dé sé 1 Cơ cấu tổ chức hệ thống dự trữ Liên bang Phần phụ lục

5 | Biểu đồ số 1.5 | Tổ chức nội bộ Hệ thống dự trữ Liên bang Trang 26

Hoa Kỳ

Biểu để số 1.6 | Cơ cấu tổ chức của NHTW Pháp Phần phụ lục 7 | Biểu đồ số 1.7 | Cơ cấu tổ chức NHTW Nhật Bản đến tháng | Phần phụ lục

06/1996

$ | Biểu đề số 1.8 | Cơ cấu tổ chức của NHTW Hàn Quốc Phần phụ lục 9 | Bang 2.1 Nguồn vốn huy động các TCTD từ năm Trang 45

2001-2005

10 | Bang 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động Trang 45

11 | Biểu để 2.1 Cơ cấu vốn huy động Trang 46 12 | Bang 2.3 Tinh hinh cho vay Trang 48

13 | Bang 2.4 Chất lượng tín dụng Trang 49 14 | Bảng 2.5 Dư nợ phân theo ngành kinh tế Trang 50 15 | Bảng 2.6 Dư nợ phân theo loại hình kinh tế Trang 50 16 | Biểu đồ 2.2 Dư nợ phân theo loại hình kinh tế Trang 51

17 | Bang 2.7 Tình hình dư nợ cho vay Trang 51

18 | Bang 2.8 Dư nợ của các TCTD Trang 52

19 | Biểu 2.3 Cơ cấu dư nợ theo loại hình TCTD Trang 53

20 | Bảng 2.9 Hoạt động cho vay ổn định và phát triển Trang 54 vùng nguyên liệu

21 | Bang 2.10 Kết quả hoạt động cho vay HSSV từ 2001- Trang 54 2005

22 | Bang 2.11 Tình hình thu chi tiền mặt Trang 64 23 | Bảng 2.12 Tình hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt Trang 65 24 | Bang 2.13 Công tác thanh tra qua các năm Trang 70

Trang 9

1 Sự cần thiết của đề tài luận văn:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định rõ mục tiêu tổng quát

của chiến lược phát triển kinh tế — xã hội 10 năm (2001-2010) là: “đưa nước ta ra

khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tỉnh thần của

nhân dân, tạo nền tang để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công

nghệ, kết cấu hạ tầng, tiểm lực kinh tế, quốc phòng, anh ninh được tăng cường:

thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản;

vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” để thực hiện có hiệu quả

mục tiêu đó, về tài chính tiền tệ, cần thiết phải tiếp tục đổi mới và lành mạnh

hóa hệ thống tài chính - tiễn tệ, tăng tiểm lực và khả năng tài chính quốc gia,

thực hiện triệt để tiết kiệm; tăng tỈ lệ chỉ ngân sách dùng cho đâu tư phát triển;

duy trì sự cân đối vĩ mô; phát triển thị trường vốn đáp ứng những nhu cầu phát

triển kinh tế — xã hội

Nhiệm vụ đặt ra trên đây là rất nặng nề, cấp thiết Để góp phần thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ của Đảng để ra và nhất là thực hiện đường lối đổi mới

của Đẳng, đòi hỏi ngành ngân hàng cần có những chuyển biến mạnh mẽ, đóng

góp tích cực vào kết quả thắng lợi chung Do đó cần thiết phải có sự đổi mới

trong hệ thống ngân hàng để hoạt động có hiệu quả, thực sự trở thành trung tâm

tài chính, tín dụng, thanh toán đóng vai trò nòng cốt trên thị trường tiễn tệ

Ngân hàng Nhà nước làm chức năng quản lý nhà nước đối với mọi hoạt

động kinh doanh tín dụng ~ tiền tệ, cung ứng và điều hòa lưu thông tiên tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiên góp phần thực hiện các mục tiêu vĩ mô của nên kinh tế

Các ngân hàng thương mại làm chức năng kinh doanh tién tệ theo nguyên tắc tự

chủ tài chính, chịu sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chính sách

Trang 10

Đối với hoạt động của hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

trong thời gian qua đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả kha quan, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển nên kinh tế Tỉnh Lâm Đồng Trong đó trước hết phải kể đến vai trò quản lý nhà nước của Chi nhánh Ngân hàng Nhà

nước tỉnh Lâm Đồng Tuy nhiên theo yêu cầu, vẫn còn nhiều bất cập trong việc

thực hiện các chức năng của mình và cần thiết phải tiếp tục được hoàn thiện

Việc nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp để làm tốt công tác quản lý nhà nước của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Lâm Đồng nói riêng, toàn hệ

thống Ngân hàng Nhà Nước nói chung là yêu cầu khách quan cần thiết để thông qua đó góp phần cũng cố và phát triển hệ thống các Tổ chức tín dụng hoạt động

có hiệu quả Trong mối quan hệ đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Giải pháp tăng

cường quan lý các tổ chức tín dụng của Chỉ nhánh Ngân hàng nhà nước Tỉnh

Lâm Đông

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:

- Tìm ra và xác định vai trò quản lý nhà nước ở giác độ và phạm vi các Chỉ nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương

- Bổ sung các kinh nghiệm, gợi mở các phương thức hoạt động để hoàn thiện vai trò quản lý Nhà nước đối với các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quan lý nhà nước và

vai trò Ngân hàng Trung ương tại địa phương

3 Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hoạt động của Chỉ nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm đống, phân tích thực trạng trong quản lý hoạt

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Sử dụng phương pháp luận biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩ a

Mac — Lé nin

-Phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp so sánh dé phân tích

5, Giới thiệu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gầm 3

chương

Chương I: Hệ thống tổ chức và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam

Chương II: Quản lý nhà nước của Chí nhánh Ngân hàng Nhà nước Lâm

Đồng đối với các tổ chức tín dụng trong thời gian qua

Chương IH: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Chi

Trang 12

TỔNG QUAN VỀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NGAN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1.1.1 Sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt nam

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Trung ương

Hệ thống ngân hàng hiện nay được chia làm hai hệ thống chính, đó là Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng trung gian Ngân hàng Trung ương thực

hiện trách nhiệm về quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, thực

hiện chức năng phát hành tiền và là ngân hàng của các ngân hàng Ngân hàng

trung gian thực hiện chức năng kinh doanh về tiền tệ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu

hàng đầu và kinh doanh trên phương châm di vay dé cho vay

Ngày nay trên thế giới, tất cả các nước dù lớn hay nhỏ, dù chế độ chính trị

giống hay khác nhau đều có Ngân hàng Trung ương Tất cả các ngân hàng này đều có một điểm chung nhất là đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và điều tiết mức cung ứng tiền tệ cũng như các vấn để liên quan đến tiền tệ,

quản lý hoạt động của hệ thống tài chính, tiền tệ trong nước và thực hiện nhiều nhiệm vụ đối với Chính phủ

Từ những chức năng cũng như mục đích cần đạt được của Ngân hàng Trung ương mà người ta đã đưa ra các định nghĩa chung về Ngân hàng Trung ương như sau:

Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, được độc quyền phát hành tiền và đóng vai trò là ngân

Trang 13

yêu cầu Nhà nước phải can thiệp trực tiếp vào lĩnh vực này để đắm bảo sự ổn định và phát triển một cách an toàn hệ thống ngân hàng trong cả nước Vì vậy đứng trên giác độ đó người ta có thể đưa ra khái niệm khác, đó là : Ngân hàng Trung ương là một tổ chức công quyển được thành lập theo pháp luật của mỗi nước nhằm đáp ứng được những yêu cầu Nhà nước phải can thiệp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm đấm bảo sự ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn có hiệu quả, phục vụ cho nên kinh tế phát triển theo mục tiêu đã định

Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Quốc hội

thông qua ngày 12.12.1997 và có hiệu lực từ 1.10.1998, Ngân hàng Trung ương được định nghĩa như sau: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam là cơ quan của Chính

phú và là Ngân hàng Trung ương của nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam

Định nghĩa này đã khái quát 2 nội dung:

Thứ nhất: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định Ngân hàng Việt Nam là cơ quan của Chính phủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ

của mình Nói cách khác Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thiết lập theo mô

hình Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ, không phải độc lập với Chính

phủ như một số nước trên thế giới

Thứ hai: Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam khẳng định Ngân hàng Nhà

Nước Việt Nam là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam Do đó Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có chức năng giống như chức

năng của Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới Đó là Quản lý Nhà nước

Trang 14

Ngân hàng Quốc gia Việt nam mà đến năm 1960 đổi tên thành Ngân hàng

Nhà nước Việt nam cho phù hợp với Hiến pháp năm 1959 thành lập ngày 6.5.1951 theo sắc lệnh 15/SL của Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa Ngân

hàng Quốc gia Việt nam ra đời trong bối cảnh không giống như sự ra đời của Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới

Một là : Sự ra đời của ngân hàng Trung ương các nước xuất phát từ sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cả về quy mô và số lượng, xuất phát từ sự phát triển nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Nhà nước phải can thiệp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ và hoạt động ngân hàng mà thành lập Ngân hàng Trung ương thì ngân hàng Quốc gia Việt nam ra đời hoàn toàn mới

theo yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội và công cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp đòi hỏi Việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt nam không phải là kết

quả của tiến trình lịch sử ra đời của Ngân hàng Trung ương giống như các nước

trên thế giới Do đó, Ngân hàng Quốc gia Việt nam gặp rất nhiễu khó khăn trong việc thực hiện các nghiệp vụ của mình Đặc biệt là ngay từ lúc mới thành lập

Hai là: Ngân hàng Quốc gia Việt nam ra đời trong bối cảnh nên kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, chiến tranh ác liệt, kinh

tế, tài chính đang có những khó khăn gay gắt, nạn lạm phát trầm trọng, lưu thông tiền tệ đang trong tình trạng bị chia cắt

Ba là: Hệ thống kinh tế Xã hội Chủ nghĩa thế giới đã hình thành, cách mạng Việt nam đã trở thành một bộ phận của cách mạng Xã hội Chủ nghĩa thế giới Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt nam trong việc tiếp thu kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các nước Xã hội Chủ nghĩa

Trang 15

giai đoạn Cách mạng và phát triển nền kinh tế của Việt nam Trong giai đoạn đầu ngày mới thành lập, Ngân hàng Quốc gia Việt nam vừa thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương vừa thực hiện chức năng kinh doanh của Ngân hành thương mại Đó là :

- Phát hành giấy bạc, quần lý tiền mặt và điều hòa lưu thông tiền tệ

- Huy động vốn của nhân dân, điều hòa và mở rộng tín dụng để phát triển sản xuất

- Quần lý ngoại hối, thanh toán các khoản giao địch với nước ngoài

Trong giai đoạn dài của việc thực hiện cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, phù

hợp với cơ chế đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động

theo mô hình ngân hàng một cấp Đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ 3 năm 1960, đất nước bước vào một thời kỳ mới với nhiệm vụ chiến lược là : Thứ nhất : Tiến hành cách mạng Xã hội Chủ nghĩa và xây dựng Xã hội

Chủ nghĩa ở miền Bắc

Thứ hai : Đấu tranh giải phóng miễn Nam, thống nhất đất nước

Đó là 2 nhiệm vụ quan trọng bậc nhất đối với cách mạng Viêt nam lúc bấy

giờ Do đó hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng hướng tập trung vào 2 nhiệm

vụ chiến lược đó

Để tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức và các chức năng hoạt động, ngày 16/10/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 171/CP Theo Nghị định đó hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn này bao gồm một hệ thống tố chức từ Trung ương xuống cấp tỉnh, Thành phố và tới các quận huyện

Trang 16

+ Trung tâm thanh toán + Trung tâm tín dụng

Vì hệ thống ngân hàng một cấp cho nên hệ thống Ngân hàng Nhà nước vừa là cơ quan quản lý Nhà nước vừa là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thực hiện các chức năng nhiệm vụ sau đây :

+ Độc quyển phát hành tiền, quản lý tiền mặt, tổ chức kế hoạch hóa và

điều hòa lưu thông tiễn tệ

+ Huy động, tập trung và phân phối lại vốn tiễn tệ trong xã hội phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế theo kế hoạch của Nhà nước

+ Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trong nên kinh tế quốc đân

+ Quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo chủ trương kế

hoạch của Nhà nước

+ Quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước

+ Kiểm soát chỉ tiêu quỹ tiền lương của các khách hàng, là tổ chức kinh tế quốc doanh

+ Quản lý ngoại hối, hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế,

Với vai trò và chức năng của Ngân hàng Nhà nước theo mô hình một cấp

trên đây, ta thấy chức năng tương đối tổng hợp bao trùm lên toàn bộ hoạt động của nên kinh tế và phù hợp với yêu cầu của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập

trung, bao cấp

Từ năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt nam đã bước sang giai đoạn mới theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quần lý vĩ mô của nhà nước

+ Cơ sở cho đổi mới toàn điện hoạt động ngân hàng là chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo tỉnh thân Đại hội Đảng lần thứ VI, đó là xoá bỏ cơ

Trang 17

là mũi đột phá đầu tiên trong công cuộc cách mạng đó

+ Từ chủ trương lớn của Đại hội Đảng VI, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 218/QÐ ngày 3/8/1987 Thực chất của quyết định đó là cho phép điểm làm thứ việc đổi mới hoạt động kinh doanh ngân hàng Kết quả là: những chỉ nhánh được chọn thí điểm đã thu được một số kinh nghiệm và đã gợi lên những vấn để mới phát sinh để có sự điêu chỉnh phương án đổi mới Đây là bước khởi động cho công cuộc đổi mới ngân hàng ở Việt nam trong giai đoạn mới sau này Cụ thể là : từ kết quả của cuộc thí điểm trên đây, Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính Phủ ra đời và được coi là ngồi nổ đầu tiên có ý nghĩa cách mạng trong công cuộc đổi mới hệ thống ngân hàng và hoạt động ngân hàng Bởi vì :

Thứ nhất : Hệ thống ngân hàng được chuyển từ hệ thống ngân hàng một

cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp Thông qua đó tách bạch rõ chức năng quản

lý Nhà nước và chức năng kinh doanh Trong đó :

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng Đồng thời thực hiện các chức năng của Ngân hàng Trung ương

- Ngân hàng chuyên doanh (Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam) thực hiện chức năng kinh doanh tiển tệ

Thứ hai : Ngân hàng đã sử dụng một cách mạnh mẽ và linh hoạt các công cụ đòn bẩy: tín dụng, lãi suất, tỷ giá để can thiệp và điểu tiết thị trường, Điều

Trang 18

Đó là những kết quả bước đầu của hoạt động ngân hàng theo nghị định

53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng

Tuy nhiên sau thời gian thực hiện đó, hoạt động ngân hàng bộc lộ một số

hạn chế :

-_ Bộ máy tổ chức còn cổng kểnh, phân tán, kém hiệu quá

- Quan hệ dọc, ngang, quan hệ giữa vĩ mô và vi mô, ranh giới giữa quản lý Nhà nước và kinh doanh chưa rõ ràng, hợp lý

- Môi trường pháp lý còn ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu câu của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn mới

Vì vậy tiếp tức đổi mới hoàn thiện hoạt động ngân hàng trong đó bao gồm các hồn thiện mơi trường pháp lý là cần thiết

+ Hoạt động ngân hàng theo Pháp lệnh Ngân hàng ban hành và có hiệu

lực ngày 1/10/1990,

- Hệ thống ngân hàng hai cấp được sắp xếp, tách bạch rõ giữa quản lý vĩ

mô và kinh doanh

* Ngan hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng nhằm ổn định giá trị đồng

tiền, thực hiện chức năng Ngân hàng Trung hàng

* Hệ thống ngân hàng thương mại và các loại hình tổ chức tín dụng khác là những doanh nghiệp kinh doanh tiễn tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng bao gồm : ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phân, các công ty tài chính

Hệ thống này hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật

- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng, thanh toán phù hợp với yêu cầu của hoạt động ngân hàng

Trang 19

+ Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tiễn tệ bằng việc Ngân hang Nha nước xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ để cung ứng và kiểm soát khối tiên tệ trong lưu thông; điều tiết quan hệ cung cầu tiền tệ đảm bảo cho nền kinh tế khối lượng tiền cần thiết, chấm dứt phát hành cho ngân sách

+ Thực thi chính sách khai thác vốn từ nền kinh tế, tập trung vốn để phục

vụ sản xuất, phát triển kinh tế, các ngân hàng thương mại “Vay để cho vay”, Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng

+ Xây dựng và thực thi từng bước chính sách lãi suất linh hoạt gắn với thị

trường theo nguyên tắc lãi suất dương

+ Hiện đại hóa từng bước công tác thanh toán nhằm đảm bảo yêu cầu

chính xác, nhanh chóng trong thanh toán

Chức năng Ngân hàng Nhà nước theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam

được Quốc Hội thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực từ 1/10/1998 quy định nhiệm vụ, quyển hạn của Ngân hàng Nhà nước như sau :

1 Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước

2 Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình

Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt nam

3 Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiên tệ và hoạt

động ngân hàng theo thẩm quyền

4 Cấp thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng

trừ trường hợp do Thủ tướng quyết định cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân

Trang 20

5 Kiểm tra, thanh tra hoạt động của ngân hàng: kiểm tra tín dụng; xử lý

các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm

quyền

6 Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định

của Chính phủ

7, Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế

8, Quần lý hoạt động ngoại hối và quần lý hoạt động kinh doanh vàng 9 Ký kết, tham gia điểu ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

theo quy định của pháp luật

10 Đại diện cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ Tịch Nước, Chính Phú ủy quyền

11 Tổ chức đào tạo, bổi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, áp dụng, nghiên cứu khoa học và công nghệ ngân hàng

12 Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiên; thực hiện nghiệp vụ phát

hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền

13 Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương

tiện thanh toán cho nền kinh tế

14 Điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

15 Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước Dự trữ quốc tế là dự trữ ngoại hối Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước quần lý và dự trữ

ngoại hối của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối

16 Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán

17, Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng

Trang 21

19 Thực hiện các quyển hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp

luật

1.2 TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIET NAM

1.2.1 Hệ thống tổ chức

Theo mô hình tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nay tổ chức Ngân hàng Nhà nước được tổ chức như sau:

Điều hành chung có Thống đốc; giúp việc cho Thống đốc có một số phó Thống đốc Mạng lưới hoạt động của Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam gỗm có 17 Vụ, Cục và 64 chỉ nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Thành phố Ngoài ra còn có các tổ chức sự nghiệp trực thuộc như Học viện ngân hàng, Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí minh; Tạp chí Ngân hàng, thời báo ngân hàng, trung tâm thông tin tín dụng

Biểu đồ 1: Tổ chức hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau (phần phụ

lục)

1.2.2 Nhiệm vụ quyền hạn của các chỉ nhánh ngân hàng nhà nước

I- Làm đầu mối tổ chức phổ biến, chỉ đạo triển khai thi hành các văn bản

quy phạm pháp luật của nhà nước, của ngành về tiễn tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức có hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công

2- Thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ và bất thường về tổ chức, hoạt

động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa

bàn được phân công trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Nhà nước về tiển tệ và hoạt động ngân hàng

3- Yêu cầu tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn báo cáo, cung cấp tài liệu, số liệu theo quy định của Thống đốc và

các yêu cầu đột xuất của chỉ nhánh Ngân hàng Nhà nước để thực thi nhiệm vụ

Trang 22

4- T6 chifc nghién cttu, khdo sat, diéu tra, phan tich vA du bdo kinh té cé

liên quan đến tiền tệ và hoạt động Ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của chỉ nhánh; Có ý kiến tham gia với cấp uỷ, chính quyển địa phương, thành phố trong việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương khi được yêu cầu

3- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn kèm theo các để xuất, kiến nghị, nếu có

6- Cấp, thu hổi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức

tín dụng và cấp giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quyết định

giải thể, chia, tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng; thực hiện việc kiểm

soát đặc biệt các tổ chức tín dụng trên địa bàn

7-_ Cùng ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khách

cho các tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước trên địa bàn

8- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về ngoại hối

trên địa bàn

9- Thực hiện các nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các

tổ chức tín dụng trên địa bàn

10- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn về tài sản, tiễn và các giấy tờ có giá bảo quản trong kho, quỹ tại Chi nhánh, khi giao nhận, trên đường vận

chuyển

11- Trực tiếp giải quyết hoặc yêu cầu các tổ chức tín dụng giải quyết các

khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân; trả lời chất vấn, kiến nghị của các cơ

quan báo chí về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Trang 23

13- Tổ chức công tác thông tin tín dụng cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn

14- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật

15- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao

13 CÁC MƠ HÌNH MẠNG LƯỚI NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CÁC

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Như trên đã để cập hiện nay mỗi nước đều có một Ngân hàng Trung ương Phương thức tổ chức và hoạt động của mỗi Ngân hang Trung ương có thể khác

nhau Điều đó tùy theo mức độ phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính

trong mỗi quốc gia Đó là nguyên nhân giải thích vì sao có những Ngân hàng

Trung ương rất nhỏ với tầm hoạt động thu hẹp và đơn giản, nhưng có những Ngân

hàng Trung ương đầy quyền lực với các hoạt động quản lý tỉnh vi, phức tạp, công

việc và phạm vị ảnh hướng lan ra toàn thế giới như Quỹ dự trữ Liên bang Hoa kỳ,

NHTW Nhật bản, Pháp, Đức

Về tên gọi của Ngân hàng Trung ương cũng khác nhau Có những tên gọi mang tính chất kế thừa lịch sử như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản Có những Ngân hàng Trung ương được gọi tên theo thói quen về một danh từ riêng từ khi thành lập như reichsbank và deutsche bundesbank của Đức trước và sau chiến tranh thế giới H Cũng có những N gần hàng Trung ương được

gọi tên theo cách phản ánh tính chất sở hữu hoặc thiết chế chủ quan của nó như

Ngân hàng Nhà nước Việt nam (state bank), Ngân hàng Nhà nước ethiopia, pkistan, Ngân hàng quốc gia hungary, Ngân hàng quốc gia iran hoặc được gọi thắng là Ngân hàng Trung ương thí dụ như NHTW chile, NHTW guatemala, NHTW cộng hòa Thổ nhĩ kỳ, hay Ngân hàng dự trữ Nam phi, Ngân hàng dự trữ

Trang 24

Dù gọi tên thế nào đi nữa, tính chất, hoạt động và vai trò của các NHTW

đều có rất nhiều điểm chung do cùng phục vụ những mục tiêu khá giống nhau và xuất phát hầu như từ một lý thuyết chung Tính chất và cơ cấu tổ chức của ngân hàng trung ương

1.3.1 Tính chất đặc thù của Ngân hàng Trung ương

- Ngân hàng Trung ương là một định chế công cộng có thể biệt lập hoặc phụ thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm trong việc quản lý về điều tiết các vấn đề liên quan đến tiền tệ để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng

- Ngân hàng Trung ương là thực thể tài chính cao nhất và lớn nhất trong nước, cùng chính phủ chịu trách nhiệm trước toàn dân về việc vận hành chính

sách tiền tệ — tài chính làm sao để khai thác ngày càng hiệu quả hơn tài nguyễn sản xuất, giúp nền kinh tế đạt mức tăng trưởng hằng năm cao, mở rộng sản xuất

của nền kinh tế và ổn định giá cả

- Ngân hàng Trung ương là cầu nối giữa Chính phủ và các hoạt động tài chính của nó và nước ngoài

- Ngân hàng Trung ương vừa là một thiết chế hành chính vừa là một doanh nghiệp Lợi tức của nó đến từ việc kinh doanh các loại tài sản liên quan

đến tiền và hoạt động đầu tư, dùng để trang trải các chi phí cho hoạt động toàn bộ hệ thống Phần còn lại nộp về kho bạc chính phủ

- Ngân hàng Trung ương cũng là cơ quan chủ chốt nghiên cứu về khoa học tiển tệ và ngân hàng, chịu trách nhiệm đào tạo các thế hệ tương lai để quản

lý và phát triển hệ thống ngân hàng trong nước

- Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương phải hỗ trợ chính sách tài

chính của Chính phủ và ngược lại

Trang 25

Ngoài một số quan điểm trên về tính chất, hiện nay còn có nhiều đặc trưng khác nằm lẫn trong chức năng và vai trò của hệ thống này Tuy nhiên, điều thú vị

nổi bật ở đây là hầu hết các nhà ngân hàng học và NHTW ở các nước phát triển

đều cho rằng NHTW là một định chế hỗn hợp của 2 tính chất: doanh nghiệp và

quản lý hành chính Có nghĩa là một mặt nó vận động theo qui luật thị trường và mặt kia nó tìm cách quản lý và uốn nắn qui luật thị trường Nó là một biểu hiện

thu nhỏ của mô hình kinh tế hỗn hợp Điều quan trọng là nó sử dụng các phương

pháp gián tiếp — công cụ của chính sách tiễn tệ — ngay cả trong trường hợp thực

thì quản lý hành chính Và đó là sự khác nhau giữa NHTW và tổ chức chính

quyền, trong lúc cùng hướng về phục vụ những mục tiêu giống nhau 1.3.2 Chức năng ngân hàng trung ương

1.3.2.1 Chức năng quản lý Nhà nước

Sở đĩ ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước là vì

ngân hàng trung ương là một bộ phận quan trọng của bộ máy vĩ mô của Nhà nước

có nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị của đồng tiển, điều khiển hệ thống Ngân

hàng trong cả nước hoạt động an toàn có hiệu quả

Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thông qua việc thực thi các nhiệm vụ cơ bản sau :

+ Chủ trì trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, tạo

lập mối quan hệ liên kết giữa chính sách tiền tệ với chính sách kinh tế,

+ Kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng thông qua thị trường tài chính và hoạt động của các tổ chức tài chính nhằm tác động đến mặt bằng giá cả (hàng hoá, lãi suất, tỷ giá ) Qua đó điều chỉnh và kích thích tăng trưởng kinh

at

te

Trang 26

+ Thực hiện và điểu khiển hệ thống các tổ chức tài chính thi hành luật tiền

tệ, tín đụng và ngân hàng Ban hành hướng dẫn thi hành luật và ban hành các quy chế về tổ chức hoạt động, cơ chế nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để vận hành hệ thống các TCTD hoạt động theo kỷ cương pháp luật, tạo môi trường pháp lý đồng bộ giúp cho các tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả + Chăm lo tạo vốn cho nên kinh tế thông qua việc điều hành các tổ chức tín dụng khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong nước và thu hút vốn từ nước ngoài,đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế

+ Theo đõi, thanh tra kiểm soát hoạt động Ngân hàng, áp dụng các biện pháp có hiệu quả để đảm bảo cho hệ thống các TCTD hoạt động an toàn, đúng pháp luật

+ Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ kinh doanh trên thị trường quốc tế, phát triển các dịch vụ thanh toán, tài chính

quốc tế nhằm phục vụ cho chiến lược kinh tế mở

1.3.2.2 Phát hành tiển, kiểm soát cung ứng tiễn tệ và điều tiết lưu thông tiễn tệ

Chức năng này được thể hiện ở chỗ :

+ Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao độc

quyển phát hanh tiền để đảm bảo cho sự thống nhất và an toàn của hệ thống lưu

thông tiền tệ trong cả nước

+ Tiền mặt (giấy bạc ) do ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện hợp pháp, duy nhất lưu hành trong cả nước Việc phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương có quan hệ trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ Cụ thể nếu phát

hành tiễn vào lưu thông có cơ sở đấm bảo, có cơ cấu hợp lý và phò hợp với sự

Trang 27

Ngược lại nếu tiễn phát hành ra không có đảm bảo, cơ cấu tiền không hợp

lý sẽ làm cho giá cả hàng hóa tăng lên, giá trị đổng tiên giảm xuống, lưu thông hàng hóa bị ách tắc

+ Việc phát hành tiên của Ngân hàng trung ương phải đảm bảo nguyên tắc : Khối lượng giấy bac phát hành phải được đảm bảo bằng vàng hoặc được đảm bảo bằng tổng giá trị hàng hoá thể hiện những kỳ phiếu thương mại mà ngân hàng nắm trong tay

Bởi vì:

Thứ nhất : Nếu phát hành tiền bằng đảm bảo vàng trong kho Ngân hàng

trung ương thì sẽ khống chế được mức độ phát hành theo dự trữ lượng vàng của

Ngân hàng trung ương, tránh được sự lạm dụng công cụ phát hành tiền làm cho lạm phát, đảm bảo sự phù hợp giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế của giấy bạc so với vàng

Thứ hai : Nếu đảm bảo giá trị hàng hóa thể hiện trên các kỳ phiếu thương

mại làm cho giấy bạc phát hành gắn với nhu cầu lưu thông hàng hóa, làm cho tổng lương tiền tệ phù hợp với tổng lượng hàng hóa

- Việc phát hành tiễn tăng hay giảm xuất phát từ mức tăng trưởng kinh tế như thế nào? Và việc phát hành tiền phải thông qua cơ chế tín dụng hoặc qua thị

trường mở

1.3.2.3 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng

Trang 28

Ngân hàng Trung ương làm chức năng ngân hàng của các ngân hàng để điểu khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại sao cho ổn định, hiệu quả

Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng thể hiện qua các

mặt sau : |

+ Các ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại

Ngân hàng Trung ương và phải duy tri s du tién gửi dự trữ cần thiết để đáp ứng

yêu cầu :

e Nhu cầu thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động (chi trả, thanh

toán )

e Đảm bảo quy chế dự trữ bắt buộc

+ Cấp tín dụng cho các Ngân hàng thương mại thông qua đó điều tiết được

khối tiền cung ứng

Mục đích cấp tín dụng cho Ngân hàng thương mại :

- Thứ nhất : cung ứng tiển tệ cho nên kinh tế thông qua nhịp độ tăng trưởng của từng thời kỳ

- Thứ hai : Điều tiết khối lượng tiền cung ứng theo mục tiêu chính sách tiền tệ

- Thứ ba : Làm hậu thuẫn đáng tin cậy nhất đấm bảo cho hệ thống Ngân

hàng thương mại hoạt động một cách ổn định

+ Trung gian thanh toán cho các ngân hàng thương mại

1.3.2.4 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Nhà nước

Ngân hàng trung ương là ngân hàng của Nhà nước thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ sau đầy :

- Làm thủ quỹ kho bạc Nhà nước

Trang 29

e Nhận tiền gửi cho kho bạc Nhà nước

e Thực hiện chỉ trả, thanh toán theo lệnh kho bạc Nhà nước

- Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc tài sản quý khác

- Làm đại lý cho Nhà nước trong việc phát hành cũng như chỉ trả các phiếu nợ của Nhà nước như trái phiếu, công trái

- Cấp tín dụng cho Nhà nước trong trường hợp cần thiết

1.3.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới

1.3.3.1 Về mô hình tổ chức

Hiện nay Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới được thiết lập một trong hai mô hình sau đây :

Thứ nhất:Mô hình Ngân hàng Trung ương biệt lập với Chính phủ

Tổ chức Ngân hàng Trung ương theo mô hình này gồm các nước như Hoa kỳ, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Anh quốc và Nhật bản v v Quan điểm nổi bật của việc đặt NHTW biệt lập với hành động của Chính phủ xuất phát từ nhiều

nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là NHTW là cơ quan quần lý tiền; mà tài

chính lại là nguồn sống và tổn tại của mọi chính quyền, đo đó đã có không ít áp

lực muốn đặt NHTW dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước Tuy nhiên, vì hoạt động của NHTW ảnh hưởng quá nhiều mặt đến đời sống của toàn dân, và nếu để

nó trực thuộc vào tay chính quyển, không có gì bảo đảm rằng Chính phủ sẽ

không có lúc ra lệnh cho NHTW thực hiện những nghiệp vụ trái với kế hoạch mà nó nhận định là cần làm để thúc đẩy sự ổn định và phát triển kinh tế Hơn nữa, thâm hụt tài chính là những vấn để có tính kinh niên của các chính quyén.Néu

NHTW 6 dưới quyển của Chính phủ, thâm hụt tài chính có thể dẫn đến việc phát

Trang 30

Từ những nguyên nhân trên, các nước theo mô hình nay đều thấy sự cần thiết phải đặt NHTW trở thành một định chế biệt lập với Chính phủ dưới sự giám

sát trực tiếp của Quốc hội Năm 1908 luật Aldrich ~ Vreeland được quốc hội Hoa

kỳ thông qua, thuyết minh rõ ràng tính chất cần thiết phải đặt hệ thống ngân hàng và tiền tệ quốc gia biệt lập với các quyết định của Chính phủ Từ thời gian đó

cho đến Luật dự trữ liên bang (Fedrl reserce Act) năm 1913, luật ngân hàng năm

1935 và thỏa thuận 1951 giữa Kho bạc liên bang và Hệ thống dự trữ liên bang Hoa kỳ, đã xác lập sự độc lập hoàn toàn trong việc quyết định cung ứng tiền và các chính sách tiền tệ cho NHTW nước Mỹ

Anh, Pháp và Tây Đức cũng đã thực hiện những việc làm tương tự ngay

sau khi Chiến tranh thế giới II chấm dứt Ngày nay, NHTNW ở các nước nay là

một thiết chế tổ chức cùng tổn tại song song với chính quyền Và trong khi nhiệm

vụ của chính quyển là quản lý hành chính, duy trì pháp luật, bảo vệ lãnh thổ, thực

hiện các nhiệm vụ công cộng khác để ổn định và phát triển cộng đồng theo những nguyên tắc xưa nay, thì NHTW cung ứng, quản lý và điều tiết hoạt động cung ứng tiền, tài chính, hoạt động ngân hàng là cách riêng có của nó để hướng tới những mục tiêu quần lý kinh tế chung của đất nước

NHTW và Chính phủ cùng chịu trách nhiệm trước toàn dân mà cơ quan đại diện là Quốc hội về tất cả những hoạt động của mình Hằng năm NHTW phải báo cáo chỉ tiết các vấn để về cung ứng tiên, chính sách tiền tệ tình hình kinh tế nói chung, ảnh hưởng của các hoạt động nói trên trong năm đã qua và những dự trù cho các năm tới với Quốc hội NHTW cũng có thể phải báo cáo với Chính phú

như trường hợp ở Đức Tuy nhiên, giữa NHTW và Chính phủ chỉ có quan hệ hợp

tác chứ không chỉ phối nhau

Sơ đỗ dưới đây là sự tóm tắt quan hệ tổ chức giữa NHTW và chính phủ

Trang 31

một số nước Nam mỹ, Nam phi, Châu á và Nhật bản thời gian gần đây Phương

thức tổ chức nói trên phản ánh dự coi trọng chính sách tiền tệ và vai trò của nó trong phát triển kinh tế, chính sách tiền tệ đã là động lực cực kỳ quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất Và do vậy, bằng sự gia tăng các biện pháp

điều tiết kinh tế gián tiếp thông qua tiên tệ và tài chính, thay thế cho các biện pháp điều tiết trực tiếp bằng hành chính của chính phủ, các nước đều coi trọng vai trò của NHTW Để đảm bảo rằng nó luôn luôn được độc lập nhằm phát huy hết năng lực, NHTW được tách khỏi sự chỉ phối và điều khiển của chính quyền

Biểu đô 2 : Tổ chức Ngân hàng Trung ương độc lập Chính phủ (phần

phụ lục)

Thứ hai: Mô hình Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ

Ngồi những nước mơ hình NHTW độc lập với Chính phủ các nước còn lại áp dụng mô hình tổ chức NHTW trực thuộc Chính phủ Theo trường phái này,

NHTW có thể ở dưới quyền trực tiếp của người đứng đầu Chính phủ.( xem biểu đồ 3) Lối tổ chức này phản ánh thái độ coi chính sách tiền tệ là một bộ phận của

chính sách cai trị, cũng như tài chính và tiền tệ là phương tiện của chính quyền Các nước Á đông hầu hết đều đi theo mô hình này Điều dễ hiểu ở đây là trong

quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của mình từ một đất nước nghèo hoặc

thiếu thốn nhiều mặt do hậu quả của chiến tranh, việc huy động toàn bộ các

nguồn tài nguyên khan hiếm của đất nước một cách triệt để nhất, nhằm phục vụ

hiệu quả cho chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế của chính quyền, bao giờ cũng đòi hỏi một sự tập quyển cao độ Chỉ có những Chính phủ có mức tập quyền

cao mới tạo được sự ổn định cần thiết về chính trị và vận dụng được toàn bộ tài

Trang 32

Biểu đồ 3 : Mô hình t6 chite NHTW tritc thuéc Chinh phi Chinh phi HỘI ĐỒNG CHỈNH SÁCH TIỀN TỆ Chủ tịch Hội đồng chính sách tiền tệ Thống đốc NHTW Các thành viên khác Các thành viên khác NGÂN HÀNG TRƯNG ƯƠNG

Biểu đồ 3 là sự tóm tắt quan hệ tổ chức nói trên Điểm giống nhau giữa

các nước theo mô hình 2 là chính sách tiễn tệ được hình thành từ một cơ quan -_ được gọi là Hội đồng Chính sách tiền tệ Bộ trưởng Bộ tài chính kinh tế thường là chủ tịch của hội đồng này Các thành viên của hội đồng là Thống đốc NHTW và

các cá nhân khác do sự chỉ định của Thủ tướng hoặc Tổng thống Nhiệm kỳ làm việc của các cá nhân trong hội đồng phụ thuộc vào nhiệm kỳ chính thức của chức

vụ chính, vì họ hầu như chỉ là những cán bộ kiêm nhiệm (trường hợp Việt nam)

Đối với Hàn quốc, ngoại trừ Chủ tịch Hội đồng là bộ trưởng tài chính với Phó chủ

tịch duy nhất là Thống đốc NHTW có nhiệm kỳ làm việc theo chức vụ chính của

họ, các uỷ viên còn lại của hội đồng là những chuyên gia về tài chính tiền tệ, không kiêm nhiệm việc nào nào khác ngoài chức vụ trong hội đồng Do vậy có

có nhiệm kỳ không giới hạn Trừ khi trường hợp họ bị thuyên chuyển đi theo

quyết định của Tổng thống hoặc Chủ tịch là Bộ trưởng tài chính

Chính sách tiền tệ bị ảnh hưởng để chính sách tài chính, ngân hàng va chi tiêu của chính phủ là hệ quả tất nhiên của mô hình này Đó là nguyên nhân vì

Trang 33

việc quyết định chính sách tiền tệ NHTW ở Hàn quốc, Đài loan va Indonesia Bản thân việc sắp xếp Thống đốc NHTW thành Phó chú tịch duy nhất của Hội đồng nói trên ở Hàn quốc là một bước tiến từ kêu than này Xã hội và nền kinh tế là không ngừng đi lên, và chúng ta có thể hi vọng rằng các nước Á đông, trong

đó Việt nam, sẽ có thể tìm được cho mình một mô hình thích hợp nhất cho thực

tiễn phát triển Mô hình đó có thể là 1,2 hoặc sự cải tiến của 1,2 hay là sự dung hòa giữa 1 và 2 hiệu quả kinh tế sẽ là thước đo tốt nhất cho việc chọn lựa trong tương lại

1.3.3.2 Mạng lưới tổ chức nội bộ của NHTW một số nước trên thế giới

Mỗi NHTW có một cách tổ chức nội bộ khác nhau tùy theo đặc điểm lịch sử và chính trị của mỗi nước Vì cơ cấu tổ chức chỉ được xác định sau mục tiêu

hình thành của đơn vị Có rất nhiều cách tổ chức hiện nay trong các Ngân hàng Trung ương Dưới đây là một số mô hình khá phổ biến

1.3.3.2.1, Cơ cấu tổ chức của hệ thống Dự trữ Liên Bang Hoa kỳ

Trong cơ cấu của NHTW Hoa kỳ, tuy Chủ tịch và phó Chủ tịch ban thống

đốc do Tổng thống Hoa kỳ để cử (và Quốc hội phê chuẩn), luật vẫn quy định

rằng hoạt động và quyết định của Ban Thống đốc hoàn toàn độc lập và không chịu sự chí phối của Nhà trắng Các thành viên của Ban Thống đốc có nhiệm kỳ

là 14 năm Tuy nhiên không một ai được đề cử lại nếu đã được phục vụ liên tục

đủ một nhiệm kỳ Ban Thống đốc 7 người được để cử làm sao để cứ trong vòng hai năm là một thành viên về hưu Như vậy, cứ hai năm lại có người mới vào và

điều này giảm thiểu tới mức tối đa sự cấu kết giữa các thành viên với nhau nếu điểu đó có khả năng xảy ra Quá trình ấy luôn luôn giúp Ban Thống đốc có cả những kinh nghiệm cũ và sự nhạy bén của những thành viên mới

Trang 34

Riêng Chủ tịch Ban giám đốc chỉ có nhiệm kỳ 4 năm và được phép tái để cử Ban thống đốc không được có quá 4 người ở cùng một Đảng chính trị (Cộng

hòa hay Dân chủ) Quyết định của ban về chính sách tiền tệ phải được ít nhất 5 phiếu thuận

Ngoài ban Thống đốc - cơ quan tối cao của hệ thống dự trữ Liên bang Hoa kỳ - Hội đồng chính sách thị trường mở là cơ quan quyết định chính sách điều tiết

cung ứng tiễn Chú tịch ban Thống đốc luôn luôn là chủ tịch Hội đồng này Bộ

phận tác nghiệp của hệ thống dự trữ Liên bang là các ngân hàng dự trữ Liên bang

(12 ngân hàng) và 5000 ngân hàng thành viên khác Giúp việc cho Ban thống đốc

là một bộ máy các vụ được trình bày như sau:

Biểu đồ 5 : Tổ chức nội bộ Hệ thống dự trữ Liên bang Hoa kỳ Văn phòng Ban thống đốc | BAN THONG DOC Vự kinh doanh và khách hàng Vụ giám sát ngân hàng Vụ tài chính quốc tế Vụ phát hành tiền Vụ nghiệp vụ thị trường mở và hệ thống thanh toán Tổng thư ký Vụ pháp chế Vụ nhân sự và quản trị Ỳ Vụ nghiên cứu và thống kê Vụ thông tin và quản trị các nguồn lực Vụ hướng dẫn và hỗ trợ

Vụ điều tiết tiền tệ

Trang 35

Hội đồng chính sách tiền tệ của Pháp gồm 9 thành viên Ba thành viên đầu

là Thống đốc và 2 phó Thống đốc của NHTW Pháp, trong đó thống đốc của

NHTW luôn luôn la` Chủ tịch Hội đồng 6 thành viên còn lại được bầu bằng bỏ phiếu bởi Hội đồng bộ trưởng của Chính phủ Pháp Trong trường hợp có những

quan điểm không thống nhất, Chủ tịch quốc hội và Chủ tịch Thượng viện, cùng

với Chủ tịch Hội đồng kinh tế và xã hội của quốc gia tham gia quyết định

Thủ tướng và Bộ trưởng tài chính — kinh tế pháp có thể tham dự các cuoọc họp của Hội đồng chính sách tiền tệ nhưng không được phép bỏ phiếu biểu quyết

về chính sách Để đảm bảo cho chính sách tiền tệ được liên tục kế thừa, Quốc

hội pháp quy định rằng các thành viên của Hội đồng chính sách tiền tệ được phép phục vụ liên tục không thay thế, không huỷ ngang cho đến khi về hưu Ngoại trừ

những trường hợp đặc biệt Giúp việc cho Hội đồng Thống đốc cũng có l5 vụ và

văn phòng tương đương Vụ Nhưng bộ phận tác nghiệp quan trọng nhất của NHTW Pháp là 211 chỉ nhánh NHTW ở các địa phương trên toàn lãnh thổ

1.3.3.2.3 Cơ cấu tổ chức NHTW Nhật bản

NHTW Nhật bản có cơ cấu tổ chức như biểu đồ 7 Thiết kế chính sách tiền

tệ và điều tiết tiễn tệ là Uý ban chính sách tiền tệ Nhật bản Thống dốc NHTW luôn luôn là chủ tịch của Ủy ban này trong khi Bộ trưởng tài chính- kinh tế và các cá nhân từ Ủy ban kế hoạch hoặc do Thủ tướng Nhật đưa qua, đều chỉ là thành viên NHTW Nhật có l6 cơ quan vụ và ngang vụ Bộ phận tác nghiệp gồm 33 chi nhánh, 12 văn phòng tại các địa phương và 6 văn phòng đại diện nước ngoài Các

bộ phận này nằm dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của các giám đốc điều hành và lên

thẳng tới thống đốc

Biểu đổ 7 : Cơ cấu tổ chức của NHTW Nhật bản đến tháng 6 năm

1996 (phần phụ lục)

1.3.3.2.4 Cơ cấu tổ chức NHTW Hàn Quốc

Đại điện cho cơ cấu tổ chức có quan hệ trực thuộc chính phủ và rất gần gũi

Trang 36

(Bank of Korea) Chủ tịch uỷ ban chính sách tiễn tệ, cơ quan đầu não của mọi

quyết định về tiền tệ và chỉ đạo trực tiếp NHTW Hàn quốc, là Bộ trưởng Bộ tài

chính Tổ chức của ngân hàng này khá phức tạp với hơn 30 vụ cơ quan ngang vụ Thể hiện quan điểm chỉ tiết hóa hoạt động quản lý và hướng về việc phân nhỏ các mục tiêu mà chính sách tiền tệ phải quan tâm

Biểu Đồ 8 Cơ cấu tổ chức của NHTW Hàn Quốc (phần phụ lục)

Tổ chức của tất cả các NHTW nói trên - trong một chừng mực, có thể xem

là đại điện cho tất cả các NHTW còn lại trên thế giới - đều có dang của mô hình

tổ chức hỗn hợp trực tuyến và chức năng Ngoài các bộ phận giúp việc chuyên môn là các vụ ở Trung ương, hệ thống NHTW bao gồm một mạng lưới các chỉ nhánh và đây chính là các đơn vị thực hiện một cách cụ thể các kế hoạch và

chính sách tiền tệ của NHTW

1.3.3.3 Mạng lưới và chức năng, nhiệm vu của các cấp Chỉ nhánh

Tuỳ theo đặc điểm hình thành, NHTW ở mỗi nước phân chia mạng lưới chi nhánh

tác nghiệp của mình theo các cách khác nhau Tuy nhiên có những điểm chung nhất trong việc tổ chức mạng lưới của các NHTW trên toàn thế giới đó là :

* Mỗi chỉ nhánh là một mô hình thu nhỏ của NHTW Do vậy trước hết, tên gọi của nó là sự chấp nối giữa tên chính của NHTW va tên riêng của chỉ nhánh Thông thường, tên riêng này là tên của địa phương làm nó hoạt động

Thí dụ : Tên của NHTW Việt nam là : Ngân hàng Nhà nước Việt nam

Tên của chỉ nhánh thành phố Hồ Chí Minh là : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TP.Hồ Chí Minh

Tên của chi nhánh của tỉnh Đồng nai là Ngân hàng Nhà nước Việt nam tỉnh Đồng nai

Hoặc : Tên của NHTW Hoa kỳ là hệ thống dự trữ Liên bang Hoa kỳ

Trang 37

* Các chỉ nhánh là những đơn vị trực thuộc Thống đốc Được điều khiển

bởi một Ban giám đốc NHTW chi nhánh đồng thời là một doanh nghiệp Phương thức kinh doanh của nó là vay — cho vay và đầu tư vào các loại tài sản khác Khách hàng trực tiếp của nó là Ngân hàng trung gian, các công ty tài chính, bảo hiểm, tín dụng trong nền kinh tế, các ngân hàng nước ngồi, hoặc các tập đồn cơng nghiệp lớn NHTW chỉ nhánh không tiếp xúc với những người giao dịch là cá nhân trong nền kinh tế

* Loại tài sản mà nó kinh doanh chủ yếu là các loại chứng khoán trong và

ngoài nước, ngoại tệ Lợi tức thu được từ kinh doanh và cho vay sau khi trừ đi

các chi phí, phải nộp về kho bạc của Chính phủ

* NHTW chi nhánh là một đại diện chính thức của NH W địa phương Cho nên nó có đầy đủ chức năng, trách nhiệm và hoạt động giống như một NHTW Một cách khái quát, những chức năng của chỉ nhánh NHTW la:

+ Phát hành tiền mặt pháp định

+ Quản lý dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng trung gian và tổ chức tài

chính

+ Quần lý ngoại hối.vàng và quí kim khác

+ Ấn định mức lãi suất tối đa hay tối thiểu mà các Ngân hàng trung gian và tổ chức tài chính được phép thanh toán với nhân dân Hoặc áp dụng các công cụ cần thiết để điều tiết lãi suất theo chính sách của NHTW

+ Ấn định lãi suất chiết khấu hay lãi suất cho vay ở cửa ngõ cho vay cuối cùng, áp dụng cho các ngân hàng trung gian và tổ chức tài chính

+ Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở

+ Thực hiện các nghiệp vụ can thiệp vào thị trường ngoại tệ hoặc qui định tỷ giá hối đoái khi cần thiết

Trang 38

+ Qui định các trường hợp ưu đãi về cấp phát tin dung hay lãi suất

+ Thực hiện việc quản lý hành chính : Cấp phép hoạt động, theo dõi và kiểm tra hoạt động, khiển trách, kỷ luật, thay đổi nhân sự hoặc quyết định đóng cửa ., đối với các ngân hàng trung gian và các tổ chức tài chính trong địa

phương

+ Thực hiện việc quản lý hành chính tương tự như trên với các chi nhánh

và văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài tại địa phương + Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng

+ Tham gia nghiên cứu và để phát triển khoa học ngân hàng và đào tạo chuyên gia, cán bộ, nhân viên toàn bộ hệ thống tài chính - tiền tệ trong nước

Theo dõi, nghiên cứu các ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với nền

kinh tế, thu nhập đữ liệu và thông tin phản hồi, nghiên cứu tác nghiệp, nghiên

cứu môi trường tài chính tiền tệ, nghiên cứu tình hình kinh tế trong nước, nghiên

cứu các biến chuyển và xu hướng biến chuyển của tình hình thế giới nhằm cố vấn

và đóng góp quan điểm một cách tốt nhất trong hội đồng chính sách tiền tệ của NHTW

Kết luận chương!1

Chương 1 nghiên cứu khái quát những vấn đề cơ bản về sự ra đời của

Ngân Hàng Nhà Nước Việt nam và mô hình tổ chức, chức năng ,nhiệm vụ

qua các thời kỳ hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng việt nam

Đồng thời có để cập đến mô hình tổ chức của một số nước trên thế giới, qua đó để có cơ sở để chúng ta có cái nhìn nhận đúng đắn hơn về sự cần

thiết cũng như tầm quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các tổ chức

tín dụng, nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động

Trang 40

Chương 2

THUC TRANG CONG TAC QUAN LY NHA NUGC CUA NGAN HANG

NHA NUGC CHI NHANH TINH LAM DONG DOI VOI CAC TCTD

TREN DIA BAN

2.1 DAC DIEM TINH HINH KINH TE - XA HOI TINH LAM DONG VA MỘT SỐ NET CHU YEU VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DEN

NĂM 2010:

2.1.1/ Một số nét đặc trưng về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm đồng:

Đặc điểm tự nhiên:

Lâm đồng là một tỉnh miễn núi và cao nguyên cực Nam Trung bộ, ở độ cao trung bình từ 800-1000 m so với mặt biển với diện tích tự nhiên trên 9.764

km d9 Lâm đồng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa

vùng cao nguyên nên mang day đủ tính chất khí hậu của vùng Cái khác của khí hậu Lâm đồng là nhiệt độ giảm dẫn theo độ cao, với những vùng có độ cao trên 1.000 m, thời tiết mát mẻ quanh năm Với đặc điểm này, tài nguyên khí hậu của Lâm đông nổi lên như một yếu tố quyết định đến bố trí cơ cấu kinh tế trên hai thế mạnh: một là cho phép bố trí cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới; hai là cho phép phát triển du lịch nghỉ mát và nghỉ dưỡng Hai thế mạnh này được nâng giá trị lên nhiều lân khi vị trí của nó nằm ngay trong lòng của vùng nhiệt đới điển hình mà lại không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân

Mặt khác, với tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, trữ lượng lớn là những nguồn lực tạo đà phát triển kinh tế Lâm đồng trong tương lai Với diện tích tự nhiên trên 974,5 ngàn ha được phân thành 9 nhóm với 20 tổ đất khác nhau

nhưng quan trong nhất là trên 200 ngàn ha đất Bazan phân bố trên cao nguyên

Ngày đăng: 06/01/2024, 01:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w