TIỂU LUẬN CUỎI KHÓA
Lớp bồi dưỡng CBQL trường THCS tỉnh Bình Phước năm 2017
Tên tiểu luận:
NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CỦA HIỆU TRƯỞNG
| TRUONG PHO THONG DAN TOC NOI TRU THCS LOC
| NINH, HUYỆN LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC
| NĂM HỌC 2017-2018
| [lọc viên: TRÄN XUÂN OANH
| Đơn vị công tác: Trường Phố Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh,
Trang 2(@ MUC LUC 1 Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1.1 Ly do phap ly 1.2 Ly do ly luan 1.3 Lý do thực tiễn phán của Hiệu trưởng Phố Thông Dân Tộc Nội Tru THCS Lộc Ninh Lộc Ninh Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh Nội Trú THCS Lộc Ninh Trú THCS Lộc Ninh THCS Lộc Ninh 4 Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận 4.2 Kiến nghị Trang | TRANG BR WwW NY WN
2 Phân tích tình hình thực tế về nâng cao kỹ năng đàm
2.1 Khái quát về trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS
2.2 Thực trang nang cao ky nang dam phan của Hiệu trưởng 2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức để nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng Phổ Thông Dân Tộc
9 2.4 Kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của đơn vi về nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng Phô Thông Dân Tộc Nội
10 3 Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công việc được giao ở trưởng Phố Thông Dân Tộc Nội Trú
Trang 31 Lý do chọn chủ đề tiểu luận l.I Lý do pháp lý:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc Lần thứ XI (tháng 1 năm 2011) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới cản bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ cấu quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”; đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn lực chất lượng cao, kết hợp với phát triển khoa học - công nghệ là một trong ba khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020
Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học, trường THCS, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học quy định:
Xây dựng được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường;
Tuyên truyền và quảng bá về giá trị nhà trường, công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn băng, chứng chỉ của nhà trường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển nhà trường
Công văn 938/VPCP ngày 20 tháng 02 năm 2015 về việc xây dựng dé an day
mạnh công tác xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2011 — 2015;
Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường THPT có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tao), điều 19 có quy định về nhiệm vụ và quyền
hạn của Hiệu trưởng, trong đó có một số nhiệm vụ và quyền hạn cần lưu ý, đó là: -Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường:
-Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng nhà
trường và các cấp có thâm quyền;
-Thành lập các tổ chức chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, bố nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng nhà trường trình cấp có thâm quyền quyết định
-Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm
tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
-Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, xét
Trang 4thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh
1.2 Lý do lý luận:
Đàm phán được hiểu là một quá trình giao tiếp giữa các bên, mà trong đó người ta muốn điều hòa mối quan hệ giữa họ thông qua quá trình trao đổi thông tin và thuyết
phục nhằm đạt được một thỏa thuận về những vấn đề ngăn cách trong khi giữa họ có
những quyền lợi có thể chia sẻ và những quyên lợi đối kháng
Francois de Cailere, một nhà đàm phán, thương thuyết nổi tiếng của Pháp ngay từ năm 1716 đã khăng định: “Một nhà đàm phán giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhậy và phải là người biét lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác
Nhà đàm phán giỏi còn phải biết tự chế ngự mình để thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác để tránh bị mắc vào chủ định, thậm chí bẫy của đối tác, tránh buột miệng nói những lời chưa kịp nghĩ và không bị chi phối bởi định kiến chủ quan
Đàm phán là một quá trình giao tiếp giữa các bên, mà trong đó người ta muốn điều hòa mối quan hệ giữa họ thông qua quá trình trao đổi thông tin và thuyết phục nhằm đạt được một thỏa thuận về những vẫn đề ngăn cách trong khi giữa họ có những quyên lợi có thể chia sẻ và những quyên lợi đối kháng, từ đó các bên tham gia sẽ cùng tiền hành trao đối, thảo luận những điều kiện và các giải pháp để cùng nhau thỏa thuận và thông nhất những vấn đề nào đó trong những tình huống nào đó sao cho càng gần
với lợi ích mong muốn của họ càng tốt Sự đạt thỏa thuận chính là sự thành công của
cuộc đàm phán
Đàm phán không đơn thuần là quá trình theo đuổi nhu cầu lợi ích riêng lẻ của một bên, mà là quá trình đôi bên cuối cùng đều đạt được sự thống nhất thông qua việc không ngừng điều chỉnh nhu cầu của mình Đàm phán không phải là sự lựa chọn đơn giản giữa hai khái niệm “hợp tác” hay “xung đột” mà là sự thống nhất giữa hai mặt mâu thuẫn đó Đàm phán không phải là sự thỏa mãn lợi ích của một bên mà phải thỏa mãn cả hai bên
Có ba kiểu đàm phán khác nhau: Đàm phán kiểu mềm, đàm phán kiểu cứng và đàm phán có nguyên tắc, mỗi kiểu đàm phán có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, mỗi kiêu đàm phán chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện và đối tượng nhất định
Sự thành công hay thất bại của một cuộc đàm phán phải được đánh giá dựa vào mục tiêu, dự định của một bên nào đó mà phải dựa vào nhiều tiêu chuẩn đánh giá tổng
Trang 5Đàm phán vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật Khoa học thể hiện qua việc phải phân tích giải quyết vấn đề có hệ thông nhăm tìm ra phương pháp tối ưu cho các bên liên quan Tính khoa học của đàm phán còn được thể hiện ở chỗ, muốn đàm phán thành công chúng ta phải nghiên cứu các quy luật, các quy tắc, quy định Với nghệ thuật, đàm phán là một quá trình sử dụng thuần thục các kỹ năng giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, sự năng động, linh hoạt, khôn khéo lựa chọn thời gian, địa điểm và có cả kỹ năng xử lý bế tắc Tính nghệ thuật còn thể hiện ở chỗ nội dung đàm phán như nhau, nhưng những người khác nhau đi đàm phán thì cho kết quả cuối cùng rất khác nhau Tính nghệ thuật
làm cho kết quả đàm phán tốt hơn, thành công hơn
Để đàm phán có hiệu quả, chúng ta cẦn quan tâm đén các yếu tổ sau: Mục đính của đàm phán: cần xác định rõ mục đích của đàm phán, đàm phán để làm gi? Tại sao phải đàm phán? Cần đạt được điều gi trong cuộc đàm phán này?; Đối tượng đàm phán: Đàm phán với ai? Xác định vị trí của mình và đối tác trong cuộc đàm phán này; Nội dung của đàm phán: Trong cuộc đàm phán chúng ta cần trao đổi những nội dung gi? Cần giải quyết những vẫn đề nào? Cần kết luật, thỏa thuận, thống nhất được cái gì? ; Phương pháp đàm phán: Chọn cách thức, phương pháp đàm phán, giao tiếp nào có hiệu quả nhất: Gặp trực tiếp đối tác, gọi điện thoại, nhắn tin, gửi email, tổ chức hội
nghị, tổ chức họp, .; Yếu tố phản hồi: Trong quá trình đàm phán, giao tiếp luôn
quan tâm đến sự phản hồi giữa hai bên Sự phản hồi phải kịp thời, rõ ràng, mạch lạc, chính xác, Cần lưu ý sự phản hồi có thể bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ Có khi đối tượng đàm phán, giao tiếp không nói gì nhưng ta cần quan sát ánh mắt, nét mặt, cử
chi, nụ cười, của đối tác; Địa điểm và thời gian: Trong đàm phán, việc chọn địa
điểm, thời gian phù hợp ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của cuộc đàm phán
Tóm lại, kỹ năng đàm phán sẽ phát huy tối đa thế và lực nếu người quản lý vận dụng một cách linh hoạt “ có lúc mềm như ngọn cỏ, có lúc cứng như đá” các kỹ năng đàm phán trong tình huông quản lý cụ thể Do đó việc nghiên cứu lý luận nâng cao kỹ năng đàm phán cho Hiệu trưởng trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới
1.3 Lý do thực tiễn
Trong cuộc sống, dù muốn hay không thì mỗi người chúng ta đều là một nhà
Trang 6thắng, một thua cũng không phải là một trận chiến phải tiêu diệt hoặc đặt đối phương
vào thế chết, mà là đàm phán vẫn là cuộc hợp tác đôi bên cùng có lợi
Trong những năm học vừa qua, việc đàm phán của Hiệu trưởng nhà trường chưa đạt hiệu quả như mong muốn, một số cuộc đàm phán đạt kết quả như dự kiến nhưng không tạo ra được sự thoải mái tự nguyện của đối tượng đàm phán hoặc thời gian đàm phán kéo dài mất nhiều thời gian, có một số cuộc đàm phan that bai
Qua học tập chuyên đề 16 kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp và được sự
hướng dẫn tận tình của cô Đinh Thị Kim Loan, tôi đã nhận thức được răng một trong
những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh chính là vì Hiệu trưởng chưa nâng cao được kỹ năng đàm phán phù hợp với thực tiễn của nhà trường, của địa phương Vì vậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đưa nhà trường ngày càng phát triển tốt hơn
2 Phân tích tình hình thực tế về nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Phố Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh
2.1, Khai quat về truong Phổ T hông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh: Điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm nổi bật
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh tọa lạc tại Khu phố Ninh
Thạnh, Thị Trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
Huyện Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây-Bắc của tỉnh Bình Phước với diện tích 853,95 km”, có đường biên giới dài hơn 100km tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia Có 01 cửa khẩu quốc tế Hoa Lư
Nền kinh tế của Lộc Ninh chủ yếu dựa vào nông nghiệp Ở Lộc Ninh cũng phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, hồ tiêu và các loại cây ăn quả lâu năm Lộc Ninh là vùng đất phì nhiêu, đất ở đây chủ yếu là đất đỏ bazan
Người dân Lộc Ninh có mức sống trung bình thuộc loại thấp ở Việt Nam Đồng
bào dân tộc chiếm khoảng 18% dân số toàn huyện trong đó chủ yếu là dân tộc Khmer, Stiêng
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh là một trong năm trường Phố Thông Dân Tộc Nội Trú THCS của tỉnh Bình phước, đây là ngôi trường chuyên biệt dành riêng để nuôi dạy cho học sinh là con em các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn của hai huyện (huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp) Trường được thành lập vào năm 1997 trên cơ sở trường Bồ túc Văn hóa Lộc Ninh với điện tích 7.529 m?
* Một số thuận lợi và khó khăn
Trang 7+ Nhà trường được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện ủy, UBND huyện Lộc Ninh và các phòng ban khác trên địa bàn huyện
+ Đội ngũ GV đạt trình độ chuẩn 100% và trên chuẩn (86%), giáo viên nhiệt tình trong công tác, đa số sống tập trung trong trường và gần trường nên thuận tiện hơn trong việc đi lại
+ Đa số các em ngoan, lễ phép và môi trường giáo dục chuyên biệt nên hạn chế
được tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường Học sinh ở nội trú thuận tiện hơn trong việc học tập và quản lý sĩ số
- Khó khăn
+ Co so vat chat trường còn thiếu, xuống cấp, khuôn viên nhỏ hẹp nên việc học
tập và ở nội trú của các em còn nhiều khó khăn
+ Số khối lớp ít, một số môn chỉ có một giáo viên nên không có điều kiện nhiều để học tập kinh nghiệm lẫn nhau Đa số các em là con gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh ở xa nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các em
* Một số số liệu cơ bản về truong: - Doi ngi CB, GV, CNV
Tổng số CB, GV, CNV của trường là: 37, trong đó:
+ Ban giám hiệu 02 (Hiệu trưởng 01; Phó hiệu trưởng 01); + Giáo viên đứng lớp: 12
+ Giáo viên chuyên trách: 08
+ Nhân viên: 4 (Văn thư 01; Kế toán 01; Thủ quỹ: 01; Y tế 01)
+ Nhân viên hợp đồng 68: 11 (Y tế: 01; Bảo vệ 01; Điện nước 01; phục vụ 01; Cấp dưỡng: 07)
+ Xếp loại thi đua cuỗi năm học 2016-2017: CSTĐCS: 01, UBND huyện khen: 08; LĐTT 27; Trường đạt danh hiệu Lao động Tiên Tiến Xuất Sắc
- Số liệu học sinh:
+ Tổng số học sinh toàn trường là 172/111 nữ; trong đó có 165 học sinh dân tộc/109 nữ dân tộc
+ Trường có 9 thành phần dân tộc: Khmer, Stiêng, Mường, Tày, Nùng, Dao,
Trang 8THÓNG KÊ SÓ HỌC SINH CHIA THEO DÂN TỘC NĂM HỌC 2017-2018 Dân Š j tộc DT BAN DIA DT KHAC — TOÀN 7 - - - oo TRUONG Lớp Khmer | Stiêng| Thái Tày | Nùng |Mường| Dao |Sán Dìu T |Nữ| T |Nữ| T |Nữ| T |Nữ| T |Nữ| T |Nữ| T |Nữ| T |Nữ| T |Nữ | T | Nữ Bat 409 |11/5/040)|312|7412-111141909410|0412111 34 | 20 Saz (10) 5/41/10; 71/0); 4)/2;/6)/214/61/2);210)0/14) & | 3] 21 7 2)9 11/8/21; 2/6)/2/3)3)/71)/1);38168)11/1;)6) 0 | 5355 | 2 8 16)171';6/5/0);0/4);2/;/68/3/2);/2;6);8);0)/0|2)] 0 | 34] 23 9 18|11|42|1|311)|2|11|5|15|17|11|416|18|6|90|131|1 1 34 | 21 : 63|45|45|29|6 |3 |18|9|26|15|6|5|12|12|11111712 TONG 172 | 111 | 106/74 59/35 7/2
2.2 Thực trạng nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh
Đầu năm khi nhận nhiệm vụ bản thân luôn coi công tác đàm phán là hết sức quan trọng giúp dung hòa các mối quan hệ vì vậy việc đàm phán của Hiệu trưởng với
các bên liên quan như với chính quyền địa phương, với giáo viên, với phụ huynh học
sinh, các doanh nghiệp và với tập thể học sinh đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, làm thay đổi diện mạo của trường, tập thể giáo viên nhân viên đoàn kết, được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, nề nếp học tập và giáo dục đạo đức của học sinh dần được ổn định hơn cụ thể:
Với chính quyền địa phương tham mưu hỗ trợ, phối hợp với nhà trường quản lý và giáo dục học sinh, giúp đỡ nhà trường trong trong việc giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn để nhà trường an tâm làm tốt công tác giáo dục
Với doanh nghiệp xin hỗ trợ kinh phí để khen thưởng cho giáo viên và học sinh nhằm khích lệ tinh thần nâng cao chất lượng dạy và học
Với phụ huynh học sinh đàm phán để xây dựng khuôn viên trường và trang bị các phòng học cho học sinh tạo môi trường lành mạnh và day du tién nghi
Với giáo viên và học sinh quan tâm đến việc giáo dục ý thức đạo đức tinh thần trách nhiệm và thái độ học tập của học sinh
Trang 9Trong năm học vừa qua, việc đàm phán của Hiệu trưởng trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn Có hai tình huống mà tôi nghĩ rút ra được bài học sâu sắc cho bản thân trong công tác lãnh đạo:
Tình huống l:
Đàm phán trong việc chi tiêu nội bộ: Trường hoạt động theo chế độ tự chủ tài chính về quy chế chỉ tiêu nội bộ được áp dụng với kinh phí được giao để thực hiện chế độ chi thường xuyên Để quy chế chi tiêu nội bộ có hiệu lực thi hành phải trải qua rất nhiều giai đoạn các tổ thảo luận đóng góp ý kiến và cuối cùng lây biểu quyết ở hội nghị cán bộ viên chức đầu năm Vấn đề này được xem là khá phức tạp vì liên quan tới quyền lợi của mỗi cá nhân trong nhà trường dẫn đến nhiều tranh luận bàn cãi Chính vì thế hiệu trướng phải nắm vững các các quy định, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của cơ quan nhà nước có thắm quyền quy định: Tình hình thực hiện chi tiêu và sử dụng tài sản của đơn vị qua các năm Chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy và đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao; Chương trình và kế hoạch nhiệm vụ được giao trong năm và dự toán ngân sách được giao thực hiện chi thường xuyên Đồng thời chuẩn bị giải đáp những ý kiến đóng góp của cán bộ giáo viên nhân viên nêu ra trong hội nghị cán bộ viên chức sao cho thuyết phục để tạo mối quan hệ cởi mở, gần gũi, hợp tác giữa hai bên, thậm chí cả phương án điều chỉnh một số nội dung ban đầu đã đưa vào dự thảo Quy chế chỉ tiêu nội bộ đảm bảo đúng với quy định
của nhà nước thì không có vấn đề bàn cãi, nhưng đối với các khoản chỉ bồi dưỡng cho
các công tác kiêm nhiệm, chi làm ngoài giờ không đúng nghiệp vụ chuyên môn, Qua tình huống trên tôi cho rằng hiệu trưởng đã sử dụng kỹ năng thuyết phục, kỹ năng điều chỉnh mục tiêu ban đầu kết hợp với kỹ năng giao tiếp trong đàm phán Tuy mất rất nhiều thời gian và công sức cho cuộc đàm phán nhưng cuộc đàm phán cũng đã thành công
Tình huống 2: Đàm phán với phụ huynh học sinh để vận động các em học sinh bỏ học tiếp tục ra lớp: Phụ huynh chủ yếu thuộc người dân tộc bản địa như Khmer và Stiêng Do nhận thức còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con cái nên mặc kệ giao phó cho nhà trường và con muốn đi học thì đi muốn nghỉ thì nghỉ Biết được tình hình như vậy tôi đã đến trực tiếp đến nhà để vận động thuyết phục phụ
huynh cho các em đi học lại nhưng vẫn không được sự đồng tình của phụ huynh Vậy
là cuộc đàm phán của hiệu trưởng đã không thành công
Qua đó tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh và phụ huynh học sinh Tôi đã không cùng với giáo viên chủ nhiệm, Ban quản lý thôn tìm
hiểu cặn kẽ hoàn cảnh của từng em học sinh bỏ học, chưa chuẩn bị kỹ tất cả các tình
Trang 10Qua thực tế trên, chúng ta nhận thấy rằng thành công hay thất bại trong đàm phán tùy thuộc vào tính logic để thuyết phục người khác, để làm cho người khác tâm phục khẩu phục, phải tìm hiểu kỹ đối tượng mình sẽ đàm phán Vận dụng tất cả các kỹ năng đàm phán đã học để thuyết phục đối tượng, luôn tự tin trong giao tiếp, nhẹ nhàng và đặc biệt hiểu rõ đối tương mình sẽ đàm phán như vậy các cuộc đàm phán mới có thé thành công
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức để xây dựng kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh
Như chúng ta đã biết, kỹ năng đàm phán nào cũng có mặt ưu điểm và mặt khuyết điểm của nó Qua nghiên cứu lý luận, tôi cho rằng kỹ năng đàm phán mà người hiệu trưởng phái hướng tới xây dựng phải là kỹ năng thuyết phục, kỹ năng điều chỉnh mục tiêu ban đầu, kỹ năng xử lý nhượng bộ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý bế tắc trong đàm phán vì các kỹ năng đó phù hợp với đặc điểm tâm lý của các cấp lãnh đạo, giáo viên, phụ huynh, học sinh; phù hợp với tình huống quản lý cụ thể, phù hợp với trình độ phát triển của địa phương, tập thể sư phạm, sự đồng thuận của phụ huynh và học sinh để họ nghe, họ hiểu và chấp nhận Trong việc xây dựng những kỹ năng đàm phán này bản thân nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
a Điểm mạnh
Bản thân được học tập lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý, hiểu được các kỹ năng đàm phán và ưu nhược của từng loại kỹ năng đàm phán, ý nghĩa của kỹ năng đàm phán đối với việc nâng cao trình độ tay nghề và tạo nên động lực đàm phán với chính quyền địa phương, giáo viên, phụ huynh và học sinh Tính tình trở nên vui vẻ, hòa đồng, cởi mở, tin cậy, cảm thông và tự tin Bản thân được trao đổi, năm bắt tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng đàm phán
Nhà trường luôn được địa phương quan tâm, hỗ trợ, thúc đây nhà trường đạt được mục tiêu đề ra
Hiểu khá rõ đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống của từng giáo viên, nhân viên, tập thể sư phạm đoàn kết, đang phát triển tốt Giáo viên cảm thấy mình được dân chủ trong các mặt từ hoạt động chung của nhà trường đến việc riêng
Phụ huynh học sinh thì tin tưởng, ủng hộ, phối hợp tốt với nhà trường trong các
hoạt động dạy và học, các hoạt động phong trào của giáo viên và học sinh
Học sinh cảm thay mình luôn được quan tâm, được thể hiện tâm tư nguyện vọng, xử lý công bằng, cảm thấy an toàn trong học tập và vui chơi
b Diém yéu
Trang 11độ nhận thức của học sinh còn thấp, chưa hiểu sâu về giáo dục, chưa xem trọng việc
học tập của con em mình
Giáo viên tuổi đời còn khá trẻ vì thế ít hòa đồng, gần gũi chia sẻ tâm tư nguyện vọng của mình với hiệu trưởng, cuộc sống giáo viên chủ yếu dựa vào đồng lương nên cuộc sống còn nhiều khó khăn nên cũng chưa thực sự tâm huyết với nghề và chia sẻ khó khăn với Hiệu trưởng
Học sinh ham chơi, học tập thụ động, ở lại, các em chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc học nên không thích là các em nghỉ học, cha mẹ học sinh cũng ít quan tâm đến việc học hành của con cái
c Cơ hội
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh thường xuyên được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp quản lý cũng như chính quyền địa phương Sự tân tâm của thầy cơ, nội bộ đồn kết, sự ủng hộ của người dân tích cực phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình
d Thách thức
Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, một 56 giáo viên chưa thực sự tâm
huyết với nghề, tâm lý phụ huynh có con đi học ở vùng sâu vùng xa không đủ điều
kiện tốt cho học tập vui chơi, một số phụ huynh do đời sống khó khăn nên chỉ lo kiếm
tiền ít quan tâm đến đến con cái, đời sống mặt bằng chung của nhân dân còn khó khăn nên việc hỗ trợ cùng nhà trường chăm lo đến việc dạy, học cũng như các hoạt động phong trào còn thấp
2.4 Kinh nghiệm thực tế, những việc làm của đơn vị về xây dựng nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh
Nếu dựa vào những biểu hiện qua kỹ năng đàm phán của người lãnh đạo thì cần
vừa quan tâm đến công việc đồng thời cần quan tâm đến con người, giữa công việc và con người đều phải quan tâm cao vì có con người nhiệt tình mới làm tròn công việc: Công việc đem lại lợi ích thiết thực cho con người và giúp ta hoàn thành mục tiêu,
nhiệm vụ
Muốn hoàn thiện, phát huy kỹ năng đàm phán của người cán bộ quản lý cần xác định được chính quyền địa phương là cấp quản lý nơi đơn vị đang thực hiện sự nghiệp
giáo dục, tập thể sư phạm thuộc quyên quản lý của mình, phụ huynh học sinh là những
Trang 12cực, nhóm thành phần trung gian, phụ huynh học sinh có trình độ dân trí thấp, đa số gặp khó khăn trong đời sống nên việc ủng hộ quan tâm đến giáo dục chưa nhiều, học sinh còn ham chơi, thường xuyên vi phạm nội quy trường, lớp Trước tình hình như vậy, Hiệu trưởng đã nắm bắt kịp thời tình hình tâm lý của chính quyền địa phương, rà soát đội ngũ giáo viên năm rõ tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân; hiểu rõ đặc điểm tâm lý của phụ huynh học sinh; biết rõ năng lực, khả năng điều kiện học của mỗi cá nhân chính quyền địa phương, giáo viên, phụ huynh học sinh để có những kĩ năng đàm phán phù hợp với tâm sinh lý của từng đối tượng, phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh, năng lực của mỗi người và phù hợp với từng tình huống cụ thể để đạt hiệu
quả cao nhất
Chăng hạn đối với Uỷ ban nhân dân xã chưa quan tâm hỗ trợ kinh phí hoạt động phong trào cho các ngày lễ trong năm, Hiệu trưởng đã trao đổi, trình bày tình
hình hoạt động của nhà trường, điều kiện tổ chức và kinh phí có được từ nhà trường,
phụ huynh và học sinh, hiệu trưởng đưa ra các công việc làm cụ thể, những lợi ích có
được từ phía nhà trường, phụ huynh và học sinh, đặc biệt là đối với lãnh đạo Uỷ ban
trong sự nghiệp phát triển giáo dục tại địa phương, hoặc đối với giáo viên chưa đủ khả năng hoặc chưa đủ sự tự tin về khả năng thực hiện công việc của mình hoặc có trở ngại
trong công việc mà ngại ý kiến, trình bày thì Hiệu trưởng sử dụng kĩ năng giao tiếp,
biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi rồi đi đến thuyết phục Người lãnh đạo liên tục đưa ra các định hướng và thuyết phục giáo viên cố gắng vượt qua khó khăn hay xử lý những tình huống khó cần có sự phối hợp với các bộ phận liên quan, cùng tham gia giải quyết vẫn đề và tham gia vào quá trình ra quyết định chung của đơn vị
Hiệu trưởng tham khảo được ý kiến của giáo viên, khuyến khích họ tham mưu thảo
luận, trả lời các câu hỏi được nêu ra và thể hiện sự hứng thú bàn bạc công việc với từng cá nhân
Để đi đến áp dụng được các kĩ năng đàm phán cần từng bước xây dựng sự gắn kết, sự tin tưởng của nhà trường với chính quyền địa phương, tính tập thể có chuyên môn hóa cao; luôn để phụ huynh học sinh và học sinh thay rang trường học là nơi tạo dựng bầu không khí làm việc, học tập giao tiếp thoải mái, đoàn kết hứng khởi tin tưởng tôn trọng lẫn nhau, là nơi học tập và hình thành nhân cách tốt cho mọi người đồng thời Hiệu trưởng ln tự hồn thiện mình để trở thành người vững về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, đàm phán hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra
Trang 174 Kết luận và kiến nghị
4.1 Kết luận:
Nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu trưởng với các đối tác có liên quan là hết sức quan trọng vì nó có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và
học, hiệu quả hoạt động của Hiệu trưởng, uy tín và thương hiệu của nhà trường, chính
hoạt động đàm phán sẽ giúp cho Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề bức xúc cần thiết trong đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường
Những mâu thuẫn xung đột có thể mất đi tính đoàn kết cũng như hiệu qua công việc, nêu Hiệu trưởng đàm phán không đúng cách thì mâu thuẫn, xung đột sẽ mau chóng lớn nhanh, nếu không được giải quyết thỏa mãn dẫn đến nội bộ mất đoàn kết từ đó mọi hoạt động của nhà trường sẽ không đạt kết quả hoặc kết quả không như mong đợi
Mọi hoạt động của nhà trường luôn cần có sự hỗ trợ của Đảng ủy Chính quyền địa phương chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường, đầu tư vận động câc nguồn lực xã hội đóng góp và xây dựng cơ sở vật chất hoặc động viên về tinh thần đối với đơn vị; sự quan tâm sâu sát, phối hợp trao đổi thường xuyên với phụ huynh về tình hình hoạt động của
nhà trường, học tập của con em; sự đoàn kết nhất trí trong đội ngũ giáo viên vì sự nghiệp
trồng người và sự hài lòng an tâm học tập của học sinh Do đó người Hiệu trưởng trong công tác quản lý trường học phải thấy vai trò quan trọng của Đảng ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh Trong công tác đàm phán Hiệu trưởng phải có kỹ năng thuyết phục, phải chịu khó, kiên trì, đeo bám, vận động, phân tích, giải
thích rõ để lãnh đạo thấy được điều trăn trở, nỗi bức xúc của đơn vị nếu có sự hỗ trợ của
địa phương thì kết quả của công việc, khả quan hơn; tập thể giáo viên thấy được sự đoàn kết, yêu thương, chia sẽ lẫn nhau sẽ thúc đây công tác giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên; phụ huynh thấy được công tác phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh được thường xuyên hơn sẽ có mục đích thiết thực nhằm nâng cao các hoạt động phong
trào, làm giảm tình hình học sinh bỏ học, phụ huynh và học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện
Kết quả của việc vận dụng kỹ năng đàm phán mới này sẽ thúc đẩy trình độ tay nghé, sự tự tin, tinh thần trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với sự phát triển giáo dục của địa phương mang lại thương hiệu, uy tín lâu dài cho nhà trường
Kỹ năng đàm phán sẽ hỗ trợ cho Hiệu trưởng rất nhiều trong vai trò lãnh đạo, quản lý, góp phần tạo nên sự đoàn kết và thúc đây sự phát triển của tập thể nhà trường, kỹ năng đàm phán không tự nhiên mà có mà là kết quả của một quá trình tích lũy, do đó Hiệu trưởng cần thường xuyên nâng cao kỹ năng đàm phán của bản thân thông qua quá trình
Trang 18quản lý, người Hiệu trưởng không ngừng học hỏi và rèn luyện bản thân, làm chủ được mọi tình huống, có cách giải quyết khoa học, sáng tạo, tạo được tình cảm và niềm tin
4.2 Kiến nghị:
4.2.1 Kiến nghị với Sở Giáo Dục & Đào Tạo Bình Phưóc
Phối hợp với trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục thành phố Hồ Chí Minh thường
xuyên mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục giúp cho đội ngũ quản lý của các trường trong tỉnh nâng cao trình độ và năng lực quản lý
Hàng năm tổ chức các buổi hội thảo hoặc sinh hoạt chuyên đề để đội ngũ cán bộ
quản lý giáo dục trong toàn tỉnh chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm lẫn nhau về công tác quản lý nhà trường nói chung và kỹ năng đàm phán nói riêng
4.2.2 Kiến nghị với Phòng Giáo Dục & Đào Tụo huyện Lộc Ninh
Thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở Giáo Dục & Đào Tạo
Bình Phước và trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ
chức
Tạo điều kiện cho hiệu trưởng được tự chủ toàn bộ trong các hoạt động giáo dục để
liệu trưởng linh hoạt sáng tạo xử lý các tình huống giúp nhà trường ngày càng phát triển 4.2.3 Kiến nghị với chính quyên địa phương
Hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc phối hợp với nhà trường quản lý và giáo dục học sinh, giúp đỡ nhà trường trong trong việc giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn để nhà trường an tâm làm tốt công tác giáo dục
Tuyên truyền cho phụ huynh học sinh có trách nhiệm trong việc phối kết hợp giáo
dục cho các em Kịp thời nắm bắt tình hình học sinh trên địa bàn, đặc biệt là những học
sinh có hoàn cảnh khó khăn đề kịp thời động viên và hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần
Trang 19
—_ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện dại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Nghị quyết TW 2 khóa 8
Luật giáo dục 2005(sửa đổi năm 2009)
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2020
Bài giảng của cô Đinh Thị Kim Loan về chuyên đề 16: Kỹ năng đàm phán và tổ {1 + C2) NO chức cuộc họp
Phương pháp viết tiêu luận của cô Đinh Thị Kim Loan
7 Báo cáo tổng kết của UBND huyện Lộc Ninh năm 2016
8 Báo cáo tổng kết của Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Lộc Ninh năm
học 2016-2017
ca
Trang 20fn = Phu luc 2
(eee ope QUAN LY GIAO DUC TP HO CHI MINH
N CUU THUC TE VA VIET TIEU LUẬN PHIẾU ĐĂNG KÝ _
- Họ và tên: Trần Xuân Oanh - Ngày sinh: 20/ 12/ 1975
- Lớp bồi dưỡng CBQL trường THCS Bình Phước,
- Năm học 2017 - 2018
- Tên cơ sở nghiên cứu (trường, xã, huyện, tỉnh): Trường PT Dân Tộc Nội trú THCS Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước
- Thời gian nghiên cứu thực tế và viết tiêu luận: 3 tuần, từ ngày 17/ 10/ 2017 đến ngày 6/ 11/ 2017
- Đề tài tiểu luận (HV đăng ký 2 đề tài thuộc 2 chuyên đề khác nhau và chỉ làm đề tài khi được duyệt):
ĐỀ TÀI 1 (Chuyên đề 16) ĐỀ TÀI 2 (Chuyên đề 14)
Nâng cao kỹ năng đàm phán của Hiệu Hiệu trưởng với việc xây dựng và phát
trưởng tại trường PT Dân Tộc Nội trú | triển văn hóa tại trường PT Dân Tộc Nội
THCS Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh | trú THCS Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh,
Bình Phước ; Tỉnh Bình Phước
KÝ DUYỆT Lộc Ninh, ngày 7 Tháng 4€ năm 2017