1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trường thpt nguyễn văn hai xã bình phú

21 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẦN LÝ GIÁO DUC TP HO CHI MINH

TIEU LUAN CUOI KHOA Lớp bồi dưỡng CBQL trường trung học

CÔNG TÁC PHOI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ CHA ME HOC SINH CUA TRUONG

THPT NGUYEN VAN HAI- XA BINH PHU

HUYEN CANG LONG - TINH TRA VINH

Hoe vién: Nguyễn Thanh Long

Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyên Văn Hai - xã Bình Phú —- Huyện Càng Long Tinh Tra Vinh

Trang 2

Mục lục LLY do chọn để tài: 2222212 re 3 A6 L2 2 3 Ả4 , 3 1.3 Lý do thực HỂH: àààă 1H HH HS 5 2 Phân tích tình hình thực tế về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và Ban dại diện CMHS của trường THPT Nguyên Văn Hai - xã Bình Phú — huyện Càng Long "` 6 2.1 Khái quát về trường THPT Nguyễn Văn Hai: .ằàằ 5 nnHeeeeeecce 6

2.2 Thực trạng của cong tac phoi hop gitta nha trong, gia dinh va Ban dai dién

CMHS của trường THPT Nguyễn Văn Hai à on 7 2.3 Những điểm mạnh, điềm yếu, cơ hội và thách thức dé nâng cao chất luong cong tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và Ban đại điện CMHS của trường THPT Nguyên Văn HAi căn E212 2H 9 2.4 Những việc đã làm của nhà trường về công tác phôi hợp với cha mẹ học sinh ở trưởng THPT Nguyên Van Hai cececccccccccsscesssssssvssrssssssecsessessessesseeseeseeseeeeeceescccc 10 3 Kê hoạch hành động đề vận dụng công tác phôi hợp giữa nhà trường, gia đình và Ban đại diện CMHS của trường THPT Nguyên Văn Hai năm học 2018 2019 12

+ Kết luận và kiên nghị cu tt HH Hee 18

=2 é¿ oe eececceccctesse ses uecsesssseesssssssssssussssesasassissnsatessesesisiterverceseeteecescecceccccc 18 4.2 KiCM AVE secccccccecsecsessesessesssssssssssesssssssussssussussssuussstisasesesssitestitereeseeseesescescecccc 18

Trang 3

BANG CHU VIET TAT

— BCHCĐ: Ban chấp hành công đoàn

BQH: Ban giám hiệu

CB-GV-CNV: Can bộ- giáo viên- công nhân viên

CMHS: Cha mẹ học sinh DTN: Doan thanh niên GVBM: Giáo viên bộ môn

GVCN: Giáo viên chủ nhiệm

Trang 4

1 Ly do chon dé tai: II Ly do pháp lý:

Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phát động phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, do đó việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và ban đại điện cha mẹ học sinh (CMHS) là một trong những nhiệm vụ của nhà trường trong việc giáo dục thể hệ trẻ Vì vậy piáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường và gia đình là hai cơ sở

trực tiếp giáo dục các em Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục lâu

dài, thường xuyên và dựa trên cơ sở tình thương yêu Như vậy gia đình là môi trường giáo dục có nhiều thuận lợi và ưu thế trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, đo đó nhà trường cần phải chủ động phối hợp với gia đình đề nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh là

một nhà giáo dục lớn của nước ta, Bác đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng về trách

nhiệm của nhà trường phải tổ chức phối hợp với gia đình: .“Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần còn cần có SỰ giao

dục ngoài xã hội và trong gia đình đề cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn

Giáo dục trong nhà trường dù tốt may nhưng thiêu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn” (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957); theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày

22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẻ Điều lệ Ban dại diện CMHS

cũng qui dịnh tính thiết thực của sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục; Điều lệ trường Trung học ban hành ngày 02/4/2007 có chương VỊ] Điều 47 quy định mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: '*Nhà trường phối

hợp với Ban đại diện CMHS các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm nội

dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.” !.2 Cơ sở lí luận:

- lrong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, sự thông nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đẻ có tính nguyên tặc đảm bao

cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt kết quả tốt Vì thể nhiệm vụ cơ bản của

công tác phối hợp giữa nhà trường với CMHS là nhà trường và CMHS phải thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đề phối hợp giáo dục học

sinh đạt hiệu quả tốt

- Sự phối hợp: Theo “Từ diễn Tiếng Việt thông dụng” của NXB Giáo Dục

năm 2002: Phối hợp là cùng chung góp cùng hành động ăn khớp đề hỗ trợ cho nhau Sự phối hợp giữa nhà trường và CMHS được hiểu là các thầy cô trong trường và

CMHS có sự hợp tác, cùng thông nhất hành động và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ

giáo dục học sinh Công tác phối hợp eiữa nhà trường và CMHS xét trong đề tai nay được giới hạn là nhăm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh về học lực và hạnh kiểm Chủ thể phối hợp là Hiệu trưởng (phạm vi toàn trường), giáo viên chủ

nhiệm (từng lớp) và CMHS (kể cả tổ chức hội CMHS) Nội dung việc quản lý công tác

phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh là kế hoạch hoá và tô chức thực hiện các hoạt động nham thống nhất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh vệ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra môi trường giáo dục thông nhât ở nhà trường và ở gia đình để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh

- Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc tổ chức phôi hợp giữa nhà trường với CMHS: Giáo dục liên quan đến mọi người, là lợi ích của mọi người, mọi

Trang 5

việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội là không the thiéu trong quá trình giáo dục Trẻ em trong như tâm gương cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu Nếu nhà trường dạy tốt mà gia dình dạy ngược lại, sẽ có những anh hưởng không tốt tỚI trẻ em, và kết quả cũng không tôi Cho nên muốn giáo dục học sinh thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình vả xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau

- Chức năng nhiệm vụ của hội CMHS: Nhăm khai thác tiềm năng của lực lượng CMHS trong việc phối hợp với nhà trường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ra quyết định số 278/QD ngày 21/2/1992 ban hành điêu lệ Hội CMHS Phần mở đầu của điều lệ nhắn mạnh đến tâm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường và CMHS: “Sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn xã hội có liên quan trực

tiệp tới mọi người, mọi nhà Việc kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của gia đình trong

việc chăm lo bôi dưỡng thế hệ trẻ là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển giáo dục ” Hội CMHS là tô chức nhăm liên kết, phối hợp giáo dục giữa nhà trường với gia đình, tạo ra sự thống nhất, nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường Hội có chức năng nhiệm vụ tập hợp sự đóng góp về cả tài lực và trí lực của các gia đình học sinh và các lực lượng xã hội nhăm hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường đạt kết quả tốt đẹp: "Vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội cùng với nhà trường quản lý tốt việc học tập của con em khi ở nhà và chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh khi sống ở gia đình và phường, xã” điều 2 điều lệ hội CMHS)

Theo điều lệ hội CMHS, toàn thể CMHS ở mỗi lớp học tổ chức thành một chi hội Mỗi chỉ hội bầu ra một ban thường trực và đại hội đại biểu các chỉ hội bầu ra ban thường trực hội nhiệm kỳ của ban thường trực hội và chỉ hội là một năm học Hiện nay tô chức hội CMHS các trường cũng cơ bản dựa trên Dieu lệ hội CMHS năm 1992 để hoạt động Vào đầu mỗi năm học, đại hội CMHS được tô chức đề tổng két những hoạt động của hội trong năm hoe qua, dé ra phương hướng hoạt động cho năm học mới và bầu ra Ban đại diện CMHS ở các lớp và toàn trường Vào đầu học kì II, các trường cũng thường tô chức họp CMHS lần thứ hai để sơ kết hoạt động trong hoc ki I và bố sung phương hướng hoạt động cho học kì H

Ban đại diện CMHS nhà trường có nhiệm vụ thực hiện những công việc như: Cử đại diện tham gia hội đồng giáo dục trường và một số tổ chức của trường như hội đồng ký luật, ban hoạt động ngoài giờ, ban giáo dục pháp luật để tham gia xây dựng và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường; Tham gia cùng với nhà trường tô chức các hoạt động ngoài giờ cho học sinh như giáo dục truyền thống, hướng nghiệp, dạy nghề; Góp phân tham gia đánh giá tình hình học tập rèn luyện của học sinh ngoài nhà trường nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng quá trình rèn luyện của học sinh; Chăm lo cơ sở vật chất và hỗ trợ các điều kiện Tên, động cho nhà trường: vận động trợ giúp kinh phí khen thưởng, giúp đỡ thầy cô giáo và các em học sinh; Tổ chức quán triệt mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học và thông tin truyện dat những yêu câu, nội dung giao duc cua nhà trường tới các bậc CMHS: Quan hệ tham mưu với địa phương và vận động các lực lượng xã hội quan tâm, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của nhà trường

Ban đại diện CMHS các lớp có nhiệm vụ: Kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm tô chức các hoạt động giáo dục của lớp, tham gia giáo dục đạo đức học sinh, trợ giúp các học sinh khó khăn khen thưởng động viên học sinh có thành tích

Trang 6

con em trong các bậc CMHS, giúp nhau có những biện pháp hình thức tô chức cho con em học tập và rèn luyện ở nhà đạt hiệu quả cao

Ý nghĩa, vai trò của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người sẽ kế tục sự nghiệp của tô tiên, gánh vác công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Vì tỉnh than trách nhiệm đối với dân tộc và tình thương: đối với trẻ em mà Nhà nước gia định và xã hội phải hợp sức chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất để Đảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em trở thành người công dân tốt Việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục học sinh là một trong những nguyên lý giáo dục của nước ta: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất lý luận găn liên với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia dình và giáo dục xã hội” (Điều 3, Luật Giáo dục 2005) Trong quá trình sư phạm, học sinh vừa là chủ thể vừa là đối tượng của lao động sư phạm, hơn nữa chức năng của giáo viên ngày nay đã thay đôi giáo viên không phải chủ yêu cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức như trước kia mà phải tô chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo Vì vậy quá trình sư phạm chỉ đem lại hiệu quả khi phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Và nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh không chỉ được thực hiện ở phạm vi nhà trường mà còn ở gia đình và ngoài xã hội Do đó một trong những nguyên lý giáo dục là nhà trường phải phối hợp thong nhat VỚI gia đình và xã hội để thúc đầy, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Chủ động thực hiện phối hợp với gia đình và xã hội trong việc giáo đục học sinh là trách nhiệm của nhà trường điều 93 Luật Giáo dục 2005 đã quy định: "Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục Nhà trường phải chủ động, phát huy vai trò trung tâm tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung và phương pháp giáo dục của gia đình và các thể chế khác trong xã hội bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, năm vững quan điểm, đường lối mục đích, mục tiêu giáo dục Hơn nữa nhà trường luôn có đội ngũ thay cô giáo được đào tạo có hệ thống, có trình độ và năng lực trong việc giáo dục thế hệ trẻ

Nhà trường, gia đình và xã hội đều là chủ thể giáo dục của khách thê học sinh Giáo

dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội là một chỉnh thể trong hệ thống môi trường giáo dục, các yêu tố trong hệ thống có tác động phối hợp nhau để tạo ra chất lượng tông hợp nhăm giáo dục học sinh có hiệu quả Nhà trường không thể tách rời sự phối hợp với gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh vì cuộc sống của học sinh là cuộc sống con người phải được giáo dục một cách toàn diện

Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội không phải một chiều mả la sự tác động qua lại theo nguyên tắc về lợi ích: mỗi hoạt động hợp tác đều phải xuất phát từ nhu câu và lợi ích của cả hai phía Nhà trường cần phải làm mọi việc để giảng dạy có chất lượng giáo dục thế hệ trẻ thành người tốt cho xã hội thì gia đình và xã hội sẽ cộng tác tích cực với nhà trường Hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh sẽ đảm bảo cho nội dung phương pháp giáo dục học sinh của nhà trường không bị mâu thuẫn mà còn có điều kiện nâng cao hơn hiệu quả giáo dục

1.3 Lý do thực tiễn:

Trang 7

trường nói riềng và đào tạo ra những con người hữu ích cho xã hội nói chung Đó là lí

do xây dựng đề tài về công tác phối hợp giữa nhà trường và CMHS Với đề tài này vạch ra một cách cụ thẻ, rõ ràng giúp Hiệu trưởng chỉ đạo công tác phối hep mot cach kha thi hon nham mang lại hiệu quả tốt trong công tác giáo dục

2 Phân tích tình hình thực tế về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và Ban đại diện CMHS của trường THPT Nguyễn Văn Hai — xã Bình Phu — huyện Càng Long - tỉnh Trà Vinh

2.1 Khái quát về trường THPT Nguyễn Văn Hai:

2.1.1 Vê đội ngũ: toàn trường §5 cán bộ, giáo viên và nhân viên (cán bộ quản lý: 2 người, giáo viên: 75 người, nhân viên: § nguoi)

2.1.2.Vé trường lớp: Trường có 3 dãy phòng học gdm 30 phòng kiên cố, được bo tri 26 phòng học 02 làm hội trường - máy chiếu và 02 phòng máy tính; I dãy phòng hiệu bộ gôm 10 phòng được bố trí 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng phó hiệu trưởng 01 phòng hành chánh, 01 phòng giáo viên, 01 phòng y tế, 01 phòng cơng đoang 01 phịng đồn thanh niên 0Ï phòng thiết bị và 02 phòng thư viện Năm học 2018 — 2019 trường có 1190 học sinh, chia lam 32 lớp (28 lớp phô thông, 04 lớp

GITX): Khối 12 có 10 lớp (02 lớp chọn thi khối khoa học tự nhiên; 08 lớp thi khối khoa học xã hội (01 lớp tiếng anh hệ I0 năm, 02 lớp GDTX)): Khối 11 có 10 lớp (01 tiếng anh hệ I0 năm; 07 lớp cơ bản; 02 lớp GDTX): Khối 10 có 12 lớp (02 lớp tiếng anh hé 10 nam; 10 lớp cơ bản)

2.1.3 Về chất lượng giáo dục:

- Hệ phố thông: Học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên 906/950 em

(95,375%), Hanh kiểm từ trung binh trở lên 946/950 em (99.58%)

- Hệ GDTX: Học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên 177/196 em (90,31%), Hạnh kiểm từ trung bình trở lên 196/196 em (100%)

2.1.4 Hoạt động đoàn thẻ:

- Cơng dồn kết hợp cling BGH để xây dựng tiêu chuẩn thi đua trong CB-GV-CNV và tô chức đăng ky thi đua ngay từ đầu năm học Kết quả 2017 - 2018 có 100% CB-GV-CNV tham gia đăng ký thi đua và đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên

- DTN phát động thi đua học tốt kết hợp với các phong trào văn nghệ - thể thao

Qua phong trào này đã tạo cho học sinh nhiều hoạt động bố ích, giúp cho các em học

sinh vừa vui chơi giải trí, vừa nâng cao nhận thức về văn hóa và rèn luyện sức khỏe Trong năm học 2017 - 2018 nhà trường đã tổ chức tốt hội thao cấp trường và tham gia hội thao cấp huyện, cấp tỉnh cho học sinh và đạt thành tích khá tốt (31 huy chương các loại) Ngoài ra DN phát động phong trào nuôi heo đất cất 01" Ngôi nhà tình bạn ” trị giá 25.500.000đ cho 01 doàn viên học sinh gặp khó khăn ch; tặng 03 góc học tập cho 03 học sinh gặp khó khăn trị giá mỗi góc 4.500.00đ: ngoài ra đoàn trường còn phát động phong trào quà xuân tặng bạn cho 32 em học sinh gặp khó khăn, trị giá

170.000d/ phan

2.1.5 Về công tác xã hội hóa giáo dục:

- Tham gia thực hiện tốt cuộc vận động "3 đủ”, trường không có trường hợp học sinh bỏ học đo thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu đồ dùng học tập

- Năm học 2017 - 2018 Hội khuyến học trường vận động Mạnh Thường Quân

các nhà hảo tâm các tổ chức Đoàn thẻ cựu học sinh, Ban đại diện CMHS cùng hội

khuyến học phát thưởng cấp phát học bồng, trợ giúp học sinh nghèo hiệu học với tông

Trang 8

2.2 Thực trạng của công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và Ban đại diện CMHS cúa trường THPT Nguyễn Văn Hai

Sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS là một yêu cầu tất yếu trong xã hội và nó không thê thiểu trong điều kiện giáo dục hiện nay Nếu nhà trường CÓ SỰ phối hợp tốt sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi góp phan thuc hién thăng lợi nhiệm

vụ năm học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

2.2.1 Thực trạng về việc liên lạc giữa GVCN với CMHS:

Có nhiều hình thức liên lạc giữa nhà trường và gia đình qua tìm hiểu GVCN

liên lạc với CMHS bằng các hình thức như: Dùng phiếu liên lạc, trao đồi qua điện thoại, mời gặp CMHS

Tuy nhiên trong các hình thức liên lạc đó phố biến nhát là dùng phiếu liên lạc (100%) GVCN su dung mang tính định kỳ theo đúng qưi định của Ban giám hiệu là phải tổng hợp kết quả học tập rèn luyện và số ngày nghỉ của HS cuỗi học kỳ để gởi về gia đình các em Bên cạnh đó hình thức trao đổi qua điện thoại cũng được GVCN áp dụng thường xuyên và phổ biến nhất (100%), ca hai hinh thức này không có GVCN nào chưa thực hiện Với cách mời gặp CMHS thì GVCN cũng thường sử dung (87%), hoặc đến gia đình học sinh để trao đổi là biện pháp thường mang lại hiệu quả giáo dục

lớn nhưng lại có tỉ lệ GVCN chưa thực hiện nhiều nhất (30%) Việc đến gia đình học sinh không phải chỉ để thông báo những khuyết điểm của học sinh mà còn nắm dược

thông tin về học sinh cũng như hoàn cảnh của học sinh và trao đồi thống nhất với cha mẹ các em về những vấn đề cần phối hợp tham vấn giúp phụ huynh làm tốt công tác giáo dục con cái GVCN ít đến gia đình học sinh và hầu như chỉ đến nhà những học sinh chưa ngoan và khi đã mời gặp cha mẹ các em tại trường nhưng không được Lý do làm cho GVCN ít đến gia đình học sinh là khi đến nhà các em vào ban ngày thường it gap CMHS do ho đi làm

2.2.2 Thực trạng việc Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN thực hiện phối hợp với

CMHS:

- Về kế hoạch công tác chủ nhiệm của GVCN: Thực tế qua tìm hiểu GVCN về nội dung công tác phối hợp với CMHS trong kế hoạch chủ nhiệm của mình thì phổ biến GVCN chỉ dựa vào nội qui học sinh và những nội dung có liên quan (báo cáo tình

hình thu chỉ hội phí, hoạt động khen thưởng của hội PHHS, kinh phí hỗ trợ cho các hoạt dong của học sinh được Ban giám hiệu lồng vào kế hoạch năm học của nhà

trường đề thực hiện Qua đó cho thấy một số công việc phối hợp với CMHS chưa được

nhiều GVCN đưa vào kế hoạch thực hiện: Chưa có kế hoạch thăm gia đình học sinh, chưa có kế hoạch pho biến trí thức khoa hoc cho CMHS va chưa có kế hoạch tổ chức

trao đổi kinh nghiệm giáo dục con em trong các bậc phụ huynh Điều đó nói lên đa số GVCN chưa có kế hoạch tô chức các hoạt động nâng cao nhận thức và thúc đây sự phối hợp của các bậc CMHS với nhà trường

- Về nội dung công việc GVCN phối hợp với CMHS: Qua thăm dò GVCN

thường trao đổi với CMHS thông qua các nội dung như: Mức độ chuyên can hoc tap va

rèn luyện của học sinh ở nhà cũng như ở trường ( 90%) ngoài ra còn trao đôi nội dung

vẻ đặc điểm tâm sinh lý, điêu kiện học tập của học sinh cách thức giáo dục của gia đình (20%) Như vậy việc học tập và rèn luyện của học sinh ở trường cũng như ở nhà là nội dung GVCN quan tâm nhiều nhất khi liên hệ với CMHS, đó là điều để hiểu vì học tập là

nhiệm vụ chính của học sinh Tuy nhiên cách thức giáo dục của gia đình, điêu kiện học tập cũng như đặc điểm tâm sinh lý của học sinh chưa được GVCN quan tâm nhiêu khi

Trang 9

những nội dung mà GVCN cần nắm rõ để có biện pháp thích hợp trong việc giáo dục học sinh, cũng như giúp CMHS làm tốt hơn việc 2140 dục con cái họ

2.2.3 Thực trạng việc CMHS phối hợp với nhà trường:

Hang nam nhà trường tơ chức họp tồn thể CMHS theo từng lớp hai lan: vào đầu năm học (đầu tháng 9) và đầu học kì II, đặc biệt riêng ở khối 12 còn có tổ chức họp phụ huynh lần 03 vào đầu tháng 4 Trong cuộc họp ngoài việc phô biến những vẫn đề chung của nhà trường và của lớp, GVCN còn trao đồi riêng với từng CMHS về tình hình học tập rèn luyện của con em họ Nếu học sinh nào không có phụ huynh đến dự họp thường được GVCN mời đến gặp sau đó để trao đổi riêng Thực tế trong năm học 2017 - 2018 qua trao đổi với GVCN thống kê tỉ lệ CMHS đến dự họp đầu năm trên 90%, tỉ lệ CMHS đến dự họp lần 02 của năm trên 90%, riêng ở khối 12 tỉ lệ CMHS đến dự họp lần 03 trên 9894 Việc tham dự các cuộc họp CMHS ở trường là trách nhiệm của quý phụ huynh có con đang theo học, thế nhưng chỉ có phụ huynh có con học lớp 12 họ mới thê hiện được trách nhiệm này vẫn còn một số phụ huynh không đi họp để nắm bắt tình hình mà họ quan niệm việc học của học sinh là phó thác cho nhà trường (thường xuất phát từ nhu cầu mưu sinh làm ăn ở xa ) Việc CMHS phối hợp voi nha trường ngoài những thành viên trong Ban đại diện CMHS thường đến lớp dé cong tac giáo dục học sinh còn có một số CMHS dén gap GVCN vi con cai họ có van dé, can đến trao đổi với thầy cô để tìm biện pháp kết hợp giáo dục con họ tiễn bộ hơn Việc vận động các bậc CMIIS của lớp thực hiện tốt trách nhiệm giáo dục con em chưa được Ban đại diện CMHS quan tâm sâu sắc mặc dù đây là nhiệm vụ chính của Ban đại diện CMHS như trong Điều lệ hội quy định thường Ban đại diện chỉ thực hiện khi GVCN nhờ họ đến gặp cha mẹ những học sinh vi phạm nhiều và đã bị ký luật để hỗ trợ uốn năn hoặc học sinh nghỉ bỏ học đề vận động các em di học lại

2.2.4 Thực trạng việc quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường với CMHS của Hiệu trưởng:

- Về việc xây dựng kế hoạch công tác phối hợp với CMHS: Hiệu trưởng nhà trường quan tâm chỉ đạo công tác phối hợp với CMHS để nâng cao hiệu quả giáo dục các em Tuy nhiên [liệu trưởng chưa xây dựng mục tiêu và kế hoạch riêng về công tác này mà chỉ để ra một số biện pháp phối hợp lồng vào kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường Hiệu trưởng đã chỉ đạo GVCN xây dựng những biện pháp phối hợp với CMHS trong kế hoạch chủ nhiệm của lớp mình ở năm học Nội dung hoạt động phối hợp với CMHS chủ yếu nhăm thống nhất các biện pháp đề thực hiện tốt việc duy trì mức độ chuyên cân học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh, không để học sinh nghỉ bỏ học, chưa quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao nhận thức về giáo dục cho các bậc cha mẹ học sinh (phô biến các tri thức về khoa học giáo dục, tô chức trao đổi kinh nghiệm hay chuyên đẻ về giáo duc con em), dé ho có thể kết hợp tốt với nhà trường

giáo dục học sinh đạt kết quả tốt hơn

Trang 10

và rèn luyện cua học sinh có những biện pháp chỉ đạo GVCN tăng cường phối hợp với cha mẹ những học sinh chưa ngoan có dấu hiệu bỏ học để giáo dục uôn năn kịp thời

- Việc nâng cao nhận thức của giáo viên và CMHS về công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình: Hiệu trưởng đã chú ý đến việc nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác phối hợp với CMHS thông qua các phiên họp của trường Tuy nhiên việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác phối hợp cho giáo viên chưa được quan tâm sâu sắc

- Việc phôi hợp cộng tác với Ban đại diện CMHS nhà trường: Hiệu trưởng đã thực hiện đúng theo Điều lệ nhà trường về việc kết hợp tổ chức đại hội CMHS hàng năm, bầu ra Ban đại diện CMHS của trường, của từng lớp; Cơ cầu các thành viên của Ban đại diện CMHS trường trong các tổ chức của nhà trường như hội đông giáo dục, hội dồng ký luật Hoạt động của Ban đại điện CMHS trường chưa đi sâu vào thực hiện nhiệm vụ theo Điều lệ hội qui định như: tuyên truyền, vận động các CMHS chăm lo việc giáo dục con, mà thường tập trung vào các hoạt động hỗ trợ nhà trường kinh phí Trình độ nhận thức của nhiều vị trong Ban đại diện CMHS còn hạn chế, điều kiện kinh tế của họ còn khó khăn hoặc bận rộn với công việc nên khả năng và kết quá cộng tác với nhà trường, GVCN dé giáo dục học sinh chưa cao

- Việc kiêm tra, đánh g1á giáo viên chủ nhiệm về công tác phối hợp với CMHS: Hiệu trưởng đã sử dụng một số hình thức kiểm tra công tác phối hợp với CMHS cua GVCN như: ký duyệt số chủ nhiệm, kiểm tra việc ghi phiếu liên lạc, yêu cầu phải có biên bản giáo dục học sinh cá biệt hay biên bản vận động gia đình khi có học sinh nghỉ học nhiều ngày hoặc bỏ học

2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và Ban dai điện CMHS của (trường THPT Nguyễn Van Hat

2.3.1 Điểm mạnh trong công tác phối hợp giữa nhà trường và CMHS:

- Hiệu trưởng nhiệt tình quan tâm sâu sắc đến công tác phối hợp giữa nhà trường với CMHS và chỉ đạo GVCN chủ động thực hiện các hoạt động g phối hợp với CMHS: thường xuyên phối hợp, hỗ trợ tốt các hoạt động của Ban đại fcr tô chức tốt Hội nghị CMHS đầu năm và các cuộc họp đột xuất khác trong năm học tham dự các cuộc họp định kỳ của Ban đại diện; đã huy động những thành viền nhiệt tình với công tác phối hợp vào Ban đại diện; thực hiện việc kiểm tra Xây dựng mối quan hệ VỚI gia đình và Ban đại điện 2 lần/năm; luôn động viên, khuyến khích các GVCN làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh

- Đội ngũ GVCN có tỉnh thần trách nhiệm cao, xây dựng tốt mối quan hệ với phụ huynh lớp chủ nhiệm, đều thực hiện việc ghi phiếu liên lạc đầy đủ các thông tin dé gửi về gia đình học sinh cuối mỗi học kỳ, đa số ‘thay cô đều trao đổi với CMHS kịp

thời khi con em họ học tập hoặc rèn luyện chưa tốt băng hình thức điện thoại, mời gặp

ở trường hoặc thậm chí đến gia đình các em

- Nhiều CMHS tin tưởng quan tâm đến công tác của nhà trường da chu dong liên lạc với GVCN để năm tình hình học tập của con mình từ đó kết hợp với nhà trường giáo dục học sinh

- Ban đại diện CMHS quan tâm sâu sắc đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp

chính đáng cho học sinh: hỗ trợ tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường; tích Cực

đóng góp các nguồn lực phát sinh; Công khai tài chánh rõ ràng minh bạch tạo sự đồng

thuận cao của CMHIS; Vận động tốt các nguồn lực xã hội khác cho hoạt động của Ban đại diện

Trang 11

- Hiệu trưởng chưa xây dựng dược mục tiêu và kế hoạch cu thé rieng cho cong

tác phối hợp với CMHS: chưa chú trọng việc kiểm tra, đánh giá xếp loại giảo viên về

công tác này và chưa thực hiện các hình thức nâng cao nhận thức giáo duc cho CMHS - GVCN ngán ngại trong việc phát động đóng gop các nguồn lực của phụ huynh: việc phối hợp với CMHS trong các cuộc họp nêu không khéo sẽ dẫn đến sự mặc cảm của phụ huynh vì những khuyết điểm của con mình bị giáo viên nhắc nhở trong cuộc họp

- Còn nhiều CMHS chưa chú ý xây dựng môi trường giáo dục gia đình lành

mạnh và chưa quan tâm đầu tư cho việc học tập của con mình

- Ban đại điện CMHS không có kế hoạch hoạt động cụ thể mà hầu như chỉ thực hiện theo những yêu cầu của Hiệu trưởng, chưa chú trọng phối hợp với nhà trường dé

thực hiện mục tiêu giáo dục mà chỉ tập trung vào việc hỗ trợ vật chất, kinh phí cho các

hoạt động của học sinh

2.3.3 Cơ hội về công tác phối hợp giữa nhà trường và CMHS:

- Hiệu trưởng là người địa phương nên có nhiều ưu thế trong công tác phối hợp với CMHS

- Một số phụ huynh có kinh tế rất sẵn sàng đóng góp các nguôn lực khi cần - Cơ sở pháp lý cho vấn đề xã hội hóa giáo dục nói chung và xây dựng phát triên mối quan hệ với gia đình học sinh nói riêng rât rõ ràng nên hoạt động thuận lợi, dễ dàng Cụ thê là có Điều lệ Ban đại diện gia đình theo thông tư 55/2011, thông tư 29/2012 vẻ vấn đẻ tải trợ trường học,

Giữa BGH, GVCN và phụ huynh học sinh (hoặc Ban đại diện CMHS) luôn phói hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh

2.3.4 Thách thức về công tác phối hợp giữa nhà trường và CMHS:

- Nhà trường chưa tô chức được buôi hội thảo với nội dung "xây dựng môi quan hệ phối hợp giữa nhà trường và CMHS” giúp GVCN có thể học tập và vận dụng vào công tác phối hợp với CMHS của lớp chủ nhiệm

- Phần lớn học sinh ở xa trường, đi về trong ngày rat vat va (hoc sinh 4 ap Giong Mới- xã Huyền Hội nhà cách trường hơn 10 km) Nghề nghiệp của phụ huynh chủ yêu làm nghề nông, buôn bán nhỏ hoặc di làm ăn xa ., it c6 điều kiện quan tâm, theo dõi, quản lý con em mình thường xuyên Thậm chỉ: có một số phụ huynh khó chịu khi GVCN góp ý về ăn mặc của con em mình lúc đến trường thì tỏ thái độ cho là thầy cô "cổ hủ, lạc hậu”

- Đội ngũ giáo viên của trường số đông là trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa mạnh dạn trong công tác phối hợp với CMHS

- Không có chính sách tài chính hỗ trợ cho Ban đại diện CMHS của trường khi phói hợp thực hiện hoạt động công tác giáo dục học sinh

2.4 Những việc đã làm của nhà trường về công tác phối hợp voi cha me hoc sinh ở trường THPT Nguyễn Văn Hai

- Nhà trường đã thực hiện các biện pháp tăng cường liên hệ và kêt hợp với CMHS thong qua GVCN, Ban dai diện CMHS của lớp hoặc của trường và ĐTN Khi một học sinh có dấu hiệu bỏ học hay có nhiều vi phạm nội quy nhà trường thì GVCN liên hệ kịp thời với phụ huynh qua hình thức gởi thơ mời phụ huynh đến trường để kết hợp giáo dục đồng thời điện thoại liên lạc mời phụ huynh (tránh tình trạng thơ mời không đến tay phụ huynh hoặc đến nhưng không đúng thời gian) hoặc đến trực tiếp gia đình Trong một số trường hợp học sinh vi phạm nội quy nhiều mà phụ huynh không hợp tác với GVCN đề giáo dục học sinh thì nhà trường mời Ban đại diện phụ huynh

Trang 12

Đồng thời kết hợp giữa ĐTN với công an xã Bình Pha dé giáo dục cảm hóa cho học

sinh Với nhiều biện pháp phối hợp như vậy đã góp phân kéo giảm học sinh chậm tiền

Trang 19

4 Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết luận:

Gia đình là chiếc nôi quan trọng đâu tiên trong cuộc đời mỗi con nguoi Gido duc gia dinh tao nén tang ban đầu vững chắc cho quá trình hình thành phát triên nhân cách của mỗi cá nhân Nếu cha mẹ học sinh là một lực lượng giáo dục quan trọng đối với nhà trường, thì Ban đại diện cha mẹ học sinh chính là chiếc câu nói, là chất xúc tác cho sự kết hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Thực tế cũng chứng minh răng ở nơi đâu cha mẹ học sinh thực sự quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái chu đáo, Hội cha mẹ học sinh hoạt động mạnh thì nơi ấy chắc chăn sẽ có hiệu quả giáo dục cao và đơn vị ấy sẽ đạt nhiều thành tích xuất sắc Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm giáo dục của cha mẹ học sinh Sự quan tâm không phải là việc cha mẹ dành nhiều thời gian để quản lí con mà còn do thái độ cách quản lí, hướng dẫn con học tập và rèn luyện Bên cạnh đó nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh

Từ nhận thức như vậy, Trường THPT Nguyễn Văn Hai rât quan tâm đến tô chức Ban đại diện cha mẹ học sinh Có thể nói thế hệ này nối tiếp thế hệ khác xây dựng Hội cha mẹ học sinh nhà trường mà hiện nay gọi là Ban đại diện CMHS trở thành một lực lượng giáo dục mạnh, trở thành chỗ dựa tỉnh thần vật chất đối với nhà trường Công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo con người tiến bộ mọi mặt theo thời gian là nhờ rèn luyện nhân cách trong gia đình, ở nhà trường và trong môi trường tốt đẹp của xã hội Quá trình được giáo dục và trưởng thành trong nhà trường chiếm thời gian dài và có tính quyết định Với nguyên lý giáo dục của nước ta: "Học đi đôi với hành giáo dục kết hợp với lao động sản xuât, lý luận gắn liền với thực tiến giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”, Ban Giám hiệu trường THPT Nguyen Nguyễn Văn Hai mong muốn thực hiện văn hóa học dường lành mạnh, tiến bộ để học sinh của nhà trường vừa có tri thức, vừa được giáo dục về nhân cách theo truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam vừa có bản lĩnh biết làm chủ bản thân và lĩnh hội những văn hóa tiên tiến của thế giới dé trở thành những công dân toàn câu trong tương lal

4.2 Kiến nghị:

4.2.1 Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Quan tâm chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, để gia đình thực sự săn kết với nhà trường một cách chủ dộng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, giảm bớt số học sinh yếu kém kéo giảm tình trạng học sinh nghỉ học ở mức thấp nhất

- Thường xuyên mở các hội thảo với nội dung "xây dựng mồi quan hệ phối hợp giữa nhà trường và CMHS” giúp GVCN có thẻ học tập và vận dụng vào công tác phối hợp với CMHS của lớp chủ nhiệm tại đơn vị

4.2.2 Đối với chính quyên địa phương:

- Quan tâm phát triển công tác khuyến học khuyến tài tại địa phương, tuyên dương gia đình học sinh hiếu học, trợ giúp thiết thực cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn đề các em có đủ điều kiện đến trường

Trang 20

4.2.3 Dối với Hiệu trưởng nhà trường:

- Cân xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phối hợp với CMHS chú ý chỉ đạo kiểm tra, đánh gia cong tác này

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác phối hợp giữa GVCN với CMHS

trong đơn vị trường

- Chủ động tham mưu tốt với chính quyền, đoàn thể địa phương đề tạo mối

quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội nhăm thực hiện tốt nhiệm VỤ giáo

Ngày đăng: 03/01/2024, 05:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w