Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ " pdf

22 509 0
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ministry of Agriculture & Rural Development B¸o c¸o tiÕn ®é dù ¸n (VIE 032/05) Báo cáo 6 tháng lần thứ bốn, từ 1.9.2007 – 31.3.2008 Thứ sáu, ngày 18 tháng 4, năm 2008 1 Mục lục 1. Thông tin các tổ chức tham gia dự án 1 2. Tóm tắt dự án 2 3. Tóm tắt việc quản lý thực hiện kế hoạch 2 4 Lời giới thiệu tổng quan. 3 5. Tiến độ tời kỳ hạn 4 5.1 Những điểm thực hiện nổi bất của kỳ đánh giá 4 5.2 Tăng cường năng lực Error! Bookmark not defined. 5.3 Ấn phẩm 8 5.4 Quản lý dự án 8 6. Báo cáo về các vấn đề liên quan 8 6.1 Môi trường 8 6.2 Các vấn đề xã hội giới 8 7. Các vấn đề thực thi cần kéo dài 9 7.1 Vấn đề trở ngại 9 7.2 Những lựa chọn 9 7.3 Vấn đề cần duy trì 9 8. Những bước then chốt tiếp theo 9 9. Kết luận 9 10. Công bố theo yêu cầu của luật pháp 9 2 1. Thông tin các tổ chức tham gia dự án Tên dự án Phát triển bền vững hiệu quả kinh tế cho rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ. Tổ chức đối tác Việt Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Giám đốc dự án đối tác Việt Nam TS. Hà Huy Thịnh Tổ chức đối tác Australia Ensis Nhân sự dự án đối tác Australia TS. Chris Harwood, TS. Sadanandan Nambiar, TS. Chris Beadle, Khongsak Pinyopusarerk Ngày bắt đầu thực hiện dự án 1/03/2006 Ngàu hoàn thành dự án (gốc) 31/12/2008 Ngàu hoàn thành dự án (sửa đổi) Khoảng thời gian báo cáo 1/3/2007 – 31/08/2007 Cán bộ liên hệ Đối tác Australia: Giám đốc dự án Tên: TS. Chris Harwood Điện thoại: +61-3-62267964 Chức vụ: Nghiên cứu viên cao cấp Fax: +61-3-62267901 Cơ quan Ensis Email: Chris.harwood@ensisjv.com Đối tác Australia: Liên hệ hành chính Tên: Linda Berkhan Điện thoại: +61-3-95452222 Chức vụ: Cán bộ hành chính Fax: +61-3-95452446 Cơ quan Ensis Email: Linda.berkhan@ensisjv.com Đối tác Việt Nam Tên: TS. Ha Huy Thinh Điện thoại: +84-4-8389813 Chức vụ: Giám đốc, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng Fax: +84-4-8369722 Cơ quan Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Email: rcfti@vnn.vn 1 2. Tóm tắt dự án Dự án này trợ giúp phát triển mang lại lợi ích cho các hộ nông dân trồng rừng quy mô nhỏ ở miền Trung - Việt Nam, những hộ đang trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ giá trị cao cho các ngành chế biến gỗ cứng ở Việt Nam. Dự án xây dựng năng lực nghiên cứu cho các cán bộ của Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam về chọn tạo các giống Keo đã khá phù hợp với việc sản xuất gỗ xẻ nghiên cứu các biện pháp lâm sinh để trợ giúp cho việc trồng rừng bền vững mang lại hiệu quả kinh tế. Dự án cũng nâng cao năng lực khuyến lâm cho các nhà trồng rừng cấp địa phương cấp vùng nhằm trình diễn các kỹ thuật gây trồng tối ưu cho các giống Keo đã được cải thiện, sẽ giúp đỡ các nhóm nông dân trồng rừng đầu tư hiệu quả nguồn tài chính lao động sao cho phù hợp với tình hình của địa phương mình. Các hoạt động của dự án bao gồm: • Xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh phù hợp với quản lý rừng trồng Keo cung cấp gỗ xẻ bền vững • Chọn các giống Keo phù hợp nhất cho trồng rừng cung cấp gỗ xẻ ở miền Bắc miền Trung Việt Nam, lập kế hoạch cải thiện di truyền hơn nữa cho các giống Keo nhằm tăng giá trị gỗ xẻ. • Xây dựng các điểm khảo nghiệm để so sánh các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng (thâm canh quảng canh) xác định biện pháp tốt nhất để nâng cao năng suất, sản lượng gỗ xẻ, lợi nhuận kinh tế tính bền vững cho các hộ trồng rừng. • Xây dựng mô hình tài chính để giúp các nhà trồng rừng đánh giá khả năng sinh lợi chọn lựa các biện pháp lâm sinh tốt nhất để áp dụng • Tổ chức các khóa đào tạo ở Aust. Việt Nam cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhân viên kỹ thuật các cán bộ khuyến lâm 3. Tóm tắt việc quản lý thực hiện kế hoạch Dự án tiếp tục được thực hiện tốt với tất cả các hợp phần của dự án được hoàn thành theo đúng kế hoạch. Đây là báo cáo tiến độ từ ngày 1 tháng 9 năm 2007 tới ngày 31 tháng 3 năm 2008. Tiến sĩ Harwood Nambiar viếng thăm Việt Nam vào tháng 10/2007 để làm việc với các đối tác tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam về các hoạt động của dự án, bao gồm cả một chuyến thăm quan các hiện trường tại miền Trung – Việt Nam. Mốc đánh giá 7, xây dựng khỏa nghiệm trình diễn kỹ thuật lâm sinh cho các loài Keo, đã được hoàn thành vào tháng 12/2007, khi khảo nghiệm được xây dựng sau nhiều sự trì hoãn do các cơn mưa không bình thường. Lấy mẫu đất bổ xung từ hiện trương nhằm xây dựng các điều kiện cơ sở đã được thực hiện ngay để quyết định công thức bón phân trồng thí nghiệm. 2 Khóa học đầu tiên của ba khóa học khuyến lâm được lên kế hoạch trong dự án đã được tổ chức từ ngày 10 – 12 tháng 3 năm 2008, với sự giảng dạy của Tiến sĩ Beadle, đại diện CSIRO. Hai mươi năm học viên được mời bởi Chi cục lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham dự khóa học. Họ là những cán bộ khuyến lâm, những cán bộ lâm nghiệp (nhà nước tư nhân), những cán bộ làm trong xưởng xẻ. Tất cả các học viên là nam giới, một phản ánh bất cân bằng giới trong khuyến lâm cán bộ kỹ thuật tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Khóa học bao gồm các phần thực hành được thực hiện trên hiên trường có liên quan các nhà máy chế biến gỗ các xưởng xẻ tại Huế, Quảng Trị Quảng Bình, những nơi đã thực hiện xây dựng các mô hình trồng rừng các loài Keo, thực hành các biện pháp lâm sinh (mật độ, tỉa đơn thân, tỉa cành tỉa thưa), sử dụng các giống Keo đã được cải thiện, nơi có xưởng xẻ nhà máy sản xuất đồ gia dụng. Các học viên được đào tạo thực hành về các kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho các loài Keo. Tổng số 24 dụng cụ thực hành (8 kéo tỉa cành lớn, 8 kéo tỉa cành nhỏ 8 cưa) đã được bàn giao cho các học viên. Khảo nghiệm tỉa thưa tại Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình, đang phát triển tốt kết quả sau 24 tháng đã được thu thập vào tháng 6 năm 2008 sẽ cung cấp số liệu nhằm so sánh hiệu quả liên quan của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho gỗ giấy gỗ xẻ. 4. Lời giới thiệu tổng quan Mục đích chung của dự án là tạo ra cải thiện các nguồn thu nhập cho các nhà trồng rừng, đặc biệt là những người hộ gia đình trồng rừng nghèo trong các vùng nông thôn tại miền Bắc miền Trung Việt Nam, thông qua phát triển bền vững hiệu quả các rừng trồng Keo phục vụ cung cấp gỗ xẻ. Dự án đã xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng Keo sản xuất gỗ xẻ, dựa trên cơ sở kinh nghiệm của Việt Nam nước ngoài. Bản hướng dẫn này đã đánh giá lại tiến độ cải thiện giống cây rừng cho các loài Keo tại Việt Nam, với những mục tiêu cụ thể như chọn lọc các giống Keo phù hợp nhất cho rừng trồng gỗ xẻ tại miền Bắc Trung Việt Nam, từ đó sẽ phát triển một chiến lược chọn giống cho tương lai nhằm cải tăng giá trị gỗ xẻ Keo. Chiến lược cải thiện giống cây rừng này sẽ đòi hỏi phải hiểu biết tốt hơn về các yêu cầu về chất lượng của nên công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam, mà các thông tin này được thu thập từ các cuộc khảo sát các xưởng xẻ gỗ các nhà máy chế biến lâm sản. Các khảo nghiệm hiện trường sẽ được xây dựng để so sánh các biện pháp lâm sinh quản canh thâm canh, quyết định trình diễn các kỹ thuật tốt nhất nhằm cải thiện năng suất rừng trồng, kinh doanh bền vững rừng trồng, chất lượng sản lượng gỗ xẻ, cuối cùng là lợi nhuận cho các hộ gia đình trồng rừng. Một bản tính toán đơn giản dựa trên các mô hình kinh tế sẽ được phát triển, kết hợp với các kiến thức sẵn có các kết quả của dự án, nhằm giúp cho các tổ chức khuyến lâm nhà trồng rừng phán đoán lợi ích của quản lý kinh doanh gỗ xẻ đối với rừng trồng Keo lựa chọn các biện pháp lâm sinh tốt nhất cho các điều kiện của họ. Một chuyến thăm quan học tập đã được thực hiện tại Australia vào tháng 5 tháng 6 năm 2006 cho 8 cán bộ nghiên cứu nhà quản lý, nhằm giới thiệu cho họ về các nền tảng môi trường quản lý nghiên cứu ban đầu để xây dựng nên nền công nghiệp gỗ xẻ rừng trồng. Lớp học đào tạo cụ thể hơn về nghiên cứu lâm sinh cải thiện giống cây rừng cũng đã được thực hiện vào tháng 3 tháng 4 năm 20007, cho 6 các bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV). Các khóa đào tạo khác cũng sẽ được tại Việt Nam cho các cán 3 bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên, các cán bộ khuyến lâm hộ trồng rừng. Các khóa học này sẽ tập trung vào đào tạo thực hành tại hiện trường viếng thăm các mô hình trình diễn của dự án. Tài liệu khuyến lâm sẽ bao gồm các bản hướng dẫn, các áp phích lớn các băng đĩa tiếng hình. Những tài liệu này sẽ được các tổ chức khuyến lâm sử dụng để mô tả gói công nghệ mà dự án xây dựng tới các hộ trồng rừng. Năng lực khoa học của FSIV sẽ được tăng cường củng cố thông qua các thiết bị phân tích chất lượng gỗ. Khuyến cáo về nâng cấp thiết bị bố trí phòng thí nghiệm đất mẫu thực vật tại FSIV ở Hà Nội cũng đã được cung cấp. Dự án sẽ có đạt được kết quả tăng cường năng lực thông qua cả đào tạo chính thức đào tạo qua công việc cả trong quá trình xây dựng khảo nghiệm hiện trường, mà sẽ được thực hiện như những mô hình trình diễn của các công nghệ được khuyến cáo. Từ các khảo nghiệm sẽ cung cấp các kết quả có giá trị trong thời gian ngắn để củng cố tăng sản lượng gỗ xẻ. Trong tháng 11 năm 2007, dự án sẽ xây dựng một khảo nghiệm chính tại Đông Hà, miền Trung Việt Nam, phục vụ cho nghiên cứu lâu dài về tính biền vững rừng trồng. Dự án kết hợp chặt chẽ 3 khóa học cho các tổ chức khuyến lâm nhóm trưởng hộ nông dân để có thể giúp họ học tập về cả gói công nghệ sản xuất gỗ xẻ Keo, các sản phẩm in ấn cũng như các băng đĩa hình tiếng, nhằm phục phổ biến rộng rãi hơn tới các nhà trồng rừng trong cả nước. 5. Tiến độ tới kỳ hạn 6.1. Những điểm thực hiện nổi bất của kỳ đánh giá Báo cáo này trình bày các kết quả đạt được trong giai đoạn từ 1/9/2007 tới 31/3/2008, một kỳ 7 tháng, để báo cáo khóa học đầu tiên về khuyến lâm. Chuyến công tác của Tiến sĩ Harwood Nambiar tới Việt Nam Tiến sĩ Harwood đã thực hiện một chuyến công tác tới Việt Nam từ 29 tháng 9 tới 7 tháng 10, Tiến sĩ Nambiar thực hiện chuyến công tác từ ngày 1 tháng 10 tới ngày 7 tháng 10. Họ đã làm việc với Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khoa học sản xuất Bắc Trung Bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, thăm khảo nghiệm tỉa thưa tại Đồng Hới. Ngày 1 tháng 10, tại trụ sở của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế, tiến sĩ Harwood cán bộ dự án Đặng Thịnh Triều, cán bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã bàn bạc về kế hoạch tổ chức lớp học khuyến lâm đầu tiên của dự án với Ông Trọng, giám đốc Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, các cán bộ Chi cục. Kết quả là: thống nhất tổ chức lớp học 3 ngày là hợp lý, số lượng khoảng 20 học viên có thể được tài trợ bởi dự án. Các phần thảo luận khác cũng được thống nhất như mục tiêu, hiện trường các hoạt động của lớp học. Sau đó, họ đã thăm quan hiện trường, tuy nhiên chuyến thăm bị cắt ngắn lại vì mưa lớn. Cuối cùng họ đã tham dự cùng nhóm tiến sĩ Nambiar cán bộ dự án khác là Vũ Đình Hưởng để thăm quan hiện trường tại Đông Hà vào sáng ngày 3 tháng 10. Buổi chiều hôm đó Nambiar, Harwood, Triều, Hưởng Phạm Xuân Đỉnh, một cán bộ dự án khác tại Trạm Đông Hà, cùng thảo luận về thiết kế, trồng thí nghiệm sắp tới, quản lý lâu dài cho khảo nghiệm lâm sinh của các loài Keo tại trạm Đông Hà (Mốc đánh giá 7). Buổi sáng hôm sau, họ có cơ hội viếng thăm hiện trường khu khảo nghiệm để thảo luận kỹ càng hơn xem xét kỹ lưỡng các công thức thí nghiệm. Thông tin chi tiết về khảo nghiệm này được trình bày tại báo cáo mốc đánh giá 7 đã được nộp lên văn phòng CARD. Harwood, Nambiar, Triều and Hưởng, sau đó tiếp tục tới Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình để xem xét khảo nghiệm tỉa thưa của dự án. Các công thức thí nghiệm tỉa thưa sau 16 tháng đã 4 đang phát huy tác dụng, hiệu ứng của phát triển về đường kính với biện pháp tỉa thưa đã được chứng minh rõ ràng, xem tại bảng 1 dưới đây. Bảng 1 là tổng hợp các kết quả sinh trưởng về đường kính trong các công thức tỉa thưa khác nhau được thực hiện tại lần đo đếm đầu tiên vào tháng 6 năm 2006. Bảng 1. Phát triển đường kính thân cây tại Khảo nghiệm tỉa thưa Đồng Hới Đường kính ngang ngực bình quân (cm) Công thức tỉa thưa (cây/ha) 6/2006 12/2006 6/2007 12/2007 300 9.9 12.6 14.6 15.8 450 9.4 12.2 14.0 15.1 600 9.5 12.3 14.0 15.0 1000 9.4 11.7 13.0 13.8 Đường kính thân cây bình quân đã tăng lên nhanh hơn trong các công thức tỉa thưa tại thời điểm trên 18 tháng. Đường kính ngang ngực bình quân tăng lên 5.9 cm trong công thức 300 cây/ha nhưng chỉ tăng 4.3 cm trong công thức đối chứng – không tỉa thưa. Tốc độ sinh trưởng về đường kính cao hơn trong các công thức tỉa thưa thể hiện một khả năng tăng trưởng giá trị của gỗ khúc thông qua tăng trưởng về kích thước gỗ khúc giá trị cao hơn trên một đơn vị thể tích (như đã được xây dựng trong báo cáo các điều kiện đường cơ sở của dự án), mặc dù khẳng định rằng sẽ có ít cây hơn trong các công thức tỉa thưa. Đường kính lớn, tại tuổi 4, của các cây trong công thức thí nghiệm 300 cây/ha có thể xem trong hình 1. Những cây này có thể có đủ điều kiện để bán cho mục tiêu gỗ xẻ loại nhỏ. Các vết tỉa cành đã được vỏ bao phủ, chỉ ra rằng gỗ không mấu mắt khuất tật đã được tạo ra. Khi chúng ta có kết quả sau 24 tháng vào tháng 6 năm 2008, chúng ta sẽ tiếp tục so sánh các giá trị lâm phần có được dưới các công thức tỉa thưa khác nhau. Thông tin này sẽ được sử dụng để xây dựng mô hình kinh tế nhằm so sánh lợi nhuận thu được từ các chế độ lâm sinh cho gỗ xẻ gỗ giấy. 5 Hình 1. Tiến sĩ Nambiar đang đứng trong một ô tỉa thưa ở mật độ 300 cây/ha tại khu khảo nghiệm tỉa thưa ở Đồng Hới. Chúng tôi, sau đó, quay ra Hà Nội, để bàn bác với Tiến sĩ Hà huy Thịnh, giám đốc dự án, Viện Trưởng Nguyễn Hoàng Nghĩa các cán bộ dự án khác. Chúng tôi đã bàn về dự án CARD 032/05 trên khía cạnh rộng hơn để phát triển một chương trình kế hoạch nghiên cứu quốc gia nhằm củng cố sự bền vững của rừng trồng. Khảo nghiệm lâm sinh của dự án tại Đồng Hà có thể trở thành một trong các hệ thống các khảo nghiệm hiện trường nhằm đánh giá sự bền vững của rừng trồng. Chúng tôi cũng bàn về việc quản lý dự án tiếp theo, bao gồm phân tích mẫu đất mẫu lá từ khảo nghiệm lâm sinh Đông Hà, trồng khảo nghiệm, các khóa học khuyến lâm. Thứ bảy ngày 5 tháng 10, tiến sĩ Harwood Nambiar đã viếng thăm Trạm nghiên cứu Ba Vì để xem xét lâm phần Keo phù hợp có thể được sử dụng trong lớp học thứ ba về khuyến lâm, lớp học được lên kế hoạch tổ chức tại Ba Vì. Sau khi bàn bạc thêm vào thứ hai ngày 7 tháng 10, tiến sĩ Harwood rời Việt Nam tiến sĩ Nambiar bay vào thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận với các cán bộ tại Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ. Khảo nghiệm lâm sinh cho các loài Keo đã được xây dựng Báo cáo cho mốc đánh giá 7, xây dựng khảo nghiệm trình diễn lâm sinh cho các loài Keo đã được nộp tới CARD vào tháng 1 năm 2008. Các góp ý tiêu biểu dưới đây được đưa ra từ các phản biện của báo cáo mốc đánh giá, được liệt kê như sau: o Mặc dù lập địa không quá 4 ha như được định ra trong đề cương dự án, nhưng trong mốc đánh giá được giao, thí kế mô hình có thể cung cấp đủ số liệu để cho phép xử lý thống kê các công thức thí nghiệm qua một số luân kỳ. Kiến thức về lịch sử lập địa các thông tin cơ bản trước khi xây dựng thí nghiệm sẽ góp ích trong việc xử lý này. o Chú ý rằng 6 dòng Keo lai năng suất cao sẽ được sử dụng trong mô hình. Nhóm dự án có phải kỳ vọng rằng sẽ có bất kỳ sự sai khác nào trong các phản ứng (ví dụ với Phốt phát) ở bất cứ những dòng này? Nếu vậy thiết kế thí nghiệm có thể sẽ rất khó đo đếm? o Các yêu cầu về thu thập số liệu tiếp theo xử lý số liệu đã được định nghĩa rất rõ ràng. Câu hỏi then chốt, chưa được chỉ ra, là ai sẽ chịu trách nhiệm để đảm bảo số liêu được thu thập đúng thời gian, xử lý ấn phẩm các kết quả phải được hoàn thành khi dự án CARD kết thúc. Câu hỏi này nên được chỉ ra cho thời gian tới. Trả lời của chúng tôi cho góp ý thứ hai là các số hiệu dòng cho các cá thể cây hom trong các ô khảo nghiệm không được lưu giữ, vì vậy không thể so sánh các phản ứng của các dòng khác nhau với các công thức thí nghiệm, chẳng hạn như phốt pho. Tất cả các công thức thí nghiệm chứa đựng một số lượng trộn đều nhau của các cá thể của 6 dòng, vì vậy các hiệu quả sẽ không bị xáo trộn bởi sự khác nhau của các dòng. Chúng tôi lường trước rằng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên về việc thu thập số liệu xử lý kết quả từ khảo nghiệm này sau khi dự án CARD kết thúc. Viện có một hệ thông số liệu minh chứng cho việc làm này, lưu giữ các khảo nghiệm hiện trường khác được xây dựng trong sự hợp tác với CSIRO - ví dụ các khảo nghiệm tăng thu di truyền được xây dưng trong dự án Thuần hóa các loài cây rừng Australia vào năm 2002. Các khảo nghiệm vẫn được chăm sóc bảo vệ thu thập xử lý số liệu tới tận bây giờ, 2007 2008, đã được công bố các kết quả trên các tạp chí khoa học bởi dự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu của Viện CSIRO. 6 Chuyến công tác của tiến sĩ Chris Beadle tới Việt Nam Tiến sĩ Chris Beadle đã thực hiện một chuyển công tác tới Việt Nam từ ngày 4 tới 13 tháng 3 năm 2008. Trong chuyến công tác này ông đã xem xét khảo nghiệm tỉa thưa tại Đồng Hới cùng với Ông Triều, chuẩn bị cũng như giảng dạy cho lớp học khuyến lâm đầu tiên (xem báo cáo riêng biệt của ông). Ông cũng đã thảo luận về dự án với tiến sĩ Thịnh các cán bộ dự án tại Hà Nội, xem xét đưa ra các khuyến cáo về các khảo nghiệm Keo tại Ba Vì để chuẩn bị cho lớp học khuyến lâm sẽ được tổ chức tại đây. Tiến sĩ Beadle cũng đã tham dự đóng góp ý kiến trong buổi họp của một dự án phát triển lâm nghiệp được tổ chức tại Huế vào ngày 14 tháng 3 năm 2008. Ông có hai báo cáo, một về các biện pháp lâm sinh cho các loài keobáo cáo được dựa trên bài giảng của lớp học khuyến lâm, một báo cáo khác về cải thiện giống cho các loài Keo – dựa trên các báo cáo được cung cấp từ tiến sĩ Harwood. Tiến sĩ Beadle cũng đã trả lời tổng hợp các câu hỏi dưới đây về các báo cáo của Ông – các câu hỏi này được đưa ra bởi các cán bộ tham dự hội nghị: • Những vấn đề tiềm tàng của phương thức tỉa cành truyền thống (không sát gốc cành) so với phương thức tỉa cành sát gốc cành là gì? Để những cành già đi chết một cách tự nhiên liệu có tốt hơn không? • Nguồn gốc chính của sự cạnh tranh trong những khu rừng trồng là gì? Có thể chì hoãn sự tỉa thưa thông qua bổ sung phân bón không? • Điều chỉnh việc tỉa thưa điều chỉnh chiều cao cây tại cùng một thời điểm bằng cách nào? • Chuyện gì xảy ra đối với những khu rừng trồng nếu bạn không làm gì cả? • Sản lượng rừng bị ảnh hưởng như thế nào khi tỉa thưa? Tổng trữ lượng còn lại có thay đổi không? • Vui lòng giải thích những lợi ích của việc phân tích tài chính? • Các vấn đề liên quan trong giấy chứng nhận FSC? Giấy chứng nhận có thể vẫn được chấp nhận trong trường hợp áp dụng bón phân phải không? • Nên áp dụng lượng phân bón là bao nhiêu? Khi nào? Ở đâu? • Chủng Rhizobium thương mại có bán trên thị trường không? • Các loài Keo mà chúng ta đang sử dụng sẽ trở thành những cây dại không theo mong muốn phải không? • Làm thế nào để trồng rừng Keo bền vững? • Có nên kỳ vọng giữ lại thảm thực vật tự nhiên tái sinh trong rừng trồng Keo không? Có thể làm điều này như thế nào? Trong những lời kết luận của mình, ông Khanh, Giám đốc dự án FSDP đã chỉ ra rằng một lý do cơ bản quyết định dự án là làm việc với các chủ trang trại, vì rằng họ có thể khai thác một vài lâm sản nào đó để bán. Điều này có nghĩa rằng, hầu hết có thể chọn lựa các loài Keo với chu kỳ ngắn cho gỗ giấy như một cách thu được tiền nhanh nhất. Tổ chức khoá học khuyến lâm đầu tiên Khoá học đầu tiên của 3 khoá học khuyến lâm được đưa ra trong Dự án đã được tổ chức trong thời gian từ ngày 10 – 12 tháng 3 năm 2008. Những học viên đã được mời bởi Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Hai mươi lăm học viên đã tham dự khoá học. Họ là các cán bộ khuyên lâm, cán bộ lâm nghiệp (nhà nước cá nhân), những cán bộ đang công tác tại các xưởng xẻ. Tất cả những học viên tham gia đều là nam giới, phản ánh sự 7 không cân đối về giới trong đội ngũ cán bộ khuyến lâm cán bộ kỹ thuật ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Khoá học bao gồm các phần thực hành được thực hiện trên hiện trường có liên quan các nhà máy chế biến gỗ xưởng xẻ ở Huế, Quảng Trị Quảng Bình, những nơi đặt các mô hình trồng rừng Keo, nơi tiến hành các biện pháp lâm sinh (mật độ, tỉa đơn thân, tỉa thưa tỉa cành), nơi có sẵn vật liệu trồng rừng bằng các giống Keo được cải thiện, nơi có xưởng xẻ nhà máy sản xuất đồ gia dụng. Những học gia được thực hành các kỹ thuật lâm sinh với các loài Keo. Tổng số 24 dụng cụ thực hành lâm sinh (8 cặp kéo cắt cành lớn, 8 cặp kéo cắt cành nhỏ 8 cưa tay) được phát cho những học viên. Một báo cáo đầy đủ của khoá học khuyến lâm, với danh sách các học viên tham gia khoá học những phụ lục của các tài liệu khoá học, đã được cung cấp như một báo cáo riêng biệt để bổ sung vào Báo cáo tiến độ này. Lợi ích của chủ hộ nhỏ Như được trình bày chi tiết trong báo cáo khoá học, một số học viên tham gia khoá học khuyến lâm, là những cán bộ khuyến lâm, sẽ tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa đơn thân, tỉa tạo dáng cây, tỉa cành tỉa thưa để tăng giá trị của rừng trồng Keo mà họ quản lý. 5.2. Tăng cường năng lực Việc tăng cường năng lực chính trong suốt giai đoạn báo cáo đã được diễn ra qua khoá đào tạo khuyến lâm. 6.2. Ấn phẩm Không có ấn phẩm nào trong thời gian báo cáo. 6.3. Quản lý dự án Quản lý dự án tiếp tục tiến triển tốt. Các buổi họp về kế hoạch cho các giai đoạn tới của dự án được thực hiện vào tháng 10 năm 2007, trong suốt chuyến công tác Việt Nam của Tiến sĩ Harwood Nambiar, trong thời gian Tiến sĩ Beadle thăm Việt Nam vào tháng 3 năm 2008. 5. Báo cáo về các vấn đề liên quan 6.4. Môi trường Không có vấn đề đặc biệt xảy ra trong quá trình báo cáo 6.5. Các vấn đề xã hội giới Cân bằng giới trong cán bộ khoa học cán bộ kỹ thuật được đào tạo tại các khóa học của dự án sẽ được nhìn nhận như một vấn đề cần quan tâm, nhưng thật không may mắn rằng các ứng cử viên nữ giới phù hợp cho khóa đào tạo khuyến lâm không thể chọn được. 8 [...]... vững rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻhiệu quả kinh tế cao Đơn vị thực hiện dự án phía Việt Nam: Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Mô tả Các mục tiêu ĐỀ CƯƠNG Thông tin cần có Chỉ số thực hiện 1 Xem xét đánh giá lại nguồn vật liệu Báo cáo các khuyến di truyền sẵn có cho rừng trồng Keo cáo được viết gửi tới sản xuất gỗ xẻ ở Việt Nam đề xuất CARD được chấp được nguồn vật liệu trồng tốt... Aust cho 6 cán bộ nghiên cứu của FSIV tỉnh về chọn tạo giống kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng trồng bao gồm đánh giá chất lượng gỗ triển khai các mục tiêu cải thiện giống Mục tiêu 4, Đầu ra 4.3 10 cán bộ nghiên cứu nhan viên kỹ thuật của FSIV các tỉnh được đào tạo về cải thiện giống cơ bản các kỹ thuật nghiên cứu lâm sinh phù hợp với rừng trồng sản xuất gỗ xẻ Các cán bộ nghiên cứu và. .. loài các biện pháp lâm sinh có thể mang lại lợi nhuận nhất cho họ Mục tiêu 6, Đầu ra 6.1 Tăng cương năng lực cho các cán bộ khuyến lâm nhóm trưởng nông dân về các kiến thức kỹ năng lien quan tới công nghệ trồng rừng Keo cung cấp gỗ xẻ tới người nông dân trồng rừng Mô hình tài chính được sản xuất, chạy thử kiểm tra bằng số liệu của DSIV rừng trồng Keo tại các tỉnh Mô hình tài chính báo. .. hành cuộc điều tra khảo sát cơ bản tại rừng trồng Keo, các nhà khai thác các xưởng cưa xẻ gỗ ở miền Trung Việt Nam (người mua) để xác định giá cả cho các khối gỗ Keo, ảnh hưởng của các kích cỡ gỗ khối khuyết tật gỗ đến giá cả thu mua gỗ Mục tiêu 4, Đầu ra 4.5 Chiến lược phát triển chương trình cải thiện giống cho Keo gỗ xẻ của FSIV Các hiến lược được viết vào tháng 9 năm thứ nhất Công việc quan... quan học tập một khóa học tại Australia các khóa học ở Việt Nam, thực hiện như từng khung pháp lý của dự án Các học viên phù hợp cho thăm quan học tập có thể được lựa chọn 12 5 Tăng cường kỹ năng năng lực nghiên cứu cho các cán bộ của FSIV về nghiên cứu lâm sinh, những việc sẽ làm cơ sở cho việc quản lý rừng trồng bền vững cho các rừng Keo sản xuất gỗ xẻ Các học viên phù hợp cho lớp học có... đánh giá được tổng hợp tốt 3 Chứng minh xác nhận giống các kỹ thuật lâm sinh được đề xuất cho trồng rừng Keo sản xuất gỗ xẻ thông qua các rừng trồng được thiết kế một cách khoa học được kiểm tra theo phương pháp R&D, các khảo nghiệm lâm sinh tại các rừng trồng đã được xây dựng ở 1 số vùng miền Trung Việt Nam Các khảo nghiệm hiện trường khảo nghiệm lâm sinh được xây dựng theo dõi... dự vào khóa học ở Việt Nam soạn thảo báo cáo vào tháng 9 năm thứ 2 Hoạt động 4.3 C Harwood C Beadle tổ chức các khoá đào tạo 1 tuần về đặc tính di truyền lâm sinh cho các loài Keo, nôi dung về quản lý các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, chuyển giao chọn gói cho 10 cán bộ nghiên cứu nhân viên kỹ thuật phía Việt Nam Mục tiêu 4, Đầu ra 4.4 Báo cáo chi tiết về khai thác, vận chuyển giá cả cho. .. xem xét tổng thể lại kinh nghiệm của nước ngoài địa phương đối với việc trồng rừng sản xuất gỗ xẻ xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật cho việc sản xuất gỗ xẻ Keo bền vững ở Việt Nam Mốc đánh giá được hoàn thiện vào tháng 1, năm 2007, báo cáo được nộp tới CARD Ông Beadle đã khuyến cáo về cho các khảo nghiệm lâm sinh trình diễn ở Huế ở Hà Tây trong suốt cuộc viếng thăm Việt Nam vào tháng 3 năm 2008... FSIV các tỉnh được đào tạo về cải thiện giống tiến bộ các kỹ thuật nghiên cứu lâm sinh phù hợp với rừng trồng sản xuất gỗ xẻ Các cán bộ nghiên cứu đã tham dự khóa học tập tại Australia đã viết báo cáo vào tháng 3 năm thứ 2 Khoá đào tạo đã hoàn thành vào tháng 3 – 4 năm 2007, 5 thành viên tham dự khoá học chuẩn bị báo cáo để trình lên CARD Hoạt động 4.2 C Harwood, C Beadle, K Pinyopusarerk và. .. sóc, các kết quả của khảo nghiệm được báo cáo trong các ấn phẩm khoa học Các lập địa phù hợp cho xây dựng khảo nghiệm, các khảo nghiệm được xây dựng, bảo vệ đánh giá 4 Tăng cường các kỹ năng năng lực nghiên cứu cho các cán bộ của FSIV về chiến lược cải thiện di truyền tiến tiến công nghệ để họ có thể thực hiện việc cải thiện di truyền hơn nữa cho các giống Keo phù hợp với việc sản xuất gỗ xẻ . Thông tin các tổ chức tham gia dự án Tên dự án Phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế cho rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ. Tổ chức đối tác Việt Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt. lâm sinh phù hợp với quản lý rừng trồng Keo cung cấp gỗ xẻ bền vững • Chọn các giống Keo phù hợp nhất cho trồng rừng cung cấp gỗ xẻ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, và lập kế hoạch cải thiện. ÁN ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC MỤC TIÊU, ĐẦU RA, HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẦU VÀO TRONG ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN Tên dự án VN03/05: Phát triển bền vững rừng trồng các loài Keo cung cấp gỗ xẻ có hiệu quả kinh tế cao. Đơn vị

Ngày đăng: 22/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Thông tin các tổ chức tham gia dự án

  • 2. Tóm tắt dự án

  • 3. Tóm tắt việc quản lý và thực hiện kế hoạch

  • 4. Lời giới thiệu và tổng quan

  • 5. Tiến độ tới kỳ hạn

    • 6.1. Những điểm thực hiện nổi bất của kỳ đánh giá

    • 6.2. Ấn phẩm

    • 6.3. Quản lý dự án

    • 5. Báo cáo về các vấn đề liên quan

      • 6.4. Môi trường

      • 6.5. Các vấn đề xã hội và giới

      • 7. Các vấn đề thực thi và cần duy trì

        • 7.1. Vấn đề và trở ngại

        • 7.2. Những lựa chọn

        • 7.3. Vấn đề cần duy trì

        • 8. Những bước then chốt tiếp theo

        • 9. Kết luận

        • 10. Công bố theo yêu cầu của luật pháp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan