1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh bình định

166 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LÊ ÁI PHƯỢNG

QUAN LY TRANG THIET BI Y TE TAI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÍNH BÌNH ĐỊNH

LUAN VAN THAC Si QUAN LY KINH TE

Binh Dinh - Nam 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ ÁI PHƯỢNG

QUAN LY TRANG THIET BI Y TE TAI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÍNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn: TS HÒ THỊ MINH PHƯƠNG

Trang 3

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” chuyên ngành quản lý kinh tế, mã số 8310110 là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của giáo viên Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Lê Ái Phượng

Trang 4

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài sự cô gang nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các nhà khoa học, các quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Quy Nhơn, sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và người thân trong gia đình đề tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Cô giáo, TS Hồ Thị Minh Phương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giam hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Quy Nhơn đã truyền đạt kiến thức, góp ý chân thành, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong hai năm học tập cũng

như quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, Tôi xin trân trọng cảm ơn đến ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được tham gia học tập và hoàn thành luận văn Xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu, phỏng vẫn để thực hiện luận văn này, để tôi hoàn thành Chương trình đào tạo Thạc sỹ

Bình Định, ngày tháng 06 năm 2021

Tác giả

Lê Ái Phượng

Trang 5

LOI CAM ON MUC LUC DANH MUC CAC CHU VIET TAT DANH MUC CAC BANG BIEU

MỞ ĐẦU 5: 22221 221 21121112111211121121122112211.112112111 1 1 1 LY do chon dé tain cccccccccsccccsecsescssessssscsesesescscsesssesessscasststsesessasstensen | 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài - 2 ¿6 se ErErxexeeersr 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - ¿5 2c <1 131325612 zs+2 3 3.1 Muc dich nghién Cire 3 3.2 Nhiệm vụ nghiên CỨU - - 2 1113121111113 1111182111118 1 8 g.k 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU + 2® k+E+E+E+E+E+E+EeEererererxee 4

4.1 Đối tượng nghiên CỨU - 5s SE k+kk#EEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEErrkrkrkrkee 4

Trang 6

1.3.2 Quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế 20 1.3.3 Quản lý trong khâu bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế 21 1.3.4 Quan ly trong khau khau hao va thanh ly trang thiét bi y tế 21 1.3.5 Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong tổ chức thực hiện

quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện - -¿-¿- + +x+xexersrrered 21 1.4 Kinh nghiém quan ly trang thiét bi y tế tại bệnh viện và bài học cho

quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định 22 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện tuyến 010 22 1.4.2 Bài học cho quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bình Định - CC 1H11 E11 0n ng 25

Chương 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÍNH BÌNH ĐỊNH 5 5555e 552 27

2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định - - L kE < << x2 S991 cọ ngà 27 2.1.1 Lịch sử hình thành - - - - << << << S911 1 0 ni 27 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện - 555 5+ ++<<<++++ 29

2.1.3 Tổ chức bộ máy ¿- + k+ExESkSkSEE19E5E1 1111111311111 11 1111 xrkd 30

2.1.4 Nguồn nhân lựC - - + + + k+E+E#EEEEEE+EEEEEEESEEEEEEEEEEEEeEkrkrkrkrree 32 2.2 Hiện trạng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Da khoa tinh Binh Dinh 35

2.3 Hoạt động quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Binh

2 1 Đánh giá chung về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnhBình Định - E110 cv 76

2.4.1 Kết quả đạt đưỢC - - ST SEExE ST 111111111111 xrkg 76

2.4.2 Hạn chế - ác can St S9191 181531818511 11 155151111 11311 1111115551515 1E se 77 2.4.3 Nguyên nhân hạn chẾ + + + S+E#E#EE+E+E#EeEEeEErkrkekersrees 78

Trang 7

3.1 Định hướng, mục tiêu quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định - - - EEEE E E S999 ng 80 3.1.1 Định hướng quản lý rang thiết bị y té cles 5+ xe ce+x+xexecez S0

3.1.2 Mục tiêu quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình

ĐỊnh CC C000 00001011111 111111111 82 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhăm hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định 5-2 2 s+x+s+xsEszee: 83 3.2.1 Giải pháp quản lý trong đầu tư mua săm trang thiết 83 3.2.2 Giải pháp quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế S6 3.2.3 Giải pháp quản lý bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế 87 3.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý trang thiết

3.2.5 Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế 93 3.3 Kiến nglhị -¿- se k1 11515111111 01811 111111111111 11 11110111 11111111 95

3.3.1 Đối với Bộ y tẾ - 5s St 1S TT 11110151101 11111 1111111111 txrk 95 3.3.2 Đối với sở y tế tỉnh Bình Định - + 22k k+EeEeEEErEekerererreeed 95

3.3.3 Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định -. -: 96

QUYET DINH GIAO DE LUAN VAN THAC SI (BAN SAO)

Trang 9

2) IV NƯGHHŸ3ŸÕŸ 58

Bảng 2.12, Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng đối với các trang thiết bị y tế điện

cơ một số khoa, phòng (2016-20220) - ¿5< Ss+k‡k‡ESESEEEErErkererererkeed 59

Bảng 2.13 Dự toán sửa chữa trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định năm 2020 - QC 1E SE 1110330 9 9 9 E919 ng 63

Trang 10

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (2016-2020) -. -<<<<<<+<<<52 68 Bảng 2.15 Kết quả kiểm tra tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao một số trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định 55-552 +2 70 Bảng 2.16 Đánh giá việc thực hiện quản lý quy trình bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định - 74

Trang 12

1 Ly do chon dé tai

Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác y tế của bệnh viện TTBYT hỗ trợ cho người thầy thuốc trong chân đoán, điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả góp phần thực hiện tốt vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Vì vậy, việc đầu tư mua sắm TTBYT luôn được quan tâm và chú trọng của ngành Y tế và các bệnh viện

Bệnh viện Da khoa tỉnh Bình Định (BVĐKTBĐ) là tuyến điều trị cao nhất của ngành Y tế tỉnh Bình Định Bệnh viện là một trong những bệnh viện tuyến tỉnh có quy mô lớn trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên, với giường bệnh nội trú 1157; tong số cán bộ, viên chức, nhân viên là 1660 người; hầu hết cơ sở hạ tầng phục vụ khám chữa bệnh và làm việc đều được xây dựng kiên cố Bệnh viện hiện có 09 phòng chức năng, 35 khoa lâm sàng, cận lâm sàng Trong những năm qua, bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, BVĐKTBĐ đã đầu tư, trang bị mới nhiều TTBYT

Các TTBYT của BVĐKTBĐ được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau như: Ngân sách nhà nước, quỹ BHY T, viện trợ WHO, viện trợ ODA, von vay tu du an JICA Nhat Ban, du an phong chéng Covid- 19 với nhiều chủng loại khác nhau góp phần cải thiện công tác khám, chữa bệnh cho người dân Công tác quản lý và sử dụng các TTBYT tại BVĐKTBĐ đã được chú trọng tuy nhiên vẫn còn thiếu sự kiểm soát và đánh giá, cho nên TTBYT hiện tại của BVĐKTBĐ còn mang tính chồng chéo, có khi cùng một chủng loại TTBYT lại được tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau; số lượng đầu tư và các TTBYT nhiều nhưng hiệu quả sử dụng không đồng đều; sô lượng TTBYTT hiện đại còn ít; việc sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa

Trang 13

TTBYT và chất lượng khám chữa bệnh Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư cho TTBYT,

nâng cao tuổi thọ của TTBYT hiện đại hóa các TTBYT hỗ trợ tốt công tác

chuyên môn cho cán bộ y tế, trở thành nơi khám chữa bệnh đáng tin cậy cho người dân trong tỉnh, khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung Vì vậy, nghiên cứu đề tài “ Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” vừa có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân tại BVĐKTBĐ trong thời gian tới

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề TTBYT và quản lý TTBYT đã thu hút sự quan tâm, chú ý

của nhiều nhà khoa học, những người làm công tác nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau Đề cập đến vẫn đề này có các công trình nghiên cứu như sau:

Công trình ngiên cứu của Vũ Quang Hưng “Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” năm 2014 đã tập trung đánh giá

thuc trang quan ly TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ năm

2011 đến năm 2013: chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

Tác giả Trần Xuân Thăng với công trình nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk” năm 2016 đã đề cập đến những vấn đề TTBYT: những nhân tổ ảnh hưởng đến quan ly TTBYT; phan tich thuc trang quan ly TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tinh DakLak; dua ra mét sé gidi phap nham hoan thién quan lý

Trang 14

Tác giả Phạm Mạnh Tiến với công trình nghiên cứu “Thue trang quản lý sử dụng trang thiết bị chân đoán tại khoa chấn đoán hình ảnh và xét nghiệm hóa sinh bệnh viện nhỉ đồng l năm 2017” (2018) đã tìm hiểu thực trạng sử dụng TTBYTT tại Việt Nam; làm rõ những thách thức trong quản lý sử dụng TTBYT tại Việt Nam; đi sâu tìm hiểu phân tích thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị chân đoán tại khoa chân đoán hình ảnh và xét nghiệm hóa sinh bệnh viện nhi đồng 1 nam 2017; Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quản lý sử dụng trang thiết bị chân đoán tại khoa chân đoán hình ảnh và xét nghiệm hóa sinh bệnh viện nhi đồng 1 nam 2017 Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhăm quản lý sử dụng trang thiết bị chấn đoán tại khoa chan đoán hình ảnh và xét nghiệm hóa sinh bệnh viện nhi

đồng l tốt hơn

Trương Thị Hồng Linh với công trình nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Tr†” năm 2018 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý TTBYT, tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản lý TTBYTT từ khâu mua sắm bảo dưỡng,

sửa chữa TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị từ năm 2016 đến

năm 2018 Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng TTỊ

Những công trình nghiên cứu trên có giá trị khoa học cao trên địa

bàn được nghiên và tại thời điểm nghiên cứu Tuy nhiên, quản lý TTBYT

tại BVĐKTBĐ chưa có công trình nào nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Muc dich nghiên cứu

Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý

TTBYT đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại BVĐKTBĐ, trên

Trang 15

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá một số vấn để về lý luận và thực tiễn về quản lý

TTBYT

- Phân tích, đánh gia thuc trang quan ly TTBYT tat BYVDKTBD - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhăm hoàn

thiện quản lý TTYBYT tại BVĐKTBĐ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu

Quản lý TTBYT tại Bệnh viện bao gồm: Quản lý đầu tư TTBYT;

quan ly trong quá trình sử dụng TTBYT; quản lý khâu bảo dưỡng, sửa chữa

TTBYT: quản lý khẩu hao và thanh lý TTBYT; kiểm tra, giám sát và xử lý

các vi phạm trong tổ chức thực hiện quản lý TTBYT

4.2 Phạm vì nghiÊn cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

- Về thời gian: Nghiên cứu quản lý TTBYT tại BVĐKTBĐ từ năm

2015 đến năm 2020, để thu thập số liệu, phân tích tổng hợp đánh giá thực trang quan ly TTBYT tai BVDKTBD

5 Phuong pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên các văn bản pháp luật, Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn bản của Bộ Y té,

báo cáo của BVĐKTBĐ để thu thập dữ liệu, số liệu thứ cấp đảm bảo

tính khách quan, trung thực khi nghiên cứu và giải quyết vẫn đè

Phương pháp điều tra: Kết hợp phương pháp điều tra băng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu để đánh giá về thực trạng quản lý trang

Trang 16

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Thông qua việc phân tích lý thuyết, tác giả đi sâu vào tìm hiểu, phân tích thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để rút ra những kết luận khoa học đề xuất những phương hướng và giải pháp phù hợp

Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: Nghiên cứu lập luận vẫn đề

theo hướng phát triển và những thay đôi về TTBYT và quản lý TTBYT

6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

- Về lý luận: Bỗ sung làm rõ hơn lý luận chung về TTBYT và quan

lý TTBYT; xác định rõ những nội dung cơ bản của quản lý TIBYT tại

Bệnh viện

- Về thực tiễn: Luận văn có thê dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý để tổ chức quản lý sử dụng TTBYT tại Bệnh viện nói chung và BVĐKTBPĐ nói riêng

7 Kết cầu của đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ luc, nội dung luận văn được kết cầu gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện

Chương 2 Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dinh

Trang 17

THIET BI Y TE TAI BENH VIEN

1.1 Trang thiết bị y tế và quản lý trang thiết bi y tế tại Bệnh viện

tuyến tỉnh

1.1.1 Khái niệm và phân loại trang thiết bị y tẾ

1.1.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y té Ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia Thế nên việc chăm sóc sức khỏe cho con người luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu Một trong những yếu tố góp phần phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe của con người

đó sự hỗ trợ của các TTBYT

Theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại Nghị

định 169/2018/NĐ-CP thì TTBYT được hiểu là các loại thiết bị, dụng cụ,

vật liệu, vật tư cây chép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phan mém (soffware) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu của các TTBYT để phục vụ cho con người với nhiều mục đích khác nhau

Thứ nhất, TTBYT dùng dé chan doan, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật, bù đắp những tốn thương, chấn thương của con nguodi

Thứ hai, TIBYT dùng để kiểm tra, thay thế, điều chỉnh, hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý của con người

Thứ ba, TTBYT dùng để hỗ trợ hoặc duy trì sự sống của con người Thứ tư, TTBYT dùng để kiểm soát sự thụ thai của con người

Thứ năm, TTBYT dùng để khử khuẩn các TTBYT, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm

Trang 18

sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế Thứ bảy, TTBYT cung cấp thông tin hữu ích góp phan chan đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguôn gốc từ

cơ thể người

Như vậy, TTBYT là những thiết bị được sử dung cho muc dich y té

Chúng thường được sử dụng trong các bệnh viện, các trung tâm y tế nhằm

hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán và điều trị bệnh cho bệnh nhân, giúp

người bệnh hồi phục, cải thiện sức khỏe duy trì sự sống của mình

1.1.1.2 Phân loại trang thiết bị y tế Hiện nay có nhiều loại TTBYT hiện đại đang được sử dụng dé phuc vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của con người Có nhiều loại TTBYT tiên tiễn hiện đại để điều trị những ca bệnh phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và trình độ cao Đặc điểm TTBYT được thể hiện:

Là tài sản cố định có giá trị cao Nó được sản xuất gan lién voi thanh tựu của khoa học tiên tiễn về khám chữa bệnh

TTBYT tại các bệnh viện tuyến Trung ương thường được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện trợ từ các nước trên thế giới như: Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản ,quỹ phát triển khoa học và tự các đơn vi mua sam

TTBYT tại Việt Nam phan lớn được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhập nâng cao trình độ thường xuyên

TTIBYT gồm nhiều loại khác nhau: TTBYT cá nhân: sử dụng tại các gia dinh (Homecare); Loai TTBYT đơn giản: Là loại TITBYT đơn giản thường sử dụng trong đơn vị y tế nhỏ; Loại TTBYT nghiên cứu ; Loại

TTBYT thuộc cảm biến y sinh

Trang 19

khỏe nhân dân Theo WHO hiện nay có khoảng 10.500 chủng loại TTBYT khác nhau trên thị trường Chúng bao gồm từ các thiết bị chân đoán và điều trị có giá trị lớn, công nghệ cao như máy gia tốc tuyến tính giúp điều trị các bệnh ung thư, cộng hưởng từ, chụp cät lớp cho đến ống nghe khám bệnh và các trang thiết bị cơ bản khác hỗ trợ cho các bác sy, diéu dưỡng thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hàng ngày TTBYT bao gồm cả các thiết bị trợ giúp cải thiện cuộc sống hàng triệu người dân như: xe day, may tro thinh, kinh thuốc, máy điều hòa nhịp tim và các thiết bị cấy ghép

Căn cứ vào nội dung chuyên môn của y học, TTBYT được phân thành 10 nhóm

Nhóm I: Thiết bị chân đoán hình ảnh bao gồm các thiết bị đặc trưng là: Máy chụp X - Quang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch số hoá xoá nên, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm

Nhóm II: Thiết bị chân đoán điện tử sinh lý bao gồm các loại máy:

Máy điện tâm đồ (ECG), điện nao dé (EEG), dién cơ đồ, máy đo lưu

huyết não Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế bào, máy ly tâm

Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mồ bao gồm các thiết bị như máy thở, máy gay mé, may theo déi (monitoring), may tao nhip tim, may sốc tim, dao mồ điện, thiết bị tạo OXV

Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điện sóng ngăn, tia hông ngoại, laser trị liệu

Trang 20

Nd, Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser

Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng phối, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt, máy chạy thận nhân tạo

Nhóm VII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông như máy dò huyệt,

massage, châm cứu, điều trị từ phối

Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình

như huyết áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử , máy chạy khí rung, điện tim Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ SỞ V tế như thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin

(hệ thống máy tính), xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý

nước thải

Căn cứ vào mức độ rủi ro tiềm ấn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và

sản xuất các TTBYT đó, theo Nghị định 169/2018/NĐ-CP, TTBYT gồm 2

nhóm được phân làm 4 loại: Nhóm I: Bao gồm các TIBYTT thuộc loại A là TTBYT có mức độ rủi ro thấp

Nhóm II: Bao ôm TTBYT thuộc loại B, C và D, trong đó loại B là TTBYT có mức độ rủi ro trung bình thấp: TTBYT thuộc loại C có mức độ rủi ro trung bình cao và loại D có mức độ rủi ro cao (như: Trang thiết bị cay ghép vào cơ thể người) Với các trang thiết bị loại C và D sẽ phải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng (trên người) về tính an toàn trước khi được đưa vào sử dụng chính thức [12|

Căn cứ vào công dụng của TTBYT, theo Thông tư số 08/2019/TT- BYT TTBYT được chia làm hai nhóm:

Nhóm I: TTBYT chuyên dùng đặc thù bao gồm: Hệ thống X — quang:

Trang 21

Hé thong CT — Scanner; Siêu âm; Máy xét nghiệm sinh hóa các loại; Máy xét nghiệm miễn dịch các loại; Máy thận nhân tạo; Máy thở; Máy gây mê: Máy theo dõi bệnh nhân; Bơm tiêm điện; Máy truyền dịch; Dao mô; Máy phá rung tim; Máy tim phối nhân tạo; Hệ thống phẫu thuật nội soi; Đèn mé treo trần; Đèn mồ di dong; Ban mô; Máy điện tim; Máy điện não; Hệ thống khám nội soi; Máy soi cô tử cung: Máy theo dõi sản khoa 02 chức năng: Thiết bị xạ trị

Nhóm II: Trang thiết bị y tế chuyên dùng khác [7] 1.1.2 Khái niệm và nguyên tắc quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện

1.1.2.1 Khái niệm về quan lý trang thiết bị y té tai bénh vién

Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nó được coi là một hoạt động đặc thù của con người, là sự tác động có mục đích của chủ thé quản lý lên đối tượng quản lý Quản lý sẽ xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó có hoạt động chung của con người Theo C Mác: Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động Ông cho rang: Tat ca mọi lao động trong xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiễn hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng

Trong từ điển tiếng Việt: Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định

Theo Phạm Quang Lê: Quản lý là sự tác động có chủ đích của các chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có mục đích, liên kết các thành viên trong tô chức nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất [21]

Theo Fayel: Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình,

Trang 22

doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, t chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy [14]

Theo Hard Koont: Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định [ 14]

Những quan niệm về quản lý ở trên cho thấy quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các hoạt động, công cụ, phương pháp, nguyên tắc quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đề ra

Quản lý TTBYT là một hình thức hoạt động của nhà nước đo các chủ thể có thấm quyên thực hiện nhằm hướng tới việc phân phối và sử dụng các TTBYT tiết kiệm và hiệu quả Quản lý TTBYT tập trung chủ yếu vào các

hoạt động: Đầu hr mua sắm TTBYT; Sử dung TTBYT; Sua chita TTBYT;

Khẩu hao và thanh lý TTBYT; Kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm trong tô

chức thực hiện quản lý TIBÌT

1.1.2.2 Cơ sở pháp lý quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện

Nghị định số 36/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý TTBYT,

đây là hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý TIBYT đáp ứng nhu cầu hiện nay và hội nhập quốc tế, khu vực Đây là khung pháp lý giúp các nhà quản lý, các bệnh viện, đơn vị y tế, các doanh nghiệp nắm rõ các quy định, xác định rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực TTBY TT; đảm bao chất lượng, hiệu quả đầu tư và tăng cường quản lý, khai thác sử dụng TTBYT, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y té, nang cao chat lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dan Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo đưa các nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng sử dụng TTBY T vào chương trình đào tạo, mở rộng và nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trong các

Trang 23

trường Dai hoc, Cao dang ngành y dược

Luat Quan ly, su dung tai san cOng ngay 21 thang 6 năm 2017 quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công: chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công

Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công

Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định

tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị

Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bô sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP

ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý TTBYT

Nghị định số 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ Nghị định này quy định

việc quản lý trang thiết bị y tế bao gồm: phân loại TTBYT: sản xuất, lưu hành, mua bán, cung cấp dịch vụ TTBYT; thông tin, nhãn TTBYT và quản

lý, sử dụng TTBYT tại các cơ sở y tế

Nghị định số 03/2020/NĐ-CP: Sửa đổi bổ sung Điều 68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý TTBYT đã được sửa đổi, bố sung tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về

quan ly TTBYT

định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế Thông tư này hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động sự nghiệp y tế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của

Bộ Y tế

Trang 24

Nghị định số 117/2020-NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Thông tư số 14/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về Quy định một số nội

dung trong đấu thầu trang thiết bị y tẾ tại các cơ sở y tế công lập

1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện TTIBYT là một loại tài sản đặc biệt và đóng vai trò rất quan trong trong viéc kham, chan doan, quá trình chữa bệnh và hồi sức của bệnh nhân

Tổ chức Y tế thế giới WHO khăng định, TTBYT đã từng bước phát triển,

thâm nhập vào kỹ thuật khám chữa bệnh, giúp đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở y tế

TTBYT hỗ trợ người thầy thuốc phát hiện sớm bệnh lý và chân đoán

một cách chính xác tình trạng bệnh để từ đó điều trị kịp thời cho bệnh nhân Điều nay giup tiết kiệm tối đa thời gian chữa trị, hạn chế việc sử dụng quá nhiều thuốc và giảm bớt chi phi điều trị cho bệnh nhân

TTBYT là công cụ đắc lực làm giảm thiểu tối đa di chứng bệnh lý và

tý lệ tử vong hiện nay Đặc biệt TTBYT có chủng loại đa dạng, bên cạnh

đó sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho các TTBYT luôn thay đổi, cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới làm cho tính đa dạng càng thể hiện rõ nét hơn Vì vậy, muốn những TTBYT phát huy tốt công năng cũng như sử dụng được lâu hơn thì cần phải có những biện pháp quản

Trang 25

lý TTBYT phù hợp và cần được quán triệt trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế Ở Việt Nam, nguyên tắc quản lý,

sử dụng TTBYT được quy định tại Điều 55 Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý TTBYT và được sửu đổi, bố sung ở Nghị định 169/2018/NĐ-CP

như sau: Viéc quan ly, st dung TTBYT phải theo đúng mục đích, công năng,

chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả

TTBYT phải được bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng và tuân thu các hướng dẫn kỹ thuật khác theo quy định của nhà sản xuất và phải được kiểm định theo quy định tại Nghị định này để bảo đảm chất lượng

Đối với các TTBYT có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng theo quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Phải lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về TTBYT; thực hiện hạch toán kịp thời, day du TTBYT vé hién vat va gia tri theo quy dinh hién hanh của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định pháp luật khác có liên quan; bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này

Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý có thâm

quyền về quản lý TTBYT

Các cơ sở y tế của Nhà nước ngoài việc thực hiện quản lý, sử dụng

TTBYT theo quy định tại Điều 55 Nghị định 36/2016/NĐ-CP, phải thực

hiện quản lý TTBY T theo các quy định sau: Việc đầu tư, mua sắm, quan ly, sy dung TTBYT dé thuc hién theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công

TTBYT trong các cơ sở y tế của Nhà nước được quản lý, sử dụng

Trang 26

theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Thực hiện công khai chế độ quản lý, sử dụng TTBY TT

Thực hiện đầu tư, mua săm TTBYT bảo đảm nguyên tắc: Một là, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu của đơn vị và theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật về đấu thâu

Hai là, khuyến khích sử dụng các TTBYT sản xuất trong nước Đối với TTBYT sản xuất trong nước đã được Bộ Y tế công bố đáp ứng yêu cầu chất lượng sử dụng và khả năng cung cấp thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không được chào TTBYT nhập khẩu

Có thể thấy răng, việc thực hiện đúng các nguyên tắc về quản lý TTBYT góp phần làm hạn chế tối đa hư hỏng kéo dài tuổi thọ của TTBYT Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (đảm bảo TTBYT luôn hoạt động ôn định, chính xác và an toàn cho bệnh nhân) Giúp cho các cơ sở y tế

năm chắc tình hình TTBYT và xây dung nhu cau TTBYT mua sam cho

năm sau, báo cáo lên cấp trên ( Bộ Y tế và Sở Y tế) Bên cạnh đó, tiến hành tô chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng TTBYT theo đúng quy định

1.2 Các nhân tô ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện

1.2.1 Nhân tổ bên ngoài

Quản lý TTBYTT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý Muốn có phương án quản lý TTBYT hợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi mỗi khoa, phòng trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tại đơn vi minh

Thứ nhất, các quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước Bat kỳ một ngành, một lĩnh vực kinh tế nào, muốn phát triển một

Trang 27

cach 6n định và bền vững luôn luôn phải có những quy định, pháp luật, chính sách tạo hành lang pháp lý thực hiện sự quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế đạt mục tiêu đưa ra Đối với lĩnh vực y té cũng vậy, các quy định, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ tạo lập một hành lang pháp lý và môi trường ôn định để thực hiện sự quản lý các hoạt động nói chung và quản lý TTBYT nói riêng Với những quy định, chính sách của Đảng và Nha nước giúp phương hướng tô chức quản lý TTBYT tại các cơ SỞ Vy tế đúng đăn và hiệu quả, việc khai thác, khẩu hao, duy trì, đầu tư hay đổi mới các TTBYT trong cơ sở y tế được phụ thuộc rất lớn vào đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước

Thứ hai, phát triển của khoa học công nghệ Khoa học, công nghệ phát triển không chỉ tạo ra sự đa dạng, phong phú về chủng loại của những TTBYT, các TTBYT liên tục được cải tiễn và ngày càng hiện đại góp phần hỗ trợ thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe con người mà còn góp phần quản lý các TTBYT tốt hơn Các bệnh viện thường can lưu trữ một lượng lớn hồ sơ về hàng tồn kho cũng như dữ liệu quản lý tài sản Điều này cần một kho lưu trữ dữ liệu không lồ và có tính bảo mật cao Khi khoa học công nghệ chưa phát triển các việc quản lý theo phương pháp lưu trữ dữ liệu băng giấy hoặc file excel không đảm bảo an toàn và khó khăn khi tìm kiếm cũng như trích xuất dữ liệu nhưng khi khoa học công nghệ phát triển nó đã là thay đổi cách thức quản lý về TTBYT, việc ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện số hóa quản lý TTBYT giúp tự động hóa trong việc quản lý TTBYT, từ đó dễ dàng kiểm soát được các thiết bị mà không tốn quá nhiều giấy tờ, công đoạn; Tiết kiệm thời gian tối đa trong quá trình quản lý nhờ những tính năng vượt bậc; Tối ưu được vai trò quản lý cũng như dự tính trước những trường hợp phát sinh để có thể giải quyết kịp thời; Tiết kiệm được nguồn nhân lực vì chỉ cần rất ít nhân viên có chuyên môn cao kiêm soát hệ thông thông qua phân mêm; Theo dõi

Trang 28

tinh trang str dung, số lượng, độ hao mòn của thiết bị và quá trình bảo hành, sửa chữa; Lập kế hoạch cho dự trù kinh phí thu mua thiết bị mới, thanh lý thiết bị không còn sử dụng được nhanh chóng và chuyên nghiệp

1.2.2 Nhân tổ bên trong

Thứ nhất, thiết bị y té duoc trang bị sử dụng tại bệnh viện

TTBYT được xem là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình thực hiện hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh (Thuốc — Thay thuốc — TTBYT) Ở các bệnh viện TTBYT phong phú, đa dạng, đơn giản hay phức tạp không chỉ ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ khám chữa bệnh

tại bệnh viện mà còn ảnh đến tổ chức quản lý TTBYT tại bệnh viện Máy

móc thiết bị phong phú đa đạng và cập nhật kịp thời công nghệ mới, với tính chất hiện đại và đầu tư theo chiều sâu thì sẽ nâng cao được trình độ tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong đơn vị, tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao giá thành hạ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân Bên cạnh đó, cho phép sử dụng đây đủ, hợp lý và tiết kiệm dược phẩm y tế và sức lao động nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh

TTBYT và tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện có mối quan hệ hữu cơ với nhau Dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện là một quá trình liên tục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội Giá trị và giá trị sử dụng của dược phẩm y té duoc tang lên gấp bội khi TTBYT tham gia liên tục vào quá trình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Mối quan hệ giữa quản lý dịch vụ khám chữa bệnh và TTBYT thay đổi theo những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật TTBYT của mỗi đơn vị và thay đổi theo sự phát triển của xã hội Vì vậy, để có được phương án tổ chức quản lý TTBYT hợp lý và hiệu quả, mỗi đơn vị phải chú ý và xác định cho được mức độ ảnh hưởng của TIBYT đối với đơn vị

Trang 29

mình, từ đó xác định cho được đơn vị mình nên mua công nghệ, thiết bị máy móc nào là thích hợp, đồng thời khấu hao, sửa chữa hay thanh lý những TTBYT nào để mang hiệu quả nhất

Thứ hai, nguồn nhân lực tại bệnh viện

Đội ngũ y bác sĩ, cán bộ ngành y tế nói chung và trong các bệnh viện nói riêng có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý TTBYT Đội ngũ y bác sĩ cán bộ ngành y tế được đào tạo có chất lượng, phù hợp về chuyên môn, có kiến thức tay nghèẻ, kỹ năng có kỷ luật là điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng các TTBYT tại bệnh viện có hiệu quả Ngược lại, đội ngũ vy bác sĩ, cán bộ ngành y tế đào tạo không đảm bảo chất lượng, không phù hợp về chuyên môn, thiếu thực tế, thiếu kỹ năng, tính kỹ luật yếu kém tạo ra nhiều rủ ro và không hiệu quả trong quản lý sử dụng

các TTBYT tại bệnh viện Vì vậy, để có thể quản lý và sử dụng TTBYT

hiệu quả thì cần phải bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ sử dụng trong quá trình vận hành sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản và sửa chữa TTBYT Ngoài trình độ tay nghê, đòi hỏi cán bộ phải luôn có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản máy móc thiết bị Có như vậy, nó mới duy trì công suất cao trong thời gian dài và sử dụng có hiệu quả hơn trong khám chữa bệnh

1.3 Nội dung quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện 1.3.1 Quản lý dau tw trang thiết bị y tế

Trong hoạt động quản lý TTBYT tại bệnh viện, quản lý đầu tư, mua săm TTBYT luôn được xem là công việc đầu tiên đóng vai trò quan trọng để đảm bảo đáp ứng một cách tối đa nhất nhu cầu sử dụng TTBYT tại bệnh viện

Trong quản lý đầu tư mua sắm TTBYT đâu tiên cần phải quản lý khâu lập kế hoạch đầu tư mua săm TTBYT, các thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắm TTBYT hàng năm cho bệnh viện Việc lập kê hoạch đâu tư mua săm phải căn cứ vào nguôn kinh phí,

Trang 30

thực tế mua, sử dụng TTBYT của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng TTBYT trong năm theo yêu cầu của các Khoa, Phòng để lập kế hoạch

Từ đó, việc quản lý đầu tư mua sắm TTBYT có hiệu quả hơn khi xác định

đúng mục đích, nhu cầu khám chữa bệnh

Thứ hai, việc đầu tư mua săm TTBYT tại bệnh có thể được đầu tư từ

nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn vốn Trung ương nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ; vốn sự nghiệp môi trường và đối ứng ngân sách tỉnh; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh; nguồn quỹ phát triển cho các hoạt động của sự nghiệp bệnh viện Vì vậy, trong quản lý đầu tư mua sắm

TTBYT phải năm rõ nguồn vốn đầu tư và số lượng TTBYTT cần mua tương

ứng với từng loại vốn khác nhau, các nguồn vốn (kể cả trung ương và địa phương) trong đầu tư mua sắm TTBYT được thực hiện theo quy định của

pháp luật về đấu thâu tại Luật Đầu thầu Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu thâu và lựa

chọn nhà thâu; Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định

chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 14/2020/TT-BYT của Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập (áp dụng từ ngày 1/9/2020)

Thứ ba, các TTBYT do nhiều cơ sở sản xuất và ở các quốc gia khác nhau, có những TTBYT được sản xuất trong nước nhưng cũng có nhiều TTBYT phải nhập khẩu; Vì vậy, trong quản lý đầu tư mua săm TTBYT

phải nắm rõ nguồn gốc, số lượng và chất lượng các TTBYT được đầu tư

mua sắm và đưa vào sử dụng tại bệnh viện

Như vậy quản lý đầu tư mua sắm TTBYT là khâu đầu tiên quyết

định các khâu tiếp theo, bởi vì trong quản lý đầu tư mua sắm TTBYT nếu được hình thành có cơ sở khoa học, thiết thực sẽ được quản lý và khai thác

Trang 31

sau này có hiệu quả Đồng thời, thông qua quá trình đầu tu, mua sam TTBYT sẽ đánh giá được tính cấp thiết, thực trạng quản lý ngân sách của don vi

1.3.2 Quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế TTBYT cũng như các loại máy móc thiết bị khác, quá trình sử dụng và vận hành các TTBYT sẽ dần xuất hiện những vấn đề kỹ thuật, những điểm yếu kém Do đó, công tác quản lý TTBYT cũng cần quan tâm đến việc quản lý sử dụng

Quá trình sử dụng TTIBYT chứng minh cho những luận chứng kỹ thuật được đưa ra trong giai đoạn đầu tư, mua sắm Mỗi loại TTBYT đặc điểm, tính chất, độ bền khác nhau và nó phụ thuộc rất lớn vào quá trình sử dụng tô chức, cá nhân được đơn vị giao trực tiếp sử dụng Việc quản lý sử dụng TTBYT nhằm tăng hiệu quả, công năng sử dụng và kéo dài chu kỳ sử dung cua TTBYT Quan ly viéc su dung TTBYT phai theo công năng, mục đích nhất định Những loại TTBYT khác nhau phải quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng khác nhau Vì vậy, trong quản lý sử dụng TTBYT phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dung, dang ky su dung TTBYT va thuc hiện quản lý sử dụng TTBYT theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng và đăng ký sử dụng của các Phòng, Khoa tại bệnh viện Hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y

tế ban hành Thông tư số 33/2020/TT-BYT quy định danh mục TTBYT

phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật có hiệu lực từ ngày 01/3/2021 Với việc kiểm định tính năng an toàn và tính kỹ thuật giúp cho việc quản lý sử dụng TTBYT có hiệu quả, góp phần khai thác tối đa tiềm năng của hệ

thống TTBYT tại bệnh viện

1.3.3 Quản lý trong khâu bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y té Quản lý khâu bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT nhăm bảo đảm sử dụng tối ưu chức năng của các máy móc thiết bị đã mua săm Chế độ quản lý việc sửa chữa thiết bị y tế nhằm đảm bảo cho việc sử dụng thiết bị tiết kiệm

Trang 32

và hiéu qua phuc vu thuc hién nhiém vu cua don vi

Quy trình bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị gồm các bước sau: Bước I1: Lập kế hoạch bảo dưỡng và yêu cầu sửa chữa

Bước 2: Tiếp nhận kế hoạch bảo dưỡng, yêu cầu sửa chữa và kiểm tra Bước 3: Tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa

Bước 4: Nghiệm thu, ghi số theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa và thu hồi trang thiết bị hư hỏng

Bước 5: Thanh toán

1.3.4 Quản lý trong khâu khẩu hao và thanh lý trang thiết bị y té

Các TTBYT có đặc điểm giá trị của nó chuyển vào sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất, vì vậy trong quá trình sử dụng các TTBYTcó sự hao mon dan dan va nó có hai loại hao mòn trong đó hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng, do tác động của tự nhiên là cho các TTBYTT đi đến chỗ hư hỏng không dùng được nữa Còn hao mòn vô hình của các TTBYT là hao mòn do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến máy móc sử dụng không còn hiệu quả cao, vì vậy cần phải được khấu hao và thanh lý Khi kết thúc quá trình sử dụng các TTBYT phải được quản lý chặt chẽ để tránh

lãng phí, thất thoát tài sản

Các TTIBYT tại bệnh viện công lập hiện nay được tính khẩu hao

theo Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính về

Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tô chức có sử dụng ngân sách nhà nước

1.3.5 Kiểm tra, giám sát và xử lý các vỉ phạm trong tổ chức thực

hiện quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện

Kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý là việc làm có ý nghĩa quan trong nham ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm quy định, pháp luật Chủ tịch Hỗ Chí Minh cho rang công tác lãnh đạo, chi dao, điều

Trang 33

hanh, quan ly ma thiéu su kiém tra, giám sát thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, giám sát thì mới chống được tệ nạn này Theo người muốn chống bệnh quan liêu bàn giấy; muốn biết các Nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không: muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện thì chỉ có một cách là kiểm tra, giám sát

Trong công tác quản lý TTBYT cũng vậy việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý TTBYT là những hoạt động quan trọng, g1úp nâng cao hiệu quả công tác quản lý TTBYT Công tác kiểm tra, giám sát trong tô chức thực hiện quản lý TTBYT tại bệnh viện cần thực hiện bao gôm xây dựng quy định và theo đõi việc thực hiện những quy định về quản lý TTBYT; thường xuyên theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư mua sam, str dụng bảo dưỡng, sửa chữa, khẩu hao, thanh lý các TTBYT; Kiểm tra định kỳ, thường xuyên hồ sơ về đầu tư mua sắm, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, khấu hao, thanh lý TTBYT; Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng TTBYT va xử lý những vi phạm trong quản lý TTBYT tại bệnh viện

1.4 Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện và bài

học cho quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tẾ tại một số bệnh viện

Trang 34

đầu tư TTBYT đồng bộ từ tuyến cơ sở đến tỉnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính hiện đại và hiệu quả trong công tác khám và chữa bệnh Xuất phát từ quy mô, năng lực hoạt động và nhu cau thiết yếu của từng đơn vị, với nhiều nguồn mua sắm, đầu tư TTB khác nhau, danh mục TTBYT cho các đơn vị trong ngành tương đối lớn, đa dạng về chủng loại Đến nay, hệ thống TTBYT bệnh viện tỉnh Quảng Trị được cải thiện đáng kể có khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở tuyến dưới, giảm bớt tình trạng quá tải cho cơ sở tuyến tỉnh Từ đó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, thúc đây phát triển, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao nâng cao uy tính thương hiệu cho đơn vỊ

Thực tế cho thấy, gần 90% TTBYT đang được sử dụng và khai thác có hiệu quả, trong đó Bệnh viện Da khoa tinh Quang Tri duoc trang bị, cấp đây đủ các TTBYT hiện đại ngang tầm với các bệnh viện tỉnh khác trong

khu vực Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn trên 10% TTBYTT chưa được sử dụng

khai thác có hiệu quả do công tác xây dựng kế hoạch chưa sát, có nhu cầu nhưng chưa có nguồn nhân lực hay do chông chéo của nhiều chương trình, dự án

Trong điều kiện ngân sách thường xuyên ngày càng hạn chế, ngành

đã khuyến khích các đơn vị tự xã hội hoá TTBYT, bệnh viện thực hiện

trang bị TTBYT từ nguồn tự có xã hội hoá từ đó đã góp phần đa dạng nguôn đầu tư mua sam

Công tác quản lý TTBYT còn nhiều hạn chế do cán bộ trực tiếp quản lý chưa được đào tạo qua các lớp ngăn hạn, dài hạn chuyên sâu về kỹ thuật

y tế Bên cạnh đó, việc đầu tư và sử dụng TTBYT hiện còn tôn tại một số

bất cập như: chưa sử dụng hết hiệu quả công suất thiết bị, lạm dụng kỹ

Trang 35

thuat trong chân đoán và điều trị; một số trang bị thiết bị mới nhưng chưa có cán bộ được đào tạo sử dụng thiết bị: chưa quan tâm đúng mức đến công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ trang thiết bị Do vậy, chất lượng thiết bị xuống cấp nhanh, tuổi thọ giảm, thậm chí có thiết bị được sử dụng đến khi hỏng nặng mới được sửa chữa, thay thế gây lãng phí về kinh tế và chất lượng khám chữa bệnh

*Kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắK Lắk

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắK Lắk năm 2015 được Bộ Y tế xếp loại hạng I với quy mô 1000 giường bệnh, 29 khoa, 7 phòng chức năng Trong thời gian qua cùng với việc kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ Bác sĩ, Y tá, điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Dak Lắk, các TTBYT đã được chú ý đầu tư từng bước hiện đại hóa và cơ

bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, chia sẽ gánh nặng quá tải của bệnh viện tuyến Trung ương

Trong quản lý TTBYT Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk luôn năm

bắt các chủ trương, chính sách quy định của các cơ quan nhà nước đã chú trọng trong khâu lập kế hoạch mua sắm, việc lập kế hoạch mua săm có sự tham gia của nhiều thành phân từ cán bộ lãnh đạo quản lý, đội ngũ bác sĩ, y tá, vì vậy kế hoạch mua sắm TTBYT phù hợp với từng khoa cũng như nhu cầu khám chữa bệnh, hầu các trang thiết bị mua sắm được lên kế hoạch là các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế gidi va đều có nguồn sốc xuất xứ từ Nhật Bản

Nguồn vốn đầu tư TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cũng

đa dạng và ngày một tăng lên, trong đó có ba nguồn vốn mua sắm trang thiết bị chủ yếu: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của viện, ngân sách nhà nước câp thông qua UBND) tỉnh; vôn tài trợ, viện trợ của các tô chức,

Trang 36

cá nhân trong và ngoài nước

Quan lý nguồn nhập TTBYT tại Bệnh viện Da khoa tinh Dak Lak

được chú ý, sau khi ký kết hợp đồng với các đơn vị cung ứng TTBYT, bệnh viện sẽ tiễn hành nhập kho các TTBYT theo đơn đặt hàng Nhằm tránh sai sót, trước khi đưa vào sử dụng phục vụ công tác khám, chữa bệnh

các TTBYT cần phải được kiểm tra, đánh giá về số lượng, chất lượng, mẫu

mã, nguồn gốc xuất xứ so với đơn đặt hàng định trước

Bệnh viện Đa khoa tinh Dak Lắk đã từng bước được chú trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng của người sử dụng các TTBYT phục vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, cho nên đã nâng cao hiệu qua su dung va quan ly TTBYT tai don vi

1.4.2 Bai hoc cho quan Ij trang thiét bi y té tai Bénh vién Da khoa tinh Binh Dinh

Từ kinh nghiệm quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa ở trên có thể rút ra một số bài học sau:

Một là, thường xuyên cập nhật các thông tin, quy định mới trong lĩnh vực quản lý TTBYT Chủ động, năm bắt, thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về quản lý TTBYT Chủ động năm bắt, cập nhật những kinh nghiệm kiến thức mới về quản lý TTBYT từ các nước trong khu vực và trên thế giới

Hai là, Phòng VT-YT bệnh viện cần phân công cụ thể cán bộ nghiệp vụ theo dõi công tác TTBYT từng khoa, phòng Thực hiện kiểm chuẩn định ky TTBYT đang sử dụng tại bệnh viện Từng bước nâng cao năng lực quản lý TTBYT của bệnh viện trong toàn ngành

Ba là, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư TTBYT;

có sự kết hợp các nguồn vốn trong công tác đầu tư TTBYT; thực hiện lồng chép các chương trình, dự án, các nguôn viện trợ của các tô chức quôc tê,

Trang 37

quốc gia và các tổ chức phi chính phủ; ban hành quy định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa TTBYT hàng năm

Bốn là, phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành TTBYT Tăng cường công tác đào tạo, phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý TTBYT thông qua việc liên kết với các cơ sở đào tạo, các đơn vị cung ứng, lắp đặt TTBYT Kết hợp với các trường Đại học kỹ thuật trong nước và các trung tâm dao tạo chuyên ngành của nước ngoài để đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành TTBY T

Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TTBY T Xây dựng kế hoạch tổng thể và triển khai từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TTBYT; Định hướng thế hệ kỹ thuật - công nghệ của thiết bị y tế cần trang bị cho từng tuyến, từng khu vực đề đảm bảo việc nối mạng, truyền số liệu hình ảnh trong từng cơ sở, từng khu vực và trong toàn ngành, đáp ứng nhu cầu tư vẫn chắn đoán, điều trị và đào tạo từ xa

Sáu là, Có kế hoạch tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì và kiểm chuẩn TTBYT theo đúng định kỳ, có kế hoạch sửa chữa kịp thời các TTBYT hư hỏng để đảm bảo chất lượng TTBYT phục vụ chuyên môn

Trang 38

Chương 2

THUC TRANG QUAN LY TRANG THIET BI Y TE TAI BENH

VIEN DA KHOA TINH BINH DINH

2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

2.1.1 Lịch sứ hình thành BVĐKTBĐ tiền thân là Bệnh xá được thành lập vào tháng 04 năm 1961 ở vùng cao huyện Vĩnh Thạnh với quy mô là 20 giường Đến năm 1969 bệnh xá tỉnh đủ điều kiện nâng lên bệnh viện Sau ngày Miền Nam giải phóng, 4/1975 cán bộ y tế tỉnh tiếp quản cơ sở y tế của chính quyền cũ để lại ( Trung tâm Y tế toàn khoa Quy Nhơn ) đã sửa chữa đưa bệnh viện trở lại hoạt động bình thường và chuyển bệnh viện tỉnh trên hậu cứ về thành BVĐKTBĐ hiện nay

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử dân tộc đến nay BVDKTBD được Bộ Y tế công nhận Bệnh viện Hạng I Ngoài ra bệnh viện còn được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch Bệnh viện Vùng theo Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg ngày 30/6/2006 Bệnh viện có tổng diện tích hơn 5 héc ta, [157 giường bệnh nội trú, tổng số cán bộ, viên chức, nhân viên 1660 người Hiện nay Bệnh viện có 09 phòng chức năng, 35 khoa lâm sàng và cận lâm sàng là một trong những bệnh viện tuyến tỉnh có quy mô lớn trong khu vực miền Trung -Tây nguyên

Với đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao, một số

trang thiết bị hiện đại BVĐKTBĐ luôn là nơi khám chữa bệnh đáng tin

cậy của người bệnh và thân nhân người bệnh trong tỉnh và các tỉnh lân cận khu vực miền Trung -Tây nguyên được thể hiện qua bảng 2

Trang 39

Tổng số lần chụp X quang Lượt 51.320 62.345 64.567 79.540 75.774 Tổng số lần chụp CT Scanner Lượt 18.456 25.569 26.457 28.756 31.169 Tổng số lần chụp MRI Lượt 1.234 3.028 3.342 3.431 3.765 Tổng số lần siêu âm Lượt 50.251 82.321 85.608 90.379 92.248 Tổng số lần nội soi Lần 4.568 6.590 7.698 10.568 10.545

Neguon: Bao cao hang nam cua Bénh vién Da khoa tinh Binh Dinh

Trang 40

Qua bang 2.1 cho ta thấy hoạt động của BVĐKTBĐ có chiều hướng tăng dần hàng năm cả về cơ sở vất chất, số giường bệnh năm 2016 là 798 giường nhưng đến năm 2020 số giường bệnh là 1157 giường, tăng 68,9% so với năm 2016; Theo đó các chỉ tiêu khác cũng tăng qua các năm như: tổng số lần khám chữa bệnh tổng số bệnh nhân điều trị nội trú ngày càng tăng Tổng số lần sử dụng các TTBYT phục vụ công tác khám chữa bệnh như tiêu bản

xét nghiệm, chụp X quang, chụp CT Scanner, chụp MRIL, siêu âm, nội soi

cũng tăng đều qua các năm Qua những số liệu thể hiện BVĐKTBĐ từng bước hiện đại hoá TTBYT tại các khoa phòng đáp ứng triển khai các kỹ thuật chuyên môn theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ là Bệnh viện Vùng

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện

Thứ hai: Đào tạo cản bộ y té

Bệnh viện là cơ sở thực hành dé dao tao can bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn

Thứ ba: Nghiên cứu khoa học về y học Tô chức thực hiện các đê tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những

Ngày đăng: 02/01/2024, 23:54

w