HúngLáng-mộtchút hoài niệmMột chiều đầu hạ, tôi tìm đến làng Kẻ Láng (phường Láng Thượng, Đống Đa) với mong muốn tìm hiểu về nét văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà thành xưa – rau húng thơm làng Láng. Húng thơm và làng nghề trồng rau Nằm cạnh phố Chùa Láng náo nhiệt là những luống rau xanh mơn mởn, đang độ thu hoạch. Bãi đất rộng chuyên để trồng rau, rau xanh có đủ từ cải thìa, xà lách, đến các loại rau mùi, rau thơm…Trong đó có húng Láng, một đặc sản của đất thủ đô. Húng là loại rau thơm ăn ghém, phù hợp với nhiều đồ ăn như bún, phở, tiết canh, thịt cầy… Cho nên, húng thơm lúc nào cũng dễ bán nhất và là nguồn thu chính của các gia đình trồng rau ở đây. Vừa miệt mài nhặt cỏ, chăm sóc mấy luống rau của mình, bà P.T.Thìn (người làng Láng) vừa kể: Mảnh vườn này bà được kế nghiệp từ cha mẹ, gia đình bà vốn có truyền thống trồng rau húng thơm. Qua mấy chục năm sống với nghề, bà nghĩ sẽ gắn bó với công việc “thôn quê” này mãi. Hơn nữa, nay già yếu, bà Thìn còn bảo ban con cháu trong việc trồng và chăm sóc loại rau đặc biệt với hi vọng chúng giữ được “nghiệp của cha ông”. Luống húng thơm xanh mơn mởn chờ thu hoạch Có lẽ tiếng thơm trong tinh hoa ẩm thực Hà Nội xưa một phần là từ làng nghề trồng rau Kẻ Láng này. Từ những quán phở, bún, đồ ăn vỉa hè đến những nhà hàng cao cấp đều có sự góp công của mùi vị húng Láng. Đó là làng nghề truyền thống với đặc sản húngLáng đã trở thành “thương hiệu” của ẩm thực thủ đô. Và đó cũng là niềm tự hào để người dân nơi giới thiệu: “Ta là Kẻ Láng vốn nhà trồng rau; rau thơm, rau húng, rau mùi; thì là, cải cúc, đủ mùi hành hoa”. Người sành ăn rất dễ phân biệt được húng thường và húng Láng. Bên ngoài, lá húngLáng nhỏ, tròn, không có răng cưa và màu thẫm hơn. Rau húng thơm của đất Kinh kỳ còn đặc biệt ở hương vị riêng: vị cay nhẹ, dịu mát – như thể hiện sự thanh lịch, tao nhã của ẩm thực Hà thành. Những người trồng rau ở đây cho biết, húngLáng có ba loại: Húng dồi, húng dũi lá tròn, mùi thơm hắc, dùng ăn kèm với lòng lợn, tiết canh; và loại húng tía có lá nhỏ, rất thơm, thường dùng ăn chung với các loại rau sống, rau phụ của các món bún, phở. HúngLáng – Chỉ còn là hoài niệm? Ngày nay, khi nhắc đến đặc sản của đất Kinh kỳ, mọi người vẫn ngâm nga câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/ Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây”. Nhưng cũng có không ít người bi quan rằng, những đặc sản ấy chỉ còn là quá khứ, hoài niệm. Khi phóng viên MonngonHanoi.com đến xin phép viết bài về đặc sản này, những người làm vườn ở đây buồn rầu: “Có còn húngLáng thủa xưa đâu mà viết làm gì. Nay họ bỏ rau đi xây nhà trọ hết rồi, chỉ còn vài gia đình gắn bó thôi”. Cách đây vài chục năm, hầu như gia đình nào ở Kẻ Láng cũng có một hay vài luống húng thơm, nhà trồng ít để ăn, nhà nhiều hơn thì mang ra chợ bán. Nhưng quá trình đô thị hóa nhanh, nghề trồng rau cũng không đem lại lợi nhuận cao nên mảnh đất vườn húng nay còn chừng vài trăm mét vuông. Những cánh đồng bạt ngàn rau húng thơm giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nhiều bãi rau màu xưa giờ đã là nhà cao tầng, nhà trọ cho thuê, hay công ty, bãi thuê xe… Từ mộtlàng nghề truyền thống (gần như toàn bộ hộ dân trong làng đều trồng húng thơm) thì nay đó chỉ là nghề phụ của năm, bảy hộ dân. Húng già trổ hoa làm giống ươm vụ mới Hai năm gần đây là thời điểm những ruộng húng thơm bị thu hẹp nhanh chóng. Người ta cũng cố “vớt vát” món đặc sản truyền thống này bằng cách đem nhân giống, ươm trồng tại vườn hoa Tây Tựu. Thế nhưng, dù cùng con giống, nhưng húng thơm trên đất Kẻ Láng vẫn có mùi vị và hương thơm riêng biệt không nơi nào có được. . Húng Láng - một chút hoài niệm Một chiều đầu hạ, tôi tìm đến làng Kẻ Láng (phường Láng Thượng, Đống Đa) với mong muốn tìm hiểu về nét văn hóa ẩm thực truyền thống của Hà thành xưa – rau húng. rau húng, rau mùi; thì là, cải cúc, đủ mùi hành hoa”. Người sành ăn rất dễ phân biệt được húng thường và húng Láng. Bên ngoài, lá húng Láng nhỏ, tròn, không có răng cưa và màu thẫm hơn. Rau húng. rau phụ của các món bún, phở. Húng Láng – Chỉ còn là hoài niệm? Ngày nay, khi nhắc đến đặc sản của đất Kinh kỳ, mọi người vẫn ngâm nga câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/ Cá rô đầm Sét,