Giavịsốngmangtêncàcuống Đất Hà thành vốn nổi tiếng với những nét đẹp tinh tế trong văn hóa ẩm thực. Trong đó, những món ăn mang hương vị truyền thống được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực bởi cách chế biến, nêm nếm gia vị. Nếu không có giavị đặc biệt càcuống thì chắc hẳn món bún chả, bánh cuốn, bún thang, chả cá… không thể có được hương vị tinh túy, đặc trưng so với các vùng miền khác. Ảnh: muivi.com Ở Hà Nội trước đây, những nơi có không gian rộng lớn và nhiều ánh đèn như cầu Chương Dương, nhà thờ Hà Nội, quảng trường Ba Đình… là địa điểm “tụ tập” lý tưởng của cà cuống. Giờ đây, không hiểu có phải vì không gian chật hẹp, đông đúc của thành phố nên những con càcuống không còn nhiều nữa. Cũng bởi vậy mà giới trẻ bây giờ không có cơ hội được biết đến những con càcuống này, chỉ nghe các bà, các mẹ ngồi kể lại mà thấy thật tò mò và tiếc nuối. Cũng là một giống côn trùng có cánh, “yêu thích” ánh sáng như thiêu thân nhưng càcuống lại mang trong mình những giọt tinh dầu quý giá làm dậy mùi, nổi vị cho bát nước mắm sóng sánh. Ảnh: muivi.com Từ món ăn bình dị như rau muống luộc trong bữa cơm đạm bạc đến các món cầu kì có tại nhà hàng như chả cá Lã Vọng thì chỉ một giọt tinh dầu lấy từ những con càcuống nhỏ bé cũng đủ để làm người thưởng thức “say” bởi hương vị quyến rũ không gì thay thế được. Càcuống là loại côn trùng có ở nhiều nước chứ không riêng gì nước ta. Ở những nước có nền nông nghiệp lúa nước đều có loại côn trùng này. Người Hoa nổi tiếng với món càcuống xào dầu mè béo ngậy, hay càcuống luộc chấm muối. Người Thái thì có món càcuống chiên giòn tan. Nhưng chỉ có ở Hà Nội người ta mới sử dụng phần tinh túy nhất của loài côn trùng này để làm giavịsống tạo nên những món ăn để đời, tiêu biểu cho cả một nền văn hóa ẩm thực tinh tế được bàn bè xa gần biết đến. Người Hà Nội trong các món “để đời” như bún thang, chả cá, bún chả…khi ăn không thể quên một chút tinh dầu càcuống vào bát nước chấm cho dậy mùi. Bún thang Hà Thành có hương vị hấp dẫn khi nêm thêm giọt tinh dầu cà cuống. Ảnh: vzone.vn Chả lụa chấm nước mắm càcuống Ảnh: hinhtran.com Hương vịcàcuống đặc trưng và quyến rũ lắm. Nếu ai đã trót nếm thử một lần thì không thể nào quên được. Khi những cơn mưa cuối hạ bất chợt kéo đến, người ta lại nhớ nao lòng, nhớ đến thấp thỏm đứng ngồi không yên cái hương vị đó. Người ta kể rằng những giọt tinh dầu này là loại “nước hoa” độc đáo mà những con càcuống đực tiết ra để quyến rũ những con càcuống cái. Chắc có lẽ vì thế mà nó mang hương thơm nồng nàn, say đắm đến vậy. Thêm càcuống món bánh cuốn dậy hương Ảnh: myopera.com Người Hà thành rất “yêu” cái mùi thơm ngào ngạt đó. Yêu thế nên người ta cũng có những cách “thưởng thức” đặc biệt lắm. Người ta dùng một đầu tăm nhúng vào lọ tinh dầu cà cuống, kề sát miệng bát nước chấm hay miệng bát bún. Nhẹ nhàng và kiên nhẫn chờ cho giọt tinh dầu đu đưa trĩu xuống “tong” một tiếng. Giọt tinh dầu này khi rơi xuống tạo nên một vòng tròn nhỏ lan rộng ra rồi lại thu hẹp vào trông rất thích thú. Vòng tròn đó cứ lấp loáng như mặt hồ thu. Mùi thơm thoảng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và mãnh liệt làm thức tỉnh các giác quan. Và cứ thế, nhâm nhi tận hưởng hương vị tuyệt vời. Thật đúng khi người ta nói nét đẹp của văn hóa ẩm thực Hà Nội là ở sự tinh tế, thanh lịch khi thưởng món ăn. Bún chả càcuống Ảnh: kiemhang.com . Gia vị sống mang tên cà cuống Đất Hà thành vốn nổi tiếng với những nét đẹp tinh tế trong văn hóa ẩm thực. Trong đó, những món ăn mang hương vị truyền thống được nâng. thực bởi cách chế biến, nêm nếm gia vị. Nếu không có gia vị đặc biệt cà cuống thì chắc hẳn món bún chả, bánh cuốn, bún thang, chả cá… không thể có được hương vị tinh túy, đặc trưng so với các. chút tinh dầu cà cuống vào bát nước chấm cho dậy mùi. Bún thang Hà Thành có hương vị hấp dẫn khi nêm thêm giọt tinh dầu cà cuống. Ảnh: vzone.vn Chả lụa chấm nước mắm cà cuống Ảnh: hinhtran.com