Xửlýbụibámtrênsensor Không chỉ ở Việt nam mà ngay cả ở các nước châu Âu thì vấn đề lau senor khi bị bámbụi cho đến thời điểm này luôn đặt ra một câu hỏi lớn : nên tự lau lấy hay là đem đến dịch vụ bảo hành ? Câu trả lời cũng không dễ dàng vì tự lau lấy sensor là bạn tự chấp nhận mọi rủi ro không nằm trong các điều khoản của bảo hành, còn đem ra dịch vụ thì cũng đồng nghĩa với việc trả thêm tiền và một số ngày không có máy để dùng. Cho đến thời điểm hiện tại thì chỉ có một số nhà chế tạo máy ảnh công bố chính thức các phương tiện được họ chấp nhận cho việc lau sensor mà thôi, hai chàng khổng lồ là Canon và Nikon vẫn im lặng. Xem trên site chính thức của họ thì phương pháp lau sensor duy nhất được thừa nhận là thổi bụi bằng quả bóng cao su mà kết quả của nó không phải lúc nào cũng như ý. Trên mạng đã xuất hiện rất nhiều kinh nghiệm lau sensor rất thực tế và có thể học tập, NTL xin được tóm tắt ở đây những trang chính để bạn tham khảo : By Nicholas R; By Thom Hogan From The Luminous Landscape; From gregscott.com By Bob Atkins at photo.net; By Moose Peterson From plantneil.com ; From Toldeo-Bend.com From PictureLineNews.com ; From pixelpixel.org Như bạn đã đọc được trong những trang web trên đây thì mọi người hay nói đến những dụng cụ nhà nghề như “Eclipse Cleaning System Solution & Wipes” hay “Sensor Swab”…chúng không có gì là quá đặc biệt cả, hiện tại bạn có thể mua trực tiếp ngay tại các sites sau đây: Digital Camera Cleaning Supplies Photographic Solutions Hiện đang sử dụng chiếc dSLR Nikon D70 và đã tự làm sạch CCD khá nhiều lần, NTL xin được trao đổi kinh nghiệm sử dụng và bảo quản dSLR của mình cùng các bạn. Hỏi : Có cách nào để giữ cho Sensor không bị bẩn ? Trả lời : Như NTL đã đề cập tới trong bài Bảo dưỡng Sensor của dSLR thì cho dù bạn cố gắng đến thế nào đi chăng nữa thì sau một thời gian Sensor của bạn cũng sẽ bị dính bụi. Trong trường hợp của mình thì thời gian là sau 5 tháng sử dụng. Hỏi : làm thế nào để biết là sensor bị bẩn ? Trả lời : rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát kỹ lưỡng là sẽ thấy ngay những vết bẩn mầu đen hay mầu xám xuất hiện rất vô lý trong các vùng ảnh sáng rõ. Để có thể biết chính xác hơn thì bạn chỉ việc chụp ảnh một tờ giấy trắng rồi quan sát trên màn hình máy tính để định vị các vết bẩn theo phương pháp đã được hướng dẫn ở trên. Hỏi : Tôi nên đợi đến khi Sensor bị bẩn thì mới lau hay có thể tiến hành bảo quản thường xuyên ? Trả lời : theo kinh nghiệm của cá nhân mình, nếu như bạn hay thay đổi ống kính khi chụp ảnh, thì giải pháp khôn ngoan nhất là tiến hành thổi bụi bằng quả bóng cao su ít nhất mỗi tháng 1 lần tùy theo tần suất sử dụng máy. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh được những vết bẩn đọng lâu ngày khó lau sạch và giảm thiểu tối đa số lượng ảnh phải dùng PS tẩy vết bụi của sensortrên ảnh. Hỏi : trên thị trường hiện tại đã có loại máy dSLR nào có khả năng tự lau bụitrênSensor chưa ? Trả lời : tại hội chợ bán hàng Photokina vừa diễn ra ở Cologne (Đức) thì hãng Olympus đã cho ra chiếc dSLR E-300 với kỹ thuật « Supersonic Wave Filter » (gọi nôm na là hệ thống quét bụi bằng sóng siêu âm) nó được khởi động mỗi lần bạn bật máy và các bụi bẩn rơi xuống sẽ được giữ lại bằng một hệ thống có độ dính cao. Trước đó thì chiếc dSLR PRO E-1 cũng đã ứng dụng kỹ thuật này. Hỏi : Loại máy dSLR của tôi dang dùng đòi hỏi phải có « Adaptator » mỗi khi tiến hành lau sensor, tôi đã không mua nó kèm theo máy và giá bán lẻ cũng khá đắt, liệu có cách nào lau sensor mà không cần đến « Adaptator » hay không ? Trả lời : Cách an toàn nhất vẫn là tiến hành lau sensor theo hướng dẫn Manual của máy nhưung trong trường hợp bất đắc dĩ thì bạn vẫn có thể tiến hành lau Sensor bằng nhiều cách khác. Sự rủi ro duy nhất khi không dùng « adaptator » là màn chập có thể sập xuống bất kỳ và vướng vào chiếc chổi chuyên dụng mà bạn đang dùng để lau sensor, như thế có thể dẫn tới việc hỏng các lam kim loại rất mỏng này. Tuy nhiên dùng « adptator » không phải là an toàn 100% trong trường hợp…mất điện đột xuất ! Như thế còn 2 cách sau để lau sensor (trước khi thử nghiệm bạn nên sạc đầy pin nhé) : - Đặt máy ảnh ở chế độ M, tốc độ B và dùng dây bấm mềm để khóa gương lật sau đó tiền hành lau sensor. - Dùng chế độ chụp ở 30 giây. NTL xin được nhắc lại rằng đây là những phương pháp có độ rủi ro rất cao và bạn nên cân nhắc thận trọng tất cả thao tác và tình huống có thể xảy ra trước khi tiến hành nhé. Trong phương pháp thứ 1 thì bạn không sợ màn chập sẽ rơi xuống bất thình lình (trừ khi ổ trập hỏng bất chợt !) nhưng nên lưu ý là sensor vẫn hoạt động trong suốt thời gian bạn thao tác đấy nhé. Như thế bạn nên hạn chế thời gian tối đa dùng để lau sensor là 3 phút. Cách này tiện cho việc thao tác bằng chổi lau chuyên dụng. Trong phương pháp thứ 2 (khi bạn không có dây bấm mềm và không tin tưởng vào việc giữ nút bấm ở chế độ chụp B) thì ưu điểm của nó nằm trong việc máy ảnh hoạt động bình thường, thời gian lộ sáng của sensor ngắn, thích nghi với việc thổi bụi bằng bóng cao su. Nhưng nhược điểm của nó là bạn sẽ phải thao tác nhiều lần cho đến khi sensor sạch hoàn toàn. Một chiếc đồng hồ bấm giây dùng trong thể thao sẽ rất có ích để tính thời gian chính xác. Với kinh nghiệm của mình thì NTL hầu như xửlý được các bụi bẩn bámtrên CCD đơn giản bằng cách xịt hơi chính xác và đều khắp trên mặt phẳng của CCD. Với D70 thì bạn hoàn toàn có thể khóa gương lật để lau CCD. Xác định vị trí các vết bẩn trênsensor Bạn nên xác định trước điểm xuất phát và điểm kết thúc khi thổi bụitrên sensor, NTL làm từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Cách dùng quả bóng cao su như sau : - Bạn hướng đầu thổi của nó vào một điểm trên sensor, bóp mạnh và dứt khoát để tạo luồng khí hiệu quả. Nới lỏng tay và làm tiếp nhiều lần như thế. NTL thổi bụi từ 5-10 lần cho 1 vị trí của sensor. - Sau khi làm một lần hết diện tích của sensor bạn trả máy về chế độ bình thường, thao tác chụp vài kiểu ảnh bất kỳ rồi tiến hành thổi bụi thêm một lần nữa. - So sánh kết quả của hình ảnh chụp trước khi lau sensor và sau khi thao tác, bạn sẽ thấy sự khác biệt. Việc làm này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, nếu sensor chưa sạch thì bạn cần làm thêm vài lần nữa. Vậy thôi. . Xử lý bụi bám trên sensor Không chỉ ở Việt nam mà ngay cả ở các nước châu Âu thì vấn đề lau senor khi bị bám bụi cho đến thời điểm này luôn đặt ra một. tối đa số lượng ảnh phải dùng PS tẩy vết bụi của sensor trên ảnh. Hỏi : trên thị trường hiện tại đã có loại máy dSLR nào có khả năng tự lau bụi trên Sensor chưa ? Trả lời : tại hội chợ bán. chính xác. Với kinh nghiệm của mình thì NTL hầu như xử lý được các bụi bẩn bám trên CCD đơn giản bằng cách xịt hơi chính xác và đều khắp trên mặt phẳng của CCD. Với D70 thì bạn hoàn toàn có