Cỡảnh,kỹthuậtchụpđêmHi Phoco, Chiếc Nikon 5700 của bạn cho kích thước ảnh lớn nhất là 2,560 x 1,920 pixels tức là bạn có thể in ảnh ra giấy đẹp ở khổ 25x20cm với độ phân giải 267ppp (đây là độ phân giải cần thiết để có chất lượng ảnh đẹp) Tất nhiên là bạn có thể phóng ảnh ở cỡ lớn hơn như khổ A3 chẳng hạn (29,7x42cm) và để có thể đạt được kích thước cũng như độ phân giải cần thiết bạn có thể dùng PS CS để đặt lại các thông số này. "Bạn cũng cần biết thêm là không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi với cỡ ảnh nào thì ta có thể in ảnh ra ở một kích thước nhất định đâu nhé. Kỹthuật in ấn khá phức tạp đấy. Chẳng hạn như để phục vụ cho mục đích quảng cáo thì các công ty xử lý ảnh làm việc với các hình ảnh khoảng 7000x5000 pixels rồi cung cấp cho khách hàng kết quả chung cuộc trên phim 20x25cm. Từ ảnh gốc người ta tiến hành xử lý tuỳ theo mục đích sử dụng như để in 1/4 trang báo hay làm tám áp-phích cho một bến đỗ xe. Để có thể in hình kín hai trang của một quyển tạp chí thì trọng lượng của một tấm ảnh sẽ là 60 Mo với RVB và 80 Mo với CMJN."* Quay trở lại với câu hỏi về RAW và JPEG, cho dù bạn sử dụng cấu trúc nào đi chăng nữa thì kích thước tối đa của 5Mpix là giống nhau do đó ảnh có cấu trúc Tiff không thể phóng to hơn ảnh JPEG cùng chụp ở 5Mpix. Điểm duy nhất khác biệt là các chi tiết của ảnh chụp từ RAW rồi đổi sang TIFF hoặc JPEG để in có chất lượng cao hơn mà thôi. Thân, Chào bạn, Rất tiếc là do lỗi tin học nên mình không được biết nick name của bạn Còn bây giờ thì NTL xin trả lời mấy câu hỏi của bạn nhé: 1. Có lẽ bài post thứ nhất bạn muốn đề cập tới việc chụp trong nhà bằng máy dCam? Nếu đúng là như thế, cũng như chúng mình giới hạn trong phạm vi của Digital Compact Cam, thì việc lựa chọn ISO cao không phải là một giải pháp thông dụng bởi vì đa phần các thể loại máy dCam này cho chất lượng ảnh rất kém ở 400 ISO, đấy là chưa nói đến 800 ISO hoặc cao hơn. Ví dụ như máy Canon G5. Lẽ dĩ nhiên là bạn hoàn toàn có thể "tông "ảnh bằng các phần mềm chuyên dụng nhưng chất lượng không bao giờ được như ý. Giải pháp tốt nhất cho chụp ảnh ban đêmcó dùng đèn flash của máy dCam là sử dụng chân máy và chụp ở tốc độ chậm hay chọn chế độ chụp ảnh ban đêm (thường có biểu tượng hình người và một ngôi sao). Đèn flash sẽ mang lại cho bạn những màu sắc đúng của chủ thể còn tốc độ chậm sẽ giúp bạn lấy được toàn cảnh xung quanh. 2. Trả lời về kích thước ảnh in trong các MiniLab. Nếu mình không nhầm thì bạn sẽ có các khổ ảnh in ra tương đương với tỉ lệ của khổ phim âm bản gốc là 3:2 (36x24 làm tròn). Như thế bên cạnh khổ ảnh 10x15 sẽ là 13x19 (chứ không phải 13x18). Đấy là nói về ảnh in ra từ phim cổ điển, còn phim kỹ thuật số có tỉ lệ ảnh gốc là 4:3 cơ đấy nhé nên khi in ảnh 10x15 (khổ giấy in là cố định rồi) hoặc là trong Labo người ta sẽ làm zoom ảnh của bạn lên cho kín hết khuôn giấy và cắt bỏ đi những chi tiết thừa xung quanh, trong trường hợp không thể cắt bỏ ảnh thì người ta sẽ phải ép chiều cao ảnh xuống 10 cm và như thế chiều rộng của ảnh sẽ nhỏ hơn 15 cm. Đó là lý do tại sao có hai dải băng mầu trẵng ở hai bên ảnh của bạn. Tuy nhiên trong một số máy dCam của Sony có chức năng chụp ảnh ở tỉ lệ 3:2 nhưng điều này có nghĩa là bạn sẽ không dùng hết diện tích phơi sáng của mạch điện tử cảm quang vốn có tỉ lệ 4:3. Còn về ảnh khổ vuông thì mình thấy hay được áp dụng cho các ảnh phong cảnh biển, kích thước trung bình 15x15 hoặc 20x20 cm Thể loại này thường chỉ áp dụng cho các ảnh cần thể hiện không gian mà hạn chế về kích thước. Nguyên tắc căn bản của chụp ảnh ban đêm khá đơn giản: đó chính là sự ổn định của máy ảnh dựa trên chân máy, khuôn hình và đo sáng. Thế nhưng chụp ảnh buổi tối lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn lý thuyết vì ở mỗi một diều kiện ảnh sáng phức hợp khác nhau ta cần có một cách chụp khác nhau. 1. Chọn phim Có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên là ta sẽ sử dụng loại phim nào? Âm bản? Dương bản hay kỹthuật số? Với các phim dương bản 50, 100 ISO thì chỉ có loại phim chụp với ánh sáng ban ngày "Daylight" (5 500K)và chúng sẽ làm "nóng" lên đáng kể nhiệt độ mầu của ánh sáng nhân tạo (3 200- 3800K). Có những loại phim dương bản "Tungsten" nhưng hạt phim rất lớn. Như thế việc sử dụng phim âm bản, thậm chí tới tận 400, 800 ISO, là hợp lý hơn vì chúng điều hoà tốt các loại ánh sáng. Với kỹthuật số hiện tại thì chụp ảnh ban đêm không còn là khó khăn nữa vì khả năng cảm nhận mầu, phâ biệt mầu cũng như thể hiện tốt các chi tiết trong bóng tối. 2. Độ nhạy ISO Thế còn độ nhạy sáng của phim, ta sẽ chọn ISO bao nhiêu là thích hợp? Câu trả lời rất chính xác và đơn giản: chỉ số ISO được chọn tuỳ thuộc vào những điều kiện ánh sáng lúc bạn chụp ảnh. Với chân máy ảnh thì việc chụp ảnh ban đêm không có vấn đề gì hết với 50, 100 ISO khi thời gian chụp lâu và chân máy ảnh vững. Như thế ta có thể tái tạo lại những chi tiết rất rõ ràng. Bạn nên chụp bằng nhiều khuôn hình khác nhau với kỹthuật "bracketing" để tránh lỗi đo sáng nhầm do các nguồn sáng đặc biệt xuất hiện trong bố cục ảnh. Nếu như bạn không có dây bấm mềm hay điều khiển từ xa thì cách tốt nhất là để máy ở chế độ chụp tự động nhằm tránh những rung động không cần thiết. 3. Tốc độ chụp Chụp ảnh ban đêm đòi hỏi tốc độ chậm, màn chập mở lâu. Chính vì lý do đó mà độ ổn định của chân máy ảnh là vô cùng cần thiết. Bạn không nên mở hết chiều cao của chân máy vì như thế chân máy sẽ chắc hơn. Lưu ý khi chụp ảnh trong thành phố gần đường giao thông vì có nhiều rung động nền. Chân máy nhất thiết phải có đế cao su để triệt tiêu những rung động này. Tốc độ chậm còn có tác dụng xoá đi những chuyển động không cần thiết. Tuỳ theo tốc độ chuyển động của vật thể cũng như ánh sáng mà chúng có thể bị biến mất hoàn toàn hay một phần trong ảnh. Bạn nên bấm máy trước khi chủ thể đi vào giữa khuôn hình để cho hình ảnh của phông hiện rõ hơn. 4. Đèn flash Còn chụp ảnh với đèn flash? Nếu như bạn muốn ghi lại một chuyển động của vật thể thì đây là giải pháp tốt. Chụp đèn flash với tốc độ chậm ở ví trí màn chập thứ 2. Ưu điểm của phương pháp này là ánh sáng đèn flash chỉ có tác dụng sau khi vật thể đã chuyển động và được ghi hình. Trong mọi tình huống thì bạn nên hiệu chỉnh ánh sáng -0,3Ev hoặc 0,5Ev để tránh hiện tượng bị thừa sáng. 5. Đo sáng Chụp ảnh trong đêm thì đo sáng như thế nào? Để thừa sáng hay thiếu sáng? ta chỉ có thể trả lời cho câu hỏi này trong từng trường hợp cụ thể. Chế độ đo sáng phức hợp "Multizone" rất dễ cho ta một thông số sai. Thường là ảnh của bạn hay bị thừa sáng. Thế nhưng hiệu quả thừa sáng trong điều kiện ánh sáng không gian vẫn còn đôi khi lại là một ấn tượng bất ngờ. Bạn có thể chủ động tạo ra loại ánh sáng này bằng cách thêm +1Ev hay +2Ev. Trong một số điều kiện khác, như với các công trình kiến trức được chiếu sáng trong đêm thì việc dùng chế độ đo sáng điểm "spot" để chọn khẩu độ sáng vào vùng sáng nhất lại có một hiệu quả ngược lại với độ tương phản rất cao. Còn khẩu độ sáng khép sâu hay mở rộng lại tuỳ thuộc vào hiệu quả của hình ảnh mà bạn muốn thể hiện (tất nhiên trong điều kiện ánh sáng thực tế cho phép). Chẳng hạn như với f/11 hay f/16 thì thời gian chụp sẽ lâu hơn và ánh đèn của các phương tiện giao thông sẽ để lại các vệt sáng dài, các nguồn sáng nhỏ sẽ có tia sao đẹp tự nhiên hơn dùng kính lọc tia sao. 6. Cấu trúc ảnh kỹthuật số Chỉ có một câu trả lời duy nhất, đó là RAW. Lợi thế của RAW là sau khi chụp bạn có thể chỉnh lại cân bằng trắng cũng như tông màu 7. Địa hình, thời gian chụp Vấn đề cuối cùng là phương pháp nghiên cứu địa hình và thời gian chụp thích hợp. Thường thì để có thể chụp tốt một địa điểm bạn nên đến đó nhiều lần trước vào những thời điểm khác nhau và ghi chép thật đầy đủ về ánh sáng. Để có được một tấm ảnh chụpđêm với bầu trời xanh thật đẹp thì khoảng thời gian lúc màn đêm vừa mới bắt đầu buông xuống là đẹp nhất. Bạn cần lưu ý đến lỗi thừa sáng, tốt nhất là chụp "bracketing" +1Ev và -1Ev. Những kỹthuật phụ trợ hay những cảnh chụp đặc biệt. - Đài phun nước buổi tối: Với độ tương phản rất cao giữa bụi nước và các chi tiết kiến trúc thì việc +1Ev à cần thiết. Bạn có thể chụp nhièu kiểu khác nhau với hiệu chỉnh ánh sáng từ 0 đến +2Ev. - Chuyển động của các vì sao: Bạn có thể dễ dàng đạt được hiệu quả này trong những đêm không trăng thật tối. Máy ảnh đặt trên chân máy hướng về cực Bắc của trái đất (hướng sao Bắc cực) mở rộng khẩu độ ống kính f/2,8 hoặc là f/4 tuỳ theo ánh sáng trên nền trời, ISO 100, thời gian chụp với chế độ B trong khoảng từ 10 đến 30 phút. - Sau khi trời mưa: ánh sáng không gian sẽ được tái hiện lại một cách diệu kỳ chỉ bằng kỹthuật đo sáng phức hợp Multizone. Với sự tương phản cao thì ảnh đen trằng có một hiệu quả thẩm mỹ rất tốt. - Chụp chồng hình: đây là kỹthuật đơn giản nhất và dễ thực hiện. bạn có thể chụp cảnh phông trước vào lức trời còn sáng và sau đó chụp chồng hình chủ thể lên lúc trời tối. - Kính lọc: chụp ảnh ban đêm bạn có thể dùng thêm kính lọc tia sao "Star" để gây ấn tượng cho các nguồn sáng. Chỉ nê dùng các hình sao từ 4-6 cánh cho hình ảnh đỡ phức tạp. Một loại kính lọc rất có hiệu quả nữa là kính "Soft", nó cao tác dụng giảm bớt ánh sáng mạnh của nguồn sáng cũng như làm giảm độ tương phản. - Chụp ảnh pháo hoa: Điều căn bản đầu tiên là chọn được một bố cục đẹp với tiền cảnh. Ta có thể lấy 100 ISO và f/16 làm thước đo căn bản cho tính toán. Việc khép sâu khẩu độ ống kính giúp tránh được lỗi thừa sáng do nhiều tia pháo hoa di qua cùng một điểm. Nếu tiền cảnh quá yếu sáng thì ta có thể dùng thêm ánh sáng phụ trợ của đèn flash với kính lọc mầu. . Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm Hi Phoco, Chiếc Nikon 5700 của bạn cho kích thước ảnh lớn nhất là 2,560 x 1,920 pixels. tốt các loại ánh sáng. Với kỹ thuật số hi n tại thì chụp ảnh ban đêm không còn là khó khăn nữa vì khả năng cảm nhận mầu, phâ biệt mầu cũng như thể hi n tốt các chi tiết trong bóng tối. 2 đen trằng có một hi u quả thẩm mỹ rất tốt. - Chụp chồng hình: đây là kỹ thuật đơn giản nhất và dễ thực hi n. bạn có thể chụp cảnh phông trước vào lức trời còn sáng và sau đó chụp chồng hình