1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

m Dơi ppt

8 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 435 KB

Nội dung

Đầm Dơi: Tập trung khai thác ngành kinh tế mũi nhọn Cập nhật ngày: 10/11/2011 07:02:55 Sau 2 lần chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản năm 1994 và 2000, tiềm năng và lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển Đầm Dơi được khơi dậy. Đến nay, toàn huyện có hơn 62.000 ha nuôi trồng thủy sản và thật sự trở thành kinh tế mũi nhọn của huyện trong những năm qua. Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất theo hướng đa cây, đa con bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Con tôm là chính, nhưng bên cạnh đó đã phát triển nuôi trồng thêm nhiều loại thủy sản và cây con khác để bảo đảm cho kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Nở rộ mô hình nuôi tôm công nghiệp Đoàn cán bộ HĐND tỉnh kiểm tra mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao ở ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi. Hiện tại, ngoài nuôi tôm theo hình thức truyền thống, người dân trong huyện còn nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm sinh thái. Tại các xã Nguyễn Huân, Tân Tiến, Tân Thuận có khoảng 5.000 ha nuôi theo hình thức tôm - rừng kết hợp. Đặc biệt là diện tích nuôi tôm công nghiệp phát triển nhanh. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2011 đến nay, nông dân ở các xã đã mạnh dạn đầu tư vốn chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm công nghiệp 659 ha, đạt 66% kế hoạch đề ra. Hiện toàn huyện đã có 1.600 ha nuôi tôm công nghiệp. Đây là địa phương đi đầu trong tỉnh về phong trào nuôi tôm theo hình thức công nghiệp. Nếu những tháng đầu năm nay không thiếu phương tiện cơ giới để cải tạo ao đầm, thì diện tích nuôi tôm công nghiệp của Đầm Dơi còn phát triển hơn. Trong huyện đã hình thành nhiều hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp. Hiện huyện đang triển khai thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp tập trung ở ấp Trung Cang và Thành Vọng, xã Tân Trung, diện tích 654 ha. Mặt khác, thực hiện tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh về chương trình phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Phòng NN&PTNT tiến hành rà soát và dự kiến sẽ hình thành 10 cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung ở các xã: Tạ An Khương, Tạ An Khương Đông, Tạ An Khương Nam, Tân Đức, Tân Dân, Tân Duyệt, Trần Phán, Quách Phẩm Bắc, Tân Thuận và thị trấn Đầm Dơi, tổng diện tích khoảng 9.800 ha. Bên cạnh đó, huyện đã khảo sát 39 điểm và có 32 điểm được ngành điện đồng ý sẽ đầu tư trên 50 tỷ đồng trong thời gian tới để đưa điện về phục vụ nuôi tôm. Khai thác nguồn lợi từ biển Cùng với nuôi trồng thủy sản, những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện đã và đang triển khai tập trung khai thác tiềm năng và nguồn lợi thủy sản trên biển. Đến nay, làng cá Mai Hoa, xã Nguyễn Huân và các xã Tân Thuận, Tân Tiến đã có 236 tàu đánh bắt biển, công suất từ 15-90 CV. Nhiều năm qua, ngư dân Đầm Dơi đã được Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng để đóng mới tàu và mua ngư cụ bám biển. Nhà nước còn đầu tư hàng chục tỷ đồng để di dời ngư dân từ khu vực thường xuyên bị sạt lở, sóng biển đe dọa vào khu định cư mới tại Trảng Tràm, ấp Mai Hoa. Từ một khu đất trống năm nào nay đã hình thành nên một phố biển sầm uất, đông vui. 5 năm qua, toàn huyện khai thác trên 275.000 tấn thủy sản, năng suất, sản lượng tăng bình quân hằng năm là 5,2%. Riêng 9 tháng của năm 2011, tổng sản lượng khai thác hơn 65.000 tấn, bằng 80% kế hoạch năm. Ngoài ra, làng muối ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận là địa điểm duy nhất trong tỉnh sản xuất được hạt muối. Tại đây, có 67 hộ sản xuất muối với diện tích 175 ha, năng suất đạt 60 tấn/ha. Phát triển phong trào đa cây, đa con Từ chủ trương của huyện, tập quán độc canh con tôm ở nhiều nơi đã được người dân loại bỏ, thay vào đó là phong trào đa canh, đa con phát triển rộng khắp. Nông dân Đầm Dơi ngày càng có ý thức hơn trong cải tạo vườn tạp, bờ vuông, bờ liếp, tận dụng đất trống để trồng rau màu, cây ăn trái. Năm 2011, bà con đã trồng gần 300 ha rau màu, hơn 85 ha vườn cây ăn trái. Ông Dương Văn Hùng, một nông dân sản xuất giỏi ở ấp Tân Thới, xã Tạ An Khương Đông, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng, tâm sự: “Muốn kinh tế phát triển ổn định thì phải nuôi, trồng đa cây, đa con trên cùng diện tích. Điều quan trọng là phải dựa trên cơ sở khoa học - kỹ thuật và trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp với vùng đất của mình thì mới đem lại hiệu quả”. Ông Nguyễn Chí Thuần, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, cho biết: “Chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo phát triển nuôi tôm công nghiệp, nâng tổng diện tích đến năm 2015 là 4.000 ha. Ngoài ra, chúng tôi sẽ chỉ đạo thâm canh tăng năng suất bằng mô hình nuôi tôm cải tiến năng suất cao, kết hợp với các loại thủy sản khác có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, chỉ đạo trồng hoa màu, cây ăn trái kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm”. Riêng về thế mạnh đánh bắt biển, sắp tới huyện sẽ tập trung chỉ đạo đầu tư nâng cấp tàu thuyền để khai thác xa bờ, phát huy lợi thế về biển để góp phần tăng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản./. Đầm Dơi: Nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng nuôi thủy sản Cập nhật ngày: 08/06/2011 20:04:47 Thời gian qua giá tôm tăng và luôn giữ ở mức cao, người nuôi tôm vui mừng vì có lãi lớn. Phong trào nuôi tôm công nghiệp ở Đầm Dơi càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, hệ thống cấp thoát nước chưa bảo đảm, rủi ro ô nhiễm môi trường vùng nuôi trồng thủy sản đang là một nỗi lo. Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Đầm Dơi, 5 tháng đầu năm 2011, toàn huyện phát triển nuôi mới gần 800 ha tôm công nghiệp, nâng tổng số toàn huyện hiện có gần 1.800 ha, tập trung nhiều nhất ở xã Tạ An Khương Nam 206 ha, Quách Phẩm Bắc gần 200 ha. Hướng đến công nghiệp hóa nông nghiệp Từ thời điểm năm 2010 đến nay người nuôi tôm trên địa bàn huyện Đầm Dơi phấn khởi do con tôm, cua bán được giá. Thu hoạch tôm công nghiệp tại đầm tôm của ông Trần Văn Của, ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán. Ông Nguyễn Quang Hùng, Trưởng Phòng NN&PTNT nhận định, nghị quyết, chỉ tiêu phát triển mới 1.000 ha nuôi tôm công nghiệp trong năm 2011 có nhiều khả năng sẽ đạt. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nguồn tôm nguyên liệu phục vụ xuất khẩu cho tỉnh nhà. Đời sống nông dân từ đó cũng được cải thiện và nâng lên, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui thì nỗi lo cho mô hình sản xuất này cũng không nhỏ khi nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện trên tôm nuôi. Đó là bệnh vi bào tử làm suy yếu gan, tụy dễ lây nhiễm thành dịch dẫn đến tôm nuôi chết hàng loạt. Thời tiết năm nay diễn biến khá thất thường, gây ảnh hưởng môi trường, nguồn nước, hiện tôm nuôi chết rải rác ở nhiều nơi trên địa bàn huyện. Tuy diện tích tôm chết xảy ra không lớn, nhưng cách xử lý những đầm tôm nuôi bị chết như thế nào để tránh ô nhiễm môi trường vùng nuôi hiện là điều đáng lo ngại. Theo quy định của Nhà nước, tất cả những đầm nuôi tôm khi gặp sự cố phải xử lý hóa chất Cloramin xong mới được thải nước ra sông, rạch. Thế nhưng, khi tôm chết, thường người nuôi không báo cho chính quyền địa phương mà lén bơm thẳng ra sông, rạch. Điều đáng quan tâm nữa là việc sên đáy ao, đầm nuôi tôm, người dân đẩy tất cả cặn bã độc hại không được xử lý ra ngoài sông, rạch sẽ không sao tránh khỏi ô nhiễm môi trường vùng nuôi chung và khi những hộ khác lấy nguồn nước này vào đầm nuôi, tôm sẽ rất dễ bị lây nhiễm bệnh. Tình trạng này vẫn còn diễn ra khá phổ biến, ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý triệt để. Cần có hỗ trợ kịp thời Kỹ sư Bùi Trung Quân, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đầm Dơi, khuyến cáo, tình hình dịch bệnh do bệnh vi bào tử tôm ở các địa phương giáp với địa bàn Đầm Dơi như huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu là đáng báo động. Bệnh do ký sinh trùng gây nên, không có thuốc đặc trị. Để tránh thiệt hại, giảm rủi ro, nông dân cần lưu ý, trong khâu chọn giống, ngoài xét nghiệm các loại bệnh trước đây cần xét nghiệm thêm bệnh vi bào tử. Bên cạnh đó, ao nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình cải tạo bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Trong quá trình nuôi phải quản lý tốt môi trường, đặc biệt là ở thời điểm đầu mùa mưa, môi trường biến động lớn. Nên thả nuôi ở mật độ thưa, xử lý kịp thời khi có những cơn mưa lớn, đồng thời có biện pháp ngăn chặn các mầm bệnh trung gian xâm nhập vào ao nuôi. Ông Nguyễn Quang Hùng cho rằng, để bảo vệ tốt môi trường vùng nuôi trồng thủy sản của huyện, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như: Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng NN&PTNT với chính quyền địa phương, cơ sở, tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản. Song song đó, cần có những quy định cụ thể hơn nữa về bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hóa chất Cloramin cho người nuôi tôm công nghiệp, để khi tôm chết có thể xử lý môi trường kịp thời. Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh kinh tế của tỉnh Cà Mau, trong đó huyện Đầm Dơi là vùng trọng điểm, đặc biệt là diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh. Để phát huy tốt tiềm năng, lợi thế vùng kinh tế này không chỉ tăng cường chức năng quản lý, hỗ trợ từ phía Nhà nước mà đòi hỏi người dân cần gắn sản xuất với bảo vệ môi trường vùng nuôi thủy sản. Có như vậy nền sản xuất ở Đầm Dơi mới được ổn định và phát triển bền vững./. Bài và ảnh: Hoàng Triệu Muốn khỏe… nuôi thẻ chân trắng Xem tin gốc Báo Nông nghiệp VN - 5 tháng trước 54 lượt xem Tiếp tục câu chuyện vai trò của con tôm thẻ chân trắng (TCT) trong đời sống kinh tế, PV NNVN đã có mặt tại huyện Đầm Dơi, nơi được xem là vùng tôm công nghiệp của tỉnh Cà Mau. Thật ngỡ ngàng, con TCT đã xác lập một vị thế nổi bật so với con tôm sú ở địa bàn thủy sản chiến lược này. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này >> Tiền Giang: Có cấm dân vẫn cứ nuôi >> ''Chịu ơn'' sinh vật ngoại lai Đi trên con lộ nông thôn láng bóng về ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán (Đầm Dơi – Cà Mau) chúng tôi còn được nghe nhiều nông dân nói vui với nhau trong những tiệc rượu rằng: “Sống khỏe… như thẻ chân trắng”. Câu nói vui của những lão nông trong giờ nhàn rỗi còn chứa đựng nhiều ẩn ý khác nhau, đó cũng là một tín hiệu mừng cho sự thành công từ mô hình nuôi tôm TCT thay cho con tôm sú nhiều may rủi. Đến thăm gia đình ông Trần Văn Của (Hai Tới) - người đầu tiên đi tiên phong trong mô hình nuôi tôm TCT ở ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, chúng tôi chia vui cùng ông cũng như nhiều bà con ở đây vì họ đã thực sự thoát nghèo nhờ tôm TCT. Gặp chúng tôi trong chòi canh tôm, ông Hai Tới cho biết: "Sau bao năm vật lộn với con tôm sú nhiều may rủi, từ năm 2009, tui quyết định chuyển đổi cơ cấu sang đầu tư nuôi thử hai ao tôm TCT, không ngờ hiệu quả mang lại thấy rõ. Chỉ sau gần 3 tháng, thu hoạch trừ chi phí còn lãi ròng trên 80 triệu đồng. Vạn sự khởi đầu nan, như vậy là tốt lắm rồi" -Hai Tới nói. Từ nguồn lãi trong vụ nuôi thứ nhất, Hai Tới bàn với vợ đầu tư thêm vốn cải tạo lại toàn bộ diện tích rộng 2ha, làm thành 6 ao chuyên nuôi TCT. Liên tiếp những vụ sau đó, vụ nào Hai Tới cũng thắng đậm. Hiện tại với 6 ao nuôi, sau khi thu hoạch được khoảng trên 20 tấn, trừ chi phí Hai Tới lãi hơn nửa tỷ đồng. "Cuộc sống gia đình tui mấy năm nay khấm khá hơn hẳn. Các con tui khi ra làm riêng tui cũng khuyến khích nuôi TCT, vừa khỏe vừa có lời" -Hai Tới phấn chấn nói. Ở ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán (Đầm Dơi) không chỉ riêng hai Tới là người nuôi thành công TCT mà còn rất nhiều người dân khác cũng thành công từ mô hình kinh tế này. Đơn cử như hộ ông Quách Văn Xìa - người được dân địa phương gọi vui bằng cái tên “Tỷ phú tôm chân trắng”. Chia sẻ với chúng tôi, ông Xìa cho biết: "Được Hội Thủy sản tỉnh Cà Mau tổ chức cho đi tham quan các mô hình nuôi tôm TCT ở tỉnh Bình Thuận. Trở về tui cải tạo hơn 1,5ha đất thành 5 ao nuôi tôm TCT theo hình thức ao nổi lót bạt. Trong lần thu đầu tiên gia đình tui mừng hết biết vì trừ chi phí còn lãi hàng trăm triệu đồng. Giờ thì an tâm rồi vì làm qua nhiều năm, kỹ thuật và kinh nghiệm đều có, vả lại bà con ở đây ai cũng mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm TCT nên dễ dàng trao đổi học hỏi kinh nghiệm". Ông Châu Công Bằng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau: "Con TCT đang dần thay thế con tôm sú ở những vùng nuôi sú kém hiệu quả trong tỉnh. Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân ở những vùng nuôi công nghiệp bị dịch bệnh nên thả nuôi tôm TCT". Theo nông dân Hai Tới và nhiều bà con ở ấp Nhị Nguyệt thì nghề nuôi tôm TCT rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Một năm có thể nuôi 3 vụ, thời gian nuôi ngắn khoảng 85-90 ngày là cho thu hoạch với trọng lượng khoảng 100 con/1kg. Đặc biệt là giá cả tôm TCT ít rớt lắm. Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Trưởng phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau khẳng định: Sau gần 4 năm kể từ khi ngành thủy sản Cà Mau thực nghiệm mô hình nuôi tôm TCT đến nay hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân nói chung và của ngành thủy sản tỉnh nhà nói riêng rất cao. Tôm TCT hoàn toàn có thể phát triển trên những vùng đất nuôi tôm sú kém hiệu quả. Nếu như các loại bệnh như bệnh gan, tụy thường xuất hiện trên tôm sú thì đối với TCT các loại bệnh này ít xảy ra. Điều quan trọng là mô hình nuôi tôm TCT ít tác động đến môi trường do không sử dụng nhiều thuốc để xử lý ao đầm. Chi phí thức ăn cũng giảm vì TCT tiêu tốn thức ăn chỉ nơn nửa so với tôm sú. Được biết, năm 2009 diện tích nuôi tôm TCT của tỉnh Cà Mau chỉ đạt gần 32ha, nhưng đến thời điểm hiện tại con số này lên đến trên 360ha, huyện Đầm Dơi là địa phương có nhiều diện tích nuôi nhất tỉnh, chiếm khoảng 70%. Với giá khoảng 85-95 ngàn đồng/kg tôm TCT như hiện nay, nhiều bà con nông dân đang phấn khởi trước một vụ mùa bội thu. ĐBSCL: Mùa tôm nhiều khó khăn Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 10/04/2011 Ngày cập nhật trên web Việt Linh: 13/4/2011 Vụ tôm sú chính vụ 2011 ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đã thả nuôi hơn hai tháng qua. Giá tôm sú nguyên liệu đang ở mức cao, nhà máy thiếu nguyên liệu chế biến đã sẵn sàng đẩy giá lên cao là tín hiệu vui cho người nuôi tôm. Thế nhưng, người nuôi tôm vùng ĐBSCL đang đối mặt với nỗi lo dịch bệnh bùng phát, thiếu vốn nuôi tôm * Nỗi lo dịch bệnh Tính đến đầu tháng 4-2011, tỉnh Trà Vinh có hơn 1.839 ha nuôi tôm sú của 1.706 hộ các huyện Duyên Hải, Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú bị chết (ở giai đoạn 30 - 45 ngày tuổi) do bệnh đỏ thân, đầu vàng nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Ông Lê Văn Nhiên, ấp Tân Lập, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, nói: “Từ đầu vụ 2011 đến nay, mới hai tháng mà tôi đã ba lần thả giống. Chỉ tính tiền con giống, cải tạo ao nuôi đã hơn 20 triệu đồng. Thời tiết khắc nghiệt, tôm chết đến 80% diện tích toàn ấp, bà con lo lắng, bởi không khéo vỡ nợ như chơi”. Tại vùng tôm huyện Duyên Hải, Trà Cú, diện tích tôm thiệt hại cũng lan nhanh trên diện rộng. Đây chính là hệ lụy của giá tôm nguyên liệu ở mức cao, người nuôi “xé rào” thả giống không theo lịch thời vụ được khuyến cáo. Tỉnh Trà Vinh hiện có 13.683 hộ nuôi tôm đã thả 812 triệu con tôm sú giống trên diện tích 13.553 ha. Nếu tính bình quân giá tôm giống khoảng 55 đồng/con, với số lượng 85 triệu con giống bị chết thì con số thiệt hại đã hơn 4,2 tỉ đồng. Diện tích tôm sú chết lan nhanh, người dân đang lo lắng. Trong ảnh: Thu hoạch non diện tích tôm sú bị chết ở tỉnh Trà Vinh. Ảnh: P. SƠN Tỉnh Sóc Trăng trong hai tuần qua, diện tích tôm chết vẫn chưa có dấu hiệu chựng lại. Thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Trong số 16.000 ha thả nuôi đã có gần 2.000 ha bị thiệt hại, diện tích mới thả từ 7 - 15 ngày tuổi cũng xảy ra hiện tương tôm chết. Ở một số địa bàn đã xuất hiện dấu hiệu lây lan trên diện rộng khi tôm chết liên tục trong nhiều ngày liền”. Diện tích tôm thiệt hại tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên. Theo Thạc sĩ Bé, những ao tôm 7 - 10 ngày tuổi bị chết nhiều là hiện tượng bất thường, có thể do yếu tố thời tiết, môi trường thay đổi, nhưng cũng có thể do một tác nhân khác chưa xác định được. Bước vào mùa tôm chính vụ năm nay, người nuôi tôm đã phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng. Chỉ tính riêng phần con giống giá đã tăng hơn năm ngoái khoảng 10 - 15 đồng/con, còn thức ăn cho tôm cũng tăng một vài ngàn đồng một ký, đó là chưa kể chi phí cải tạo ao, thuốc thú y Theo ước tính, mỗi héc-ta nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến, mật độ thả nuôi 5 con/m2 thì chi phí cho việc cải tạo ao và con giống đã trên 10 triệu đồng; nuôi bán công nghiệp khoảng 40 triệu đồng trở lên; còn nuôi công nghiệp thì chi phí còn cao hơn rất nhiều. Tôm chết đầu vụ diễn ra ở nhiều địa phương ven biển, diện tích thiệt hại ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang đều trên 1.000 ha, dù ngành chức năng đã cảnh báo, nhưng giá tôm sú nguyên liệu ở mức cao là động lực để người nuôi tiếp tục tái đầu tư và hy vọng. Song những rủi ro, dịch bệnh sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy và có thể ảnh hưởng đến các vụ sau. * Treo ao vì “khát” vốn Ở tỉnh Cà Mau, phong trào nuôi tôm công nghiệp đang diễn ra rầm rộ, nhưng lại thiếu sự chuẩn bị và gắn kết “4 nhà”. Là địa phương có diện tích nuôi tôm sú chiếm gần 40% diện tích toàn vùng, nhưng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh Cà Mau còn khá khiêm tốn, do hạ tầng cơ sở vùng nuôi, nguồn giống chưa đáp ứng yêu cầu. Khởi đầu vụ nuôi sú năm 2011, nông dân Cà Mau hồ hởi cải tạo ao đầm, mạnh dạn tái đầu tư. Nhưng không ít nông hộ chỉ quen nuôi tôm theo hình thức quảng canh, tôm sú nguyên liệu giá cao, họ đã chạy theo phong trào nuôi công nghiệp mong đạt lợi nhuận cao, khi giá cả đầu vào tăng, rất nhiều người nuôi tôm công nghiệp “hụt hơi” vì thiếu vốn. Vụ tôm 2011, nông dân Dương Thanh Thạnh, ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) mạnh dạn cải tạo vuông tôm nuôi quảng canh của mình thành đầm tôm công nghiệp. Song, số tiền chuẩn bị chỉ đủ để cải tạo ao đầm và mua vật tư, đến lúc thả giống thì “cụt vốn”. Nhìn hai đầm tôm còn dở dang, ông Thạnh cho biết: “Mang bằng khoán đất đến vay Ngân hàng nông nghiệp huyện thì ngân hàng cho biết 1 ha chỉ vay được 10 triệu đồng. Mức vay này chỉ đủ mua giống để thả, còn tiền thức ăn, tiền thuốc lấy đâu ra!”. Không có vốn, ông Thạnh chấp nhận treo ao, còn nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau không vay vốn được ở ngân hàng, đành vay tiền bên ngoài với lãi suất cao. Ông Trần Văn Kiếm, ấp Thị Tường, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, nói: “Cầm bằng khoán đến Ngân hàng nông nghiệp vay vốn nuôi tôm công nghiệp, nhưng mấy đầm nuôi của tôi không nằm trong vùng quy hoạch nuôi nên không được vay. Túng quá phải vay tiền bên ngoài lãi suất cao”. Theo ông Kiếm, nhiều hộ trong ấp kêu xe vô san ủi ao để nuôi công nghiệp, gặp cảnh giá dầu, xăng tăng đội chi phí múc đầm lên 70 - 80 triệu đồng/ha nên hết vốn, vay ngân hàng không được phải chuyển sang nuôi quảng canh. Chính việc mở rộng nuôi theo hình thức công nghiệp ồ ạt khiến phương tiện cơ giới phục vụ cho việc cải tạo ao đầm ở tỉnh này thiếu hụt trầm trọng, chủ phương tiện cơ giới đã nâng giá san ủi đầm công nghiệp lên 70 - 80 triệu đồng/ha, tăng gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2010. Chi phí đầu tư tăng khiến những hộ mở rộng và nuôi mới không kịp xoay xở vốn. Tại huyện Đầm Dơi, địa phương chiếm phần lớn diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh hiện có hàng chục đầm tôm công nghiệp phơi nắng vì thiếu vốn đầu tư. Theo quy hoạch đến năm 2015, diện tích tôm công nghiệp tỉnh Cà Mau đạt khoảng 10.000 ha. Riêng năm 2011 phấn đấu đạt 2.800 ha, đến nay diện tích thả nuôi khoảng 1.700 ha, số còn lại đang trong quá trình san ủi dở dang do thiếu vốn. Theo ông Lý Nam Hải, Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Cà Mau, nguồn vốn phục vụ nhu cầu sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất của nông dân rất lớn, nhưng địa điểm chính để nông dân tiếp cận chỉ có Ngân hàng nông nghiệp. Trong khi vốn huy động tại chổ của chi nhánh có hạn. Để giải quyết khó khăn này, rất cần sự chung tay của cả hệ thống ngân hàng và cùng chia sẻ rủi ro với nông dân. Nhằm hạn chế những thiệt hại cho người nuôi tôm, ngành nông nghiệp các địa phương khuyến cáo người nuôi phải tuân thủ theo quy hoạch, thả giống đúng lịch thời vụ. Gần đây, tôm sú nguyên liệu tăng nhanh, nên nhiều nông hộ phát triển nuôi công nghiệp nằm ngoài vùng quy hoạch của các địa phương. Sự phát triển thiếu kiểm soát sẽ phát sinh rất nhiều bất cập, nếu không có sự kiểm soát từ bây giờ. . vì thiếu vốn. Vụ t m 2011, nông dân Dương Thanh Thạnh, ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đ m Dơi (tỉnh Cà Mau) m nh dạn cải tạo vuông t m nuôi quảng canh của m nh thành đ m t m công nghiệp. Song,. An Khương Nam 206 ha, Quách Ph m Bắc gần 200 ha. Hướng đến công nghiệp hóa nông nghiệp Từ thời đi m n m 2010 đến nay người nuôi t m trên địa bàn huyện Đ m Dơi phấn khởi do con t m, cua bán được. cũng là m t tín hiệu m ng cho sự thành công từ m hình nuôi t m TCT thay cho con t m sú nhiều may rủi. Đến th m gia đình ông Trần Văn Của (Hai Tới) - người đầu tiên đi tiên phong trong m hình

Ngày đăng: 22/06/2014, 16:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w