Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn sinh học 2012 pot

4 382 1
Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn sinh học 2012 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 / 4 (312) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1 : Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBCc x AaBbcc sẽ có số tổ hợp ở thế hệ sau là A) 16 B) 8 C) 36 D) 32 Câu 2 : Quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,4AA+0,6Aa=1. Sau 4 đợt tự phối sẽ có tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ F 4 là A) 0,075 B) 0,0375 C) 0,375 D) 0,15 Câu 3 : Tế bào mang kiểu gen Aaa thuộc thể đột biến nào sau đây? A) dị bội 2n-2 B) thể một nhiễm C) dị bội 2n+2 hay tứ bội 4n D) dị bội 2n+1 hay tam bội 3n Câu 4 : Dạng đột biến nào sau đây là đột biến vô nghĩa? A) Đột biến làm xuất hiện mã kết thúc B) Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi nhiều axit amin C) Đột biến thay thế một cặp nucleotit làm thay đổi axit amin D) Đột biến thay thế một cặp nucleotit không làm thay đổi axit amin Câu 5 : Đột biến gen là gì? A) Rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen B) Biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể C) Biến đổi ở một hoặc vài cặp nucleotit của ADN D) Phát sinh một hoặc một số alen mới từ một gen Câu 6 : Menden dựa vào lí thuyết nào sau đây để giải thích cho các quy luật di truyền? A) lí thuyết về phân li NST B) học thuyết tế bào C) thuyết giao tử thuần khiết D) thuyết nhiễm sắc thể Câu 7 : Trong một quần thể giao phối, xét 1 gen có 3 alen và 3 gen khác mỗi gen có 2 alen. Số tổ hợp kiểu gen khác nhau được tạo ra của 4 gen trên là A) 162 kiểu gen B) 15 4 kiểu gen C) 10 5 kiểu gen D) 33 kiểu gen Câu 8 : Đặc trưng nào sau đây là của quần thể sinh vật? A) Loài đặc trưng B) Loài ưu thế C) Mật độ D) Độ đa dạng Câu 9 : Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd . Số kiểu gen và kiểu hình thu được là A) 9 kiểu gen: 4 kiểu hình B) 27 kiểu gen : 8 kiểu hình C) 12 kiểu gen : 8 kiểu hình D) 12 kiểu gen: 4 kiểu hình Câu 10 : Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá,tôm ở cùng môi trường sống là ví dụ cho mối quan hệ A) hội sinh B) kí sinh C) cạnh tranh D) ức chế-cảm nhiễm Câu 11 : Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm A) chuyển hoá năng lượng giữa các cá thể trong cùng một bậc dinh dưỡng B) các chất vô cơ chuyển hoá qua các bậc dinh dưỡng C) sinh khối được sử dụng qua các bậc dinh dưỡng D) chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng Câu 12 : Trong quá trình tiến hoá khi môi trường thay đổi A) trong điều kiện sống mới thể đột biến sẽ thích nghi hơn, có sức sống cao hơn B) thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó C) trong điều kiện sống mới thể đột biến sẽ kém thích nghi hơn , có sức sống giảm D) thể đột biến sẽ không thay đổi giá trị thích nghi của nó Câu 13 : Để phân loại:đột biến giao tử; đột biến xôma; đột biến tiền phôi, người ta căn cứ vào A) Thời điểm xuất hiện đột biến B) Sự biểu hiện của đột biến C) Mức độ đột biến D) Mức độ biến đổi vật chất di truyền Câu 14 : Mắt xích nào của chuỗi thức ăn hình thành năng suất sơ cấp? A) Động vật ăn tạp. B) Côn trùng. C) Thực vật. D) Động vật ăn thịt. Câu 15 : Hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa về mặt di truyền là do A) hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhụy của loài kia ở thực vật hoặc tinh trùng của loài này bị chết trong đường sinh dục của loài kia ở động vật B) sự khác biệt trong chu kỳ sinh dục ở động vật C) bộ NST của 2 loài khác nhau gây trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử D) chiều dài của ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhụy của loài kia ở thực vật 2 / 4 (312) Câu 16 : Ở ruồi giấm, tính trạng màu sắc thân và hình dạng cánh có hiện tượng A) ruồi ♀ & ♂ đều có hoán vị gen B) ruồi ♀ liên kết hoàn toàn, ruồi ♂ có hoán vị gen C) ruồi ♀ & ♂ liên kết hoàn toàn D) ruồi ♀ có hoán vị gen, ruồi ♂ liên kết hoàn toàn Câu 17 : Sự không phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng trong nguyên phân làm xuất hiện dòng tế bào mới là A) n+1,n-1 B) 2n+2,2n-2 C) 2n+4,2n-4 D) 2n+1,2n-1 Câu 18 : Quả đất đã phải trải qua giai đoạn tiến hoá nào sau đây để biến đổi từ những chất vô cơ nguyên thuỷ đến tạo ra những sinh vật đầu tiên? A) tiến hoá hoá học B) tiến hoá hoá học và tiến hoá tiền sinh họcC) tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh họcD) tiến hoá tiền sinh học Câu 19 : Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A) phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể B) làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định C) làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột D) quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá Câu 20 : Việc phân biệt hai loài mao lương, một loài sống ở bãi cỏ ẩm có chồi nách, lá vươn dài bò trên mặt đất còn một loài sống ở bờ mương, bờ ao có lá hình bầu dục, ít răng cưa được dựa trên tiêu chuẩn nào dưới đây? A) Tiêu chuẩn địa lý- sinh thái B) Tiêu chuẩn hình thái C) Tiêu chuẩn di truyền D) Tiêu chuẩn sinh lý-hoá sinh Câu 21 : Nếu các gen phân li độc lập, phép lai AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho F 1 có kiểu hình lặn cả 5 gen chiếm tỉ lệ A) (1/2) 6 B) (1/2) 7 C) (3/4) 7 D) (3/4) 10 Câu 22 : Cơ quan tương đồng là những cơ quan A) có cùng vị trí nhưng không phát triển đầy đủ ở cơ thể trưởng thành B) có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận các chức phận giống nhau C) có hình thái tương tự nhau D) nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau Câu 23 : Cơ chế phát sinh thể đa bội là A) tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li B) sự biến đổi kiểu gen C) bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi D) rối loạn sự hình thành thoi vô sắc Câu 24 : Kĩ thuật chuyển gen gồm các khâu A) tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp B) tách ADN → cắt ADN → trộn 2 loại ADN → thêm enzim nối tạo liên kết photphođieste → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận C) tạo ADN tái tổ hợp → tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → nuôi cấy tạo sản phẩm D) tạo ADN tái tổ hợp → tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → nuôi cấy tạo sản phẩm Câu 25 : Thường biến là A) Biến đổi kiểu hình của cùng kiểu gen phát sinh trong quá trình phát triển cá thể B) Biến đổi do ảnh hưởng của môi trường C) Biến đổi kiểu hình thông qua sinh sản D) Biến đổi kiểu gen dẫn đến thay đổi kiểu hình Câu 26 : Các yếu tố môi trường khi tác động và chi phối đến đời sống sinh vật được gọi là A) nhân tố giới hạn B) nhân tố môi trường C) nhân tố sinh học D) nhân tố sinh thái Câu 27 : Tế bào sinh dưỡng ở thể ba nhiễm của một loài chứa 25 nhiễm sắc thể. Tế bào sinh dưỡng ở thể một nhiễm của loài đó chứa số nhiễm sắc thể là A) 24 B) 21 C) 23 D) 22 Câu 28 : Nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống là A) điều kiện khí hậu B) kiểu gen của giống C) kỹ thuật nuôi trồng D) chế độ dinh dưỡng Câu 29 : Liệu pháp gen là A) phương pháp chữa bệnh DT bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến B) phương pháp giải mã di truyền ADN C) phương pháp chuyển gen từ loài này sang loài khác D) phương pháp thăm dò chức năng của gen Câu 30 : Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là 3 / 4 (312) A) 2 n B) 9:3:3:1 C) 3 n D) (3:1) n Câu 31 : Phát biểu nào dưới đây KHÔNG nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn? A) Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gôc chung B) Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian,dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng C) Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải D) Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật Câu 32 : Giống “táo má hồng” được tạo ra từ kết quả xử lý đột biến bằng hóa chất nào trên giống táo Gia Lộc? A) cônsixin B) nitrozo metyl ure (NMU) C) 5-brom uraxin (5-BU) D) etyl metal sunphonat (EMS) II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (A hoặc B) A. Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33 : Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc có vai trò A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã B. mang thông tin mã hóa các axit amin C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã D. quy định trình tự các axit amin trong phân tử protein Câu 34 : ARN thông tin có vai trò A. dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã B. mang axit amin tới riboxom thực hiện quá trình dịch mã C. kết hợp với protein tạo riboxom D. thực hiện quá trình phiên mã Câu 35 : . Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của A. lai tế bào xôma B. gây đột biến nhân tạo C. dùng kỹ thuật vi tiêm D. dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit Câu 36 : .Điều nào dưới đây KHÔNG đúng về nhân tố giao phối không ngẫu nhiên? A. Là nhân tố tiến hóa B. Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể C. Gồm các kiểu:tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có chọn lọc D. Làm thay đổi tần số alen của quần thể Câu 37 : Đặc điểm nào dưới đây của thuyết tiến hoá nhỏ là KHÔNG đúng ? A. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán của đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi và quần thể gốc B. Kết quả của tiến hoá là sự hình thành loài mới C Diễn ra trên một quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài D. Đang chiếm vị trí trung tâm trong thuyết tiến hoá hiện đại Câu 38 : Ổ sinh thái là A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. không gian sinh thái có tất cả các nhân tố sinh thái quy định cho sự tồn tại, phát triển của loài. D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật Câu 39 : . Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện A. số lượng cá thể nhiều. B. có nhiều nhóm tuổi khác nhau. C. có nhiều tầng phân bố. D. có thành phần loài phong phú Câu 40 : Vai trò của chu trình sinh địa hóa là A. duy trì cân bằng vật chất trong sinh quyển B. duy trì cân bằng cấu trúc quần thể C. duy trì cân bằng cấu trúc quần xã D. duy trì nguồn sống của hệ sinh thái B. Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41 : Kiểu đột biến gen nào sâu dây làm phân tử protein tổng hợp từ gen sau đột biến có ít hơn 1 axit amin và không có axit amin mới? A. mất 3 cặp nucleotit thuộc 3 bộ ba kế tiếp B. mất 3 cặp nucleotit thuộc 2 bộ ba kế tiếp C. mất 3 cặp nucleotit thuộc 1 bộ ba mã hóa D. mất 3 cặp nucleotit Câu 42 : Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ phép lai AAaa x Aa là 4 / 4 (312) A. 1 AAAA: 2 Aaaa: 1 aaaa B. 11 AAaa: 1 Aa C. 1 AAA: 5 AAa: 5 Aaa: 1 aaa D. 1 AAAA: 8 AAAa:18AAaa: 8Aaaa: 1aaaa Câu 43 : Mô sẹo thường được tạo ra bằng phương pháp A. nuôi cấy hạt phấn B. nuôi cấy noãn C. nuôi cấy TB cây D. lai xôma Câu 44 : Đóng góp quan trọng của thuyết tiến hóa Kimura là A. phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên B. giải thích hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể giao phối C. nêu vai trò của chọn lọc tự nhiên trong việc củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính D. giải thích tính đa dạng của sinh giới Câu 45 : Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa A. khả năng sống sót của các cá thể trong loài B. các cá thể trong loài C. khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể D. các đơn vị trên loài Câu 46 : Nhóm sinh vật nào sau đây KHÔNG phải là quần thể? A. các cây thông ở rừng thông Đà Lạt B.các cây cọ trên quả đồi ở Phú Thọ C. các cây cỏ trên đồng cỏ D. các cá chép sống ở hồ Tây Câu 47 : Nguyên nhân dẫn đến ổ sinh thái bị thu hẹp là do mối quan hệ A. hợp tác B. cạnh tranh khác loài C. vật ăn thịt- con mồi D. ức chế-cảm nhiễm Câu 48 : Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì A. có cấu trúc lớn nhất. B. luôn giữ vững cân bằng. C. có chu kì tuần hoàn vật chất. D. có nhiều chuỗi và lưới thức ăn. Đáp án - Đề số 312 Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A                     B                     C                     D                     Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 A             B             C             D             Câu 33 34 35 36 37 38 39 40 A         B         C         D         Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 A         B         C         D         . đến tạo ra những sinh vật đầu tiên? A) tiến hoá hoá học B) tiến hoá hoá học và tiến hoá tiền sinh họcC) tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh họcD) tiến hoá tiền sinh học Câu 19 : Vai. vị trí trung tâm trong thuyết tiến hoá hiện đại Câu 38 : Ổ sinh thái là A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài. C. không gian sinh thái có tất cả các nhân tố sinh thái. tác động và chi phối đến đời sống sinh vật được gọi là A) nhân tố giới hạn B) nhân tố môi trường C) nhân tố sinh học D) nhân tố sinh thái Câu 27 : Tế bào sinh dưỡng ở thể ba nhiễm của một

Ngày đăng: 22/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan