Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
341,77 KB
Nội dung
BỘ NÔNGNGHIỆP VÀ PTNT ƯUTIÊNNGHIÊNCỨULÂMNGHIỆPGIAIĐOẠN2007 -2012 BÁOCÁO HỘI THẢO XẾP HẠNG ƯUTIÊNNGHIÊNCỨUTẠIHÀNỘI Tháng 7, 2007Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp i MỤC LỤC 1 Giới thiệu 1 2 Phương pháp 2 2.1 Mục tiêu của hội thảo Error! Bookmark not defined. 2.2 Khung chương trình ưutiênnghiêncứu Error! Bookmark not defined. 2.3 Chuẩn bị trước hội thảo Error! Bookmark not defined. 2.3.1 Tổ chức và lập kế hoạch Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Đào tạo phương pháp xếp hạng ưutiên Error! Bookmark not defined. 2.3.3 Các lĩnh vực cơ hội ưutiênnghiêncứu 4 2.3.4 Bảng dữ liệu và đánh giá và giới thiệu hội thảo 4 2.4 Cấu trúc hội thảo 5 2.4.1 Địa điểm và cấu trúc hội thảo 5 2.4.2 Chủ trì và nhóm điều khiển làm việc 5 2.4.3 Tiến trình hội thảo 5 3 Kết quả hội thảo 6 3.1 Lợi nhuận từ đầu tư 6 3.2 Tính hấp dẫn 7 3.3 Tính khả thi 9 4 Các ưutiên trong từng ARDO 10 5 Hạng mục đầu tư 12 6 Các bước tiếp theo 13 Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 1 1 Giới thiệu Kế hoạch kinh tế - xã hội của Chính phủ thể hiện mối quan tâm của đât nước đối với sự phát triển của ngành nôngnghiệp và nông thôn. Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã có kế hoạch phát triển toàn diện để đáp ứng được kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tập trung vào cơ sở hạ tầng, tạo thu nhập và giảm nghèo cho cộng đồng làng bản và cho xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Trong kế hoạch này, một số mức thu nhập dự kiến được đưa ra. Nhiệm vụ của cộng đồng nghiêncứu là đáp ứng được kế hoạch phát triển nông thôn và xác định được các cơ hội và lĩnh vực cho nghiêncứu để có thể đạt được mục tiêu của Chính phủ là làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Bộ NN&PTNT đã tiến hành rà soát lại các chương trình nghiêncứu thuộc Bộ. Xin trích một đoạn trong tài liệu đánh giá này: “Khoa học, công nghệ chưa được ứng dụng nhiều trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý về khoa học và công nghệ đã được cải thiện, nhưng vẫn còn ở mức thấp và bao cấp còn rất phổ biến. Chất lượng nghiêncứu chưa cao và chưa được ứng dụng nhiều cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Quá trình xây dựng thị trường khoa học và công nghệ còn khá chậm chạp.Việc đầu tư vào khoa học công nghệ thì còn phân tán và có hiệu quả thấp”. Xuất phát từ thực tế này, Bộ NN&PTNT tiến hành thực hiện chương trình đổi mới đối với công tác nghiêncứu nhằm áp dụng tốt và hiệu quả các kết quả nghiêncứu vào sản xuất. Bộ đã đề nghị Chương trình Hợp tác, Phát triển Nôngnghiệp và Nông thôn (CARD) hỗ trợ về mặt tài chính để xây dựng chính sách và chiến lược nghiêncứu trong nôngnghiệp Việt Nam. Bộ NN&PTNT đã có nhiều nghiêncứu tập trung vào mục tiêu sản suất bằng cách phát triển các vùng sản xuất hoặc tăng năng suất cho các vùng. Một câu hỏi được đặt ra là “Bằng cách nào mà các nghiêncứu có thể đạt được các mục tiêu trên?” Với một số mục tiêu, sự đóng góp của nghiêncứu là rất quan trọng trong khi với một số mục tiêu khác đặc biệt là những nơi có nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng, thì sự đóng góp của nghiêncứu có phần kém quan trọng hơn. Hỗ trợ của Chính phủ cho ngành Lâmnghiệp thông qua Chương trình 5 triệu ha rừng đã làm tăng sự cần thiết của nghiêncứu đối với việc m ở rộng sản xuất lâmnghiệp nhất là việc nghiêncứu đối với các loài cây trồng cho 9 vùng sinh thái của đất nước. Điều này có thể đạt được thông qua các chương trình chọn giống để cải thiện nguồn gen tiềm năng cho các loài cây thích hợp nhất, thông qua việc phát triển rừng và các vườn cây có quy mô nhỏ, các hoạt động kiểm soát côn trùng và sâu bệnh hại, và các hoạt động khai thác và sau khai thác để làm tăng giá trị của sản xuất gỗ. Thêm vào đó, giá trị bảo vệ môi trường, giá trị về xã hội, văn hoá/thủ công mỹ nghệ và các lâm sản ngoài gỗ của rừng cũng cần được quan tâm, nghiêu cứu. Cho tới nay, đã có khá nhiều nghiêncứu tập trung vào lĩnh vực sản xuất gỗ nhỏ cho sản xuất giấy và chế biến ván sợi. Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 2 Những thách thức cho nghiêncứu cũng đã thay đổi. Trong khi các cố gắng làm tăng sản lượng thông qua việc tăng diện tích là một mục tiêu chính của quốc gia, thì thách thức cho nghiêncứu là tìm ra câu trả lời cho các nhà đầu tư vào rừng và lâm sản để đạt được mức lợi nhuận lớn nhất. Cần phải chuyển đổi để đa dạnh hoá sản xuất, tập trung vào sản xuất các loài gỗ có giá trị cao, cải thiện việc quản lý khai thác và sau khai thác, sử dụng các hệ thống sản xuất, chế biến đa dạng và hiện đại, hiểu được các giá trị nộitại của rừng, tầm quan trọng của việc bảo tồn và việc tăng cường bảo vệ môi trường. Các cơ hội cho nghiêncứu phát triển của ngành nônglâmnghiệp đã được tăng lên và các vấn đề nghiêncứu cũng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, do nguồn lực cho nghiêncứu (con người, tài chính và hệ cơ sở hạ tầng) hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp tới các lợi ích mà nghiêncứu mang lại. Do sự hạn chế về nguồn này, cộng đồng nghiêncứunôngnghiệp nên lựa chọn các chương trình ưutiên để mang lại lợi nhuận lớn nhất. Một câu hỏi mấu chốt đặt ra là nghiêncứu nào cần được đầu tư. Việc xây dựng khung chương trình ưutiênnghiêncứu và danh mục vốn đầu tư nghiêncứu là bước đầu tiên của chiến lược nghiêncứu mà mục tiêu là cải thiện các vấn đề liên quan và tác động của nghiên cứu. Do vậy, xác định ưutiênnghiêncứu là bước đi quan trọng trong quá trình phân bổ nguồn lực nghiên cứu. Các phương pháp xác định ưutiên được điều chỉnh cho thích hợp với điệu kiện Việt nam, với sự tài trợ của AusAID hỗ trợ cho chương trình Hợp tác cho Phát triển Nôngnghiệp và nông thôn (CARD). Báocáo này trình bày chi tiết phương pháp nghiêncứu và các kết quả thu được từ Hội thảo xếp hạng ưutiênnghiêncứuLâmnghiệp được tổ chức ở HàNội vào ngày 2/7/2007. Các ưutiênnghiêncứu được xếp hạng tại hội thảo là bước đầu trong việc xác định các chương trình ưutiênnghiêncứu và nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu. Khi công việc này hoàn thành, ngành lâmnghiệp sẽ xây dựng Kế hoạch nghiêncứu trung hạn. 2 Phương pháp 2.1 Mục đích • Đưa ra phương pháp xác định ưutiên hợp lý và phù hợp để Bộ NN và PTNT sử dụng trong tương lai • Xác định các lĩnh ưutiên để đầu tư trong số những lĩnh vực cơ hội nghiêncứu và phát triển (sau đây xin được viết tắt là ARDO) đối với lâmnghiệp • Xác định ưutiên giữa các đối tượng trong từng ARDO • Phác thảo những bước tiếp theo trong việc xây dựng các chiến lược nghiêncứu đối với các Chương trình nghiêncứu được ưutiêncao và xây dựng Kế hoạch nghiêncứu Trung hạn 2.2 Khung ưutiênnghiêncứu Phân tích ưutiên được dựa vào Khung phân tích các Tiêu chí đã được chấp nhận ở nhiều điều kiện khác nhau trong các nước đang phát triển. Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 3 Khung khái niệm được trình bày trong Sơ đồ 1. Sơ đồ 1 Khung ưutiênnghiêncứu Lợi ích/Tác động tiềm năng Tính hấp dẫn Các yếu tố thúc đẩy và ngăn cản khả năng đạt được Lợi ích tiềm năng Lợi nhuận từ đầu tư cho nghiêncứu và phát triển Đóng góp tiềm năng của Nghiêncứu đối với phát triển NN và nông thôn Tính khả thi Năng lực nghiêncứu Phương pháp đã được cụ thể trong Tài liệu Hội thảo (Tài liệu 1) với trợ giúp của các Bản Thông tin và Dữ liệu về các ARDO (Tài liệu 2) Mục đích của Hội thảo là tạo quyền sở hữu qua việc xây dựng sự nhất trí giữa người sử dụng kết quả nghiêncứu và người cung cấp kết quả nghiêncứu đối với các cơ hội nghiên cứu. 45 đại biểu đại diện cho nghiêncứu và quản lý nghiên cứu, cán bộ khuyến lâm, trường đại học và nghiên cứu, công ty Nhà nước, tư nhân đã tham dự Hội thảo. Hội thảo yêu cầu từng đại biểu đọc Tài liệu và cho điểm từng ARDO theo 4 Tiêu chí và mang kết quả cho điểm sơ bộ đến Hội thảo. 4 Tiêu chí gồm Lợi ích tiềm năng; Khả năng (hoặc những cản trở) để đạt được Lợi ích tiềm năng; Tiềm năng nghiêncứu và Năng lực nghiên cứu. Hội thảo chia đại biểu thành các Nhóm làm việc. Mỗi Nhóm được một cán bộ (của Vụ KHCN và Viện nghiên cứu) điều khiển, các cán bộ này đã được tập huấn cách hướng dẫn Nhóm. Trong từng Nhóm, các đại biểu nêu lý do cho điểm từng ARDO và sau khi thảo luận đại biểu có thể sửa lại đ iểm đã cho trước đây nếu thấy cần thiết. Các bảng điểm được thu lại và được nhập vào phần mềm Excel. Sau khi đã xếp hạng các ARDO, các loài cây/sản phẩm trong mỗi ARDO cũng được xác định ưu tiên. Đây là bước đầu tiên hướng tới việc xây dựng các Chương trình nghiêncứu tổng hợp (đa ngành). Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 4 2.3 Chuẩn bị trước Hội thảo 2.3.1 Tổ chức và lập kế hoạch Bộ NN và PTNT đã thành lập Nhóm xây dựng ưutiênnghiêncứu và phát triển. Nhóm có nhiệm vụ đưa ra những căn cứ và hướng dẫn xây dựng các ưutiên cho nghiêncứunông nghiệp. Một Hội thảo phác thảo quy trình xây dựng ưutiên đã được trình bày với Nhóm và từng thành viên của Nhóm đảm trách việc thúc đẩy tiến độ và điều khiển, chủ trì các Hội thảo xây dựng ưu tiên. 2.3.2 Tập huấn Phương pháp xác định ưutiên Bộ NN và PTNT đã thành lập Mạng lưới Theo dõi và Đánh giá (M&E). Mạng lưới bao gồm các cán bộ của Vụ KHCN và của các Viện nghiêncứu với trách nhiệm theo dõi và đánh giá. Đã tổ chức 2 Hội thảo tập huấn với Nhóm này. Trong hai Hội thảo, 12 thành viên của Nhóm từ Bộ NN và PTNT và Bộ Thủy sản đã thể hiện sự hiểu biết về phương pháp. Sau đó các thành viên của Nhóm đã điều khiển các Hội thảo xác định ưutiên và hướng dẫn nhóm trong các Hội thảo xác định ưutiên cấp quốc gia. 2.3.3 Các lĩnh vực ưutiênnghiêncứu Chuyên gia của các tổ chức nghiêncứulâmnghiệp trong Hội thảo trước đã thống nhất đưa ra một số lĩnh vực cần ưutiênnghiêncứu trong lâmnghiệp (viết tắt là ARDO). Bảy ARDO đã được xác định. Cấu trúc của mỗi ARDO và các bảng dữ liệu và đánh giá được thiết kế và được các chuyên gia của các cơ quan nghiêncứu chuẩn bị. Nhóm trưởng các ARDO có trách nhiệm thu thập và viết các thông tin, dữ liệu và đánh giá cho hội thảo. Bảy ARDO bao gồm: ARDO 1: Gỗ lớn ARDO 2: Gỗ nhỏ và bột giấy ARDO 3: Tre, nứa, song, mây ARDO 4: Lâm sản ngoài gỗ ARDO 5: Đa dạng sinh học và bảo tồn ARDO 6: Môi tr ường và dịch vụ ARDO 7: Chính sách lâmnghiệp 2.3.4 Bản dữ liệu và đánh giá và giới thiệu hội thảo Bản dữ liệu và đánh giá được Ban quản lý dự án (PMU) xem xét, chỉnh sửa để chắc chắn rằng các bài viết có độ tin cậy và có cấu trúc giống nhau. Bản dữ liệu và đánh giá cho mỗi ARDO được chuẩn bị thành từng phụ biểu riêng rẽ (Phụ biểu 1 và 2) và được gửi tới các thành viên tham dự hội thảo trước khi hội thảo được tổ chức. Phương pháp nghiêncứu cũng được soạn thảo, và mỗi một thành viên của hội thảo Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 5 được yêu cầu đọc tất cả các tài liệu hội thảo và sơ bộ cho điểm theo các chỉ tiêu đánh giá trước ngày hội thảo. 2.4 Cấu trúc hội thảo 2.4.1 Địa điểm và cấu trúc hội thảo Hội thảo được tổ chức tại Bộ Nôngnghiệp và PTNT vào ngày 2\7\2007. 2.4.2 Chủ trì hội thảo và nhóm hướng dẫn làm việc Trước hội thảo , thành viên của nhóm giám sát, đánh giá, cán bộ của viện nghiêncứu và điều phối viên kỹ thuật của CARD đã thảo luận và đưa ra khung hoạt động của hội thảo. Chủ trì hội thảo là TS. Phạm Văn Mạch (MARD) và TS. Nguyễn Hoàng Nghĩa (FSIV). Nhóm điều khiển hoạt động của hội thảo bao gồm các thành viên sau: 1. Vũ Tấn Phương, Viện Khoa học Lâmnghiệp Việt Nam 2. Đặng Kim Khánh, Viện Khoa học Lâmnghiệp Việt Nam 3. Hoàng Liên Sơn, Viện Khoa học Lâmnghiệp Việt Nam 4. Phí Hồng Hải, Viện Khoa học Lâmnghiệp Việt Nam 5. Phạm Đức Chiến, Viện Khoa học Lâmnghiệp Việt Nam 2.4.3 Tiến trình Hội thảo: Hội thảo đã tiến hành theo trình tự như sau: 1. Đưa ra cách thức và tiến trình Hội thảo, trong đó có bản giới thiệu tóm tắt về phương pháp và phác thảo Khung ưutiên 2. Mô tả cụ thể tiêu chí đánh giá Lợi ích tiềm năng trong đó có những nội dung đánh giá chủ yếu 3. Mỗi đại biểu cho điểm sơ bộ tiêu chí Lợi ích tiềm năng của từng ARDO 4. Thảo luận Nhóm về lý do tại sao cho điểm cao nhất và thấp nhất về Lợi ích tiềm năng. Các đại biểu xem lại điểm mình đã cho và điều chỉnh nếu thấy cần 5. Thu các bản chấ m điểm của đại biểu và nhập điểm vào excel cho tiêu chí Lợi ích tiềm năng 6. Lặp lại các bước từ 2 đến 5 cho 3 tiêu chí đánh giá còn lại (Khả năng đạt đựơc Lợi ích tiềm năng, Tiềm năng nghiêncứu và Năng lực nghiên cứu) 7. Chia lại các đại biểu theo các Nhóm chuyên ngành (theo ARDO) để xác định ưutiên các loài/sản phẩm đầu ra trong mỗi ARDO 8. Trình bày kết quả Hội thảo 9. Phác thảo Những Bước Cần Thiết Tiếp Theo để xây dựng các ưutiênnghiêncứu 3 Kết quả của hội thảo 3.1 Lợi nhuận từ đầu tư Lợi nhuận từ đầu tư là thước đo sự hấp dẫn và tính khả thi của đầu tư. Mối tương quan giữa sự hấp dẫn và tính khả thi khi đầu tư vào các lĩnh vực ư u tiênnghiêncứu được tóm tắt như sau: Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 6 28 Workshop Output – Return on Investment 7. Forest Policy 6. Environment & Services 5. Bio-diversity & Conservation 4. Non-Timber Forest Products 3. Bamboo & Rattan 2. Pulp & Small log Products 1. Large Timber RETURN FROM INVESTMENT IN EACH AREA OF RESEARCH OPPORTUNITY 1 2 3 4 5 6 7 0 20 40 60 0204060 Feasibility Attractive- ness Nhận xét Những điểm chính được rút ra tại hội thảo khi đánh giá lợi nhuận từ đầu tư: Lợi nhuận cao nhất từ đầu tư: • Lợi nhuận từ đầu tư cho sản xuất gỗ nhỏ và bột giấy (ARDO 2) được đánh giá là cao nhất. Điều này phản ánh rõ nét giá trị về tài chính mà ARDO này có thể đem lại cũng như thu nhập có thể được tạo ra trong một thời gian ngắn kể từ khi đầu tư. Nó cũng phản ánh sự phát triển quy mô lớn của cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mặc dù ARDO này còn có tiềm năng nghiêncứu để cho lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng có thể thấy rằng năng lực nghiêncứu cho ARDO này đã quá thoả đáng, và có lẽ sự đầu tư cho năng lực nghiêncứu của các ARDO khác (ví dụ môi trường và bảo tồn) có thể mang lại lợi nhuận cao hơn khi đầu tư dài hạn hơn vào ARDO này. • Lợi nhuận từ đầu tư vào sản xuất gỗ lớn đứng thứ hai nhưng thấp hơn rất nhiều so với sản xuất gỗ nhỏ và bột giấy. Để khắc phục tình trạng không có thu nhập trong giaiđoạn giữa trồng và khai thác, các giải pháp như trồng xen cây ngắn ngày hoặc kết hợp giữa trồng rừng cung cấp gỗ lớn và cung cấp bột giấy có thể làm tăng thu nhập và do vậy tăng lợi nhuận đầu tư của ARDO. Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 7 Lợi nhuận trung bình từ đầu tư • ARDO 3 (Tre, nứa, song, mây) và ARDO 4 (Lâm sản ngoài gỗ - LSNG) đem lại lợi nhuận trung bình từ đầu tư, trong đó lợi nhuận từ ARDO 3 cao hơn so với ARDO 4. • Lợi ích tiềm năng của cả hai ARDO trên là khá thấp, nhưng khả năng đạt được lợi ích tiềm năng lại lại khá cao do cả hai đều có khả năng tạo ra nguồn thu nhập nhanh chóng khi được áp dụng công nghệ và kỹ năng mới. Lợi nhuận thấp từ đầu tư • Các ARDO 5, 6 và 7 mang lại lợi nhuận thấp từ đầu tư. Phân tích này phản ánh thực trạng là các ARDO khó tạo ra lợi ích trong thời gian ngắn. Nhận thức này rất rõ ràng ở các nhà nghiêncứu tập trung cho sản xuất và cũng trùng với kết quả của hội thảo. Tuy nhiên, nếu có đông các thành viên tham gia mà chú trọng đến lợi ích dài hạn của các nghiêncứu từ dịch vụ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn, và chính sách thì ưutiênnghiêncứu lại thuộc các ARDO này. • Điều này liên quan đến năng lực nghiêncứu hạn chế của các ARDO 5, 6 và 7 (đặc biệt là dịch vụ môi trường), do vậy, việc nâng cao năng lực nghiêncứu cho các ARDO này là rất cần thiết. 3.2 Tính hấp dẫn Tính hấp dẫn được xem là các lợi ích thực tế có thể đạt được. Tính hấp dẫn được xác định bằng biểu đồ giữa tác động tiềm năng tới Việt Nam của ARDO và khả năng đạt được lợi ích tiềm năng (livelihood of uptake). Hình 2 tóm tắt điểm số mà các thành viên hội thảo chấm cho các ARDO. 26 Workshop Output - Attractiveness 7. Forest Policy 6. Environment & Services 5. Bio-diversity & Conservation 4. Non-Timber Forest Products 3. Bamboo & Rattan 2. Pulp & Small log Products 1. Large Timber POTENTIAL IMPACT OF R&D FOR EACH ARDO 7 6 5 4 3 2 1 0.0 2.5 5.0 7.5 0.0 2.5 5.0 7.5 Likelihood of uptake Potential Benefits Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 8 Nhận xét Tính hấp dẫn cao • ARDO 2 (gỗ nhỏ và bột giấy) được đánh giá là có tính hấp dẫn cao nhất. ARDO 2 hấp dẫn hơn cả ARDO 1 (gỗ lớn) do lĩnh vực này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, các nhà sản xuất đã có thời gian làm việc lâu dài nên đã được áp dụng hệ thống quản lý và công nghệ mới. • Lợi ích tiềm năng cho sản xuất gỗ lớn cũng khá cao nhưng khả năng đạt được lợi ích tiềm năng lại thấp hơn rất nhiều. Nghiêncứu đã chỉ ra rằng tổng thu nhập và thu nhập trung bình hàng năm của sản xuất gỗ lớn nhìn chung là cao hơn so với gỗ nhỏ và bột giấy, nhưng do chu kỳ sản xuất dài và sự khó khăn trong việc tạo ra thu nhập trong những năm đầu và sự rủi ro trong quản lý có thể là những nguyên nhân dẫn tới tính hấp dẫn thấp hơn. Tính hấp dẫn trung bình • ARDO 3 (Tre, nứa, song, mây), ARDO 7 (Chính sách và thể chế lâm nghiệp) và ARDO 4 (LSNG) được đánh giá là có sức hấp dẫn trung bình. • Chính sách lâmnghiệp có lợi ích tiềm năng khá cao, nhưng khả năng đạt được lợi ích tiềm năng chỉ đạt được ở mức độ trung bình. • LSNG có lợi ích tiềm năng thấp hơn nhưng khả năng đạt được lợi ích tiềm năng khá cao. Tính hấp dẫn thấp • Tính hấp dẫn của môi trường và dịch vụ môi trường (ARDO 6) và đa dạng sinh học và bảo tồn được đánh giá là thấp. Trong khi lợi ích tiềm năng của môi trường và dịch vụ môi trường là cao thì khả năng đạt được lợi ích tiềm năng là rất thấp làm giảm tính hấp dẫn của lĩnh vực nghiêncứu này. • Các kết quả cho thấy tính hấp dẫn được cải thiện khi các lợi ích từ thu nhập trực tiếp được tạo ra. Điều này có thể là gợi ý để khuyến khích việc thực hiện tốt các chính sách và thể chế lâm nghiệp. 3.3 Tính khả thi Tính khả thi thể hiện sự đóng góp mà nghiêncứu tạo ra để đạt được lợi ích tiềm năng. Nó được xác định bằng biểu đồ giữa ti ềm năng nghiêncứu và phát triển với năng lực nghiêncứu và phát triển. Hình 3 tóm tắt kết quả của hội thảo. [...]... năm) Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 12 Với giả thiết việc dành 5% nguồn kinh phí hiện có làm kinh phí dự phòng (sẽ được dùng cho các nghiêncứu cụ thể chẳng hạn do Bộ trưởng chỉ định hoặc để hỗ trợ các ý tưởng mới và sáng tạo nhưng không nằm trong các Chương trình nghiên cứu) thì ví dụ mang tính gợi ý cho Bảng danh mục vốn đầu tư cho nghiêncứugiaiđoạn 200 8-2012 của các ưutiênnghiên cứu. .. mỗi chương trình ưutiên 3 Bảo đảm rằng mục tiêu chương trình dẫn đến việc thiết lập cách tiếp cận đa nguyên tắc để đạt được kết quả mong muốn thông qua việc xác định chiến lược ưutiênnghiêncứu (nguyên tắc, đề tàinghiên cứu) 4 Thực hiện việc đấu thầu nghiêncứu mở rộng để tăng cường tính sáng tạo, hợp tác trong và giữa các đơn vị nghiêncứuƯutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 13 ... thiện tính hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực cho nghiêncứu Việc kiểm tra lại quá trình sử dụng các nguồn lực nghiêncứu dựa trên các chương trình ưutiên nên được thực hiện thường xuyên (3-5 năm một lần) Các ưutiên cho phát triển năng lực nghiêncứu và cung cấp trang thiết bị chuyên dụng cũng nên gắn với các chương trình ưutiênnghiêncứu Một cách để xây dựng danh mục vốn đầu tư là phân bổ... Thứ tự ưutiên trong các ARDO Các thành viên của hội thảo đã xếp hạng đầu ra (cây trồng, sản phẩm, lĩnh vực) trong mỗi một ARDO Đối với Bộ NN&PTNT, việc xếp hạng này là bước đầu tiên để xác định các chương trình ưutiên Nhiều việc cần phải làm để phát triển chiến lược nghiêncứu cho các chương trình ưutiên trước khi lập các kế hoạch nghiêncứu trung hạn Bảng 1 liệt kê các chương trình nghiêncứu và... (Ormosia pinnata) • Tràm (Melaleuca sp) • Cao su (Casuariana equisetifolia) Ưutiên thấp: • Xoan ta (Melia azedarach Linn) • Sa mu (Cunminghamia lanceolata) • Mỡ (Manglietia glauca) Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâm nghiệp 10 1 Gỗ lớn 3 Tre, nứa, song, mây 4 Lâm sản ngoài gỗ 7 Chính sách lâm nghiệp Ưu tiên cao: • Cây nhập nội: Keo (Acacia sp); Bạch đàn (Eucalyptus sp), Xà cừ (Khaya senegalensis),... Bảng 1 liệt kê các chương trình nghiêncứu và mức độ ưutiên trong các ARDO Bảng 1: Thứ tự ưutiênnghiêncứu trong các ARDO (Dự thảo ban đầu) ARDO ưutiên (Thứ hạng theo lợi nhuận đầu tư) Số ARDO Gỗ nhỏ và bột giấy 2 Các chương trình ưu tiêu (thứ hạng trong mỗi ARDO) Ưutiên cao: • Keo (Acacia) • Bạch đàn (Eucalyptus) • Thông caribe (Pinus caribaea) Ưutiên trung bình: • Vạng trứng (Endospemum chiense)... biệt • Sử dụng GIS trong bảo tồn • Nghiêncứu hiệu quả/sử dụng loài • Giáo duc về bảo tồn môi trường Ưutiên thấp: • Phương pháp bảo tồn liên ngành • Cơ chế chia sẻ thông tin bảo tồn Danh mục đầu tư Một trong những mục tiêu của việc xác định ưutiênnghiêncứu là nhằm cho phép đánh giá và điều chỉnh (nếu cần thiết) các nguồn vốn sẵn có cho các nghiêncứu trong Lâm nghiệp Mục đích là để cải thiện tính... được quan chức và các nhà ra quyết định về Chính sách của Bộ quyết định 6 Các bước tiếp theo Xác định chương trình ưutiên trong các ARDO nên dẫn tới kết quả là sẽ có nhiều chương trình hơn ở các ARDO ưutiêncao và các chương trình ưutiêncao ở các ARDO ưu tiêu thấp được cấp vốn để thực hiện Các bước tiếp theo là: 1 Thành lập các nhóm chuyên gia làm việc trong mỗi chương trình ưutiên 2 Xác định mục... đã được đầu tư nghiêncứu từ vài chục năm nay Ưutiênnghiêncứu và phát triển lâmnghiệp 9 • 4 Với các ARDO mà nằm phía dưới đường chéo, có thể chuyển nguồn lực nghiêncứu (vốn, các kỹ năng, ) tới các ARDO bên trên đường chéo Điều này có thể áp dụng cho lĩnh vực gỗ nhỏ và bột giấy giúp cho việc tăng cường năng lực ở một số ARDO khác (đặc biệt là chính sách và môi trường) Vốn được lưu chuyển thích... các nguồn lực sử dụng cho nghiên cứu) dựa trên các ARDO được ưutiên Các quyết định phân bổ này là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách nghiêncứu nhưng có thể lấy kết quả sắp xếp mới nhất thứ tự ưutiên của các ARDO làm ví dụ để xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí mang tính định hướng trong tương lai Đem mức phân bổ kinh phí này so sánh với phân bổ kinh phí hiện tại và kết quả so sánh này . BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2007 -2012 BÁO CÁO HỘI THẢO XẾP HẠNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI . triển Nông nghiệp và nông thôn (CARD). Báo cáo này trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu và các kết quả thu được từ Hội thảo xếp hạng ưu tiên nghiên cứu Lâm nghiệp được tổ chức ở Hà Nội. dựng các chiến lược nghiên cứu đối với các Chương trình nghiên cứu được ưu tiên cao và xây dựng Kế hoạch nghiên cứu Trung hạn 2.2 Khung ưu tiên nghiên cứu Phân tích ưu tiên được dựa vào Khung