Phần nhận xét và phân tích phải dựa vào biểu đồ đã vẽ cũng như các số liệu thống kê có trong đề thi.. Khi đi vào bài làm, trước tiên TS cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái qu
Trang 1Môn địa lý: Kĩ năng nhận xét và phân
tích biểu đồ
TS nên đọc kĩ câu hỏi để nắm chắc yêu cầu và phạm vi cần nhận xét Phần nhận xét và phân tích phải dựa vào biểu đồ đã vẽ cũng như các số liệu thống kê có trong đề thi Khi đi vào bài làm, trước tiên TS cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới phân tích các số liệu thành phần Sau đó tìm mối liên hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang, hàng dọc, tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình Đặc biệt chú ý tới những số liệu hoặc hình nét đường, cột… trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm Đối với các số liệu, TS cần có kĩ năng tính tỉ lệ (%) hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng
minh cụ thể cho ý kiến nhận xét của mình Việc vận dụng linh hoạt các
số liệu để dẫn chứng là điều cần thiết đối với phần thi này, tuyệt đối không được nhận xét một cách chung chung, cần tìm ra mối liên hệ (hay tính quy luật) giữa các số liệu, không được bỏ sót các dữ liệu khi làm bài
Phần nhận xét, phân tích biểu đồ thường có 2 nhóm ý: Nhóm những
ý nhận xét về diễn biến và mối liên hệ giữa các số liệu (1) và nhóm giải thích nguyên nhân (2) của các diễn biến (hoặc mối liên hệ) đó Đối với mỗi nhóm, TS cần có cách vận dụng kiến thức riêng Với nhóm 1, TS dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu đã cho Cần nắm được nguyên tắc phân tích số liệu như: Số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào? Các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó… Khi phân tích, TS phải làm
rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kì (tốc độ gia tăng), thấy được những thời điểm với những giá trị đặc biệt (sự tăng, giảm đặc biệt) Phần này không khó và thường chiếm 1 điểm trong cơ cấu điểm bài thi Đối với nhóm (2), TS cần vận dụng những kiến thức đã được học để giải thích nguyên nhân, nên chú ý đến những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp vào đối tượng, các mốc thời gian để có cách trả lời hợp lý TS có thể
sử dụng kiến thức của nhiều bài vào trong phần này nếu biết cách vận
Trang 2dụng và nắm vững kiến thức Chú ý, phần giải thích nên tách thành đoạn riêng, không nên đi liền cùng phần nhận xét sẽ khiến cho bài làm trở nên dài dòng, mất tính thẩm mĩ
Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ
Trong các loại biểu đồ cơ cấu, số liệu đã được quy về thành các tỉ lệ tương đối (%) Do đó, khi nhận xét, TS phải dùng từ “tỉ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét VD: Khi nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các
ngành kinh tế qua một số năm, TS không được ghi “Giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng (hay giảm)” mà phải ghi “Tỉ trọng giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng (hay giảm)”
Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ cần
sử dụng từ ngữ phù hợp với các mức độ VD: Về trạng thái tăng: TS
dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như “tăng”, “tăng mạnh”,
“tăng nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”… Đi kèm sau các từ đó
bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn,
tỷ đồng, triệu người, hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần…) Về
trạng thái giảm: cần dùng những từ sau “giảm”, “giảm ít”, “giảm
mạnh”, “giảm chậm”, “giảm đột biến” kèm theo những con số dẫn
chứng cụ thể (triệu tấn, tỉ đồng, triệu dân, hay giảm bao nhiêu (%), giảm
bao nhiêu lần…) Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự
phát triển như “phát triển nhanh”, “phát triển chậm”, “phát triển ổn định”, “phát triển không ổn định”, “phát triển đều”, “có sự chênh lệch giữa các vùng”…
Lưu ý: Từ ngữ trong bài thi môn địa lý phải ngắn gọn, rõ ràng, có cấp
độ, lập luận phải hợp lý và sát với yêu cầu của đề Do ba-rem điểm môn địa lý thường được chia nhỏ tới 0,25 điểm nên việc tách ý, viết đủ ý là việc cần phải ưu tiên hàng đầu Khi làm bài, nếu không thể trình bày bài thi một cách logic, mạch lạc, TS có thể đánh số thứ tự 1, 2, 3 hoặc a, b, c hay gạch đầu dòng cho các ý của mình để người chấm dễ quan sát