1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tham quyen Xu ly - Xu phat xay dung pptx

4 117 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

NGHỊ ĐỊNH 180/2007/NĐ-CP Điều 15. Xử công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư 1. Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại: a) Việc bồi thường thiệt hại do chủ đầu tư và bên bị thiệt hại tự thỏa thuận; Trường hợp các bên không thoả thuận được thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện đòi bồi thường tại toà án; b) Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại. 2. Trường hợp công trình xây dựng gây ô nhiễm môi trường khu vực lân cận, để vật tư, vật liệu và thiết bị thi công gây cản trở giao thông công cộng thì phải ngừng thi công xây dựng; chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải có biện pháp khắc phục hậu quả; việc thi công xây dựng chỉ được phép tiếp tục khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực lân cận. 3. Trường hợp chủ đầu tư, nhà thầu thi công không thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này phải bị đình chỉ thi công xây dựng, đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này cho đến khi chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng hoàn thành việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. NGHỊ ĐỊNH 23/2009/NĐ-CP Điều 11. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng 1. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cấp có thẩm quyền cấp: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị; 2. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng: a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế được thẩm định, phê duyệt; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng. 4. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, sau khi có quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có). 5. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn; để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh; để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 6. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn; b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 7. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm công tác quản chất lượng công trình gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận: a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; b. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị; c. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác. 8. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này, chủ đầu tư có hành vi vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Điều 55. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính 1. Các cá nhân có thẩm quyền được quy định tại Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 và Điều 61 Nghị định này chỉ được phép xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền phải lập biên bản, trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt. 2. Trường hợp các cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này sau khi quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phải thông báo bằng văn bản hoặc gửi quyết định xử phạt hành chính về Thanh tra Bộ Xây dựng để đăng tải trên Trang tin điện tử của Bộ Xây dựng. 3. Đối với những hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan thì cơ quan nào phát hiện trước, cơ quan đó tiến hành xử phạt theo đúng các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh xử vi phạm hành chính. Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng 1. Phạt tiền đến 500.000 đồng. 2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng. 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra; c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều 57. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng 1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng. 2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp sở cấp. 3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định. 5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều 58. Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng 1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng. 2. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề 3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 4. Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định. 5. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều 59. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã 1. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng; 2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng. 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. c. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính d. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Điều 60. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; 2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. 4. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1. Phạt tiền đến 500.000.000 đồng; 2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: a. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; b. Tước quyền sử dụng Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề. 3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra. c. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật. . ĐỊNH 23/2009/NĐ-CP Điều 11. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng 1. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép. đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn; để rơi vãi vật liệu xây dựng xu ng các khu vực xung quanh; để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định: a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng. NGHỊ ĐỊNH 180/2007/NĐ-CP Điều 15. Xử lý công trình xây dựng ảnh hưởng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến

Ngày đăng: 22/06/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w