1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đề tài so sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người việt nam và hàn quốc

16 22 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So Sánh Quy Tắc Ứng Xử Trên Bàn Ăn Của Người Việt Nam Và Hàn Quốc
Tác giả Nguyễn Thượng Võ
Người hướng dẫn Trần Thị Ngọc Hoa
Trường học Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Lịch sử văn hóa Hàn Quốc
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Bữa ăn tiêu biểu của người Việt Nam và Hàn Quốc...-- 22c se: 13 Trang 4 MỞ ĐẦU Âm thực không chỉ đẹp trong cách chế biến, bày biện, ngon trong cách lựa chọn nguyên liệu mà còn có cả vă

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NĂNG KHOA QUOC TE HOC

ĐHNN sie} TIEU LUAN

Dé tai:

SO SANH QUY TAC UNG XU TREN BAN AN CUA NGUOI VIET NAM VA HAN QUOC it e `

(Học phân: Lịch sử văn hóa Hàn Quốc)

SVTH: Nguyễn Thượng Vân

Lớp: I9CNDPHOI

GVHD: Tran Thi Ngoc Hoa

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 04 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC BÁNG BIÊU, HÌNH ẢNH Q3 1 10215151115111 218181 nrer ri 1 MỞ ĐẦU 0 220221221222 2122112121121 112111 2

NỘI DUNG 0Q Q0 0221121 12212212101111 11111 t1 TH HH1 1H HH nen 3

I Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam - 2S ryn 4

2 Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn Quốc 2 SE se 7

3 So sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam và Hàn Quốc LŨ

Trang 3

MUC LUC BANG BIEU, HÌNH ẢNH

Hình 1 Lời mời trước bữa ăn của người Việt Nam cece teeters 4

Hình 2 Quy tắc xới cơm c1 22 12121111212111 222222121 tt ng HH HH tung 5

Hình 3 Quy tắc dùng đũa - 1 n1 12H12 12H H2 ng yA 5

Hình 4 Trò chuyện vui vẻ khi ăn cơm - c2 2211122321111 11 1251111152111 58111 xe 6

Hình 5Š Quy tắc uống rượu bia của người VIỆt 2 1 02222222212 2222222 see 7

Hình 6 Quy tắc ngôi trên bàn ăn của người Hàn Quốc - 2 Sen 8

Hinh 7 Hinh anh an com cua mot gia dinh Han Quéc "¬— 9

Hinh 8 Quy tac uéng va rot ruou cla ngUOI Han QUGC ec ceecccceeeeeeeeeeteteeeseseeee 9

Hinh 9 Hinh anh dung dtia cua nguoi Han va nguoi Viet cee 10

Hình 10 Hình ảnh người Hàn và người Việt trò chuyện khi dùng bifa 11

Table 11 Bảng so sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn và người Việt (Phan Thái Bình, 2018)

Hình 12 Bữa ăn tiêu biểu của người Việt Nam và Hàn Quốc 22c se: 13

Trang 4

MỞ ĐẦU

Âm thực không chỉ đẹp trong cách chế biến, bày biện, ngon trong cách lựa chọn nguyên liệu mà còn có cả văn hóa ứng xử trên bàn ăn Hàn Quốc và Việt Nam là hai quốc gia Châu Á, cùng chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa Trung Quốc,

nhưng sự khác biệt về tôn giáo, khí hậu, địa hình đã hình thành nên sự khác biệt cơ

bản trong con người và cả văn hóa của người ở cả hai quốc gia Để tìm hiểu rõ hơn cũng như đi sâu vảo nghiên cứu sự khác nhau của hai nên văn hóa, bài tiểu luận chọn dé tai quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt và người Hàn nghiên cứu Đề năm bắt và thông hiêu một cách đây đủ bài tiêu luận cũng sẽ tiên hành so sánh ở hai quôc gia

Trang 5

NOI DUNG

1 Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam

Đối với người dân Việt, trong mâm cơm của họ, có rất nhiều quy tắc lễ nghị, Việt Nam dưới sự đô hộ 1000 năm phong kiến đã ïn sâu vảo tư tưởng của người Việt

những lễ nghi, chuẩn mực của Nho giáo Trung Quốc Đặc biệt là ở miền Bắc Việt

Nam Để có thể hiểu hết được những quy tắc cũng như lễ nghi đó chúng ta cần phải có

một thời gian rất dài dé tìm hiểu

Trước bữa ăn, người có địa vị thập hơn hoặc nhỏ tuổi hơn phải đi mời cơm

những người lớn hoặc người có địa vị cao hơn vào bàn dùng cơm nêu họ đang làm việc dở tay Sự ảnh hưởng của tư tưởng cấp bậc trong Nho giáo đã làm cho xã hội Việt Nam trong nhiều năm có sự bất bình đăng trong môi quan hệ nam nữ, vợ chồng, con trai và con gái, nhưng cũng tạo được nét văn hóa tôn trọng người lớn trong một gia

đình Khi mọi người đã đây đủ và chuẩn bị ăn cơm thì người nhỏ sẽ mời một lượt từ

trên xuông dưới Nét văn hóa này còn đậm nét ở miền Bắc hơn là miền Trung hay là miền Nam, để tiết kiệm thời gian dùng bữa, người miền Trung hay miền Nam sẽ chỉ mời một lần “cả nhà dùng cơm” thay vì mời từng người Và phải để người lớn nhất trong nhà cầm đũa ăn miếng đầu tiên thì mọi người mới được phép ăn Lời mời trong

bữa ăn của người Việt thể hiện thái độ kính trọng, lễ phép văn minh

Hình l Lời mời trước bữa ăn của người liệt Nam

Khi dùng bữa, có vài điểm đáng lưu ý khi làm khách ở gia đình Việt Nam, còn nhiều quy tắc như khi xới cơm chỉ nên xới hai muỗng không nên xới nhiêu hay ít hơn Vì người Việt quan niệm răng “một lần cơm cúng hai lần cơm ăn” và đặc biệt là không ép chặt hạt cơm vì đây là cơm cho người đã khuất Một điểm văn hóa mà đậm

4

Trang 6

nét châu Á của người Việt Nam đó là hiếu khách Nếu bạn làm khách ở bất kỳ gia đình

nào ở Việt Nam, bạn sẽ được trải nghiệm làm thượng khách ở nhà họ Món ngon nhất

sẽ ở gần chỗ khách, miếng ngon nhất, to nhất sẽ dành cho khách Ông bà, cha mẹ, con cái cũng sẽ gắp đồ ăn qua lại cho nhau để thể hiện sự quan tâm, yêu thương lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình

0HAY TY

Hình 2 Quy tắc xới cơm

Trang 7

chéo đũa với người khác hoặc gắp rồi bỏ lại, đặc biệt là gắp thật nhiều đô ăn khi trong

bát vẫn còn Quan niệm của người Việt cho rằng việc gắp chuyển đũa liên tưởng đến việc gắp tro cốt hoặc va chạm đũa hay gắp nhiều đồ ăn là hành động bất lịch sự, không tôn trọng người xung quanh, tham ăn tham uông như quỷ đói Bên cạnh đó, cũng không được phép gõ đũa vào mâm hay chén, bát gây tiếng động, điều đó được cho là hành động kêu gọi ma quỷ - xui xẻo, cũng rất bất lịch sự Có rất nhiều quy tắc dùng đũa của người Việt Nam xưa, nhưng qua thời gian đã không còn nhiêu gia đình để ý đến việc nảy nữa, nhưng có những quy tắc không thể nào biến mắt trên mâm cơm của

người Việt, nó là biểu tượng, nét văn hóa độc nhất vô nhị của ông bà ta.[ CITATION

Trả17 \ 1033 ]

Thứ ba, bữa cơm của người Việt Nam rất vui vẻ, họ trò chuyện với nhau khi

dùng cơm hoặc có thể uống rượu, những vị khách khi cùng dùng cơm trong một gia

đình Việt sẽ cảm thây vô cùng tự nhiên và thoải mái Họ sẽ nói về cuộc sông, thiên nhiên con vật mà họ cảm thây đó là một câu chuyện vui và tuyệt nhiên sẽ không kể

những chuyện buồn, chuyện bực bội Ông cha Việt có câu “Trời đánh tránh bữa ăn”, miếng ăn phải ngon, phải được hưởng thụ một cách suôn sẻ, vui vẻ, không nên làm gián đoạn bữa ăn bằng những chuyện không vui, gây xung đột trong gia đình [ CITATION Pha18 \I 1033 ]

Hình 4 Trò chuyện vui vẻ khi dn com

Thêm vào đó, việc sử dụng đô uống trong bữa ăn của người Việt cũng được xem trọng, rót đầy cho mình và cho cả khách, không quan trọng là ly đã hết chưa hay

chưa hết, miễn sao ly đã vơi thì có thể rót, không nhất thiết phải nâng ly khi người

khác rót cho mình Việc uống rượu, hay bia trong bữa ăn nhăm giúp không khí trở nên vui vẻ hơn, người đàn ông cũng sẽ trò chuyện nhiêu hơn cùng với khách và mời nhau

Trang 8

tạo sự hiểu khách

Khi gân kết thúc bữa ăn, nêu người nhỏ đã ăn no và muôn đứng lên, phải xin

phép rồi mới được đứng lên trước hoặc ăn chậm để chờ người lớn ăn xong, không

được phép xếp chén đũa lại, đó là hành động vô lễ, hồi thúc người lớn ăn nhanh dé don

bát Và người dọn bát sẽ là phụ nữ và trẻ con, đàn ông sẽ đi uống trà hoặc nghỉ ngơi, đây là một nét văn hóa cô hủ, phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ ở Việt Nam và

cho đến bây giờ vẫn khó thay đối được

Hình 5 Quy tắc uống rượu bia của người Việt

Bữa cơm của một gia đình Á Đông nói chung hay gia đình Việt Nam nói riêng vô cùng nhiều quy tắc nhưng không quá khó để tiếp nhận, là những con người tình

cảm, hiếu khách nên họ sẽ không tỏ vẻ khó chịu khi ai đó không biết điều này mà tự

mình dung hòa với văn hóa của khách hoặc giúp khách tiếp nhận văn hóa của mình

một cách tự nguyện

2 Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn Quốc

Bất kỳ quốc gia Châu Á nào cũng đều có nhiều quy tắc riêng cho bữa ăn của mình, từ cách ứng xử, cách ăn uống đều luôn là điểm nhân trong bữa ăn của gia đình người phương Đông Tương tự với văn hóa ăn uống của Việt Nam, văn hóa âm thực Hàn Quốc cũng có những nguyên tắc trên bản ăn Thậm chí là những nguyên tắc khắt khe hơn rất nhiều so với nước ta mà người ngồi trên bàn ăn nhất định phải tuân thủ

Trước bữa ăn văn hóa ăn uông của người Hàn Quốc rất coi trọng thứ bậc trong xã hội Đặc biệt là luôn nhớ đến quy tắc “kính trên nhường dưới” Bạn chỉ ngồi xuống sau khi người lớn tuổi hơn đã ngồi xuống Bạn phải đợi người lớn tuổi hơn nâng đũa

với thìa lên thì mới được ăn Tôn trọng người lớn tuổi và giữ lịch sự là điều tất yếu

7

Trang 9

trong một quốc gia như Hàn Quốc Vị trí ngồi được xếp dựa trên địa vị xã hội hoặc thứ

tự tuổi tác Người có địa vị xã hội thập nhất hoặc ít tuổi nhất thì ngôi gan cửa ra vào

nhật Đối với các trưởng bối cần phải ưu tiên ngồi phía trong Bạn phải đợi người lớn tuổi nhất nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn Nhưng khi ăn đồ nướng, người lớn tuổi hơn có nhiệm vụ phải nướng cho người nhỏ tuổi hơn Trong các buổi tiệc, người

lớn tuổi hoặc người có địa vị, chức vụ cao hơn hay người có việc được chúc mừng ở

buổi tiệc đó sẽ trả tiền Đây là điều khá đặc biệt trong văn hóa Hàn Quốc và cũng gây áp lực lớn cho những người có địa vị và lớn tuổi hơn khi tụ tập, ăn uống [ CITATION Tác19 1035 |

Hình 6 Quy tắc ngôi trên bàn ăn của người Hàn Quốc

Người Hàn thường nói: “Tôi sẽ ăn thật ngon” trước bữa ăn Câu nói này như lời cảm ơn đầu bếp hoặc người đã nâu ăn cho bạn Khi kết thúc bữa ăn, bạn có thể nói “Tôi ăn no rồi”, để báo với mọi người là bạn cảm thấy hải lòng với bữa ăn

Khi dùng bữa, người Hàn Quốc khi ăn cơm sẽ không mở miệng, không để người khác thây đồ ăn trong miệng của mình, khi ăn cũng sẽ không tạo tiếng ôn va chạm từ muỗng, đũa, chén, dĩa, ly Một điều quan trọng khi ăn của người Hàn là không được bưng bát cơm lên miệng ăn, quan niệm này đi ngược hoàn toàn với văn hóa của một số nước Châu Á khác, người Nhật có câu “Chỉ có chó mới gục mặt xuống bát khi ăn” thì người Hàn lại nói “Chỉ kẻ ăn mày mới bưng bát lên ăn cơm” Không quan niệm nao dung mà cũng không có cái nào là sai, mỗi một quốc gia đều trải qua những thăng trằm khác nhau, việc hình thành quan niệm khác nhau bởi do thê giới quan của họ khác nhau, điều đó là đúng với con người, suy nghĩ của họ Người Hàn khi dùng cơm sẽ ăn rất nhanh, vội vàng và ăn miếng to cùng với phát ra tiếng động để thể hiện rằng

bữa ăn này được nâu rât ngon nhăm đáp lại thịnh tình của người nâu cơm Cũng bởi

Trang 10

lịch sử người Hàn phải chịu đói khổ liên miên, không có cái để ăn, nên việc ăn ngon,

ăn to thể hiện thái độ hạnh phúc, thõa mãn trước những gi ma ho đang có hiện tại [ CITATION Tac19 \I 1033 ]

Thêm vào đó, người Hàn không có quá nhiêu quy tắc khi dùng đũa trong bữa ăn, nhưng lại có vài quy tắc cơ bản trong cách dùng thìa và đũa khi ăn Khi ăn cơm và canh bằng thìa, đũa thì để gắp thức ăn, đặc biệt không cầm đũa và thìa trên một tay Bởi vì họ phải cúi xuống bát để ăn cơm nên can phải dùng cả đũa và thìa, nêu không sẽ khó gặp thức ăn và múc cơm

Hình 7 Hình ảnh ăn cơm của một gia đình Hàn Quốc

Trong bàn ăn, người Hàn Quốc sẽ chú ý rót đầy nước cho người lớn tuôi trước khi rót cho mình Đây là cách thể hiện phép lịch sự và sự kính trọng Ngoài ra, trong một cuộc gặp mặt, hãy chú ý rót nước cho người khác nếu cốc của họ đã hết Tương

tự, bạn sẽ được người khác rót nước cho khi hết Khi được mời rượu, người Hàn sẽ

nang ly bang cả hai tay để không bị đồ và bảy tỏ sự tôn trọng người đôi diện Việc từ

chối đồ uống nhiều lần là không lịch sự Đặc biệt là nêu người lớn tuổi rót cho

bạn Khi rót rượu cho người lớn hơn, một tay cam chai rượu, tay còn lại vịn nhẹ vào cô tay kia Một khi bạn nhận được lời mời uống rượu, bia hay bất kỳ thứ nước nào, bạn phải quay đầu để uống Đó là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng với người đôi diện

[ CITATION Mân17 \ 1033 ]

Trang 11

Hình 8 Quy tắc uống và rót rượu của người Hàn Quốc

Khi gân kết thúc bữa ăn, cần cô gắng ăn với tốc độ giỗng người lớn Nếu bạn nhanh hơn thì bạn cũng không thể rời bàn ăn trước khi người lớn rời khỏi đó Và ăn quá nhanh hay quá chậm cũng có thể làm người khác ngại hoặc cảm thây kỳ cục Nếu

bạn rời khỏi bàn ăn trước những người lớn tuổi, bạn sẽ bị cho là thiếu lễ độ Còn nếu

bạn ăn xong, xếp đũa và ngôi tại bàn ăn thì điều này cũng tạo cho người đối diện cảm

giác như bạn đang chờ đợi họ hoàn thành bữa ăn Tốt nhất bạn nên chú ý tốc độ ăn

uống của mình để không phải kết thúc bữa ăn quá sớm Cũng như bạn chỉ được đứng dậy và rời khỏi bàn ăn khi người lớn tuổi hơn đã đứng dậy và rời đi trước Ngoài ra, người Hàn sẽ để khăn lên bàn để báo hiệu mình đã dùng bữa xong.[ CITATION

Trả17 \ 1033 ]

Người Hàn Quốc cũng có rất nhiều quy tắc cho bữa ăn của mình Hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những nét văn hóa đặc sắc đó trên phim ảnh hay truyện tranh

Nó là biểu tượng của người Hàn, họ tự hào về nó và luôn tìm cách truyền bá nó đến

với thê giới

3 So sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Việt Nam và Hàn Quốc

3.1 Sự tương đồng

Chúng ta có thê dễ đàng nhận thây được Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia

có nét truyền thông cao, dù qua bao năm lịch sử hiện đại thì nó cũng không phai mờ theo thời gian mà còn được lưu giữ và lưu truyền đến tận bây giờ Và cả hai quốc gia cũng có những điểm văn hóa tương tự nhau đậm nét Á Đông

Dân tộc ở cả hai quốc gia này đều dùng đũa để ăn cơm và có nhiều quy tặc sử

dụng đũa khác nhau

10

Trang 12

Hình 9 Hình ảnh dùng đũa của người Hàn và người kiệt

Trung Quốc là một nên văn minh cô đại lớn của thế giới, sự phát triển văn minh Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến các quốc gia xung quanh trong đó có cả Việt Nam và Hàn Quốc Trung Quốc là quốc gia đầu tiên sử dụng đặc biệt là khi ăn mì và cũng phù hợp với tư tưởng hạn chế sử dụng dao của Không Tử Từ đó, nét văn hóa này lan truyền rộng rãi qua nhiều con đường khác nhau và trở thành nét văn hóa chung người

Châu Á

Thứ hai, trước khi ăn đều mời người lớn tuổi dùng bữa Nét văn hóa “kính trên

nhường dưới” này không rõ bắt nguôn từ đâu nhưng nó đã là sự hiển nhiên trong văn hóa ăn uống của cả người Hàn và người Việt Có lẽ cũng bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo vị tư tưởng Nho giao mang nặng tư tưởng cập bậc, con cháu phải kính

trọng ông bà, cha mẹ Hơn thế nữa khi ăn, người nhỏ phải ăn chậm để chờ người lớn,

không được phép đứng lên trước người lớn hoặc xếp bát đũa lại khi họ đang ăn Đây là

hành vi thiếu sự tôn trọng và lễ độ

Thứ ba, cả người Hàn và người Việt đêu sử dụng đỗ uống khi dùng bữa trong đó uống rượu là cả một câu chuyện dài Người Việt có câu “miễng trầu là đầu câu

chuyện” thì rượu chính là thức uống thắt chặt tình cảm anh em, gia đình, bạn bè Vì

vậy, họ thường uống rượu trong bữa ăn Có câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong” hay “chén tạc chén thù” uống rượu đã là nét văn hóa sâu xa của hai quốc gia, uống rượu

không phải để say mà là để thể hiện khí khái anh hùng trong người đàn ông, để người

dan ông vỗ ngực, ngâng cao đầu Khi khách đến nhà mời khách bằng chén tạc khách

đáp lễ lại là chén thù, văn hóa hiểu khách, thắt chặt tình bạn bè anh em của dân tộc Hàn và Việt được thê hiện qua chén rượu cạn

Thêm vào đó, cả người Hàn và người Việt đêu thích trò chuyện khi dùng cơm, nhưng không được phép vừa ăn vừa nói, mọi người sẽ trò chuyện với nhau về cuộc

11

Trang 13

sông, gia đình, học tập đê hiệu nhau hơn Hoặc cha mẹ động viên con cái, con cái chia

sẻ gánh nặng với cha mẹ, đây là nét văn hóa trau dôi tình cảm gia đình, yêu thương chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.[ CITATION Mai1§\I 1033 ]

Hình 10 Hình ảnh người Hàn và người Việt trò chuyện khi dùng bữa

3.2 Sự khác nhau

Tuy nhiên, không chỉ có sự tương đồng, quy tắc ứng xử trên bàn ăn cũng có những điêm khác biệt mà nhiêu người vân hay lâm tưởng răng Việt Nam và Hàn Quôc giống nhau Người Việt và người Hàn không xem việc ăn uống thuân túy là hoạt động hàng ngày mà còn là một lĩnh vực đề giáo dục con cái, khác ở chô là người Việt thiên về khuyên bảo, răn dạy, còn người Hàn là phép tắc, quy củ phải tuân theo Việt Nam Hàn Quốc Sắp xêp tât cả món ăn lên mâm không quan trọng vị trí, thứ tự Bản ăn phải được bày trí đúng quy cách Vị trí ngôi khi ăn không cân quá để ý (vì là mâm tròn) VỊ trí ngôi ăn cân phải chú ý Khi ăn cơm, phải cầm bát trên tay Khi ăn cơm, phải đề bát trên bàn

Khi ăn cơm khách phải ăn ngon miệng

và đề lại một ít đỗ ăn trên dĩa

Khi ăn cơm khách phải ăn ngon và ăn sạch đô ăn Không ăn vội, ăn miêng to, nhai nhơm nhồm An nhanh, ăn miêng to, nhai nhơm nhồm

Khi uống rượu, bia có thể không rót cho mình, không cần chờ hết mới rót, không

cần nâng ly khi người khác rót cho mình

Khi uống rượu bia không thể tự rót cho

mình, chờ hết mới rót, nâng ly khi người

khác rót cho mình

Khi uống không cần phải quay mặt ra ngoài hoặc che tay để uống

Trang 14

Table 11 Bảng so sánh quy tắc ứng xử trên bàn ăn của người Hàn và người Việt[ CIL4TION Phal§ \l 1033 }

Từ cách ăn uống đến cách bày biện đều có sự khác nhau rõ rệt, khi ăn người

Việt hay xới cơm để cơm tơi ra cho nguội và dễ ăn, họ chỉ thích ăn cơm trăng thay vì cơm độn đậu, hạt hay củ bởi vì ngày xưa lúc Việt Nam còn đói kém, không đủ gạo để ăn nên mới ăn thêm hạt, củ cho no Bây giờ, họ không làm vậy nữa bởi họ cũng mong muốn cuộc sống luôn đủ đây có ăn, có mặc và không phải ăn cơm củ Còn người Han

thì ngược lại, họ đã chịu nạn đói kém trong một thời gian dai va ho cho rang phai an thật no mới gọi là hạnh phúc, cho nên họ thường nén cơm lại và độn thêm hạt để ăn

cho thật no, khi làm việc sẽ không dễ bị đói

Ngoài ra, những quy tắc khác như trong cách uống rượu, tôn trọng người lớn trên bản ăn đây là những quy tắc ứng xử được hình thành từ xưa, bây giờ vẫn được lưu truyền bởi nó phù hợp với thuân phong mỹ tục của cả hai quốc gia, tuy có sự khác nhau một vài chi tiết nhưng cơ bản vẫn là quan niệm đúng đăn, phù hợp với quốc gia

đó Từ lịch sử, con người, văn hóa đều luôn có sự khác nhau bởi cách hình thành nên

quốc gia, những yếu tổ ảnh hưởng đến con người, những biến cố trong lịch sử mà họ trải qua Không một nên văn hóa nao giông nên văn hóa nào, nếu không hiểu rõ được văn hóa ứng xử của nhau thì rât dê đánh đông hai quôc gia đó giông nhau

Hình 12 Bữa ăn tiêu biểu của người Việt Nam và Hàn Quốc

13

Trang 15

KẾT LUẬN

Khép lại một hành trình dải tìm hiểu về quy tắc ứng xử trên bàn ăn của hai nền

văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc, bước đầu đã làm rõ được một số điểm cốt lõi về sự

giống và khác nhau Chúng ta cân phải hiểu một điều rằng, không quốc gia nào giống quốc gia nào, mặc dù chịu ảnh hưởng chung của một hệ tư tưởng nhưng sự khác nhau

cơ bản về lịch sử hình thành, tính cách con người, khí hậu địa lý cũng đã tạo nên sự

khác biệt rõ ràng Quy tắc ứng xử trên bàn ăn của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc là những đặc trưng riêng nỗi bật của hai quốc gia đó, đều để lại nhiều ấn tượng cho bạn bè thế giới Hiểu và biết những quy tắc của một nên văn hóa là điều cân thiết, chúng ta sẽ không phải bỡ ngỡ, gây ra sự hiểu lầm không nên có khi giao tiếp với một

nên văn hóa khác

14

Ngày đăng: 26/12/2023, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN