BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LƯU Ý:
Tài liệu trong thư viện điện tử của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM chi duoc sit dus sg titomuc đích học tập và ngiiên cứn cá nhân
Nghiêm cám mọi hình thal Ð in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thug # ban hoac cua tac gia
Trung tâm Thông tin- Thu = cam on Quy NXB, Quy Tac gia da nf tạo điều kiện hỗ trợ việc ho€"tập;3Ä hiên cứu của các bạn sinh viên
KHOA LUAN TOT NGHIỆP
XAY DUNG KE HOACH QUAN LY VÀ BẢO VE NGUON NƯỚC
THÍCH UNG VOI BIEN DOI KHi HAU
Trang 2ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TP.HCM Độc lập — Tự do — Hạnh phúc
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN
Họ và tên: BÙI ANH TÚ MSSV: 0150020286
Ngày, tháng, năm sinh: 19/2/1993 Nơi sinh: Khánh Hòa
Chuyên ngành: Quản lý Môi trường
I TEN ĐÈ TÀI: Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Và Bảo Vệ Nguồn Nước Thích Ứng Với Biến Đôi Khí Hậu Trên Địa Ban Tinh Phú Yên
II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-_ Tổng quan tinh hình nghiên cứu và kinh nghiệm trong và ngoài nước về lập kế hoạch và bảo vệ tài nguyên nước;
- Tim hiéu anh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Phú Yên;
- _ Tìm hiểu phương pháp xây dựng khung kế hoạch bảo vệ tài nguyên nước, thích
ứng biến đôi khí hậu tỉnh Phú Yên;
-_ Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước tỉnh Phú
Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thích ứng với biến đổi khí hậu;
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26/8/2016
IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 19/12/2016 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS-TS Nguyễn Thị Vân Hà
Tp.HCM ngày tháng NẾHH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
PGS-TS Nguyễn Thị Vân Hà
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và học tập tai Dai hoc Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ
Chí Minh, khoa Môi trường, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô đã tạo
điều kiện thuận lợi và tận tình truyền đạt những kiến thức bỏ ích trong suốt thời gian tôi học tập Vốn kiến thức này sẽ là hành trang vững chắc giúp tôi tự tin bước vào đời
Đề hoàn thành được cuốn luận văn này tôi vô cùng cảm ơn cô PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà, trưởng Khoa Môi trường đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành được đề
tài Bên cạnh đó tôi vẫn không quên những chuyến đi thực tế ở Phú Yên để hoàn thành
đề tài, tôi được cọ sát nhiều hơn với thực tế Cô đã chia sẽ rất nhiều kinh nghiệm sống,
những bài học đáng quý trong công tác quản lý môi trường
Để có được những số liệu và tài liệu tham khảo, tôi xin cảm ơn chị Đặng Bảo Trâm làm việc phòng Thích ứng biến đổi khí hậu — Chi cục Bảo vệ Môi trường Phú
Yên, cùng với sự giúp đỡ của anh Nguyễn Hái Minh làm việc tại Trung tâm Quan trắc
Môi trường — Chi cục Bảo vệ Môi trường Phú Yên
Qua đây tôi xin cảm ơn Gia Đình tôi, bạn bẻ lớp ĐH_01_QLMT 2 và cô chủ nhiệm Th.S Phạm Thị Diễm Phương luôn đồng hành, giúp đỡ tôi suốt hơn 4,5 năm học để có thể đến chặn đường cuối cùng này
Tp.Hỗ Chí Minh, ngày 18 thang 12 nam 2016
Trang 4TÓM TÁT KHÓA LUẬN
Nước là nguồn tài nguyên quí giá, quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và thế giới tự nhiên Do đó, nước thuộc loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, cần phải được bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự tăng dân số, sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan đến nước và các tác động do biến đổi khí hậu, nên các nguồn nước, đặc biệt là nước mặt và nước dưới đât ở Phú Yên đã bị suy giảm cả về chất lượng và cả số lượng Chính vì thế, đề tài đã xây dựng kế hoạch quán lý, bảo vệ tài nguyên nước thích ứng biến đổi khí hậu
cho tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Để đánh giá các hoạt động/dự án ưu tiên về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước ở
Phú Yên đề tài đã thực hiện 4 bước gồm : (bước 1) khẳng định các mục tiêu ưu tiên thích ứng biến đổi khí hậu và các chỉ số đánh giá tương ứng cho từng mục tiêu; (bước
2) Phân loại và sàng lọc hoạt động/dự án theo mục tiêu ưu tiên thích ứng biến đổi khí
hậu; (bước 3) chấm điểm các hoạt động/dự án ưu tiên thích ứng biến đổi khí hau khan
cấp: (bước 4) xếp hạng ưu tiên các hoạt động/dự án ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu để phân bổ ngân sách Theo kết quả đánh giá của đề tài, 11/22 hoạt động/dự án
trên 3.0 điểm, từ đó 11 hoạt động/dự án ưu tiên được xây dựng kế hoạch hành động để chuẩn bị thực hiện
Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài về kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Phú Yên, với 22 kế hoạch hành động sẽ góp phần cụ
thể và triển khai các mục tiêu của chiến lược bảo vệ tài nguyên nước và phát triển bền
Trang 5ABSTRACT
Water is a precious resource that decides the survival and development of human and natural Therefor it plays an important role in natural resources and need to be suitably, exploited used However, in recent years, due to the population growth, the development of economic sectors, climate change, water resources, especially surface and ground water in Phu Yen province has been reduce in both quality and quantity Research aimed to construct plan to protect the water resources climate change in Phu Yen province to 2030
To adapt the priority activities the research conducted the project to management and protection for water resources in Phu Yen, the present study made 4 steps: (step 1) clarifying the priority goals of climate change adaptation and the corresponding indicators for each goals; (Step 2) Classification and screening priority activities/projects according adaptation goals; (Step 3) ranking priority activities/ projects to prioritized adapt climate change; (Step 4) prioritizing of activities/projects adapt to climate change budget According to results of the study, 11/22 activities/projects on 3.0 points, from which 11 activities/ priority projects are built action plans to perform
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày tháng năm 2016
Trưởng bộ môn Giảng viên hướng dẫn
Trang 7NHAN XET CUA GIANG VIEN PHAN BIEN
Trang 8MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TAT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH .22-©222222CE222222E21122222112122711122221111227111222271122 221211 eerre vi
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2222E222222222EEEE222222222222222222222222222222222 e 2 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 222-222EEE222222222222222222222222223122222222222112222 ee 2 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5 DOI TUONG VA GIGI HAN NGHIÊN CỨU
CHUONG 1 TONG QUAN VE CAC NGHIEN CUU TRONG VA NGOAI NUGC 4 1.1 TÔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 22222222222222222222222e2 4 1.1.1 Thế giới 1.1.2 Việt Nam " 1.2 TÔNG QUAN VỀ KÉ HOẠCH HÀNH ĐỘNG -222222222-zc2ccczz 11 1.2.1 Định nghĩa
1.2.2 Các phương pháp thực hiện kế hoạch “
CHUONG 2 BIEN DOI KHi HAU VA TAI NGUYEN NUGC TINH PHU YEN
2.1 DAC DIEM SONG NGOL ww ssseesssssssssssssssssscssccsssssssssssstsinssnnanenssesseecceecceeeeeesssesa 17 2.1.1 Sông Ba 2.1.2 Sông Kỳ Lộ 2.1.3 Sông Bàn Thạch 22 22222E222222222222121222222222211121222212111122.222.1211Xe7 18 2.1.4 Sông Hinh 22-2222222222222222221111122222227111121222121111122.22212111222221.1 X7 18 2.1.5 Sông Bà Nam 2.1.6 Sông Cầu 2.17 Sông Mới -222222222222111222222222211222222222222222222 xe 19 2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIÉN ĐỎI KHI HẬU ĐÓI VỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC.19
2.2.1 Phân bố lượng mưa theo kịch bản phát thải - 2-5-2552 52525z+zzzz>+z>sz 20 2.2.2 Biến đổi của nhiệt độ và lượng bốc hơi nước của các kịch bản BĐKH tương
ứng 22
2.2.3 Diện tích bị ngập do mực nước biển dâng ở Phú Yên a
Trang 92.3 CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ƯU TIÊN QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN NƯỚC THÍCH ỨNG VỚI BIÉN ĐỎI KHÍ HẬU - 34 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG LẬP KHUNG KÉ
9.00 36
3.1.Bước 1: khẳng định các mục tiêu ưu tiên thích ứng với BĐKH, các chỉ số tương ứng cho từng mục tiêu ưu tIÊN + ¿++2+2+++S+E£2E+E+E++eE++EzEeEer+xzerrrrrrrrvrrrrrrere 36
3.1.1 Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên quản lý và bảo vệ tài nguyên nước thích ứng
với BĐKH cho năm kê hoạch .- 2 2+2 2+ # +52 #28 S+E+EzE£#EzE£zEezzzEcxx+zzzzrxczzcece 36
3.1.2 Lựa chọn chỉ số đo lường lợi ích thích ứng trực tiếp với BĐKH cho từng
mục tiêu ưu tIÊN + ssE SE xxx S11 ExS 1S 1T HT T1 1T TH HT HT HT cư 37
3.2.Bước 2: Phân loại và sàng lọc hoạt động/ dự án theo mục tiêu ưu tiên thích ứng
VOI Bin AO KE MAU 38
3.2.1 Sàng lọc các hoạt động/ dự án thích ứng để xuất dựa trên mục tiêu ưu tiên thích ứng và phân loại theo ngành/lĩnh vực +-2-5++c++e+xvzxvxxzrzrezxer+ 38
3.2.2 Sàng lọc các hoạt động/ dự án thích ứng theo tiêu chí về tính khẩn cấp " 38
3.3 Bước 3:Phương pháp chấm điềm hoạt động/dự án thích ứng biển đổi khí hậu
lo 40
3.3.2 Phương pháp xác định điểm xếp hạng cuối cùng cho từng hoạt động/dự án thích ứng khân câp với BĐKH - 25252 S22S2S2S22E2E2EEEEEE£E+E+EEEErrrrrrrrrrrrrrre 50
3.4 Bước 4: Xếp hạng ưu tiên các hoạt động/dự án thích ứng với BĐKH đề phân bổ h0 NA 50 3.4.1 Sắp xếp ưu tiên các hoạt động/dự án thích ứng theo các mục tiêu ưu tiên 0010: 80xii38012: 0084100 50 3.4.2 Lập Phân bổ ngân sách đầu tư ưu tiên các hoạt động/dự án thích ứng biến ñ084i8) 0 51
3.5 UNG DUNG XAY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG/ DỰ ÁN QUẢN
LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC THÍCH ỨNG BIÊN ĐÓI KHÍ HẬU TRÊN
DIA BAN TINH PHU YEN 00057 51
3.5.1 Lựa chọn các mục tiêu ưu tiên quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thích ứng
BĐKH đên năm 2020, định hướng 2030 của tỉnh Phú Yên -. - 51
3.5.2 Sàng lọc các hoạt động/dự án ưu tiên bảo vệ tài nguyên nước thích ứng
905 — 52
3.5.3 Chấm điểm các hoạt động/dự án thích ứng BĐKH -+ 57
3.5.4 Ứng dụng xếp hạng ưu tiên các hoạt động/dự án bảo vệ tài nguyên nước
0019080 80559)65010/000iàá NA 63
3.5.5 Phân bổ ngân sách thực hiện các hoạt động ưu tiên -2 68
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG KÉ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYEN VA MOI TRUONG NUGC TINH PHU YEN DEN NAM 2020 VA DINH HƯỚNG ĐÉN NĂM 2030 THÍCH ỨNG VỚI BĐKH -s 2 7
Trang 104.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC HÀNH ĐỘNG DỰ ÁN ƯU TIÊN
4.2 Xây dựng khung logic
4.3 Xây dựng kế hoạch hành động của một số chương trình trọng điểm, nhằm bảo vệ
tài nguyên và môi trường các nguôn nước tỉnh Phú Yên đên năm 2020, định hướng
đến năm 2030 thích ứng với biển đổi khí hậu 79
4.4 TÔ CHỨC THỰC HIỆN KÉ HOẠCH 100
4.4.1 Mô tả các vấn đề cần giải quyết xếp theo thứ tự ưu tiên - 100 4.4.2 Các điều kiện bảo đảm việc triển khai thực hiện kế hoạch 100
4.5 TO CHUC THE CHE 102
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 108
KÉT LUẬN 105
KIÊN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 109
Phụ luc 1: Tiéu chí đánh giá thứ hạng ưu tiên trong “Quy hoạch môi trường tinh Đông Tháp đên năm 2020”
Phụ lục 2: Mức điểm đánh giá đối với các tiêu chí trong “Kế hoạch hành động Ứng phó với BĐKH của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020” 111 Phụ lục 3: Bảng Tra Hệ Số P Trong Công Thức Blaney-Criddle 113
Phụ Lục 4: Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia -22 222222222222222222122222221ce 114
Trang 11AIFI Bl B2 BĐKH KB KCN KHCN MDG NN&PTNT QHMT UBND
DANH MUC TU VIET TAT
Kich ban phat thai khi nha kinh cao Kịch bản phát thái khí nhà kính thấp Kịch bản phát thải khí nhà kính trung bình Biến đổi khí hậu Kịch bản Khu công nghiệp Khoa học và công nghệ
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy hoạch môi trường
Ủy ban nhân dân
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình (mm) theo các kịch bản BĐKH ở khu vực tỉnh Phú Bảng 2.2: Thay đỗi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch
ban phat thai Bl BH a 7.7.7 21
Bảng 2.3 : Thay đôi (%) của lượng mưa so với thời kì nên theo kịch bản phát thải B2 Bảng 2.4: Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch
bản phát thải AIFI
Bảng 2.5: Nhiệt độ trung bình (°C) khu vực tinh Phú Yên qua các kịch bản
Bảng 2.6: Thay đổi (°C) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch bản
22
0 — ,ÔỎ 23
Bảng 2.7: Lượng bốc thoát hơi nước (mm/ngày) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền
theo kịch bản BI Tạ HH HH HH HH Hee HHrhrtrrrtrrree 23
Bảng 2.8: Thay đối (°C) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với thời kì nên theo kịch bản , , ,.,.,.,., ơƠ 23 Bảng 2.9: Lượng bốc thoát hơi nước (mm/ngày) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch bản B2 2+ 25 2123 232515112121 121 2111111012101 01 02101210111 01111 011510 1e 24 Bảng 2.10: Thay déi (%C) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch bản AIFI
Bảng 2.11: Lượng bốc thoát hơi nước (mm/ngày) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền
theo kich ban A1FI
Bang 2.12 Dién tich ngap (ha) va phan tram so v6i ranh gidi huyén kich ban B1 Bang 2.13 Diện tích ngập (ha) và phần trăm so với ranh giới huyện kịch bản B2 27 Bảng 2.14 Diện tích ngập (ha) và phần trăm so với ranh giới huyện kịch bản A IFI .27 Bảng 2.15 Thay đôi dòng chảy trung bình năm tại một số trạm trên dòng chinh Bảng 2.16 Thay đôi dòng chảy trung bình mùa kiệt tại các trạm trên dòng chính Bảng 3.1 Chỉ số đo lường mục tiêu ưu tiên thích ứng với BĐKH - Bảng 3.2 Đánh giá tính khân cấp của các hoạt động dự án có nội dung thích ứng với BĐKH trên cơ sở giúp giảm bớt tác động
Bảng 3.3 Thang điểm các lợi ích trực tiếp Bảng 3.4 Thang điểm các lợi ích gián tiếp Bang 3.5 Thang ty trong cham diém
Bảng 3.6 Mục tiêu ưu tiên thích ứng với BĐKH đê lập kê hoạch quản lý, bảo vệ nguồn nước đến năm và định hướng đến năm 2030 của tinh Phú Yên - Bảng 3.7 Các hoạt đông/dự á án thích ứng sau khi sàng lọc được đề xuất
Bảng 3.8 Ứng dụng đánh giá tính khẩn cấp của các hoạt động/dự an
Bang 3.9 Ứng dụng chấm điềm hoạt động/dự án bảo vệ nguồn nước thích ứng biển đổi
khí hậu
Bảng 3.10 Ứng dung xép hạng các hoạt động, dự án thích ứng theo mục tiêu ưu tiên thích ứng và xếp hạng ưu tiên điểm từ cao đến thấp theo lĩnh vực -2 63
Bảng 3.11 Phân bố ngân sách thực hiện các hoạt động ưu tiên
Bang 4.1 Khung logic ké hoạch hanh dong
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hệ thống sông ngòi tỉnh Phú Yên -22cssrcssr l6
Hình 2.2: Biêu đô giá trị trung bình của lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh Phú
\.c›:0i1.2v 10 ‹i 0 0118 21
Hình 2.3 Biểu đồ giá trị trung bình của Ttb (°C) khu vực tỉnh Phú Yên qua các kịch
I>0859).60015
Hình 2.4 Bản đồ phân vùng ngập do NBD Tỉnh Phú Yên kịch bản B1 năm 2020 25 Hình 2.5 Bản đồ phân vùng ngập tỉnh Phú Yên kịch bản BI năm 2070
Hình 2.6 Bản đồ nội suy chỉ tiêu NaCl mia khô trên sông chính tinh Phu Yé
Hình 2.7 Bản đồ nội suy chỉ tiêu NaCl mùa mưa trên sông chính tỉnh Phú Yên - Hình 2.8 Thay đổi dòng chảy trung bình mùa lũ tại các trạm trên dòng chính — kịch
Hình 2.10 Thay đổi Qtb mùa kiệt tại các trạm thủy văn trên dòng chính-KB B2 32
Hình 2.11 Thay đổi Qtb mùa kiệt tại các trạm thủy văn trên dòng chính-KB AIFEI 33
Hình 4.1 Rừng bị tàn phát tại thị xã Sông Cầu, 2016 -2-222222222222222222222122-e2
Hình 4.2 Bản đồ vị trí trạm bơm và hồ chứa ưu tiên nâng cấp sửa chữa
Hình 4.3 Vùng nguy cơ lũ quét theo kịch bản hiện trạng (1980-2010) “ Hình 4.4 Vùng nguy cơ lũ quét theo kịch bản phát thải cao (AIFI) giai đoạn 2020 93
Trang 14
Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
MỞ DAU
1 DAT VAN DE
Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phú về BĐKH (IPCC) cho
thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu rất rõ ràng và từ những năm 1950 có nhiều thay đổi chưa từng có trong nhiều thập ký hoặc thiên niên kỷ trước đó Khí quyền và đại dương đã trở nên nóng hơn, lượng tuyết và băng đã giảm đi và mực nước biển đã tăng
lên Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới các hệ thống tự nhiên, nhân tạo và con người trên toàn thé giới Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa đã
gây ra sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt , gây ra tác hại cho tài nguyên nước, tài nguyên đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội Mực nước biển dâng cao
đe dọa làm ngập chìm các hòn đảo, các khu vực đất thấp, làm thay đổi toàn bộ đời
sống, sinh hoạt của con người Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ quét, hạn hán cũng gây thiệt hại lớn cho người, sinh vật, đa dạng sinh học, của cải vật chat
Từ năm 1994 đến năm 2013, theo thống kê rủi ro lâu dài do BĐKH, Việt Nam
đứng thứ 7 trên toàn cầu với trung bình mỗi năm có 392 người chết và thiệt hại hơn 1% GDP do các thảm họa liên quan đến BĐKH (kết quả Chương trình Tài trợ Ứng phó với Biến đổi khí hậu Dựa vào Cộng đồng, giai đoạn 2012-2015 của Chính phủ
Australia) Theo Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, dưới tác động của BĐKH, các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó có
Phú Yên là một trong những nơi chịu ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai, hiém hoa
Những năm qua, tình hình diễn biến thời tiết, khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh diễn
ra bất thường, bão lũ thường xuyên, bờ biển bị xâm nhập mặn, hạn hán Dưới tác
động của nhiều yếu tố, trong đó có BĐKH đã và đang gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tài nguyên nước của tỉnh làm suy giảm nguồn tài nguyên nước mặt cũng như tụt giảm mực nước ngầm đã ánh hưởng nghiêm trong đến tình hình sản xuất, đời sống của người dân trong tỉnh
Đứng trước tình hình đó cần phải có kế hoạch hành động để bảo vệ tài nguyên
nước thích ứng biến đổi khí hậu cho tỉnh Phú Yên Với sự giới hạn của kinh phí đầu
tư, nguồn nhân lực, thời gian thực hiện và có rất nhiều giải pháp, hành động Không phải giải pháp, hành động nào cũng thực sự cần thiết và hiệu quả, nên dé tài “Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Và Bảo Vệ Nguồn Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Yên
Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu” đã được thực hiện, sẽ làm cơ sở cho việc lựa
Trang 15Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá các hoạt động/dự án ưu tiên quản lý, bảo vệ tài nguyên nước thích ứng biến đối khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên Từ đó sẽ xây dựng kế hoạch thực hiện phù
hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, con người ở tỉnh Phú Yên 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành mục tiêu chính của đề tài đã đưa ra, trong quá trình thực hiện đề tài,
các thông tin dữ liệu thu thập được phải tập trung làm sang tỏ các mục tiêu cụ thế sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu và kinh nghiệm trong và ngoài nước về lập kế
hoạch bảo vệ tài nguyên nước;
- Tim hiéu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Phú Yên;
- _ Tìm hiểu phương pháp xây dựng khung kế hoạch bảo vệ tài nguyên nước, thích
ứng biến đổi khí hậu tinh Phú Yên;
-_ Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường nước tỉnh Phú
Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thích ứng với biến đổi khí hậu;
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+* Phương pháp tong quan tài liệu
Phương pháp này sẽ kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra
hoặc nghiên cứu liên quan trước đây dé phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết
để phục vụ đề tài
s Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm kiểm tra các thông tin đã thu thập được
qua tài liệu và thu thập những thông tin từ thực tế để củng cố giả định nghiên cứu Trong thời gian làm luận văn đã tới địa phương để thu thập tất cả những thông tin cần
thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Khảo sát đợt I từ ngày 16/7- 19/7/2016, khảo
sát đợt 2 từ ngày 19/11 -21/11/2016 Qua 2 đợt khảo sát tiến hành lầy mẫu nước và đã quan sát được tình hình thực tế về tài nguyên nước, tài nguyên rừng của tỉnh Phú Yên
+* Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước và các chuyên gia kinh tế dé dam bảo tính phù hợp, đúng đắn của các đánh giá, xây dựng các kế hoạch và giải pháp thực
hiện các kế hoạch đó Đề tài đã lập phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia về đề xuất kế
hoạch hành động bảo vệ Tài nguyên nước ở Phú Yên, nhưng vì giới hạn thời gian của để tài nên vẫn còn bị hạn chế trong việc thu thập ý kiến phản hồi
SVTH: Bùi Anh Tú 2
Trang 16Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
+* Phương pháp chấm điểm
Các tiêu chí xác định ưu tiên được xây dựng dựa trên những tiêu chí lựa chọn theo
Khung hướng dẫn ưu tiên thích ứng với BĐKH trong lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (tháng 10, năm 2013)
Các tiêu chí bao gồm: 1) cdc lợi ích thích ứng trực tiếp, 2) các lợi ích thích ứng
gián tiếp gồm 4 tiêu chí nhỏ: 2.1) Hiệu quả và tính bền vững về tài chính, 2.2) Lợi ích thích ứng gián tiếp từ việc kết hợp với — giảm thiêu phát thải khí nhà kính, 2.3) Lợi ích
thích ứng gián tiếp từ việc kết hợp với các mục tiêu môi trường, 2.4) Lợi ích thích ứng
gián tiếp từ việc kết hợp với các mục tiêu xã hội Một số tiêu chí cũng bao gồm các tiêu chí phụ được chấm điểm và tính trung bình cộng Các hoạt động/dự án được xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 4 cho mỗi tiêu chí chính và tiêu chí phụ với điểm 4 cho
hoạt động/dự án đóng góp nhiều nhất cho lợi ích thích ứng và điểm I cho hoạt động/dự án đóng góp được ít nhất
* Phương pháp tiếp cận khung logic
Khung logic là một công cụ lập kế hoạch (ma trận logic gồm các cột và hàng)
nhằm giúp các địa phương/ngành thể hiện rõ được sự gắn kết chặt chẽ giữa thành tó,
bộ phận của kế hoạch với nhau Cụ thể là giữa các mục tiêu tổng thể với các mục tiêu
cụ thể; giữa từng mục tiêu cụ thể với các giải pháp cụ thể; và giữa từng giải pháp với các hoạt động cụ thể và nguồn lực Sử dụng khung logic giúp các bên liên quan tránh được những sự trùng lặp, mâu thuẫn giữa các thành tố trên
5 ĐÓI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bản tỉnh Phú Yên Giới hạn nghiên cứu
~ Tài nguyên nước mặt: gồm 4 lưu vực sông chính: sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ và sông cầu;
Trang 17Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
CHƯƠNG 1
TONG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Thế giới
Trên thế giới việc quản lý tài nguyên nước thiếu toàn diện và thiếu hiệu quả đã trở
thành một trong những vẫn đề nghiêm trọng nhất Nó giới hạn sự phát triển kinh tế, suy giảm môi trường, ảnh hưởng xấu đến phúc lợi xã hội và nhu cầu sử dụng nước của con người Các kết quả nghiên cứu cho rằng chất lượng nước đang ngày càng bị biến đổi theo mặt tiêu cực, nhu cầu sử dụng nước sẽ càng tăng trong tương lai với sự gia tăng dân số, mức sống cao hơn và nguồn nước ngày càng suy giảm Ví dụ như ở Trung Đông, Các vấn đề nguồn nước rất phức tạp, từ các cuộc xung đột phát sinh từ việc cạnh tranh sử dụng các nguồn nước khan hiếm, các vấn để liên quan đến chất lượng
môi trường và hiệu quả sử dụng nước
(1) Maher F Abu-Taleb, Bertrand Mareschal, 1992, Kế hoạch tài nguyên nước ở Trung Đông: Ứng dụng phương pháp đa tiêu chí Promethee V (Water resources planning in the Middle East: application of the PROMETHEE V multicriteria method) Trung Đông đã áp dụng lý thuyết phương pháp đa tiêu chi PROMETHEE V trong quy hoạch tài nguyên nước, nghiên cứu đã lựa chọn Jordan - quốc Ả Rập tại Trung Đông là một trong những nước trong khu vực có khả năng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài nguyên nước tôi tệ nhất Nghiên cứu này mô tả việc áp dụng các phương pháp đa tiêu chí Promethee V để đánh giá và lựa chọn từ một loạt các giải pháp phát triển nguồn nước có tiềm năng và khả thi như : Xây dựng đầm Al-Wendah, khử muối trong nước lợ tại Hisban và Kafrain, kiểm soát hệ thống nước trong thung
lũng Jordan, các dự án bổ cập nguồn nước ngằm, phát triên tầng ngập nước của Disi
v.v Phương pháp đánh giá này giúp việc phân bổ kinh phí cho các dự án và chương
trình phát triển sẽ được tiến hành theo cách hiệu quả nhất Để lập kế hoạch bảo vệ nguồn nước ở Jordan nghiên cứu đã thực hiện theo các bước:
- Xác định các giải pháp quy hoạch và quản lý tài nguyên nước tiềm năng ứng với mục
tiêu quốc gia, từ đó đưa các tiêu chí đánh giá và các điều kiện ràng buộc cần thiết
- Vận dụng phương pháp Promethee đề phân chia những hạn chế và thiết lập nền tảng
tối ưu hóa
- Sử dụng mô hình để lựa chọn các giải pháp tối ưu
(2) Columbia Source Water Protection Task Foce, 2013, Ké hoach bao vé nguén nước của thành phố Columbia thuéc bang Missouri ( Source Water Protection Plan City of Columbia Missouri)
SVTH: Bui Anh Tú 4
Trang 18Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Mục tiêu của kế hoạch bảo vệ nguồn nước của thành phố Columbia thuộc bang
Missourt là bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng và các tiện ích phục vụ cộng đồng Phân
tích của kế hoạch bao gồm xác định những rủi ro, nhu cầu sử dụng nước và những hành động để bảo vệ nguồn nước công cộng Kế hoạch này định hướng các mục đích
bảo vệ nguồn nước ở Columbia, để có những tác động tích cực lâu dài để bảo vệ
nguồn nước
Chiến lược đề thực hiện kế hoạch gồm 5 bước:
Bước I: Xác định các đơn vị liên quan lập kế hoạch Bước 2: Khoanh vùng nơi lập kế hoạch
Bước 3: Kiểm kê
Đơn vị thực hiện sẽ thu thập tài liệu, tìm kiếm hồ sơ ở địa phương, hiện trạng sử
dụng đất, khảo sát từ chính người dân và nhà quản lý về những yếu tố có thể gây ô
nhiễm nguồn nước, những khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm tiềm ẩn Ở bước kiểm kê
này sẽ kiểm kê các chất ô nhiễm là những vật liệu có khả năng có thể gây ô nhiễm
nguồn nước như nhiên liệu và các loại dầu, thuốc trừ sâu, chất dinh dưỡng, hóa chất
hữu cơ tổng hợp, hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, các kho dự trữ chất gây ô nhiễm, động
vật hoặc chất thải của con người tác động đến nguồn nước Bước 4: Xác định tính nhạy cảm
Từ những yếu tố đã liệt kê ở bước 3, nhóm thực hiện sẽ phân tích tính nhạy cảm gồm hiện trạng, các biện pháp bảo vệ tiềm năng
Bước 5: kế hoạch bảo vệ nguồn nước và giáo dục cộng đồng
Các giải pháp được đề xuất trong kế hoạch hành động bao gồm:
- Vấn đề sự xáo trộn của các nguồn nước cá nhân: - Vấn đề Sử dụng thuốc trừ sâu, chất diét cd, phân bón:
- Vấn đề Các hoạt động trong tương lai của thành phố
- Vấn đề Đường ống dẫn dầu khí
Bước 6: Chính quyền Columbia sẽ khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch
(3) Susanne C Moser, John Tribbia, 2007, Tính dễ tổn thương dẫn đến ngập lụt và BĐKH ở California: Thái độ và nhận thức quản lý vùng ven bién (Vulnerability To Inundation And Climate Change Impacts In California: Coastal Managers’ Attitudes And Perceptions)
Ving ven bién California đã chứng kiến mực nước biển dâng (10-20 em) ở vùng
Trang 19Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Bài nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý địa phương ở ven biên California quản lý rủi ro ngập lụt hiện nay, rủi ro từ BĐKH và yếu tố dễ bị tỗn thương của các vùng biển ngày càng tăng Bài viết nghiên cứu về những thách thức ở ven biển và định hướng quản lý
Kết quả khảo sát được trình bày trong nghiên cứu đã mô tả tình trạng ngập úng đã tạo ra những thách thức quan trọng trong việc quản lý nguồn nước tại California, mặt khác những vùng không bị ngập cũng cần có sự chú ý và kiểm soát của nhà quản lý Dù nhà quản lý nguồn nước đã có ý thức cao về việc nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng của BDKH và tác động của mực nước biển dang 6 khu vực ven biên nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề cấp bách bị hạn chế về nguồn nhân lực, hạn chế về khả năng ứng phó với sự có,
rủi ro về mực nước biên dâng ngày càng tăng
(4 Matthew B Charlton, Nigel W Arnell, 2010, Thích ứng với tác động BĐKH đối với tài nguyên nước ở Anh- Đánh giá dự thảo kế hoạch quản lý tài nguyên nước (Adapting To Climate Change Impacts On Water Resources In England — An Assessment Of Draft Water Resources Management Plans)
Theo đánh giá về dự thảo kế hoạch quản lý tài nguyên nước trong nghiên cứu
thích ứng BĐKH đối với tài nguyên nước ở Anh, BĐKH dự kiến sẽ làm giảm sút
lượng nước ở Anh, có khả năng đòi hỏi phải hành động thích ứng của ngành công
nghiệp nước đề duy trì nguồn cung cấp Là một phần của Đánh giá Định kỳ thứ năm
của Ofwat, các tổ chức về tài nguyên nước đã công bố dự thảo của kế hoạch quản lý
tài nguyên nước, các tổ chức đặt ra dự định để duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu về
nước trong vòng 25 năm tới theo hướng dẫn Cơ quan Môi trường Nghiên cứu đã đánh giá các kế hoạch để xác định tác động của BĐKH đối với nguồn cung cấp nước liên
quan đến áp lực các tài nguyên khác Áp dụng kết hợp các phương pháp đề đánh giá các tác động trong các kế hoạch và các giải pháp quản lý được đề xuất
Tác động BĐKH làm giảm 50% lượng nước cung cấp, ước tính lượng nước tổn thất đến năm 2034/2035 là 520ml mỗi ngày tương đương với lượng nước của một công ty cung cấp nước
Kế hoạch tài nguyên nước ở Anh tầm nhìn đến 2030 là:
1 Người dân, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững, không có sự gián đoạn nguồn cung cấp thiết yếu trong quá trình hạn
hán
2 Ngành nước góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, việc
quản lý phù hợp với bảo tồn môi trường sống
SVTH: Bùi Anh Tú 6
Trang 20Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
3 Quy hoạch ngành nước cho các nhu cầu dài hạn và ngắn hạn của môi trường và công đồng, bao gồm cả khả năng phục hồi và ứng phó khẩn cấp
Báo cáo đề cập đến việc dự đoán về sự cân bằng nguôn nước trong lương lai giữa những nguồn cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước trong từng khu vực Nước sẽ được lấy từ bất cứ nơi nào trong khu vực để có thê cấp và chuyển nước đến những khu
vực khô hạn
1.1.2 Việt Nam
(1) NLL Bién, 2012, Luận văn cao học Đánh Giá Tác Động Của BĐKH Đến Tài
Nguyên Nước Tỉnh Hà Giang Và Đề Xuất Giải Pháp Ứng Phó
Nghiên cứu đã đánh giá tác động của BĐKH đến lượng mưa, lập bản đồ phân bố
lượng mưa năm 2020 đến năm 2100 của tỉnh Hà Giang và đưa ra kết quả là sẽ tăng
mạnh từ 4,84 đến 7,84% Tác động BĐKH đến dòng chảy và nước mặt trên địa bàn
toàn tỉnh đến năm 2020.2060,2100 mô đun dòng chảy tăng lần lượt là 2%,6%, va 8,5%
so với thời ky 80-99 Về tác động đến lũ quét- lũ ống, nghiên cứu đã xây dựng được
bản đỗ hiện trạng nguy cơ lũ quét — lũ ống theo yếu tố lượng mưa và bản đồ nguy cơ
lũ quét — lũ ống tổng hợp với 5 cấp độ Về tác động BĐKH đến bốc hơi và hạn hán, kết quả nghiên cứu đưa ra mức thay đổi lượng bốc hơi giữa các tháng không có sự
chênh lệch đáng kể giữa các huyện ở tỉnh Ha Giang, thang 1 tir 9,0 đến 10,8 mm (chủ yếu từ 9,6 dén 10,8 mm), thang 7 từ 6,7 đến 13,4mm Nghiên cứu cũng đề xuất các
giải pháp để thích ứng BĐKH đối với tài nguyên nước, giải pháp thích ứng về sự gia
tăng nhiệt độ, sự gia tăng lượng mưa, sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết, cực đoan, tai biến
- Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ như : tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về điều tra, khảo sát, quan trắc và đánh giá Tài nguyên nước và năng lực thích ứng với BĐKH Nghiên cứu công nghệ và phương pháp xử lý, thay đối nguyên tắc vận hành, thiết lập hệ thống chuyển đỗi linh hoạt giữa nước ngầm và nước mặt Thay đổi thói quen dùng nước, nâng cao ý thức người dân trong sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm Xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi ở nông thôn, các đập, hồ chứa ở vùng sâu vùng xa
- Giải pháp thích ứng với sự gia tăng lượng mưa như: thực hiện hiệu quả việc quản lý tông hợp TNN theo lưu vực sông trong điều kiện xét tới BĐKH Củng cố, nâng cấp
và xây dựng bổ sung các công trình khai thác nguồn nước trong điều kiện BĐKH
Quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn
- Giải pháp thích ứng với sự gia tăng cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết
Trang 21Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
việc xây dựng đập, hồ chứa nước cần tính toán tránh ảnh hướng tới dòng chảy chính Đầu tư xây dựng các công trình gia cố báo vệ đê điều, hệ thống thoát nước
(2) Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy văn và Môi trường, 2010, Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam
Đề tài nghiên cứu về tác động của BĐKH đến tài nguyên nước, đánh giá quan hệ mưa và dòng chảy nền nghiên cứu cho thấy: quan hệ giữa mưa và dòng chảy nền là quan hệ đồng biến trên tất cả các lưu vực sông được nghiên cứu hệ số tương quan khá
cao, phổ biến trong khoảng 0,65 -0,80, cao nhất ở hệ thống sông Thu Bồn (0,95 và
0,91 tương ứng đối với mùa và năm) và thấp nhất ở hệ thống sông Đồng Nai (0,52 và 0,58 tương ứng đối với mùa và năm)
Đánh giá biến đối dòng chảy năm theo kịch bản phát thải trung bình kết quả cho thấy biến đổi dòng chảy năm theo kịch bản phát thải trung bình tại lưu vực sông Kỳ
Cùng dòng chảy năm so với thời kỳ 1980 — 1999 tăng 1,3% vào năm 2020, 6,6% vào năm 2060 và 10,9 % vào năm 2100 Lưu vực sông Hồng so với thời kỳ 1980 — 1999 dòng chảy năm tăng 8,9% vào năm 2020; 12,8% vào năm 2060 và 16 % vào năm 2100 Lưu vực sông Cả so với thời kỳ 1980 — 1999 dòng chảy năm tăng 2,3% vào năm
2020; 7,3 % vào năm 2060 và 1 1,5% vào năm 2100 Đây là lưu vực có dòng chảy năm
tăng nhiều chỉ sau lưu vực sông Hồng Lưu vực sông Ba so với thời kỳ 1980 -1999 dòng chảy năm tăng 2,7% vào năm 2020; 5,6 %4 vào năm 2060 và 8,9 % vào năm 2100 Lưu vực sông Thu Bồn so với thời kỳ 1980 -1999 dòng chảy năm giảm 0,72 vào
năm 2020 song lại tăng 2,22% vào năm 2060 và tăng 4,8% vào năm 2100 Lưu vực
sông Sê San so với thời kỳ 1980 — 1999 dòng chảy năm tăng 1,06 vào năm 2020; 1,36 vào năm 2060 và 1,66% vào năm 2100 Lưu vực sông Đồng Nai so với thời kỳ 1980 — 1999 dòng chảy năm giảm 4,6% vào năm 2020; 4,7% vào năm 2060 và 4,8% vào năm
2100
Dé tài cũng đưa ra các giải pháp thích ứng với BDKH đối với tài nguyên nước như tái cơ cấu, tu bổ nâng cấp hệ thống thủy lợi, bổ sung xây dựng các hồ chứa đa mục đích, xây dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực, sử dụng nước hợp lý, tiết kiểm,
tăng nguồn thu và giảm thất thoát nước và từng bước tô chức chống xâm nhập măn
(3) Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, 2013, Xây dựng chiến lược bảo vệ môi
trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận
Đề xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của tính Ninh Thuận, báo cáo đã lựa chọn các dự án ưu tiên dựa vào
5 tiêu chí để đánh giá và đưa ra những dự án chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 theo thứ tự ưu tiên trong quá trình lập kế hoạch, thực thi dự
SVTH: Bùi Anh Tú 8
Trang 22Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
án, điểm tối đa của mỗi tiêu chí cho một dự án là 4 điểm Các tiêu chí được xác lập
như sau:
- _ Tiêu chí l: Dễ thu hút vốn đầu tư của các tố chức trong nước và quốc tế
-_ Tiêu chí 2: Mức độ đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện tại của tỉnh
- _ Tiêu chí 3: Tính khả thi của dự án
- Tiéu chi 4: Ưu tiên các dự án có trình độ công nghệ hiện dai, thân thiện môi
trường
- _ Tiêu chí 5: Thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh
tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
Để xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp, báo cáo đã sử dụng 5 tiêu chí để đánh giá các dự án ưu tiên trong QHMT:
- Tiêu chí 1: Giải quyết các vẫn đề mang tính cấp bách trước mắt và lâu dài
- Tiêu chí 2 : Mức độ giải quyết của dự án theo các vấn đề ưu tiên
- Tiêu chí 3: Khả năng huy động vốn
- Tiêu chí 4: Thu hút lao động và giải quyết các vấn đề xã hội
- Tiêu chí 5: Khả năng hồi vốn
Khung đánh giá của các tiêu chí xem Phụ lục 1
Với cách cho điểm theo các tiêu chí trên cho thấy tông số điểm thấp nhất là 5 và
tông số điểm cao nhất 15 điểm Đồng thời xem xét quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như các vẫn đề môi trường cấp bách của tính, chia thời gian thực
hiện các dự án làm hai giai đoạn: giai đoạn l từ năm 2008 đến năm 2015 và giai đoạn
2 từ năm 2016 đến năm 2020
- Nhóm ưu tiên 1: Từ 10— 15 điểm (thực hiện trong giai doan 1)
- Nhóm ưu tiên 2: Từ 5 — 9 điểm (thực hiện giai đoạn 2)
(5) Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Ninh, 2011, kế hoạch hành động Ứng
phó với BĐKH của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn 2020
Đề tài đã xây dựng danh mục các hoạt động/chương trình/ dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH cho từng địa bàn và từng ngành, lĩnh vực trong tỉnh Quảng Ninh dựa trên những tiêu chí lựa chọn theo K#ung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó
với BĐKH của các Bộ, ngành, địa Phương, theo Công văn số 3815/BTNMT-
Trang 23Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
ra, đặc biệt là những tác động do gia tăng thiên tai;
- Tính xã hội: Các dự án nhằm giảm tốn thất về người và sinh kế; tạo cơ hội giảm
nghèo và tạo thu nhập cho cộng đồng dễ tốn thương, đặc biệt các cộng động vùng nông thôn, miễn núi, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, và phụ nữ;
- Tính kinh tế: các dự án cần đạt hiệu quả kinh tế trên cơ sở tính toán chỉ phí-lợi ích,
đặc biệt ưu tiên cho các dự án có chi phí thấp và hiệu quả cao;
- Tính da mục tiêu: đáp ứng yêu cầu của nhiều Sở, ngành, địa phương, nhiều đối
tượng;
- Tính hỗ trợ, bỗ sung cho nhu cầu bức thiết trong nghiên cứu, xây dựng thể chế và
kế hoạch hành động và tăng cường năng lực;
- Tinh lồng ghép của hoạt động ứng phó với BĐKH trong các chương trình/dự án hiện
có, các chiến lược và các quy hoạch, kế hoạch của các ngành và các địa phương;
- Tính đồng bộ, hài hòa với các cam kết đa phương cũng như với quy hoạch và các chương trình quốc gia của các ngành và các cam kết quốc tế
Tiêu chí chắm điểm xem thêm ở Phụ Lục 2
(6) L.B.N Phượng, 2016, Xây dựng kế hoạch hành động cho chiến lược quản lý và sử dụng hiệu quả sinh khối cây lúa sản xuất năng lượng tai tinh An Giang
Đề tài đã đánh giá tiềm năng năng lượng sinh khối từ chất thải của cây lúa; Phân
tích và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của kế hoạch hành động; Xây dựng chương trình hành động cho kế hoạch chiến lược chuyển chất thải từ lúa thành năng lượng phù hợp với điều kiện thực tế tỉnh An Giang Để xây dựng kế hoạch hành động cho chiến lược quản lý và sử dụng hiệu qua sinh khối cây lúa sản xuất năng
lượng tại tỉnh An Giang, đề đã sử dụng phương pháp đa tiêu chí để đánh giá kế hoạch
hành động ưu tiên
Tiêu chí để xây dựng bộ tiêu chí gồm: Có thẻ thu thập thông tin; Tính chính xác; Sự tin cậy; Sự phù hợp; Đơn giản, dễ hiểu
Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quán kinh tế - xã hội - môi trường của đề tài:
Kinh tế: Tỷ lệ tăng thu nhập của người dân từ phụ phâm cây lúa; Chỉ phí quản lý môi trường; Khả năng tiếp cận, áp dụng công nghệ cao và nhân rộng; Cung cấp cơ hội phát triển năng lượng sinh khối
Trang 24Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Môi trường: Tỷ lệ phụ phẩm được sử dụng: Xu hướng sử dụng phụ phẩm từ cây lúa; Giảm lượng phát thải khí nhà kính; Xu hướng giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp
1.2 TONG QUAN VE KE HOACH HANH DONG
1.2.1 Dinh nghia
- Kế hoạch là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai của tổ chức về mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý và các nguồn lực được chương trình hóa
Từ định nghĩa này có thể thấy nội dung cơ bản của kế hoạch bao gồm:
+ Xác định mục tiêu (- What?: Lam gì?)
+ Xây dựng nội dung (- Who?: Ai làm?)
+ Lựa chọn phương thức (- How?: Làm như thế nào?) + Thời gian (- When?: Khi nào làm?)
+ Địa điểm (- Where?: Làm ở đâu?)
Khái niệm kế hoạch bao chứa tổng thể các nhân té cơ bản của hệ thống quản lý Kế hoạch là tên gọi chung cho một tập hợp các hoạt động tương tự Trong thực tế, biểu hiện của kế hoạch rất đa dạng và phong phú Trong đó, những tên gọi sau đây cũng
chính là những dạng kế hoạch pho biến: Chiến lược, Chính sách, chương trình, v.v
Giữa chúng với kế hoạch có điểm chung nhưng cũng có những khác biệt nhất định
- Chiến lược: Thông thường người ta gọi các chiến lược là những kế hoạch lớn với những mục tiêu dài hạn, phương hướng lớn, nguồn lực tổng hợp và quan trọng
- Các chỉnh sách: Cũng là một dạng kế hoạch theo nghĩa chúng là những điều khoản
hoặc những quy định hướng dẫn hoặc khai thông những ách tắc và tập trung vào những nhiệm vụ ưu tiên
Tuy nhiên, chỉ những hướng dẫn có tầm quan trọng, có nội dung tổng hợp và
phạm vi tác động rộng thì mới trở thành chính sách Các chính sách giúp cho việc giải
quyết các vẫn đề được thuận lợi hơn và giúp cho việc thống nhất các kế hoạch khác
nhau Nhờ đó, người quản lý có thể uỷ quyền cho cấp dưới thực hiện một phần các mục
tiêu và nhiệm vụ của tô chức
- Các chương trình: Đây là một dạng kế hoạch đặc biệt
Các chương trình là một pc hệ của các mục tiêu, chính sách, các nhiệm vụ và các hành động, các nguồn lực cần thiết để thực hiện một chương trình hành động xác định từ trước Một chương trình lớn được chi tiết hoá thành nhiều chương trình nhỏ và kế hoạch cụ thê Các chương trình hành động không tồn tại độc lập mà nó có liên hệ
Trang 25Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
1.2.2 Các phương pháp thực hiện kế hoạch
> Phương pháp làm việc có sự tham gia
Thảo luận nhóm: là phương pháp làm việc có tổ chức, có mục tiêu và có người
dẫn dắt giữa 3 người trở lên về một hoặc một số chủ đề/nội dung được lựa chọn Mục
tiêu là đưa ra những ý kiến, đóng góp mang tính dân chủ và đồng thuận từ các thành
viên cho chủ đề thảo luận Thảo luận nhóm thường được sử dụng đề: Chia sẻ các ý
tưởng và mở rộng nhãn quan/quan điểm về 1 hoặc một số vấn đề giữa các thành viên
Tạo ra sử quan tâm và sự đồng thuận giải quyết một hoặc 1 số vấn đề Tạo điều kiện
cho các thành viên nói lên các suy nghĩ/ý tưởng của mình và tận dụng được trí tuệ tập thê của nhóm
Động não: là một công cụ dùng đê tìm ra nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề mới và/hoặc khó trong một thời gian tương đối ngắn Các ý tưởng hay hình ảnh về vấn đề cần giải quyết được người hướng dẫn thảo luận nêu ra một cách phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ với mực đích gợi ra càng nhiều ý tưởng càng tốt Các ý
kiến có thể rất rộng và sâu, không bị giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt của vấn đề
mà những người tham gia nghĩ tới Như vậy động não là một kĩ thuật thảo luận/ hội ý
một nhóm người hoặc nhiều người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng (mới và khó) bằng cách thu thập tất cả ý kiến của nhiều người, nảy sinh trong cùng một thời gian, theo nguyên tắc mọi người đều có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình, không bị chỉ phối bởi người lãnh đạo hay những người khác
Tham vấn: là hình thức lấy ý kiến của các bên liên quan về một bản kế hoạch, một
dự án mới, một vẫn đề hay một ý tưởng mới, v.v mà khi thực hiện sẽ có ánh hưởng đến các bên liên quan trên Các bên liên quan thường là lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan nhà nước ngành các cấp, các doanh nghiệp, các tô chức xã hội và chuyên gia
độc lập, v.v Tham vấn được tiến hành với các nội dung, phương pháp và mục đích
khác nhau
> Đánh giá thực trạng và phân tích tiềm năng phát triển của địa phương
(phân tích SWOT)
SWOT một công cụ phân tích mãnh được sử dụng rất phô biến trong lập kế hoạch
mang tính chiến lược, theo định hướng thị trường và có sự tham gia Phân tích SWOT
cung cấp các thông tin quan trong dé gop phan cùng với các dữ liệu thống kê khác trả lời cho câu hỏi “Địa phương/ngành đang ở đâu?” Mặt khác phân tích SWOT có thể
cho những thông tin nhận diện những thách thức phía trước và hiện tại để có thế thiết
kế các định hướng cũng như giải pháp thực thi nhằm vượt qua thách thức
Ma trận SWOT được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau Ở dạng đợn giản nhất,
ma trận phân tích này chỉ đề cập 2 nội dung lớn là “Thuận lợi” và “Khó khăn” Dạng
SVTH: Bùi Anh Tú 12
Trang 26Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
phổ biến nhất của ma trận này gồm 4 ô là “ Điểm mạnh”, “ Điểm yếu”, “Cơ hội”, “Thách thức” Trong phân tích SWOT Điểm mạnh và Điểm yếu được coi là các yếu tô bên trong, hay chủ quan cúa địa phương/ngành (có nghĩa là địa phương/ngành có thể tác động dé thay đổi chúng), còn Cơ hội và Thách thức là các yếu tơ bên ngồi, khách quan mà địa phương/ngành không thẻ tự tác động thay đổi, chỉ có thể chung sống, tận
dụng, tránh hoặc hạn chế chúng
> Xếp hạng ưu tiên vẫn đề và mục tiêu
Chấm điểm hay xếp hạng ưu tiên là một công cụ cho phép các thành viên tham gia
thảo luận cung nhau sắp xếp và lựa chọn được các ưu tiên của một địa phương hoặc
ngành từ nhiều vấn đề/mục tiêu/giải pháp được đưa ra Việc chấm điểm hay xếp hạng
này được thực hiện dựa trên các tiêu chí phân loại nhất định được thống nhất từ trước
giữa các thành viên tham gia Các tiêu chí này khá đa dạng và tùy thuộc vào nội dung thảo luận Ví dụ sự phù hợp đối với địa phương/ngành, tính bền vững, số người hưởng
lợi, yêu cầu về đầu tư, khả năng huy động nguồn lực tại chỗ, tác động đến môi trường,
số người hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng v.v
Šo sánh cặp đôi là một công cụ được sử dụng trong xác định các vấn đề/mục tiêu/giải pháp ưu tiên của một địa phương/ngành Công cụ này áp dụng hiệu quả trong
trường hợp số lượng van dé đưa ra không quá lớn và viée cham diém phan loại ưu tiên không mang lại kết quả rõ ràng (Nhiều vấn đẻ có điểm bằng nhau) Bản chất của công
cụ này 1a “dau loại vòng tròn” (không so với chính nó): Tiến hành so sánh một vấn dé
với từng van dé con lại theo cặp để chọn ra trong 2 vẫn đề, vẫn đề nào quan trọng hơn/
được ưu tiên hơn Sau đó làm tương tự như vậy với các vân đề khác cho đến khi kết thúc Như vậy, số cặp để so sánh giảm dần theo vòng tròn — vòng đầu tiên có số cặp so
sánh lớn nhất, còn vòng cuối cùng chỉ còn duy nhất 1 cặp Nếu ban đầu có n vấn đề
được nêu, thì vòng đầu tiên có (n-1) cặp, vòng thứ 2 có (n-2) cặp và cứ như vậy tiễn hành đến vòng cuối cùng
> Đánh giá vấn đề và xác định mục tiêu
Cây vấn đề là một công cụ phân tích (dưới dạng sơ đồ hình cây) cho phép người tham gia phân tích hệ thống các nguyên nhân nổi trội trong phát triển kinh tế xã hội địa phương hoặc phát triển ngành (như tình hình đói nghèo, tốc độ tăng trưởng thấp, cơ câu nên kinh tế chưa hợp lý, v.v.) mục tiêu là tìm ra những nguyên nhân trung gian và nguyên nhân cụ thể (căn nguyên) của vấn đề, từ đó xây dựng các giải pháp trong cây
mục tiêu Mục đích của việc phân tích cây vấn đề là nhằm đảm bảo lập kế hoạch có
Trang 27Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Cây mục tiêu luôn di cùng Cây vấn đề và hai công cụ này bô trợ cho nhau Nếu chiều phân tích của Cây vấn đề là từ trên xuống, thì chiều phân tích của Cây mục tiêu
là từ dưới lên
> Xây dựng khung logic kế hoạch
Khung logic là một công cụ lập kế hoạch (ma trận logic gồm các hàng và cột) nhằm giúp các địa phương/ngành thé hiện rõ được sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành
tố, bộ phận của kế hoạch với nhau Cụ thể là giữa các mục tiêu tổng thê với các mục
tiêu cụ thể; giữa từng mục tiêu cụ thê với các giải pháp cụ thể; và giữa từng giải pháp
với các hoạt động cụ thể và nguồn lực Sử dụng khung logic giúp các bên liên quan tránh được những sự trùng lặp, mâu thuẫn giữa các thành tô trên
> Các chỉ số đánh giá
'Trên cơ sở các mục tiêu tổng thể, các mục tiêu cụ thể của từng ngành và lĩnh vực,
tiến hành xây dựng bộ chỉ tiêu cho từng mục tiêu được lựa chọn với tiêu chuẩn
S.M.A.R.T
(S) Specific : cụ thể, rõ ràng
- Liệu chỉ số có đủ cy thé dé đo lường tiến độ đạt được mục tiêu ưu tiên thích ứng hay
không?
- Có chỉ ra được rõ ràng những gì sẽ được đo lường hay không? - Đã xác định được cụ thê mức độ phân tách phù hợp hay chưa?
- Liệu chỉ số có nắm bắt được bản chất của mục tiêu ưu tiên thích ứng mong đợi hay không?
- Liệu chỉ số có năm bắt được sự khác biệt giữa các vùng, ngành và các nhóm người?
(M) Measurable: có thê đo lường được
- Liệu chỉ số có thể là thước đo đáng tin cậy và rõ ràng về mục tiêu ưu tiên thích ứng hay không?
- Các thay đôi có được kiểm chứng một cách khách quan hay không?
- Liệu chỉ số có thể hiện được thay đổi mong đợi?
- Chỉ số có nhạy cảm đối với các thay đổi về chính sách và chương trình hay không?
- Các bên liên quan có thông nhất một cách chính xác về những thứ cần đo lường hay không?
(A) Attainable: đảm bảo tính khả thi, có thể đạt được
- Liệu các mục tiêu mà chỉ số sẽ đo lượng có mang tính thực tế?
SVTH: Bùi Anh Tú 14
Trang 28Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Sẽ có những thay đổi mong đợi ra sao như là kết quả của các hành động thích ứng? - Các mục tiêu có thực tế hay không? Đối với điều này, một liên kết đáng tin cậy giữa hành động thích ứng, kết quả đầu ra, đóng góp của các yếu tố khác và quan hệ đối tác
và mục tiêu là không thể thiếu
(R) Relevant: phù hợp với hoàn cảnh địa phương
~ Liệu chỉ số có phù hợp với mục tiêu ưu tiên thích ứng hay không?
- Liệu chỉ số có nắm bắt được ban chất của mục tiêu mong muốn hay không? - Liệu chỉ số có liên quan hợp lý đến mọi mặt của hoạt động hay không? (T) Time-bound: đúng hạn/có giới hạn thời gian
- Số liệu có thực sự sẵn có với chi phí hợp lý và nỗ lực vừa phải?
- Nguồn của số liệu có rõ ràng hay không?
Trang 29Luận văn lột nghiệp ` _
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên CHƯƠNG 2 BIEN ĐỎI KHÍ HẬU VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH PHÚ YÊN %20000 840000 560000 580000, 600000 BẢN ĐỎ HỆ THÓNG SÔNG NGÒI TỈNH PHÚ YÊN 1620000 i ' ' 1620000 ' ' ' ' r ' 1420000 1 \ \ \ 1420000 \ ' '
4 ' Hé toa a> VN_2000_UTM_Zinne_49N
Trang 30Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong phạm vi tọa độ địa lý:
108939°45”-109929°45°” kinh độ Đông, 12039”10”-13945'20'” vĩ độ Bắc; phía Bắc giáp
tỉnh Bình Định, phía Tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Đông là Biển Đông với bờ biển dài khoảng 190 km Với diện tích tự nhiên
5.060 km”, tinh Phú Yên gồm thành phó Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và 7 huyện: Đồng
Xuân, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa, Đông Hòa và Tây Hòa
2.1 DAC DIEM SONG NGOI
Sông ngòi ở Phú Yên phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh và có một đặc điểm chung là các sông đều bắt nguồn ở phía Đông dãy Trường Sơn chảy qua miền núi-
trung du- đồng bằng và đồ ra biển Ngoại trừ sông Ba, sông Kỳ Lộ các sông còn lại có lưu vực chủ yếu nằm trong địa bàn tỉnh, có đặc điểm ngắn và dốc, cửa sông có xu hướng lệch hơi ra hướng bắc, thường bị bồi lắp và ảnh hưởng của chế độ thủy triều Lòng sông không ổn định, hai bên bờ có nhiều đoạn sông thường xảy ra xói lở Hướng chính của các sông là Tây Bắc- Đông Nam hoặc Tây- Đông
2.1.1 Sông Ba
Sông Ba là một trong chín hệ thống sông lớn ở nước ta và là sông lớn nhất ở duyên hải miền Trung Sông Ba bắt nguồn từ sườn núi phía đông nam tỉnh Kon Tum
thuộc dãy núi Ngọc Rô (cao 1579 m), chảy theo hướng gần Bắc- Nam đến AYunPa, từ phía bờ phải tiếp nhận sông Iayun và sông chuyển hướng Tây bắc- Đông nam đồng
thời tiếp nhận thêm các sông Krông H'năng, sông Hinh chảy vào địa phận tỉnh Phú
Yên, từ Củng Sơn sông chảy theo hướng gần Tây- Đông đồ ra biển tại cửa Đà Diễn
thành phó Tuy Hoà
Trong địa phận tinh Phú n, ngồi các sơng nhánh chính kế trên sông Ba còn có một số sông nhánh như sông: Ea Mbar, Thá, Con, Bạc, Cái, Đồng Bò ở phía bờ trái
có nhánh sông Cà Lúi bắt nguồn từ phía Tây bắc huyện Sơn Hoà chảy theo hướng Tây
bắc- Đông nam thuộc điạ phận xã Cà Lúi nhập lưu vào sông Ba tai Buôn Lê, xã Krông Pa Hạ lưu sông Ba được gọi là sông Đà Rằng, có mạng lưới kênh khá phát triển, đặc biệt là mạng lưới kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thuỷ lợi Đồng Cam
Diện tích lưu vực 13917 km thuộc các tỉnh Gia Lai, Dăk Lăk, Phú Yên và một
phần nhỏ tính Kon Tum; chiều đài sông 396 km, chiều dài ở trong tỉnh 90 km, diện tích lưu vực trong tinh 2420 km? chiếm 18.3 %
Trong phạm vi tỉnh Phú Yên tiềm năng thủy lợi và thủy điện đang được khai thác
Trang 31Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
2.1.2 Sông Kỳ Lộ
Là sông lớn thứ 2 ở tỉnh Phú Yên,phần thượng lưu có tên là sông La Hiêng, bắt
nguồn từ núi To Net (1030 m) 6 x4 Dak Song huyén Krong Chro tinh Gia Lai, chảy
theo hướng Bắc tây bắc vào địa phận tỉnh Phú Yên ở xã Phú Mỡ huyện Đồng Xuân rồi
chuyên hướng Tây bắc- Đông nam qua thôn Phú Mỹ, xã An Dân chia làm hai nhánh (sông Cái và sông Nhân Mỹ), nhánh sông Cái sau khi chảy qua quốc lộ 1A tiếp tục
chia làm hai nhánh (sông Cái và sông Hà Yến), sông Cái và sông Nhân Mỹ đồ ra cửa Bình Bá, còn sông Hà Yến đổ ra đầm Ô Loan Sông Kỳ Lộ có 11 nhánh sông cấp I
chảy trực tiếp vào dòng chính như các sông: Tiouan, Khe Cách, Gâm, Cà Tơn, suối
Dap, Tra Buong, Cé, Cay, Tà Hồ
Tiềm năng thủy lợi và thủy điện sông Kỳ Lộ được khai thác khá tốt, gồm: các hồ
chứa như Phú Xuân, hệ thống thuỷ lợi Tam Giang và thủy điện La Hiêng 2 đang được xây dựng
2.1.3 Sông Bàn Thạch
Được gọi là sông Bánh Lái ở thượng lưu, dé ra biển tại cửa Đà Nông Bắt nguồn
từ Hòn Giữ thuộc sườn phía bắc dãy núi đèo Cả cao trên 1000 m, chảy qua khu núi Kỳ Đà (1193 m) ở phía phải, hòn Ông (1110 m) ở phía trái theo hướng Tây nam- Đông
bắc và Nam- Bắc, từ xã Hoà Mỹ Tây đến Đông Mỹ chảy theo hướng gần Tây- Đông
rồi từ Đông Mỹ lại chuyên hướng Tây bắc- Đông nam, đỗ ra biển tại cửa Đà Nông
Sông Bàn Thạch có một số nhánh chính như Suối Thoại (166 km?), suối Mỹ (95 km?), Sông Trong (78 km?) Sông Bàn Thạch dài 69 km, độ rộng bình quân lưu vực 19.7
km độ dốc trung bình lưu vực 15.4 %, mật độ lưới sông 0.50 km/km° Với diện tích
642 km}, lưu vực sông Bàn Thạch bao trùm hầu hết địa phận hai huyện Tây Hòa và
Đông Hòa
Tiềm năng thúy lợi và thủy điện đang được khai thác gồm: hệ thống đập Phú Hữu,
đập An Sang, hồ Đồng Khôn, hồ Hòn Dinh, trạm bơm Nam Bình và thủy điện Đá
Đen đang tiến hành xây dựng 2.1.4 Sông Hinh
Sông Hinh diện tích lưu vực 932 km”, dài 85 km, bắt nguồn từ dãy núi Chư Mu
Trang 32Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
2.1.5 Sông Bà Nam
Bit nguén từ vùng núi phía nam đèo Cù Mông, chảy theo hướng Bắc tây bắc qua địa phận xã Xuân Lộc Thị xã Sông Cầu, đến gần Long Thạnh tiếp nhận thêm một
nhánh sông bắt nguồn từ Núi Hòn Khô (954 m) từ phía bờ phải (Suối Bà Bồng) chảy vào rồi đồ ra đầm Cù Mông tại Long Thạnh 2 Sông Bà Nam dài khoảng 28 km, diện
tích lưu vực khoảng 194 km2 Mùa khô rất ít nước có tháng mất dòng chảy mặt, khả năng cung cấp nước không lớn
2.1.6 Sông Cầu
Thượng nguồn được gọi là sông Bình Ninh, bắt nguồn từ sườn phía Đông nam dãy núi Hòn Gió 786 m, chảy theo hướng Tây bắc- Đông nam qua thị xã Sông Cầu, đồ ra vũng Chao tại Dân Phước Dòng chính sông Cầu dài 28 km, độ rộng trung bình lưu
vực 7.61 km, diện tích lưu vực 213 km Sông Cầu có một số sông nhánh như sông Hà
Giang (35 km’) Tuy nhiên, mùa khô lượng nước rất ít và dòng chảy có tháng bị đứt
đoạn, phía trên thị xã Sông Cầu có đập dâng Đá Vải, Đá Trên và bãi giếng khai thác của nhà máy nước Sông Cầu
2.1.7 Sông Mới
Lưu vực sông Mới nằm trong địa phận huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên Diện tích
lưu vực F= §5 km? Lưu vực được bao bọc bởi dãy núi có độ trên dưới 500m thuộc
vùng núi bắc déo Ca, là khu vực núi dạng lớn và cao thuộc dãy phía đông của dãy
Trường Sơn Phía Bắc giáp sông Bàn Thạch, phía Đông giáp Quốc lộ I Địa hình lưu
vực thấp dần và ăn ra sát biển Chiều dài dòng chính 20 km, chảy trên địa hình có độ
dốc bình quân J= 13 9/0, hướng chảy chính Tây Nam- Đông bắc Thượng lưu của lưu
vực là đãy núi Dầu Trầm có độ cao 580 m, hạ lưu tiếp nối với sông Bàn Thạch đỗ ra biển tại cửa Đà Nông
2.2 ANH HUONG CUA BIEN DOI KHI HAU DOI VOI TAI NGUYEN NUOC
Co thé nói, tác động của BDKH đối với tài nguyên nước thể hiện qua các yếu tố như sau: chê độ dòng chảy của các con sông trên địa bàn tinh do việc thay đôi lượng mưa, phân bô lượng mưa ở các vùng khác nhau và thay đôi về thời gian mùa mưa Những thay đôi này có thê gây ra lũ lụt vê mùa mưa và lại gây ra tình trạng hạn hán kéo dài vào mùa khô
Phú Yên là tỉnh có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào với 3 hệ thống sông chính:
Trang 33Luận văn lột nghiệp ` _
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
máy là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa Trong năm, xu thé boc hoi tăng mạnh nhật từ tháng 6-7 và giảm nhẹ ở những tháng còn lại Lượng mưa vào mùa mưa có xu thê tăng, còn mùa khô lại có xu thê giảm, rõ nét nhât là vào tháng 6, 7 của năm Mực nước biên tăng lên, bờ biên có xu hướng dịch chuyền sâu vào đất liền, khiến các sông chính có nguy cơ bị nhiễm mặn Tình trạng chặt phá rừng phòng hộ và rừng ngập mặn; kẻ lát bờ hô, bờ sông không có quy hoạch, làm suy giảm lớp phủ thực vật, giảm khả năng tự làm sạch của dòng chảy mặt Việc khai thác khoáng sản và các hoạt động khác ở ven sông không hợp lý, thiêu quy hoạch cũng làm ảnh hưởng đến chât lượng nguồn nước
Như vậy, tài nguyên nước đang gánh chịu nguy cơ suy giảm cả về chất và lượng Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước ở khu vực nông thôn, các đô thị và sản xuất điện Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và làm tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.Bề mặt địa hình của tỉnh Phú Yên bị phân cắt
mạnh, độ dốc địa hình lớn, các suối ngắn, hẹp và chỉ tồn tại nước theo mùa; do đó, tình
trạng lũ lụt trong mùa mưa, hạn hán trong mùa khô vẫn thường xảy ra tại nhiều địa phương trong Tinh Mặt khác hiện nay những thay đôi trong việc sử dụng đắt, việc phá rừng và các phương pháp canh tác truyền thông, đặc biệt do nhu cầu khai thác nước tăng cao của các ngành theo lợi ích riêng đã làm giảm khả năng dẫn nước và trữ nước, các hồ nước bị bồi lắng và khô cạn do thiếu nguồn nước cung cấp, nhiều phần sông suối cạn kiệt Nhiều vùng núi và những vùng ven biển tình hình thiếu nước sinh hoạt và nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp, công nghiệp ngày càng tăng, vì thế công tác quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quá là vấn đề cấp thiết
2.2.1 Phân bố lượng mưa theo kịch bản phát thải
Các kịch bản BĐKH của Phú Yên gồm về phát thải cao (AIFD, thấp (B1) và trung bình (B2) được chọn đề tính toán các kịch bản về biến đổi nhiệt độ và lượng mưa
Trang 34Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên 14217 1421.6 1421.5 Ễ 14214 14213 1421.2 1421.1 2020 2030 2050 2070 wBI | 1421628 | 14216 | 1421544 | 1421488 4B2 | 1421619 | 1421587 | 1421518 | 1421448 [wAIFI| 142162 | 1421579 | 1421446 | 1421282 Hình 2.2: Biểu đồ giá trị trung bình cúa lượng mưa trung bình năm ở khu vực tỉnh Phú Yên theo các kịch bản
(Nguôn: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2012)
Bảng 2.2: Thay đối (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong kịch bản phát thải BI Kịch bản | 2020 | 2030 | 2040 | 2050 | 2060 | 2070 | 2080 | 2090 | 2100 12-2 -1.423 | -1.888 | -2.342 | -2.838 | -3.318 | -3.714 | -3.99 | -4.159 | -4.236 3-5 -2.076 | -2.754 | -3.417 | -4.14 | -4.84 | -5.417 | -5.821 | -6.066 | -6.178 6-8 0.731 | 0.97 | 1.203 | 1.457 | 1.704 | 1.907 | 2.049 | 2.136 | 2.175 9-11 0.52 | 0.69 | 0.856 | 1.213 | 1.213 | 1.357 | 1.458 ) 1.52 | 1.548 (Nguồn: Ủy ban nhân dân tinh Phi Yên, 2012) Bảng 2.3 : Thay đối (%) của lượng mưa so với thời kì nền theo kịch bản phát thai B2 Kịch bản | 2020 | 2030 | 2040 | 2050 | 2060 | 2070 | 2080 | 2090 2100 12-2 | -1.481 | -2.106 | -2.865 | -3.796 | -4.775 | -5.659 | -6.4 | -6.969 | -7.442 3-5 | -2.16 | -3.071 | -4.179 | -5.537 | -6.966 | -8.254 | -9.335 | -10.165 | -10.855 6-8 | 0.76 | 1.082 | 1.471 | 1.949 | 2.452 | 2.906 | 3.286 | 3.579 | 3.822 9-11 | 0.541 | 0.77 | 1.047 | 1.475 | 1.745 | 2.068 | 2.339 | 2.547 2.72
(Nguôn: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2012) Bang 2.4: Thay đổi (%) của lượng mưa trong 4 giai đoạn so với thời kì nền trong
Trang 35Ludn van tot nghiép
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biến đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên 3-5 | -2.244 | -3.389 | -4.941 | -6.934 | -9.091 | -11.091 | -12.85 | -14.264 | -15.533 6-8 | 0.79 | 1.193 | 1.74 | 2.441 | 3.201 | 3.905 | 4.524 | 5.022 | 5.468 9-11 | 0.562 | 0.849 | 1.238 | 1.737 | 2.278 | 2.779 | 3.22 | 3.574 | 3.892 (Nguồn: Ủy ban nhân dân tinh Phú Yên, 2012) Lượng mưa trung bình theo mùa ở các giai đoạn tháng 12-02 và tháng 03-05 có xu hướng giám dần so với thời kỳ nền 1961 - 1990 qua các năm Ngược lại, lượng mưa trung bình theo mùa ở các giai đoạn tháng 06-08 và thang 09-1 I có xu hướng tăng dần so với giai đoạn nên qua các năm
2.2.2 Biến đổi cúa nhiệt độ và lượng bắc hơi nước của các kịch bản BĐKH tương
ứng
Nhiệt độ trung bình khu vực tỉnh Phú Yên có xu hướng tăng qua các năm, nhiệt độ
tăng dần theo các kịch bản thấp, vừa và cao
Trang 36Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Lượng bốc hơi nước do ảnh hưởng của BĐKH được tính toán theo phương pháp Blaney — Crridle Blaney — Crridle cho céng thite tính bốc thoát hơi tham chiếu ETs (mm/ngày) đơn giản:
ETo= p(0,48 T + 8) (mm/ngay) Trong do:
T — Nhiệt độ trung binh ngay (°C);
Pp - _ Tỷ lệ phần trăm số giờ chiếu sáng trung bình năm đối với các ngày của
tháng trong một chu kỳ tưới Giá trị của p phụ thuộc vào vĩ độ địa lý nơi xem xét và
thời gian tính toán cho thời vụ cây trồng Xác định theo Bảng Tra Hệ Số P Trong Công Thức Blaney-Criddle, xem thêm Phụ Lục 3
Vị trí địa lý của Phú Yên nằm trong 12939°10”-13945'20”” vĩ độ Bắc, nên p- tỷ lệ
phân trăm số giờ chiêu sáng trung bình năm đối với các ngày của tháng giai đoạn XII-
II; HII-V; VI-VIHI; IX-XI tương ứng lần lượt là là : 0,26; 0,273; 0.287; 0.27
Bảng 2.6: Thay đổi (°C) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch bản BI KB | 2020 | 2030 | 2040 | 2050 | 2060 | 2070 | 2080 | 2090 | 2100 XII-IH | 0.255 | 0.337 | 0.420 | 0.509 | 0.594 | 0.670 | 0.717 | 0.748 | 0.756 IH-V | 0312 | 0417 | 0.515 | 0.615 | 0.727 | 0.807 | 0.867 | 0.914 | 0.921 VỊ- vIn 0.288 | 0.382 | 0.477 | 0.574 | 0.679 | 0.758 | 0.818 | 0.840 | 0.869 IX-XI | 0.250 | 0.335 | 0.409 | 0.501 | 0.587 | 0.665 | 0.705 | 0.745 | 0.752
(Nguén: Uy ban nhén dan tỉnh Phú Yên, 2012)
Trang 37
Ludn van tot nghiép ` -
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
IX-XI | 0.261 | 0.372 | 0.5050 | 0.666 | 0.850 | 1.015 | 1.123 | 1.244 | 1.316
(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2012)
Bảng 2.9: Lượng bốc thoát hơi nước (mm/ngày) trong 4 giai đoạn so với thời kì nên theo kịch bản B2 KB 2020 | 2030 | 2040 | 2050 | 2060 | 2070 | 2080 | 2090 | 2100 XI-IH | 2113| 2.127| 2144| 2164| 2187| 2207| 2223| 2.236 | 2.246 IH-V 2226| 2245| 2266| 2293| 2320| 2347| 2368| 2384| 2398 VI-VII| 2338| 2355| 2377| 2402| 2430| 2454| 2475| 2.492 | 2.506 IX-XI | 2.194] 2.208] 2.225] 2.246] 2.270] 2.292} 2.306] 2.321 | 2.331 Báng 2.10: Thay đổi (°C) của nhiệt độ trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch bản AIFI KB 2020 | 2030 | 2040 | 2050 | 2060 | 2070 | 2080 | 2090 | 2100 XII-H | 0273 | 0.416 | 0.607 | 0.845 | 1.122 | 1.357 | 1.566 | 1.747 | 1.897 II-V | 04335 | 0.512 | 0.738 | 1.043 | 1.352 | 1.675 | 1.940 | 2.146 | 2.342 VI-VIII | 0.316 | 0.475 | 0.695 | 0.967 | 1.272 | 1.533 | 1.784 | 2.000 | 2.183 IX-XI | 0.271 | 0.409 | 0.602 | 0.831 | 1.113 | 1364 | 1.540 | 1.743 | 1.880
(Nguon: Uy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2012)
Bảng 2.11: Lượng bốc thoát hơi nước (mm/ngày) trong 4 giai đoạn so với thời kì nền theo kịch bản AIEI KB 2020 | 2030 | 2040 | 2050 | 2060 | 2070 | 2080 | 2090 | 2100 XII-H 2.114} 2.132] 2.156] 2.185| 2220| 2249| 2275| 229812.317 IH-V 2228| 2251| 2281| 2321| 2361| 2403| 2438| 2465| 2491 VI-VIIL | 2.340] 2.361] 2392| 2429| 2471| 2507| 2542| 2.572 | 2.597 IX-XI | 2.195] 2.213] 2.238) 2.268] 2.304] 2337| 2360| 2.386 | 2.404
Nhiệt độ khu vực tỉnh Phú Yên có xu thé tăng dần qua các năm Mức tăng nhiệt độ
tối đa vào năm 2100 theo các kịch bản thấp, vừa, cao tương ứng là: 0.9219°C, 1.63°C,
2.34°C xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng III - V
2.2.3 Diện tích bị ngập do mực nước biển dâng ở Phú Yên
BDKH đã và đang làm thay đổi các yếu tố khí tượng thủy văn biển, một trong những yếu tô khí tượng thuỷ văn biến cần được quan tâm xem xét là mực nước Nước biển dâng cao sẽ liên quan đến các một số lĩnh vực tiềm tàng như thuỷ sản, nông nghiệp, đa dạng sinh học, du lịch Nước biển dâng cao là nguyên nhân chính gây ngập lụt, nguồn nước nhiễm mặn, ảnh hưởng mạnh đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đến công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác cũng như đời sống người dân Các công
SVTH: Bùi Anh Tú 24
GVHD: Nguyén Thi Van Ha
Trang 38Luận văn tắt nghiệp _
Xây dựng kê hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên
trình hạ tầng được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện tại khó có thể đáp ứng đầy đủ các dịch
vụ trong tương lai
Dai ven biển Phú Yên chịu nhiều ảnh hưởng do hiện tượng nước biển dâng Các huyện ven biển như Thị xã Sông Cầu, Tuy An, TP Tuy Hòa, và Đông Hòa là các
huyện bị ảnh hướng, Đông Hòa là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất do có diện tích khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất Bản Đồ Phân Vùng Ngập Tỉnh Phú Yên Kịch: Bản B1 Năm 2020 oes a woe 30 poe Sn San ie
Hình 2.4 Bản đồ phân vùng ngập do NBD Tỉnh Phú Yên kịch bản B1 năm 2020
Trang 39Luận văn lột nghiệp _
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên Bản Đồ Phân Vùng Ngập Tỉnh Phú Yên, Kịch Bản B1 Năm 2070 ETr151 su a, si Bie Babee Wome ma
Hình 2.5 Bản đồ phân vùng ngập tỉnh Phú Yên kịch bản BI năm 2070
(Nguôn: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2012)
Trang 40Ludn van tot nghiép `
Xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn nước thích ứng với biên đôi khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Yên TP Tuy Hoa | 11129} 15 0.13 18 0.16 23 0.21 30 0.27 Dong Hoa | 26457 | 1508 | 5.7 | 1558 | 5.89 | 1642 | 6.21 | 1760 | 6.65 (Nguôn: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2012)
Báng 2.13 Diện tích ngập (ha) và phần trăm so với ranh giới huyện kịch bản B2 ` 2020 2030 2050 2070 Huyện | Tông ye j6 Ệ ổ Diện Ệ ° Diện Ệ °, Diện Ỹ 9 © tich “8 tích r5 tích “ tích & Sông Câu | 48930 | 931 19 | 1037 | 212 | 1175 | 24 | 1250 | 2.55 Tuy An |40370| 223 |055 | 237 | 0.59 | 497 |123| 611 | 1.51 TP Tuy Hoa | 11129] 15 0.13 18 0.16 26 0.23 31 0.28 Đông Hòa | 26457 | 1508 | 5.7 | 1558 | 5.89 | 1694 | 64 | 1769 | 6.69
(Nguôn: Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2012) Bảng 2.14 Diện tích ngập (ha) và phần trăm so với ranh giới huyện kịch bản AIFI
- 7 2020 2030 2050 2070
Huyén/ | Tong k (a lien Did len Dis lien Die len
thành phố |_ (* ảnh phôi C2 | rien | °° | Tính | | ich | “ | Tíh | “ em) mn | ~ en | % Hm Lo Sông Cầu | 48930 | 931 1.9 | 1044 | 2.13 | 1175 | 2.4 | 1305 | 2.67 Tuy An | 40370 223 | 0.55 | 240 | 0.59 | 497 1.23 | 631 1.56 Tuy Hoa | 11129 15 0.13 18 0.16 26 0.23 35 0.31 Đông Hòa | 26457 | 1508 | 5.7 | 1566 | 592 | 1694 | 64 | 1842 | 6.96
(Nguồn: Uy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, 2012)
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn tỉnh Phú Yên vẫn chưa được đánh giá, chưa có số liệu cụ thể rõ ràng Nhóm đề tài “Xây dựng Kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi
trường các nguồn nước trên địa bàn Tỉnh Phú Yên đến năm 2020 định hướng năm 2030 thích ứng với biến đổi khí hậu” đã tiến hành khảo sát, tiến hành lấy mẫu nước
gồm 2 đợt mùa khô và mùa mưa
- Đợt I nhóm đề tài đã đánh giá chất lượng 39 mẫu nước gồm 13 mẫu nước ngầm, 24
mẫu nước mặt và 2 mẫu nước thải Kết quả nội suy chỉ tiêu NaCl duoc thể hiện qua hình 2.6
- Đợt 2 nhóm đề tài đã đánh giá chất lượng 20 mẫu nước gồm 6 mẫu nước ngầm và 14