1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Huyền thoại về cây huyết dụ và kim ngân ppt

6 406 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 137,85 KB

Nội dung

Huyền thoại về cây huyết dụ kim ngân Chuyện thứ nhất: Thỉnh thoảng hoà thượng Bích Liên lại đến thăm ông ngoại tôi. Hai vị thường làm thơ xướng hoạ với nhau luận bàn về các vị thuốc nam chữa bệnh. Chuyện thứ nhất: Thỉnh thoảng hoà thượng Bích Liên lại đến thăm ông ngoại tôi. Hai vị thường làm thơ xướng hoạ với nhau luận bàn về các vị thuốc nam chữa bệnh. Huyết dụ Ông ngoại tôi là lương y, còn hoà thượng Bích Liên là người thích chữa bệnh cho tăng ni Phật tử bằng cây thuốc Nam được nhiều trong vườn chùa. Trong những buổi đàm đạo vui vẻ của hai vị tôi là người được đứng hầu trà bên cạnh. Một hôm ông ngoại tôi hỏi hoà thượng Bích Liên: - Tôi thấy nhiều chùa trồng nhiều cây huyết dụ vậy nó có sự tích ý nghĩa gì, thưa hoà thượng? Hoà thượng Bích Liên vui vẻ nhấp chén trà hoa sen tôi vừa mới rót chậm rãi nói: huyền thoại về cây huyết dụ có ghi trong kinh sách. Kinh sách kể rằng, xưa kia, khi Phật còn tại thế, ở một địa phương kia có ngôi chùa làng, cứ sáng tinh mơ vào đầu canh năm, chuông chùa vang lên để tăng ni Phật tử thắp hương tụng kinh niệm Phật. Ở gần chùa có nhà vợ chồng bác hàng thịt. Cứ thường lệ theo tiếng chuông chùa – buổi sáng tinh mơ, bác dậy giết lợn là kịp đến chợ. Bỗng một hôm, vị sư trụ trì chùa nằm mộng. Ông thấy có một người đàn bà hốt hoảng vừa khóc vừa nói: “Xin Thầy cứu mạng chúng con”. Vị sư nói: “A di đàn Phật, cứu mạng như thế nào? Mẹ con ngươi muốn bần tăng giúp gì nào, nói đi”. Người mẹ van xin: “Xin hoà thượng sáng mai đợi cho sáng hẳn mới thỉnh chuông ạ. Có như vậy mới cứu được mẹ con chúng con ạ”. Chợt tỉnh giấc, nhà sư chưa hiểu thế nào cả. Nhưng đã hứa, nhà sư đã làm theo lời báo mộng. Sáng hôm ấy, ông không gọi chú tiểu thỉnh chuông nữa mà chỉ thắp hương niệm Phật. Sáng hôm ấy bác hàng thịt tha hồ ngủ đẫy giấc, mãi đến lúc mặt trời lên, nhà chùa mới thỉnh chuông. Bác hàng thịt thức dậy, thấy muộn quá không kịp giết lợn mang đến chợ bán, Giật mình vì bỏ lỡ một buổi chợ giận cả nhà chùa. Bác hầm hầm chạy đến chùa để hỏi cho ra nhẽ. Nhà sư thuật lại giấc mộng đêm qua cho bác hàng thịt nghe. Lúc về nhà, ra thăm chuồng, bác sửng sốt thấy con lợn đã đẻ 5 con lợn con. Vừa mừng vừa lo, bác đem câu chuyện kể cho bà con nghe. Ai cũng nói: “Đúng là linh hồn của người đàn bà ẩn trong con lợn mẹ đã tìm cách cứu những đứa con của mình khỏi chết”. Bác hàng thịt nghe xong ngẫm nghĩ rồi bác kêu to: “Ôi bàn tay ta lâu nay đã vấy máu biết bao sinh mạng”. Bác đau khổ hối hận. Bác vội vớ lấy con dao mổ thịt chạy sang chùa. Bác cầm dao đến trước bàn thờ Phật. Bác cắm dao trước Phật đài thề nguyện: “Từ nay con xin chuyển nghề, không còn mổ giết lợn nữa”. Lạ thay con dao bầu cắm xuống đất lại hoá thành một cây có lá nhọn như lưỡi dao, mầu đỏ như nhuốm máu. Người đời sau gọi đó là cây huyết dụ. Hiện nay nhiều chùa trồng cây huyết dụ để làm thuốc, đồng thời với sự tích của nó là một bản kinh viết bằng cây cỏ thiên nhiên thầm nhắc cho người đời tăng ni Phật tử đức hiếu snh ở cửa Phật. Sau này anh hàng thịt đã thu hành chính quả Bồ tát. Bài thuốc có cây huyết dụ: Đây là cây thuốc nam được dùng trong phạm vi nhân dân. Nhân dân dùng làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới, phụ nữ sau khi đẻ bị băng huyết. Liều dùng: 1 ngày dùng 20 – 25g lá tươi, sắc uống. Chuyện thứ hai: Hôm khác hoà thượng Bích Liên lại kể cho ông ngoại tôi nghe tiếp chuyện này: Ngày xửa ngày xưa ở một làng nọ có một cô gái xinh đẹp. Bố mẹ đặt tên là Kim Ngân Hoa. Cô nết na thuỳ mỵ, da trắng như hoa. Cô không chỉ giỏi việc nhà, khâu vá, làm việc đồng áng với cha mà còn theo cha vào rừng hái thuốc chữa bệnh cho nhân dân khắp nơi. Sau khi cha chết ít lâu thì trong làng có dịch sốt, đe doạ tính mạng nhiều người. Kim Ngân Hoa một mình vào rừng hái thuốc chủ yếu là hái một loại dây leo hoa trắng về cho người bệnh sắc uống. Bệnh dịch lan tràn, Kim Ngân Hoa không thể đi hái thuốc một mình, cô bèn hái đưa cây mẫu cho từng gia đình đi hái thuốc chữa bệnh trong nhà mình. Bệnh dịch được dập tắt. Kim Ngân Hoa nổi tiếng xa gần được nhân dân quý mến. Từ đó ai có bệnh nóng sốt, lở ngứa, bệnh thuộc loại nhiệt đều có thể hái cây đó tự chữa bệnh… Tiếng lành đồn xa, trong vùng có một tên nhà giàu biết tiếng, bèn cậy thế đến ép duyên cô. Biết mình không còn mẹ cha, thân cô thế cô, Kim Ngân Hoa không chịu, từ chối thẳng thừng rồi tự vẫn mà chết. Nhân dân thương tiếc, đưa cô về yên nghỉ nơi có phong cảnh đẹp trong vùng. Trên mộ cô rắc nhiều hoa trắng của cây thuốc cô từng chữa bệnh cho nhân dân. Sau này xung quanh mộ cô mọc đầy cây hoa trắng mầu bạc rất đẹp thơm. Nhân dân trong vùng gọi cây đó là cây Kim Ngân Hoa. Đến đời Tống (bên Trung Quốc) ông Trương Bân Cơ có ghi rằng có mấy vị hoà thượng ở Bạch Vân Tự – phủ Bình Giang đi núi hái nấm về ăn, bị ngộ độc nôn mửa ỉa chảy. Các vị sư vội hái Kim Ngân Hoa nhai nuốt. Bệnh dần dần khỏi bình yên vô sự. Nhờ vậy người ta biết thêm tác dụng của Kim ngân hoa là giải độc. Bài thuốc có Kim ngân hoa: Theo tài liệu cổ Kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, không độc. Vào 4 kinh: phế, vị, tâm tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt giải biểu. Dùng chữa mụn nhọt, tả lỵ, sốt, giang mai, ghẻ ngứa rôm sảy, mẩn ngứa, viêm mũi, dị ứng, thấp khớp. Uống lâu nhẹ người tăng tuổi thọ. Người tỳ vị hư hàn không nên dùng. Liều dùng ngày từ 4 – 6g hoa 10 – 12g cành lá. Chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, dị ứng, mẩn ngứa: Hoa kim ngân 6g. Nếu dùng cành lá là 12g. Nước vừa đủ, đun sôi rồi để lửa nhỏ 15 phút là uống được. Ngày uống 3 – 4 lần như uống nước trà. Hoặc: Kim ngân hoa 6g, Cam thảo 3g, Nước 200ml sắc còn 100ml, chia uống 2 – 3 lần trong ngày. Chữa cảm, sốt, mụn nhọt: Bài cổ phương “Ngân kiểu tán”. Hoa kim ngân 40g, Liên kiểu 40g, Kinh giới tuệ 16g, Cát cánh 24g, Đạm đậu sị 20g, Bạc hà 24g, Ngưu bàng tử 24g, Đạm trúc điệp 16g. Tất cả sấy khô tán bột. Ngày uống 1 – 2 lần. Mỗi lần uống 12g bột. Có thể trộn với nước cơm, quết nhuyễn làm thành viên phơi khô bỏ lọ dùng dần. Bài Thanh dinh thang: Thanh dinh thấu nhiệt, giải độc, dưỡng âm, nhiệt nhập huyết phần, sốt cao buồn phiền, vật vã, mê sảng, ban chẩn khi ẩn khi hiện, lưỡi đỏ, môi khô khát. Kim ngân hoa 12g, Huyền sâm 12g, Mạch môn 12g, Hoàng liên 6g, Sinh địa 20g, Tinh tre (đọt tre) 8g, Đan sâm 8g, Liên kiểu 8g, Tê giác 12g, Nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Phân tích: Kim ngân, Liên kiều thanh tâm nhiệt. Đan sâm thanh dinh sinh tân. Hoàng liên, Đọt tre mát tâm, tiêu độc. Sinh địa Mạch môn sinh tân chỉ khát. Tê giác thanh nhiệt tâm kinh. . Huyền thoại về cây huyết dụ và kim ngân Chuyện thứ nhất: Thỉnh thoảng hoà thượng Bích Liên lại đến thăm ông ngoại tôi. Hai vị thường làm thơ xướng hoạ với nhau và luận bàn về các vị. trồng nhiều cây huyết dụ vậy nó có sự tích và ý nghĩa gì, thưa hoà thượng? Hoà thượng Bích Liên vui vẻ nhấp chén trà hoa sen tôi vừa mới rót chậm rãi nói: huyền thoại về cây huyết dụ có ghi. vội hái Kim Ngân Hoa nhai nuốt. Bệnh dần dần khỏi và bình yên vô sự. Nhờ vậy người ta biết thêm tác dụng của Kim ngân hoa là giải độc. Bài thuốc có Kim ngân hoa: Theo tài liệu cổ Kim ngân hoa

Ngày đăng: 22/06/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN