1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bạch chỉ docx

7 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 109,41 KB

Nội dung

Bạch chỉ Tên khoa học: Angelica dahurica (Fisch ex Hoffan) Benth et Hook.f., thuộc họ Hoa tán Apiaceae. Tên khoa học: Angelica dahurica (Fisch ex Hoffan) Benth et Hook.f., thuộc họ Hoa tán Apiaceae. Mô tả: Cây cao 0.5-1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt, mùa hoa tháng 5-6. Mùa quả tháng 7 . Rễ hình chuỳ, thẳng hay cong, dài 10-20cm, phần dưới thuôn nhỏ dần. Mặt ngoài củ có màu vàng nâu nhạt;có nhiều vết nhăn dọc và nhiều bì khổng lồi lên thành những vết sần ngang. Mặt cắt ngang có màu trắng. Tầng sinh học libe- gỗ rõ rệt. Thể chất cứng, vết bẻ lởm chởm, nhiều bột. Bộ phận dùng: rễ củ thường gọi là Bạch chỉ . Nơi sống và thu hái: Cây nhập nội trồng cả miền núi và đồng bằng, nhưng giống thì chỉ mới để được ở miền núi cao, lạnh như ở SaPa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự. Thu hoạch củ vào mùa thu, tránh sây sát vỏ, không lấy rễ ở cây ra hoa kết trái. Thành phần hoá học: Có mùi thơm, trong cây có tinh dầu, nhựa; 0,43% angelicotoxin, 0,2% byak- angelicin 0,2% byak- angelicol, axit angelic Chế biến: Sau khi đào củ về đem rửa nhanh, cắt bỏ rễ con phân riêng củ có kích thước như nhau, phơi hay sấy nhẹ ở 40-500C cho khô. Tính vị quy kinh: mùi thơm hắc, vị cay hơi đắng. Tính tân ôn, vào các kinh phế, vị, đại tràng. Công dụng: Phát biểu khứ phong, thẩm thấp hoạt huyết, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng, bài nùng, sinh cơ. Ngày nay người ta còn biết được tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Chủ trị: Cảm mạo, nhức đầu, ra mồ hôi, đau xương lông mày (tương đương viêm xoang trán) ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, đau răng, mụn nhọt sưng đau, phong thấp, xích bạch đới, cầm máu (tiện huyết, chảy máu cam), giúp thần kinh hưng phấn, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt , Dùng ngoài để chữa tràng nhạc, ghẻ lở Cách dùng, liều lượng: ngày 3-9g, dạng thuốc sắc hoặc tán bột. Dùng ngoài tuỳ ý. Bảo quản: Để nơi khô mát tránh mối, mọt. Kiêng kỵ: Âm hư hoả uất, nhiệt thịnh không nên dùng. Phương 1: Chữa mọi chứng cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, Đậu khấu 3g, Cam thảo 3g, Sinh khương 5g, Thông bạch 3g, Đại táo 6g, Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi. Phương 2: Bột Khung Chỉ : Bạch chỉ, Xuyên khung đồng lượng tán mịn, mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần. Để chữa cảm cúm, viêm xoang, hắt hơi sổ mũi, có thể dùng làm thuốc xông mũi. Phương 3: Cúc hoa trà điều tán: Cúc hoa, Bạch chỉ, Xuyên khung, Cam thảo, Kinh giới, Phòng phong, Khương hoạt, Hương phụ, Tế tân, Cương tàm, đồng lượng. Tán nhỏ thành bột. Mỗi lần uống 4-6g chiêu bằng nước uống sau mỗi bữa ăn. Để chữa: Hoa mắt, chóng mặt, ngạt mũi, mắt đỏ. Phương 4: Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, Thương nhĩ tử 9g, Tân di 9g, Bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2-3 lần. Phương 5: Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, Thanh bì 3g, Đương quy 4g, Tạo giác thích 2g, Xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang Phương 6: Chữa viêm tuyến vú giai đoạn đầu: Bạch chỉ, Thổ bối mẫu đồng lượng. Tán bột mịn uống với rượu, ngày hai lần. Phương 7: Chữa trẻ em nóng sốt: Nấu nước Bạch chỉ tắm thật nhanh nơi kín gió. Phương 8: Chữa hôi miệng: Dùng bột Khung - Chỉ (ở phương 2) trộn với mật, viên bằng hạt ngô. Hàng ngày ngậm thuốc này. Mỗi ngày ngậm chừng 2-3 viên. Phương 9: Chữa phong thấp- đau nhức: Bạch chỉ 9g (có thể dùng bạch chỉ Nam 20g) Cành liễu 20g, Huyết đằng 20g, Sắc uống. Phương 10: Chữa đau bụng kém tiêu ỉa chảy: Bạchchỉ 9g (hoặc Bạch chỉ nam 20g) Trấn bì 12g, Hậu phác 8g Sắc uống. Phương 11: Dùng chữa lở ngứa, viêm phần phụ của nữ: Bạch chỉ 30g, Sà sàng 12g, Kinh giới 16g, Minh phàn 16g, Cát căn 20g, The mốc (hay Sam mộc) 20g, Thanh hao 20g, Đun nước để ấm ngâm, rửa, ngứa lở toàn thân thì tắm. . mọi chứng cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, Đậu khấu 3g, Cam thảo 3g, Sinh khương 5g, Thông bạch 3g, Đại táo 6g, Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi. Phương 2: Bột Khung Chỉ : Bạch chỉ, Xuyên khung đồng. Chữa đau bụng kém tiêu ỉa chảy: Bạchchỉ 9g (hoặc Bạch chỉ nam 20g) Trấn bì 12g, Hậu phác 8g Sắc uống. Phương 11: Dùng chữa lở ngứa, viêm phần phụ của nữ: Bạch chỉ 30g, Sà sàng 12g, Kinh giới. Khung - Chỉ (ở phương 2) trộn với mật, viên bằng hạt ngô. Hàng ngày ngậm thuốc này. Mỗi ngày ngậm chừng 2-3 viên. Phương 9: Chữa phong thấp- đau nhức: Bạch chỉ 9g (có thể dùng bạch chỉ Nam

Ngày đăng: 22/06/2014, 08:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN