KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới
Phân bố giới tính ở hai nhóm là tương đồng (p > 0,05) Tỷ lệ bệnh nhân nữ ở hai nhóm đều cao hơn gấp 2,33 lần so với nam (p < 0,05)
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhóm tuổi Nhóm NC (n0) Nhóm ĐC (n0) pNC-ĐC n % n %
Nhóm Nghiên cứu Nhóm Đối chứng
Bệnh nhân BQTH nguyên phát trong nghiên cứu chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi 60 – 69, chiếm 40,0% ở nhóm nghiên cứu và 43,3% ở nhóm đối chứng Nhóm tuổi 70 – 79 cũng có tỷ lệ cao, chiếm 33,3% ở cả hai nhóm, trong khi nhóm tuổi ≥ 80 chiếm 13,3% Ngược lại, nhóm bệnh nhân từ 18 - 49 tuổi có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 3,3% trong cả hai nhóm.
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong NC là 68,93 ± 8,98 tuổi Tuổi thấp nhất là 44 và tuổi cao nhất là 87
Phân bố BN theo nhóm tuổi và tuổi trung bình giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Thời gian Nhóm NC (n0) Nhóm ĐC (n0) pNC-ĐC n % n %
Thời gian phát hiện bệnh trung bình của bệnh nhân là 3,62 ± 2,41 năm (trong đó nhóm NC là 3,80 ± 2,64 năm, nhóm ĐC là 3,45 ± 2,20 năm) Gặp nhiều nhất là từ
3 -< 5 năm: nhóm NC có 33,3% và nhóm ĐC có 40,0% Thời gian phát hiện bệnh <
1 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất: 10,0% ở nhóm NC và 0,0% ở nhóm ĐC
Sự khác biệt về thời gian phát hiện bệnh giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh ngắn nhất là 6 tháng và lâu nhất là 11 năm
Bảng 3.3 Đặc điểm điều trị BQTH nguyên phát trong tiền sử
Nhóm NC (n0) Nhóm ĐC (n0) Tổng (n`) n % n % n %
Đa phần bệnh nhân chưa trải qua điều trị nào trước khi đến khám và được chẩn đoán mắc bệnh BQTH nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
Tỷ lệ bệnh nhân chưa điều trị BQTH nguyên phát rất cao, với 29 bệnh nhân, chiếm 48,3% tổng số bệnh nhân trong cả hai nhóm Cụ thể, trong nhóm nghiên cứu có 14 bệnh nhân, chiếm 46,7%, trong khi nhóm đối chứng có 15 bệnh nhân, chiếm 50,0%.
Có 10 bệnh nhân đã điều trị bằng YHHĐ đơn thuần chiếm 16,7%, 11 bệnh nhân chỉ điều trị bằng YHCT đơn thuần chiếm 18,3% và 10 bệnh nhân chiếm 16,7% điều trị phối hợp trong cả 2 nhóm
Sự khác biệt về đặc điểm điều trị BQTH nguyên phát trong tiền sử giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Bảng 3.4 Đặc điểm về chỉ số BMI của bệnh nhân nghiên cứu
Nhóm NC (n0) Nhóm ĐC (n0) pNC-ĐC n % n %
Nhóm bệnh nhân có thể trạng bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất với 17(56,7%)
Trong nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân (BN) ở nhóm nghiên cứu (NC) là 50,0% với 15 BN, trong khi nhóm đối chứng (ĐC) có 15 BN cũng chiếm 50,0% Tình trạng thể trạng cho thấy 43,3% BN ở nhóm NC và 40,0% BN ở nhóm ĐC có thừa cân hoặc béo phì Đáng chú ý, tỷ lệ bệnh nhân gầy thấp nhất là 10,0% ở nhóm ĐC với 3 BN, trong khi nhóm NC không có bệnh nhân nào ở tình trạng này.
BMI trung bình ở nhóm NC là 22,62 ± 2,26 và ở nhóm ĐC là 22,10 ± 2,87
Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Biểu đồ 3.2 Các yếu tố liên quan của hội chứng bàng quang tăng hoạt
Táo bón Rượu bia Cafe Thuốc lá Tiền mãn kinh
Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng pNC-ĐC > 0,05
Hội chứng BQTH nguyên phát không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm (p > 0,05) Trong đó, phụ nữ tiền mãn kinh là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất.
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ các triệu chứng rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân nghiên cứu
Trong nghiên cứu, các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân bao gồm buồn tiểu gấp, được coi là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán BQTH, với tỷ lệ 100,0% ở cả hai nhóm Triệu chứng tiểu đêm (≥ 2 lần/đêm) xuất hiện ở 93,3% bệnh nhân nhóm NC và 86,7% ở nhóm ĐC Đi tiểu nhiều lần (≥ 8 lần/ngày) cũng thường gặp, với tỷ lệ 80,0% ở nhóm NC và 83,3% ở nhóm ĐC Trong khi đó, triệu chứng són tiểu gấp ít gặp hơn, với tỷ lệ 36,7% ở nhóm NC và 33,3% ở nhóm ĐC.
Sự phân bố các triệu chứng ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Tiểu gấp Tiểu nhiều lần Tiểu đêm Són tiểu gấp
Nhóm nghiên cứu Nhóm đối chứng pNC-ĐC > 0,05
Bảng 3.5 Mức độ triệu chứng BQTH theo thang điểm OABSS của Homma
Nhóm NC (n0) Nhóm ĐC (n0) pNC-ĐC n % n %
Trong nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân có triệu chứng theo thang điểm OABSS của Homma ở mức độ trung bình, chiếm 66,7% ở cả hai nhóm Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng nặng là 33,3%, trong khi không có bệnh nhân nào ở mức độ nhẹ.
Sự phân bố mức độ triệu chứng BQTH theo thang điểm OABSS của Homma ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Bàng 3.6 Tỷ lệ mắc BQTH khô và ướt
Nhóm NC (n0) Nhóm ĐC (n0) Tổng (n`) n % n % n %
Theo Y học hiện đại, bệnh BQTH được phân loại thành hai thể chính: BQTH khô chiếm 65,0% (63,3% ở nhóm nghiên cứu và 66,7% ở nhóm đối chứng), trong khi đó, BQTH ướt chỉ chiếm 35,0% (36,7% ở nhóm nghiên cứu và 33,3% ở nhóm đối chứng).
Tỷ lệ mắc BQTH khô và ướt ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Bảng 3.7 Đặc điểm lâm sàng của BQTH nguyên phát theo nhật kí đi tiểu
Chỉ số Nhóm NC (n0) Nhóm ĐC (n0) Tổng (n`)
Lượng nước uống trung bình/24h (ml) 1463,33 ± 130,68 1440,00 ± 95,05 1451,67 ± 113,90 Lượng nước tiểu trung bình/24h (ml) 1164,33 ± 127,97 1145,33 ± 108,62 1154,83 ± 118,07 Thể tích nước tiểu trung bình 1 lần (ml) 101,40 ± 18,06 99,69 ± 18,71 100,54 ± 18,25
Số lần tiểu gấp trung bình/24h 6,47 ± 1,53 5,93 ± 1,41 6,20 ± 1,48
Số lần đi tiểu trung bình ban ngày/24h 9,30 ± 1,99 9,47 ± 1,89 9,38 ± 1,92
Số lần đi tiểu trung bình ban đêm/24h 2,60 ± 1,00 2,43 ± 0,82 2,52 ± 0,91
Số lần són tiểu gấp trung bình/24h 1,23 ± 1,79 1,07 ± 1,62 1,17 ± 1,72 pNC-ĐC p > 0,05
Lượng nước uống trong ngày của bệnh nhân BQTH trong nghiên cứu có giới hạn bình thường 1451,67 ± 113,90 ml (1463,33 ± 130,68 ml ở nhóm NC và 1440,00 ± 95,05 ml ở nhóm ĐC)
Số lần đi tiểu trong ngày trung bình là 9,38 ± 1,92 lần, với nhóm NC là 9,30 ± 1,99 lần và nhóm ĐC là 9,47 ± 1,89 lần Về số lần đi tiểu ban đêm, trung bình là 2,52 ± 0,91 lần, nhóm NC là 2,60 ± 1,00 lần và nhóm ĐC là 2,43 ± 0,82 lần Những con số này cao hơn đáng kể so với người bình thường theo định nghĩa của hội tiểu không tự chủ quốc tế.
Số lần tiểu gấp tương đối nhiều với 6,20 ± 1,48 lần (6,47 ± 1,53 lần ở nhóm
NC và 5,93 ± 1,41 lần ở nhóm ĐC) Số lần són tiểu gấp ít với 1,17 ± 1,72 lần (1,23 ± 1,79 lần ở nhóm NC và 1,07 ± 1,62 lần ở nhóm ĐC)
Lượng nước tiểu trung bình trong ngày được xác định là 1154,83 ± 118,07 ml, với nhóm NC có giá trị 1164,33 ± 127,97 ml và nhóm ĐC là 1145,33 ± 108,62 ml Tuy nhiên, thể tích nước tiểu trung bình mỗi lần chỉ đạt 100,54 ± 18,25 ml, trong đó nhóm NC là 101,4 ± 18,06 ml và nhóm ĐC là 99,69 ± 18,71 ml.
So sánh các đặc điểm lâm sàng theo nhật ký đi tiểu giữa 2 nhóm không thấy có sự khác biệt với p > 0,05
Bảng 3.8 Thể bệnh của BQTH nguyên phát theo YHCT
Nhóm NC (n0) Nhóm ĐC (n0) Tổng (n`) n % n % n %
Nhóm bệnh nhân thể khí hư chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,3% (36,7% ở nhóm
NC và 40,0% ở nhóm ĐC) Tỷ lệ thể bệnh thận âm hư và thận dương hư khá tương đồng ở cả 2 nhóm
So sánh sự phân bố thể bệnh BQTH theo YHCT giữa 2 nhóm không thấy sự khác biệt với p > 0,05.
BÀN LUẬN
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về hội chứng BQTH nguyên phát cho thấy tỉ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh gia tăng theo độ tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân BQTH nguyên phát chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi cao hơn.
60 – 69 chiếm 40,0% ở nhóm NC và 43,3% ở nhóm ĐC Tiếp theo là nhóm tuổi 70 –
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân từ 18 - 49 tuổi chỉ chiếm 3,3%, trong khi nhóm tuổi ≥ 80 chiếm 13,3% và nhóm tuổi 70 - 79 chiếm 33,3% ở cả hai nhóm Tuổi trung bình của bệnh nhân là 68,93 ± 8,98 tuổi, với độ tuổi thấp nhất là 44 và cao nhất là 87 Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Lin ZX và cộng sự tại Hong Kong, trong đó tuổi trung bình là 68,96 ± 6,75 tuổi, nhóm tuổi 60 - 69 chiếm 64,7% Tương tự, nghiên cứu của Đỗ Thị Hải Yến trên 50 bệnh nhân tại Việt Nam cho thấy tuổi trung bình là 62,37 ± 10,82 tuổi, với 68% bệnh nhân trên 60 tuổi.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên bệnh nhân bàng quang tăng hoạt nguyên phát với độ tuổi trung bình thấp hơn so với nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi Cụ thể, tác giả Chang YW và cộng sự ghi nhận tuổi trung bình của 30 bệnh nhân tại Đài Loan là 56,4 ± 14,3 Tương tự, nghiên cứu của tác giả Choo MS và cộng sự trên 329 bệnh nhân cho thấy tuổi trung bình là 53,07 ± 10,52 Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả Dongil K và cộng sự với 186 bệnh nhân cũng cho kết quả tuổi trung bình là 53,3 ± 9,1.
Mặc dù sự khác biệt về độ tuổi giữa bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác không lớn, nhưng phần lớn bệnh nhân được thu thập tại khoa Lão khoa – Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội có độ tuổi trung bình cao Mối liên hệ giữa tuổi tác và bàng quang tăng hoạt (BQTH) được làm rõ qua sự suy giảm hoạt động của các vùng não bộ liên quan đến kiểm soát nhịn tiểu, như vùng thùy đảo và vùng vành cung vỏ não trước trán Sự lão hóa tự nhiên dẫn đến giảm thể tích bàng quang, tăng kích thích và tiểu gấp Thêm vào đó, sự thay đổi về dẫn truyền thần kinh, tình trạng viêm gia tăng và áp lực oxy hóa cũng góp phần gây ra các triệu chứng BQTH ở người cao tuổi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân bố giới tính giữa hai nhóm là tương đồng (p > 0,05), nhưng tỷ lệ bệnh nhân nữ (70,0%) cao hơn gấp 2,33 lần so với nam (30,0%) (p < 0,05) Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc BQTH tương đương ở cả hai giới Nghiên cứu của Yao-Chi Chuang (2019) cho thấy tỷ lệ mắc BQTH ở nam giới và phụ nữ trên 40 tuổi tại Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt là 19,5% và 22,1% Nghiên cứu EPIC (2006) ở Canada và Châu Âu ghi nhận tỷ lệ mắc BQTH ở người lớn là 11,8%, với 10,8% ở nam và 12,8% ở nữ Nghiên cứu của Choo MS cho thấy tỷ lệ nữ chiếm 73,95% trong số 329 bệnh nhân Nghiên cứu EpiLUTS (2011) tại Mỹ phát hiện tỷ lệ mắc BQTH là 35,6%, trong đó 27,2% ở nam và 43,1% ở nữ Các kết quả này cho thấy sự khác biệt rõ rệt trong tỷ lệ mắc BQTH giữa nam và nữ ở nhóm tuổi trên 40.
Hà Nam năm 2016 của các tác giả Nguyễn Thị Thủy Nguyên, Đỗ Đào Vũ cho thấy tỷ lệ mắc BQTH ở nam giới là 10,08%, nữ giới là 19,2% [17]
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BQTH chủ yếu xảy ra ở nữ giới với tỷ lệ 70,0% Sự khác biệt này có thể do nam giới thường gặp tình trạng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, gây ra các triệu chứng đường tiết niệu dưới tương tự như BQTH, bao gồm tiểu gấp, tiểu nhiều lần và tiểu đêm Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ tập trung vào các bệnh nhân BQTH nguyên phát, do đó đã loại trừ các trường hợp có tăng sản lành tính tuyến tiền liệt Thêm vào đó, niệu đạo của nữ giới ngắn và rộng hơn, dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn nam giới, cùng với sự suy yếu khả năng co thắt cơ vòng đáy chậu do quá trình sinh nở, đã góp phần làm tăng tỷ lệ mắc BQTH ở nữ giới.
Thời gian phát hiện bệnh được tính từ khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phát hiện bệnh trung bình là 3,62 ± 2,41 năm, với nhóm NC là 3,80 ± 2,64 năm và nhóm ĐC là 3,45 ± 2,2 năm Thời gian phát hiện bệnh phổ biến nhất là từ 3 đến dưới 5 năm, chiếm 33,3% ở nhóm NC và 40,0% ở nhóm ĐC Tỷ lệ thời gian phát hiện bệnh dưới 1 năm là thấp nhất, chỉ đạt 10,0% ở nhóm NC.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh dao động từ 6 tháng đến 11 năm, với tỷ lệ 0,0% ở nhóm ĐC Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị Hải Yến và cộng sự năm 2021, cho thấy thời gian mắc trung bình là 4,46 ± 3,89 năm, trong đó 58% bệnh nhân có thời gian mắc từ trên 3 năm đến dưới 10 năm.
Thời gian phát hiện bệnh BQTH dưới 1 năm chỉ chiếm 5,0%, có thể do bệnh mới mắc và triệu chứng nhẹ như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm dễ bị bỏ qua Nhiều bệnh nhân cho rằng các triệu chứng này là do tuổi già nên không đi khám BQTH là bệnh lành tính, diễn biến từ từ, dẫn đến việc bệnh nhân thường chỉ đi khám khi triệu chứng rối loạn tiểu tiện trở nên rõ rệt Sau 1 năm, triệu chứng nặng hơn khiến bệnh nhân không chịu đựng được và phải tìm kiếm sự điều trị, phản ánh tính chất âm thầm và kéo dài của bệnh.
Đặc điểm điều trị BQTH nguyên phát trong tiền sử
Trong nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội, phần lớn bệnh nhân chẩn đoán BQTH nguyên phát chưa từng điều trị trước đó, với 29 bệnh nhân chiếm 48,3% tổng số Trong số các bệnh nhân đã điều trị, có 10 người (16,7%) sử dụng YHHĐ đơn thuần, 11 người (18,3%) điều trị bằng YHCT đơn thuần, và 10 người (16,7%) điều trị bằng phương pháp phối hợp.
Tỷ lệ bệnh nhân chưa được điều trị trong tiền sử chiếm đến 48,3%, nguyên nhân chủ yếu là do khái niệm BQTH chỉ mới được các nhà tiết niệu học quan tâm trong khoảng 20 năm qua Trước đây, nhiều bác sĩ lâm sàng thường tập trung vào triệu chứng tiểu không kiểm soát mà bỏ qua các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần và tiểu đêm, dẫn đến việc các rối loạn tiểu tiện nhẹ ít được chú ý Hơn nữa, nhiều bệnh nhân còn e ngại khi thảo luận về vấn đề tiểu tiện của mình hoặc nhầm lẫn với quá trình lão hóa tự nhiên, trong khi một số khác lại không biết đến các phương pháp điều trị hoặc cảm thấy tình trạng của họ không nghiêm trọng đủ để yêu cầu điều trị.
Đặc điểm về chỉ số BMI
Trong nghiên cứu, nhóm bệnh nhân có thể trạng bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất, với 17 (56,7%) bệnh nhân ở nhóm NC và 15 (50,0%) bệnh nhân ở nhóm ĐC Tiếp theo là thể trạng thừa cân, béo phì với 13 (43,3%) ở nhóm NC và 12 (40,0%) ở nhóm ĐC, trong khi thể trạng gầy có tỷ lệ thấp nhất với 3 (10,0%) ở nhóm ĐC và 0 (0,0%) ở nhóm NC BMI trung bình ở nhóm NC là 22,62 ± 2,26 và ở nhóm ĐC là 22,10 ± 2,87, với sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của So Young Kim và các cộng sự, cho thấy tỉ lệ và các yếu tố nguy cơ Bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ trưởng thành tại Hàn Quốc.
Theo thống kê năm 2017, tỷ lệ bệnh nhân gầy tại Việt Nam là 6,5%, thể trạng trung bình là 65,3%, trong khi tỷ lệ thừa cân và béo phì chiếm 28,2% Nghiên cứu của Đỗ Thị Hải Yến và cộng sự năm 2021 cho thấy chỉ số BMI trung bình là 21,7 ± 2,8, với 68% bệnh nhân có thể trạng bình thường, 26% thừa cân béo phì và 6% gầy.
Tình trạng thừa cân và béo phì gia tăng áp lực trong ổ bụng, gây áp lực lên sàn chậu và bàng quang, làm trầm trọng thêm triệu chứng bàng quang tăng hoạt và tiểu không kiểm soát Nghiên cứu của Fang An và cộng sự tại Bệnh viện Nhân dân đại học Bắc Kinh đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng bàng quang tăng hoạt ướt và các nhóm BMI, từ gầy đến béo phì Kết quả cho thấy, nguy cơ mắc bàng quang tăng hoạt ướt tăng theo chỉ số BMI.
Các yếu tố liên quan