1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Họ Trần Kẻ Lứ nổi tiếng trong làng hát ca trù pdf

5 291 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 136,83 KB

Nội dung

Họ Trần Kẻ Lứ nổi tiếng trong làng hát ca trù Họ Trần ở Yên Lý, nay thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu nổi tiếng nhiều đời về hát ca trù, đó từng quy tụ nhiều ca cụng lập thành Giáo phường nhà tơ đại hàng, chuyên đi hát trong các lễ hội đình đám lớn ở Nghệ An. Họ Trần cũng nổi tiếngca công được đưa vào phủ chúa Trịnh hát và trở thành cung tần, làm vẻ vang cho dòng họ và phường hát xứ Nghệ. Họ Trần ở Yên Lý, nay thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu nổi tiếng nhiều đời về hát ca trù, đó từng quy tụ nhiều ca cụng lập thành Giáo phường nhà tơ đại hàng, chuyên đi hát trong các lễ hội đình đám lớn ở Nghệ An. Họ Trần cũng nổi tiếngca công được đưa vào phủ chúa Trịnh hát và trở thành cung tần, làm vẻ vang cho dòng họ và phường hát xứ Nghệ. Mở đầu cho dòng họ Trần - Giáo phường ca trù được thờ làm Tổ sư là ông Trần Đức Chính, húy Mập, thụy là Minh Trí, người ở thôn Thọ Trai, xã Vạn Phần, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, di trú tại thôn Hướng Dương, xã Đào Hoa, nay thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu. Gia phả họ Trần “Trần gia - gia phả hệ ký” bằng chữ Nôm ghi về ông như sau: “Ngôi đầu lạc tịch hàng trước lệnh quan sang Chầu đức nhạc Khải Công (?), lừng danh quản giáp Ngự chiếu giáo phường Tư Chính, đeo vẻ ngọc tín dưới sân. Nhiều đệ tử Lê Viên, trong phường có giáo mộc”. Ông Đức Chính xe duyên cùng bà Nguyễn Thị Nương, húy Quế, hiệu Từ Yên sinh ba trai, một gái. Ông Đức Lương (thứ ba) nối nghiệp ca công. Phả ghi: Ông Trần Đức Lương: húy Sửu, thụy Chân Chính, vinh phong Tham đốc thần Vũ Tứ vệ quân vụ sự Kim Vinh hầu. “Có thói thác nhân cửu long quân tử. Nghề quản huyền tài cổ vũ phảng phất nghiệp tiêu nhân Trường lễ nhạc tiệc yến chỉnh chện ngôi toán trưởng Nhiều thuở hội hè chén cúc, trọn đời ngẫm ngợi đào thơ” Ông Đức Lương kết duyên cùng bà họ Phạm, húy Vệ, hiệu Diệu Hộ, vinh phong Tự phu nhân, sinh được 9 người con, con gái trưởng là bà Trần Thị Nghiêm: “Hình dung nhiễu vóc nguyệt vẻ sao, miệng cười đào hoa nở nụ Hoa vườn xuân vừa bén nhụy đã đứng vào tiền thế cấm cung Phúc nhà lộc nước đã dành lại nương đến đại thần thích phủ”. Bà Nghiêm được điều vào phủ ở Thượng Thư Nghiêm Quận Công hát và thường phục vụ ở phủ chúa đức Hoằng tổ Dương Vương, tức chúa Trịnh Tạc. Từ đây con gái họ Trần Kẻ Lứ lần lượt được vào cung phục vụ vua chúa, triều đình các triều Lê Trung Hưng và được dự vào hàng vương thân, công tộc. Ông Trần Đức Toàn (con bà Nghiêm) húy Chỉnh, tự Chân Sức, Thụy Khánh Diên được sắc phong chánh đội trưởng, Hải Triều hầu. Bà Trần Thị Tề, lấy chồng huyện Siêu Loại, chức đội trưởng Khánh Trung hầu: Vin hải đường sênh phách, Được chầu yến múa oanh ca Đủ trăm vẻ nghi dung Có vóc nhan sa nhảy Bà Trần Thị Tường: Tóc lườn lượt đường mây non Sở Quần mê mê tựa sóng sông Tương Bước chân đi rạng ngời vóc ngọc Đường tỏ phím trúc, khúc hát cao sơn Lấy chồng Biện Thượng quý hương Gọi ông Hội Hải về dòng Vương thân công tộc Bà Trần Thị Tửu lấy chồng là Kiểm tổng Trí Bảo hầu. Ông Trần Quang Vi được phong Cai hợp Tĩnh Yên Nam. Bà Trần Thị Sắc lấy chồng huyện Thanh Oai là Chánh Đội trưởng đội Nghiên Lộc. Bà Trần Thị Khoan, quí nữ vào phủ chúa hát và trở thành cung tần: Mười lăm dây phím khúc ngọc tranh, lò bốn biển giá nên bậc nhất Mười ba tuổi bén duyên Kim ốc, khắp sáu cung ngôi ở thứ tư Phò xe vàng hết Bắc sang Nam, tạc khoán sắt kìa sông nọ núi Thánh Chúa rủ lòng yêu dấu, trao cho giọt máu cháu trời Đóa hải đường càng thắm lại càng tươi, thêm được vẻ hương trời sắc nước Bề ngự buồng tiêu rèm quế, rỡ ràng trước vóc cam châu Võng bảy đòn tạc đầu rồng vàng tương chói chói Mệnh vinh hoa nước suối bài Nhà vinh hiển phong cha ấm mẹ Bà Trần Thị Thai : Khoe nhiều miệng ngọc mày ngài Thông lầu mấy đoạn cung loan khúc hạc Trước tiên triều chính Vương phủ giữ chức nội cung Nay Hộ bộ Tả Thị lang ở ngôi á thất Do có nhiều công lao hát ở phủ chúa mà họ Trần được ban nhiều sắc phong của triều đình. Sắc năm Chính Hòa 11 (1690) cho cố Trần Đức Lương như sau: “Sắc: Đông Thành huyện, Vạn Phần xã cố Trần Đức Lương vi phụng thị vương phủ Thị nội Cung tần Trần Thị Khoan thân sinh phụ, dự đắc phong ấm. Dĩ Kinh chỉ chuẩn ứng phong tặng Tham đốc chức, hầu tước, khả tặng phong Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, Tham đốc Vũ Tứ vệ quân vụ sự Kim Vinh hầu. Cố sắc! Chính Hòa thập nhất niên, tam nguyệt, nhị thập nhật. Nghĩa là : Sắc cho cố Trần Đức Lương ở xã Vạn Phần, huyện Đông Thành, thân sinh của Trần Thị Khoan - Thị nội cung tần Vương phủ, được dự phong ấm. Chuẩn theo Kinh chỉ phong tặng chức Tham đốc, tước hầu, được phong tiếp Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Tham đốc thần Vũ Tứ vệ quân vụ sự, Kim Vinh hầu. Nay sắc! Chính Hòa năm thứ 11 tháng 3 ngày 20 Cùng ngày, tháng, năm Chính Hòa 11 còn có một sắc phong cho Phan Thị Vệ (mẹ Trần Thị Khoan) là Phu nhân Tham đốc Kim Vinh hầu, theo chức tước của chồng. Sau khi mất ông Đức Lương được lập đền thờ là Thần tổ và các triều có sắc phong thần bảo hộ cho dân. Nay họ Trần còn lưu giữ được một số sắc phong của triều Nguyễn cho ông là Trung Đẳng thần và sắc cho thôn Yên Xuân hàng năm làm lễ tế nhớ ơn Thần. Ngoài 5 sắc phong cho ông bà Đức Lương - Thị Vệ, còn có 8 sắc phong khác cho ông Trần Đức Toàn (vào năm Chính Hòa thứ 4, 1693); 4 sắc cho ông Trần Công ánh (các năm: Bảo Thái nguyên niên (1720); Vĩnh Khánh nguyên niên (1729), vào ngày 12/9; 8/10 và Vĩnh Khánh 2 (1730)); sắc cho ông Trần Minh Ứng vào năm Vĩnh Hựu 5 (1739); sắc cho ông Trần Minh Lỵ năm Vĩnh Hựu 5; sắc cho bà Nguyễn Thị Nho (vợ ông Trần Minh Lỵ) cùng năm. Theo gia phả họ Trần và các sắc phong còn lại thì nghề hát ca trù của họ Trần có từ thời Lê Trung Hưng, đã từng hình thành nên một Giáo phường mạnh - Giáo phường nhà tơ đại hàng Kẻ Lứ - Yên Lý. Ông Tổ sư được thờ là Trần Đức Chính, lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 18/4 âm lịch hàng năm. Lễ được tổ chức ở hai nơi: ở thôn Yên Xuân, quê bà Nguyễn Thị Nương (vợ ông Chính), nơi nảy sinh một dòng họ ca cầm rực rỡ và tế ở nhà thờ tổ chi trưởng Kẻ Lứ - Yên Lý. Lễ tế Tổ xong, buổi tối có tổ chức hát ở Đình Cháy của Giáo phường để nhớ ơn vị Tổ sư có đợt hát kéo dài tới 8 đêm, thu hút rất đông người trong vùng và các nơi đến xem. Nghề hát ca trù ở Diễn Châu còn được lưu truyền đến ngày nay. Một số tay đàn và ca công nổi tiếng từ trước Cách mạng Tháng Tám đã có công truyền dạy nghề cho lớp con cháu ngày nay. Cụ Trần Hải, sinh năm 1910 ở xã Diễn Liên, một tay đàn đáy cự phách của Giáo phường nhà tơ Đại hàng Kẻ Lứ - Yên Lý từ 1945 còn sống đến nay là tiêu biểu, được Nhà nước phong tặng là Nghệ nhân dân gian ca trù Việt Nam năm 2008. Nhà nước ta đang lập hồ sơ gửi UNESCO xin công nhận Hát ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thiết nghĩ, Nhà nước và tỉnh cần có đầu tư công của để bảo lưu, phát huy một dòng ca dân gian đặc sắc còn sót lại ở tỉnh nhà. Các ngành liên quan cần giúp đỡ thêm cho CLB hát ca trù Diễn Châu do nhà giáo Nguyễn Nghĩa Nguyên sáng lập đi lên, phát triển. . Họ Trần Kẻ Lứ nổi tiếng trong làng hát ca trù Họ Trần ở Yên Lý, nay thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu nổi tiếng nhiều đời về hát ca trù, đó từng quy tụ nhiều ca cụng lập thành. Châu nổi tiếng nhiều đời về hát ca trù, đó từng quy tụ nhiều ca cụng lập thành Giáo phường nhà tơ đại hàng, chuyên đi hát trong các lễ hội đình đám lớn ở Nghệ An. Họ Trần cũng nổi tiếng có ca. đi hát trong các lễ hội đình đám lớn ở Nghệ An. Họ Trần cũng nổi tiếng có ca công được đưa vào phủ chúa Trịnh hát và trở thành cung tần, làm vẻ vang cho dòng họ và phường hát xứ Nghệ. Họ Trần

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w