1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các trận đánh nổi tiếng trong đệ nhị thế chiến.

10 1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Các trận đánh nổi tiếng trong đệ nhị thế chiến. Trận đánh Trân Châu Cảng Yamamoto sinh ra trong một gia đình võ sĩ ngày 4/4/1884 thành phố Tân Cương Nhật Bản. Năm 1904, với tinh thần võ sĩ đạo, ông tốt nghiệp trường sĩ quan hải quân Giang Điền. Từng sống và tu nghiệp ở Mĩ nhiều năm, sau 42 năm phục vụ trong hải quân Nhật Bản ông trở thành tư lệnh Hải quân Liên hợp Nhật Bản. Với năng khiếu và tầm nhìn quân sự chiến lược, Yamamoto đã ra sức xây dựng lực lượng Không Quân của Hải quân Nhật Bản sớm có vị trí tiên tiến hàng đầu thế giới. Kể từ sau chiến tranh Nga-Nhật, hải quân Nhật Bản đã giành quyền bá chủ bắc thái bình dương và đe dọa đến quyền lợi của Anh-Mĩ. Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật Bản tham gia trục phát xít Đức-Ý. Không tán thành liên minh này bởi Yamamoto cho rằng Nhật Bản không phải là đối thủ lâu dài với tiềm lực quân sự kinh tế của Mĩ. Tuy nhiên để giành được ưu thế tạm thời ở khu vực Thái Bình Dương, cần phải có đòn chí mạng vào lực lượng hải quân chủ lực của Mĩ ở nam Thái Bình Dương. Vì vậy, ông là người đề xuất thực hiện kế hoạch tập kích Trân Châu Cảng thuộc quần đảo Hawaii. Đây là một trận đánh mang yếu tố bí mật và vô cùng bất ngờ của Hải quân Nhật Bản. Lực lượng tập kích của Nhật bao gồm: 6 hàng không mẫu hạm, 2 thiết giạm hạm, 2 tuần dương hạm hạng nặng, 3 tàu ngầm, 9 khu trục hạm, 8 tàu chở dầu đã bí mật xuất phát từ ngày 25/11 từ vịnh Curilo, hành quân suốt 7 ngày theo một lộ trình vòng vèo, với sự im lặng tuyệt xuống phía nam Thái Bình Dương né tránh tất cả sự do thám của không quân của Hải quân Mĩ và tập kết ở một vị trí cách Trân Châu Cảng 200 hải lý. 5h sáng ngày 7/12/1941, 1 từ những tàu sân bay, lực lượng không quân đã cất cánh oanh kích bằng thủy lôi vào các chiến hạm Mĩ đang đậu tại cảng Trân Châu. Qua hai đợt tấn công các phi cơ ném bom, phía Mĩ đã bị đánh chìm 6 chiến hạm lớn, 6 tuần dương hạm hạng nhẹ, 6 khu trục hạm, 2 tàu chở dầu và làm bị thương hai chiến hạm lớn, 1 tuần dương hạm hạng nặng. Mĩ tổn thất 300 phi cơ, chết 2003 binh sĩ, bị thương 1117 người. Riêng Nhật bị tổn thất 29 phi cơ, 5 tiềm thủy tĩnh, chết 100 người. Rõ ràng trận tập kích đã toàn thắng nhờ yếu tố bất ngờ và sự chuẩn bị kĩ càng hàng năm trời của Yamamoto. Sau trận đánh thắng giòn giã này, Nhật Bản lại tiếp tục phát huy chiến quả tiến đến phía nam. Chiến dịch Midway Nhật-Mĩ (1942) Nhật Bản tấn công Midway lúc 06:20 ngày 4 tháng 6. Vào những năm 1941-1942, quân đồng minh đã bị đẩy lùi một cách nhanh chóng trước sức tấn công mạnh mẽ của quân đội Nhật Bản. Mở đầu là cuộc tập kích của hạm đội Nhật Bản 2 vào Trân châu cảng vào sáng chủ nhật ngày 7/12/1941. Cuộc tập kích đã giáng một đòn choáng váng vào hải quân Mĩ làm cho 19 tàu chiến bị đánh chìm, 311 máy bay bị đánh cháy, 3600 quân thương vong. Thắng lợi đó đã tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển trên các khu vực khác ở Thái Bình Dương. Chỉ trong vòng 5 tháng, từ thắng lợi Trân châu cảng, Nhật đã chiếm được Philipines, Mianma, Thái Lan, Malayxia và các đảo lớn ở Indonexia…căn cứ hải quân quan trọng của Mĩ ở Guam, Uây cơ, Mariar cũng bị Nhật chiếm đóng. Tuy nhiên, hạm đội Nhật đã gặp phải thất bại đầu tiên trên vùng biển san hô khi đánh chiếm cảng Moresby gần Úc vào ngày 7-8/5/1942, nhưng Nhật không lùi bước. Tháng 4/1942 Nhật có kế hoạch tấn công Midway, Hawai do đô đốc Yamamoto soạn thảo. Midway đối với cả Nhật và Mĩ có vị trí chiến lược rất quan trọng, đây là nơi mà Mĩ đã xây dựng các căn cứ Hải lục không quân mạnh ở trung tâm Thái bình dương. Nếu chiếm được Midway, hành lang an toàn về phía đông của Nhật Bản được tăng cường vững chắc, tạo điều kiện cho Nhật tiếp tục tiến về phía nam. Kế hoạch tấn công Midway của Nhật được chuẩn bị khá chu đáo, lực lượng tham gia tấn công gồm 11 thiết giáp hạm, 4 hàng không mẫu hạm hạng nặng và 4 HKMH hạng nhẹ, 13 tuần dương hạm hạng nặng và 9 nhẹ, 66 khu trục hạm, 22 tàu ngầm và 620 máy bay. Ngoài ra còn có tàu quét mìn, vận tải và nhiều tàu khác. Tất cả lực lượng này hình thành nên 6 binh đoàn, trong đó có 4 binh đoàn cơ bản được triển khai như sau: -Binh đoàn không quân tiến công dưới sự chỉ huy của phó đô đốc Nagumo với 4 HKMH hạng nặng, 2 thiết giáp hạm, 3 tuần dương hạm và mười hai khu trục hạm; binh đoàn đổ bộ dưới sự chỉ huy của đô đốc Kondo với 1HKMH, 2 thiết giáp hạm, 10 tàu phóng lôi, 4 tàu quét mìn, 3 tàu săn ngầm, 24 tàu đổ bộ và 2 tàu vận tải. Lực lượng chính của hạm đội dưới sự chỉ huy của đô đốc Yamamoto triển khai cách Midway 600 hải lý về hướng tây bắc để yểm hộ hướng chính và hướng nghi binh. -Binh đoàn do đô đốc Hooxxogaya chỉ huy hai hàng không mẫu hạm hạng nhẹ, 6 tuần dương hạm, 12 khu trục hạm, 6 tàu ngầm, 4 tàu vận tải và nhiều tàu khác với nhiệm vụ đánh chiếm quần đảo Aliut. Ngày 24-27/5/1942, các binh đoàn nói trên lần lượt xuất phát đến vị trí tập kết. Cuối tháng 5, Mĩ đã huy động 3 HKMH hạng nặng(có 233 máy bay), 8 tuần dương hạm và 14 khu trục hạm tổ chức thành 2 binh đoàn 16 và 17 dưới sự chỉ huy của đô đốc Flecher. Để phòng ngự Alut Mĩ tăng cường thêm 5 tuần dương hạm, 14 khu trục hạm, 6 tàu ngầm và nhiều máy bay chiến đấu các loại do đô đốc Nimit chỉ huy. Trước khi mở màn trận Midway sáng ngày 3 tháng 6, các máy bay Nhật tập trung oanh tạc các căn cứ Datch Kharbor trong khu vực quần đảo Alut nhằm thu hút sự chú ý của bộ chỉ 3 huy Mĩ. Sáng ngày 4/6, binh đoàn tiến công của Nhật cách Midway 420 hải lý, Nhật sử dụng 108 máy bay từ các HKMH oanh tạc dữ dội vào khu vực đảo, gây thiệt hại lớn cho công trình phòng ngự và bắn rơi 25 tiêm kích của Mĩ. Về phía Mĩ, các máy bay ném bom cất cánh từ tàu Interprice và Yorktown đã bắn chìm các HKMH hạng nặng Kaga, Akaghi và Horyu cùng 137 máy bay chiến đấu của Nhật. Ngày 7/6 thì Yorktown bị tàu ngầm Nhật đánh chìm. Xong phía Nhật cũng mất 4 HKMH. Đô đốc Yamamoto ngừng việc đổ bộ lên Midway, tập trung lực lượng về hướng Tây bắc, thậm chí điều cả binh đoàn từ khu vực Alut về tăng cường nhưng đã quá muộn. Hạm đội Mĩ rời sang hướng đông. Ngày 6/6, lực lượng chính của Hạm đội Nhật tiến xuống phía nam và 7/7 đô đốc Yamamoto buộc phải cho hạm đội trở về căn cứ xuất phát. Trận Midway kết thúc, hạm đội Nhật bị thiệt hại nặng, 4HKMH,1 tuần dương hạm hạng nặng bị chìm, 322 máy bay cùng nhiều tàu bị hỏng nặng. Mĩ chỉ mất 1 HKMH, 1 khu trục hạm và 150 máy bay chiến đấu. Chiến dịch Bắc Phi (1942): 4 Quân Anh ở mặt trận Bắc Phi Eisenhower sinh ngày 14/10/1890 tại thành phố Denison tiểu bang Texas, năm 1910 ông tốt nghiệp trường võ bị Vest Foint cái nôi của sĩ quan lục quân Mĩ. Là người có năng khiếu về lịch sử và toán học ông sớm nhận thức về vai trò, sức mạnh cơ động của binh chủng xe tăng và không quân trong cuộc chiến tranh hiện đại. Trong thế chiến thứ hai, với hàm thiếu tướng phụ trách cục tác chiến đồng minh ở châu âu, ông đã đánh giá và thúc đẩy vai trò của công tác tình báo quân sự lên vị trí quan trọng. Thời gian này , Eisenhower luôn ra sức củng có mối quan hệ liên minh có ý nghĩa tuyệt đối với nước Anh để đảm báo thắng lợi cho cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Đến năm 1943 Eisenhower được tổng thống Roosevelt bổ nhiệm thống soái lực lượng viễn chinh 12 nước đồng minh tại Châu Âu với quân số lên tới 3 triệu người. Kết thúc thắng lợi cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, ông trở thành vị tướng quân tiếng tăm nhất và thành công nhất trong chiến tranh. 16 năm sau ông tiếp tục giữ nhiều trọng trách như: chỉ huy tối cao quân Mĩ tại Đức, tham mưu trưởng lục quân Mĩ, hiệu trưởng trường đại học danh tiếng 5 Colombia, thống soái lực lượng NATO và tổng thống Mĩ hai nhiệm kì. Ông mất năm 1969 thọ 79 tuổi. Ngày 8/11, lực lượng liên quân Mĩ-Anh gồm 500 chiến hạm, 100000 binh sĩ và số lượng lớn phi cơ đổ bộ làm ba điểm: Casablanca, Algiers và Oran trong kế hoạch bó đuốc nhằm giải phóng khu vực địa trung hải khỏi quân phát xít Đức chiếm đóng. Chiến dịch này giành thắng lợi và kết thúc ngày 13/5/1943, tàn quân phe trục bị tiêu diệt hoàn toàn, bắt sống 275000 người, tạo thế vững chắc để lực lượng đồng minh triển khai giải phóng nước Ý. Chiến dịch đổ bộ Normandie (1944): Nhảy dù xuống bãi biển Normandy. Sau khi Ý đầu hàng, lực lượng đồng minh Liên xô-Anh-Mĩ quyết định mở mặt trận thứ hai vào phía tây nước Đức. Đây là một hoạt động tấn công phối hạm bao gồm nhiều lực lượng với tổng số hàng triệu quân sĩ: phi cơ, chiến hạm, bộ binh, xe tăng, pháo binh với số lượng lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới, Eisenhower với cương vị thống soái lực lượng đồng minh đã tiến hành hàng loạt các công tác chuẩn bị có ý nghĩa quyết định. 6 Toàn cảnh đổ bộ ngày 6/6/1944 tại bãi biển Normandy. -Phối hợp với tướng De Gaulle tổ chức kế hoạch phá hoại hệ thống vận tải đường sắt của Đức trước khi cuộc đổ bộ nổ ra. -Tổ chức nghi binh địa điểm đổ bộ nhằm khiến quân Đức tập trung tập đoàn quân 15 ở Calais để phòng ngự mà bỏ ngõ Normadie. Ngày 6/6/1944, hơn 20000 lính dù và 30000 lục quân dưới sự yểm hộ của không quân đã đột phá được “ Chiến lũy Thái Bình Dương” của Đức làm bàn đạp cho hàng triệu binh sĩ đồng minh vượt qua eo biển nước Anh tiến vào nước Pháp một cách thuận lợi. Chiến dịch Viễn Đông (1939): Zhukob sinh ngày 2/2/1896 tỉnh Kaluga, tây nam Moscow. Từ một binh nhì được thăng lên chức nguyên soái, Zhukob đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông được nhận 6 huân chương Lê Nin, 1 huân chương cách mạng tháng 10, 2 huân chương Suvorov hạng nhất, 2 huân chương “thắng lợi tối cao” và vô số huân huy chương nước ngoài khác. Sau chiến tranh, Zhukob giữ chức tổng tư lệnh quân đội Liên Xô tại Đức, tổng tư lệnh lục quân Liên Xô. Từ 1955-1957 ông giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng Liên Xô, ông mất ngày 18/6/1974. Trước tình hình Nhật Bản ráo riết chuẩn bị gây xung đột biên giới Xô-Mông, 5/1939 Zhukob tăng cường lực lượng phòng thủ phòng tuyến sông Halbin. 7 Đồng thời, ông chủ động phát động chiến dịch Halbin một cách khôn khéo, bất ngờ nhằm “ đánh gãy xương sống”, đè bẹp ý đồ xâm lược Nga của Nhật Bản về phía đông. Ngày 20/8/1939, Quân đội Liên Xô bất ngờ phát động cuộc công kích toàn tuyến biên giới dài 70 km với sự tham gia trên 300 máy bay chiến đấu và ném bom, hàng ngàn khẩu pháo. Trong thời gian ngắn, quân đội Liên Xô đã nhanh chóng hoàn thành việc bao vây và tiêu diệt toàn bộ lực lượng chuẩn bị xâm lược của Nhật Bản ở Halbin buộc Nhật Bản kí hiệp ước không xâm phạm 15/9/1939 tại Moscow. Sau thắng lợi này Zhukob được phong danh hiệu đại tướng và nhận nhiệm vụ tư lệnh quân khu Kiep. Chiến dịch Stalingrat (1943): Quân lính Xô Viết tại Stalingrad Stalingrat là một chiến dịch có bước ngoặt trong cuộc chiến tranh Xô-Đức. Bên bờ sông Volga, một đạo quân xuất sắc chưa từng bại trận của Hitler đang ngấp nghé tiến đến Stalingrat, nhằm mục đích cắt đứt liên hệ giữa hai miền trung và miền nam Liên Xô rồi đánh vu hồi vào Moscow. Ngày 29 tháng 8 năm 1942, Zhukov được lệnh rời Moscow đi Stalingrat, làm phó thống soái tối cao. Tới nơi, ông chủ trương phương châm tích cực phòng ngự xây dựng một phòng tuyến sông Don dài 530 km. Khu vực giữa sông Don và Volga là ba tuyến phòng ngự; ngoài, giữa và trong, được bố trí các chiến hào dày đặc chống tăng và điểm hỏa lực. Quân Đức huy động hơn 2000 máy bay oanh tạc dữ dội thành phố Stalingrad. Hơn 500 cỗ pháo cao xạ và máy bay tiêm kích của Liên Xô kiên cường chống trả biến thành phố này thành pháo đài bất khả xâm phạm. Cao điểm Mameav và ga xe lửa trung tâm thành phố bị quân Đức và Liên Xô 8 giành giật tái chiếm tới 13 lần. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồng Quân đã tiêu diệt 12000 tên Đức và phá hủy hàng trăm xe tăng địch. Hai bên giằng co nhau và trận đánh bước vào thế phòng ngự kéo dài. Ngày 12/9, ba vị tướng Zhukov, Vasilevski và thống soái Stalin nhận định quân đội Liên Xô phải giành quyền chủ động và bắt quân Đức phải hành động theo ý muốn của mình. Phải đánh vào chỗ yếu mũi nhọn đạo quân Đức, nghĩa là đánh vào các cạnh kéo dài hàng trăm km của một tam giác khổng lồ do các đơn vị kém thiện chiến đảm nhiệm. Ngày hôm sau một kế hoạch tác chiến được vạch ra nhằm chọc thủng hệ thống phòng ngự của địch, bao vây toàn bộ quân địch ở Stalingrad và tiếp đó tiêu diệt chúng. Ngày 19 tháng 11, tại phía bắc Stalingrad cuộc tổng phản công bắt đầu, 2000 khẩu đại bác của Hồng quân đồng loạt khai hỏa. Tiếp đó, Hồng quân Liên Xô với xe tăng yểm trợ ồ ạt phản công như vũ bão vào khu vực phòng ngự của tập đoàn quân số 3 Roumanie. Rạng sáng ngày hôm sau, phương diện quân Stalingrad phối hợp phản công từ phía nam thành phố, tiếp đó là cuộc tiến công của phương diện quân Sông Don. Ngày 18/1/1943, trận đánh Stalingrad diễn ra khẩn trương theo phương án tác chiến bao vây của Zhukov và Vasilevski. Cuối cùng ngày 2 tháng 2 năm 1943, 33 vạn quân Đức thuộc tập đoàn quân số 6 do Paolus chỉ huy bị bao vây. Sau khi đập tan kế hoạch giải vây của tập đoàn quân sông Don của thống chế Manstein cầm đầu ở phía tây nam Stalingrad, Paolus và toàn bộ quân đội của hắn đã đầu hàng Hồng Quân Liên Xô. Trong chiến dịch vĩ đại này, Hồng quân đã tiêu diệt 1,5 triệu quân Đức, bắt làm tù binh 9,1 vạn người, trong đó có 2500 sĩ quan, 24 tướng lĩnh và cả thống chế Paolus. Chiến dịch Stalingrat là bước ngoặt của cuộc chiến tranh Xô-Đức và thế chiến thứ hai. Chiến dịch giải phóng Berlin (1945): Năm 1945, thua chạy và bị truy kích ráo riết khỏi Liên Xô, quân Đức tập trung tàn quân xây dựng một tuyến phòng thủ kiên cố tại phía đông Berlin có chiều sâu từ 300 đến 500km. Trải qua những trận đánh gian nan từ bờ sông Vistula, sông Oder, Zhukov thống soái quân đội Liên Xô tiến đến ngoại ô Berlin, sào huyệt cuối cùng của Phát xít Đức. Trong khi đó, Hồng Quân Liên Xô vào cuối năm 1944 đã phát động những cuộc tấn công tại Hungari và Tiệp Khắc làm cho Hitler tin rằng, mục tiêu kế đó của Hồng quân sẽ là Brague chứ không phải Berlin. Do đó, chúng xuống lệnh tăng cường phòng ngự hai cánh. Chúng tuyệt đối không tin rằng, Hồng quân có thể tập trung một số lượng binh lực lớn như thế về hướng Berlin. 9 Trận pháo kích dữ dội nhất trong thế chiến thứ hai bắt đầu. Toàn bộ vùng ngoại ô Berlin rung chuyển. Ngày thứ nhất tiến công, 123 vạn trái pháo được sử dụng với mật độ cao. Zhukov muốn dùng trận pháo kích này khiến quân địch rối loạn mà chuyển hướng tiến công bị động. Dưới sự phối hợp của hỏa pháo, 343 bộ đèn pha cực mạnh bố trí sát các cửa đột phá 200m đồng loạt phát sáng. Ánh đèn pha chói sáng khiến quân Đức hoảng loạn, cho rằng đó là vũ khí mới của quân đội Liên Xô. Đúng vào lúc quân Đức hoang mang, xe tăng và bộ binh của Hồng Quân nhanh chóng tiến sâu và phá tung tuyến phòng ngự kiên cố của quân Đức. Ngày 18/4, Hồng quân Liên Xô thực hiện thành công mục tiêu đề ra là đạp đổ được bức tường Berlin. Ngày 20/4, ba quân đoàn của Zhukov đột nhập vào thành phố. Khi tiến vào thành phố Berlin, Zhukov nhận thấy đường sá trong thành phố quá hẹp, dễ xây dựng chướng ngại vật, không còn thích hợp cho những đoàn xe tăng có uy lực mạnh trên diện tích rộng nữa. Do đó, ông xuống lệnh cho tập đoàn xe tăng kết hợp với các binh chủng khác để cùng hợp đồng tác chiến triển khai những trận đánh thanh toán từng cụm chiến đấu của địch. Những tổ chiến đấu đó đã chiến đấu rất linh động. Thông thường một tổ chỉ có một trung đội phối hợp với đại bác và xe tăng để luồn lách tấn công những đường phố chằng chịt như mê cung. Đến 15h 50 phút ngày 30/4 quân đội Xô viết đã tiến tới trung tâm Berlin. Ngày 2/5 thì toàn bộ hơn 7 vạn quân Đức đã phải đầu hàng. Cuối cùng, ngọn cờ Xô Viết đã tung bay trên nóc tòa nhà quốc hội Đức ở Berlin. Berlin hoàn toàn bị Hồng Quân chiếm lịnh, đế chế của Hitler đã bị diệt vong. Ngày 8/5, Zhukov đại biểu cho bộ thống soái tối cao của quân đội Liên Xô tiếp nhận sự đầu hàng của Đức. Sưu tầm 10 . Các trận đánh nổi tiếng trong đệ nhị thế chiến. Trận đánh Trân Châu Cảng Yamamoto sinh ra trong một gia đình võ sĩ ngày 4/4/1884. không quân trong cuộc chiến tranh hiện đại. Trong thế chiến thứ hai, với hàm thiếu tướng phụ trách cục tác chiến đồng minh ở châu âu, ông đã đánh giá và

Ngày đăng: 11/06/2013, 01:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trước tình hình Nhật Bản ráo riết chuẩn bị gây xung đột biên giới Xô-Mông, 5/1939 Zhukob tăng cường lực lượng phòng thủ phòng tuyến sông Halbin - Các trận đánh nổi tiếng trong đệ nhị thế chiến.
r ước tình hình Nhật Bản ráo riết chuẩn bị gây xung đột biên giới Xô-Mông, 5/1939 Zhukob tăng cường lực lượng phòng thủ phòng tuyến sông Halbin (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w