Nhómcálóccỡlớn Với các loài thuộc nhóm này, hồ nuôi cần phải thật lớn. Một con thôi cũng cần hồ dài cỡ 2 m để chúng có thể bơi thoải mái. Một vấn đề nữa là khả năng bị thương, không phải là con cá mà là… người nuôi. Ai từng thấy hàm răng lởm chởm của một con cálóc bông Channa micropeltes dài cả mét hay từng di chuyển chúng từ hồ này sang hồ khác sẽ hiểu rõ điều này. Hồ nuôi cálóccỡlớn cũng cần nắp đậy thật nặng, nhất là với hồ nuôi một cặp. Đôi khi, con cá yếu hơn có thể cố gắng thoát ra khỏi hồ và nhảy thẳng lên đụng vào nắp hồ. Cách an toàn nhất là sử dụng nắp gỗ có dán tấm plastic dày. Không nên trồng các loại thực vật thủy sinh thông thường mà phải là các loại thủy sinh to và mạnh mẽ như Java fern và anubias để đính lên các khúc rễ cây hay trồng chúng trong các chậu đất. Các loại thực vật nổi hay rong nhựa cũng có tác dụng làm cho cá bớt căng thẳng. Nên sử dụng bộ lọc tràn với máy bơm và thùng lọc đặt bên ngoài hồ để tránh cá cắn phá và đảm bảo an toàn cho người nuôi mỗi khi phải làm vệ sinh hồ. Loài Channa barca phân bố ở lưu vực sông Brahmaputra, phía bắc vùng Assam, Ấn Độ. Đây là loài rất hiếm trên thị trường cá cảnh và cả ngoài môi trường tự nhiên. Người ta mới chỉ thấy hình của chúng gần đây thôi; trong nhiều năm trời, chúng thường bị nhầm với các loài thuộc nhóm stewarti hay với loài mà ngày nay được biết là Channa aurantimaculata. Loài Channa barca có thể đạt đến kích thước 90cm với màu xanh và những đốm nhỏ đặc trưng; đặc biệt vây lưng của chúng rất cao. Những người đánh cá địa phương đôi khi bắt gặp chúng nằm trên bờ bởi chúng thường nhảy lên bờ để kiếm ăn. Được biết, chúng ăn loài gián trú ngụ trên một số loài cây địa phương. Điều này làm cho loài Channa barca là một trong số những loài cá kỳ lạ nhất. (Đặc điểm này làm chúng ta liên tưởng đến câu thành ngữ "cá ăn kiến, kiến ăn cá" phổ biến ở Việt Nam. Tuy nghĩa đen của nó là "có vay có trả" nhưng cũng phản ánh một hiện tượng thực tế. Mùa mưa nước lên động ổ kiến thì cá ăn kiến, mùa khô nước rút, cá bị kẹt và chết thì kiến lại ăn cá. Con cá này là cálóc tuy không rõ là loài nào, cálóc bố mẹ thường nhảy lên ổ kiến để kiến bám vào rồi nhảy xuống nước cho cá con ăn). Loài Channa barca hiếm đến nỗi chẳng mấy người địa phương từng thấy chúng mà chủ yếu được nghe những người lớn tuổi kể lại. Ở Thái Lan có một mẫu vật của loài này dài 40 cm được ngâm trong cồn để nghiên cứu khoa học. Giá gốc của mỗi con cá ở địa phương là 600 đô la, còn nếu tính thêm những chi phí khác như phí chuyên chở và tiền lời thì giá bán lẻ ở những nơi khác trên thế giới chắc chắn còn cao hơn rất nhiều. Hiển nhiên đây là loài cálóc được mọi người thèm khát nhất nhưng kích thước lớn và tập quán ăn mồi khác biệt của chúng là rào cản trong việc nuôi dưỡng và cho chúng sinh sản đối với người nuôi cá bình thường. Hy vọng là những hiểu biết ngày càng nhiều của chúng ta về loài này sẽ giúp vượt qua các trở ngại đó. Loài Channa barca (nguồn www.tomhalvorsen.co.uk). Loài Channa marulioides rất đẹp xuất xứ từ Indonesia và có thể đạt đến kích thước 70 cm. Chúng rất hiền nên có thể nuôi theo nhóm nhưng phải đảm bảo hồ đủ rộng. Loài này cũng khó cho sinh sản trong hồ vì kích thước của chúng khá lớn. Loài Channa marulioides (nguồn www.snakeheads.org). Loài Channa marulius xuất xứ từ Ấn Độ và trông tương tự với loài Channa marulioides. Thực ra, cái tên marulioides có nghĩa là "giống như marulius". Rất khó phân biệt hai loài này khi chúng chưa trưởng thành. Cách chính xác nhất để phân biệt chúng là đếm số vảy trên đường bên và số gai trên vây. Cũng có thể căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ từ Indonesia hay Ấn Độ để phân biệt chúng. Loài này có thể đem so sánh với loài Channa micropeltes với kích thước tối đa lên đến 120 cm. Chúng là loài hung dữ, không chấp nhận bất kỳ cá thể nào khác cùng hồ, kể cá các cá thể cùng loài. Nhiều người nuôi loài này bị cắn khi thay nước; hầu hết là bởi các cá thể có kích thước dưới 60 cm nhưng chưa có trường hợp nghiêm trọng nào được ghi nhận. Điều này cũng dễ hiểu bởi không mấy người có hồ đủ lớn để nuôi các cá thể lớn hơn. Khi nuôi cá thể lớn hơn 60 cm, nước hồ cần được thay thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần và nếu ai từng nghĩ rằng cá sẽ không bao giờ cắn mình; hãy cẩn thận vì loài này có thể gây ra những vết cắn nghiêm trọng. Read more: Nhómcálóccỡlớn | Sinhvatcanh.org . Nhóm cá lóc cỡ lớn Với các loài thuộc nhóm này, hồ nuôi cần phải thật lớn. Một con thôi cũng cần hồ dài cỡ 2 m để chúng có thể bơi thoải mái. Một. tế. Mùa mưa nước lên động ổ kiến thì cá ăn kiến, mùa khô nước rút, cá bị kẹt và chết thì kiến lại ăn cá. Con cá này là cá lóc tuy không rõ là loài nào, cá lóc bố mẹ thường nhảy lên ổ kiến để. không mấy người có hồ đủ lớn để nuôi các cá thể lớn hơn. Khi nuôi cá thể lớn hơn 60 cm, nước hồ cần được thay thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần và nếu ai từng nghĩ rằng cá sẽ không bao giờ cắn