CálócvớithịtrườngcácảnhCálóc thâm nhập thịtrườngcácảnh ở châu Âu, châu Mỹ và một số quốc gia ở châu Á như Singapore, Đài Loan và Nhật Bản bởi vì sở thích nuôi cá dữ, cá săn mồi của những người chơi cá ở đấy. Mặc dù việc nuôi chúng khá tốn kém bởi tập quán thích ăn mồi sống và cần hồ nuôi rộng nhưng vẫn có một số người chỉ chuyên nuôi cá lóc. Trên thực tế, số lượng người nuôi và quan tâm đến cálóc vẫn đang tăng dần; nhiều người trong số họ vốn là người nuôi cichlid và tò mò xem cálóc có thể nuôi chung với cichlid hay không. Phong trào nuôi cálóc làm cảnh bắt đầu phát triển từ vài chục năm trước; đến nay cálóc chiếm một thị phần tương đối khiêm tốn trong toàn bộ thịtrườngcácảnh nói chung. Nhìn chung, các loài cálóc kích thước nhỏ phổ biến trên thịtrường cá cảnh hơn là các loài lớn. Vào thời điểm năm 1990, loài Channa gachua được bán ở thịtrườngcácảnh Singapore với giá từ 30 đến 60 đô la một con trong khi các loài lớn hơn một chút như Channa melanoptera và Channa pleurophthalma có giá gần 100 đô la. Chúng đều là những cá thể được đánh bắt trực tiếp ngoài tự nhiên và điều này làm dấy lên những lo ngại rằng việc khai thác quá mức cộng với nạn phá rừng sẽ làm cho những loài này bị tuyệt chủng. Ở thịtrường Mỹ, mỗi con ròng ròng (cá lóc non) có giá khoảng 15 đô la, một con Channa bleheri kích thước từ 8-15 cm có giá dao động từ 55-75 đô la, trong khi những con lớn hơn có giá khoảng 100 đô la tuỳ vào kích thước. Đặc biệt, vào năm 2005, một cặp Channa barca trưởng thành được nhập vào nước Anh với giá khoảng 9.000 đô la. Giá cao như vậy là bởi vì loài này không những tuyệt đẹp mà còn cực hiếm nữa. Điều nữa cần phải nói, đó là việc nuôi và mua bán cálóc bị cấm ở một số bang của Mỹ; trong khi việc nuôi loài Channa argus ở Anh cần phải có giấy phép. Cálóc là loài cá săn mồi dữ tợn; cho nên nếu để chúng thoát ra môi trường tự nhiên, chúng sẽ đe doạ đến sự tồn tại những loài cá bản địa khác, từ đó làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái của khu vực. Hầu hết các loài cálóc đều sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới; cho nên luật cấm nuôi và buôn bán cálóc được áp dụng ở các hầu hết các bang miền nam nước Mỹ, những nơi có khí hậu ấm áp. Đặc biệt, loài Channa argus có thể chịu được khí hậu lạnh, do vậy nó là loài có mức độ đe doạ cao nhất đến cân bằng sinh thái ở các quốc gia Âu, Mỹ. Nếu chỉ xét trên khía cạnh “độc đáo” thì tất cả các loài cálóc đều có thể nuôi làm cảnh và thực tế diễn ra đúng như vậy. Tuy nhiên, một số loài cálóc có màu sắc rất đẹp, có thể nói là không thua gì các loài cichlid mà ở đây chúng ta có thể liệt kê ra một vài loài tiêu biểu. Chúng đều là các loài phân bố ở lưu vực sông Brahmaputra, phía bắc vùng Assam, Ấn Độ. Đó là các loài Chana barca, kích thước tối đa 90 cm, loài Channa aurantimaculata, kích thước tối đa 40 cm, loài Channa bleheri, kích thước tối đa 20 cm và loài tương tự như Channa bleheri nhưng có vây màu xanh, được lưu hành trên thịtrườngcácảnhvới tên Channa sp. Assam hay “blue bleheri”. Read more: Cálócvớithịtrườngcácảnh | Sinhvatcanh.org . Cá lóc với thị trường cá cảnh Cá lóc thâm nhập thị trường cá cảnh ở châu Âu, châu Mỹ và một số quốc gia ở châu Á như Singapore, Đài Loan và Nhật Bản bởi vì sở thích nuôi cá dữ, cá săn. đến nay cá lóc chiếm một thị phần tương đối khiêm tốn trong toàn bộ thị trường cá cảnh nói chung. Nhìn chung, các loài cá lóc kích thước nhỏ phổ biến trên thị trường cá cảnh hơn là các loài. nhưng có vây màu xanh, được lưu hành trên thị trường cá cảnh với tên Channa sp. Assam hay “blue bleheri”. Read more: Cá lóc với thị trường cá cảnh | Sinhvatcanh.org