KỸ THUẬTGIEOƯƠM VÀ TRỒNGCÂYTRÀMCỪ Tên Việt Nam: TRÀMCỪ (Tràm ta) Tên Khoa Học: Melaleuca cajuputii Họ: Myrtaceae I- Đặc điểm hình thái: - Cây gỗ cao 10-15m, đường kính 20-25cm. Thân hơi vặn, có lớp vỏ màu trắng xám, có thể bóc thành nhiều lớp mỏng. - Lá đơn mọc cách, dày, cứng bóng, màu lục sẩm, hình mác hoặc hình trái xoan hẹp, có 3-7 gân hình cung. - Hoa nhỏ, màu trắng và nhạt, hợp thành bông dài 5-15cm ở đầu cành. - Quả nang hình bán cầu hoặc gần tròn,đường kính 3-4 mm. II- Phân bố điạ lý: - Cây phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Maliaxia, Tân Tây Lan, Ghi Nê, Nigeria. - Tràm là cây ưa sáng hoàn toàn, ưa đất phèn ngập nước 6 tháng trong mùa mưa. Thích hợp trên đất phèn ít và trung bình, có nhiều sét, dẻo, dính. III- Giá trị kinh tế: - Gỗ có dác, lõi ít phân biệt, màu xám hồng. Gỗ dùng làm cọc cừ, dùng trong xây dựng, dụng cụ gia đình và củi đun, băm nhỏ thành gỗ dăm (woodchip) xuất khẩu. - Lá tràm chứa 0,7 % tinh dầu dùng để chế dầu khuynh diệp, làm dầu xoa bóp. Hoa tràm dùng để chế biến dược liệu và nuôi ong lấy mật. - Rừng tràm có tác dụng cải tạo đất , chống phèn hóa. IV- Một số thông số kỹ thuật: - Nơi thu hái: Long An, Kiên Giang. - Phương thức bảo quản : thông thường, khô, thoáng mát ,ở nhiệt độ 25 – 30 o C, giữ hạt được 1-2 năm. Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 15 o C, giữ hạt được 3-4 năm. Hạt không để nơi ẩm thấp dễ thấm nước. - Số hạt trong 1 kg khoảng 1.672.240 hạt V- Kỹthuật gây trồng : 1/ Thu hái và bảo quản hạt giống : Thu hái hạt giống trên những cây tuổi từ 8 đến 20 tuổi , chọn cây thân thẳng đoạn thân dưới cành cao từ 6m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá. Thu hái quả lúc chín chuyển sang vàng nâu. Quả đem về phơi 1-2 nắng (cho hạt tách ra) trên tấm đệm hay bạt nilon, tránh nơi gió mạnh vì hạt rất nhỏ, nhẹ dễ bị bay và tránh ánh nắng quá mạnh làm hại đến hạt. Xong sàng bỏ vỏ trái và để nguội rồi vô bao vải hoặc chum, vại để nơi khô thoáng. 2/ Tạo cây con : 2.1/ Làm đất gieo : Cày bừa và dọn sạch cỏ đất gieo, rồi lên luống và san phẳng mặt luống, có nước lấp xấp như luống gieo mạ. 2.2/ Xử lý hạt: hạt trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO 4 ) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và xử lí nước trong nước ấm 40 o C trong 6 – 8 giờ. Sau khi hạt được vớt ra cho vào túi vải , cẩn thận vì hạt rất nhỏ. 2.3 /Gieo hạt : Gieo khoảng 1 kg / 500m2 , trộn đều với cát hoặc tro bếp để gieo cho đều, tỉ lệ 1 hạt 10 cát hay tro bếp. Khi gieo phải gieo đi, gieo lại để hạt được rãi đều. Gieo xong phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt. Dùng rơm, cỏ khô , lá đã khử trùng che phủ mặt luống, để che nắng. Sau 7-10 ngày cây mạ mọc đều ,bỏ dần lớp phủ ra. Sau một năm cây cao khoảng 0,5- 0,7 m nhổ đem ra trồng. 2.4/Tạo cây con trong bầu : Chuẩn bị bầu đất: Dùng túi bầu nilon có kích thước 6cm x 8cm, 7cmx 12cm , thành phần ruột bầu gồm đất mặt tương đối tốt cộng với 10% phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân rác. Đất được đập, sàng lấy hạt nhỏ trộn đều với phân đổ vào bầu cho thật đầy và xếp thành luống có chiều ngang 0,8-1m, chiều dài tuỳ ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4m. Cấycây con vào túi bầu : Nhổ cây con từ luống gieovà đặt vào khay có một ít nước để tránh cây bị héo do đứt rễ. Dùng que nhỏ để chọc một lỗ ở ruột bầu. Cấycây vào bầu một cách cẩn thận, ở thời điểm này, điều quan trọng là giữ không để cây bị dập nát, rễ cây không bị cong, gãy. Nếu rễ quá dài thì cắt bỏ chỉ còn khoảng 1,5cm. Chăm sóc : Che bóng cây con bằng lưới màu đen 3-5 ngày, thậm chí đến 10 ngày tùy theo thời tiết và khả năng sống của cây. Giảm dần cường độ tưới và che bóng khi cây ổn định dần. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, thời gian để cây con trong bầu và tình trạng sinh trưởng của cây, có thể bón phân NPK, DAP và phân bón lá. Phòng trừ sâu bệnh : cần phải phun thuốc phòng trừ sâu trước và sau khi sâu bệnh phát sinh. Để chống nấm hại cây, cần phải dọn cỏ và phun thuốc chống nấm trên luống và xung quanh luống thường xuyên. Tiêu chuẩn cây con để đem đi trồng : Cây cao 35-50 cm, đường kính gốc khoảng 4mm, có thân thẳng và bộ rễ tốt, cây khỏe mạnh và không sâu bệnh. 3/ Kỹthuậttrồng & chăm sóc rừng : 3.1/ Chuẩn bị đất trồng : - Phải phát dọn thực bì trên mặt đất và đốt sau đó dùng máy cày đề cày lật đất. Hoặc có thể sử dụng máy làm đất có trục quay để dọn và nhận chìm thực bì trong mùa mưa. Cần xử lý thực bì theo cách này khi lập địa ngập nước ở mức 0,4-0,6m. Sau khi loại bỏ thực bì, các loại cỏ rác trôi nổi trên mặt nước cần phải được thu dọn và gom lại để dọc bờ bao của lô trồng rừng. - Làm đất : Nhìn chung có 2 cách làm đất, đó là lên líp và không lên líp. Lên líp có tác dụng rửa phèn và chống ngập lụt. Phương pháp làm đất này tạo cho cây sinh trưởng tốt hơn, nhưng chi phí tốn kém rất nhiều so với chi phí trồng rừng không lên líp. Phương pháp này được lựa chọn tùy thuộc vào khả năng đầu tư. 3.2/ Thiết kế mật độ trồng : Thiết kế trồng rừng: Thông thường thì trồng rừng với mật độ 30.000 – 40.000 cây/ha; thiết kế theo kích thước: 0,73mx0,5m hoặc 0,5m x 0,5m. Sau vài năm tiến hành tỉa thưa, chặt bỏ những cây xấu, cong, nhỏ. Mật độ chừa lại sau khi tỉa 10.000 – 15.000 cây/ha là phù hợp. 3.3/ Trồngcây : Mùa vụ trồng rừng phù hợp là tháng 5-6 (trước mùa lũ) hoặc tháng 11-12 (sau mùa lũ). Đối với cây rễ trần: Cầm cây ở phần thân gần rễ, cắm cây vào đất sâu khoảng 8-10 cm, nén đất ở gốc cây để giúp cây đứng vững. Chú ý, cần phải nhổ cây con ra khỏi vườn ươmvà giâm câytrong nước sạch 7-10 ngày trước khi trồng để cây ra rễ con. Đối với câytrong bầu: Trước khi trồng cần phải tạo lỗ có đường kính rộng khoảng 7-10 cm , sâu 15-20 cm bằng cây nọc gỗ hoặc cái bay xới đất tùy theo đất ướt hay khô. Xé bỏ túi bầu, đặt cây vào hố và lấp đất để cho cây con đứng thẳng. 3.4/ Chăm sóc : - Sau khi trồng 10 – 20 ngày, kiểm tra tỷ lệ sống của cây trồng, nếu tỷ lệ cây sống dưới 80%, nếu chết cục bộ trên 30 m2 thì cần phải trồng dặm. - Trong mùa khô của năm thứ nhất, cần tiến hành làm cỏ cho rừng trồng. Trong điều kiện cho phép, sau khi làm cỏ cần bón phân 75 – 100 kg NPK trên mỗi ha - Trong năm thứ 2, cần tiến hành làm cỏ và tiến hành tỉa cành dưới của cây để thúc đẩy sinh trưởng của cây trồng. - Trong năm thứ 3, không nhất thiết phải làm cỏ. 3.5/ Bảo vệ, phòng chống cháy rừng : - Ngăn chặn trâu bò vào phá hoại câytrồngvà tuyên truyền giáo dục nhân dân xung quanh về ý thức bảo vệ rừng. - Phòng chống cháy rừng bằng cách thường xuyên tuần tra, canh lủa. - Làm đường ranh ngăn lửa, biển báo cấm đốt lửa trong rừng. . KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG CÂY TRÀM CỪ Tên Việt Nam: TRÀM CỪ (Tràm ta) Tên Khoa Học: Melaleuca cajuputii Họ: Myrtaceae I- Đặc điểm hình thái: - Cây gỗ cao 10-15m, đường. ở gốc cây để giúp cây đứng vững. Chú ý, cần phải nhổ cây con ra khỏi vườn ươm và giâm cây trong nước sạch 7-10 ngày trước khi trồng để cây ra rễ con. Đối với cây trong bầu: Trước khi trồng. 15.000 cây/ ha là phù hợp. 3.3/ Trồng cây : Mùa vụ trồng rừng phù hợp là tháng 5-6 (trước mùa lũ) hoặc tháng 11-12 (sau mùa lũ). Đối với cây rễ trần: Cầm cây ở phần thân gần rễ, cắm cây vào đất