Phòng trừsâuđụcthân ngô Ở nước ta sâu đụcthânngô (bắp) thường gây hại rất nặng cho bắp quanh năm và ở mọi vùng trồng bắp. Ở khu vực ĐBSCL sâu thường tập trung hại nặng vào vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 9 vì vào dịp này thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, lá bắp rậm rạp tạo điều kiện cho sâu phát triển. Sâuđụcthân gây hại cho cây bắp từ giai đoạn cây được 1 tháng đến suốt thời kỳ sinh trưởng cho đến kỳ thu hoạch. Bị hại nhiều nhất là từ khi cây trổ cờ đến hình thành bắp. Ruộng bắp bị sâuđụcthân nặng làm số cây bị hại có khi lên 80-90%, dẫn đến năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Khi lớn sâuđục vào thân và ăn hết phần mềm trong cây, thải phân ra ngoài qua các vết đục. Thân rỗng làm cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và nước bị nhưng trệ làm cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây sẽ bị gẫy ngang. Cây thường bị gãy ở ngay trên hoặc dưới bắp, nếu cây bị gãy dưới bắp thì cây đó coi như thất thu hoàn toàn. Nếu cây gãy trên bắp sẽ làm bắp kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lương hạt do không còn chất khô quang hợp từ lá vận chuyển về hạt. Khi bắp hình thành, chúng cắn râu làm quá trình thụ phấn bị ảnh hưởng và chui vào bắp cắn phá khiến bắp bị cong queo, hạt không chắc. Thành trùng cái sâuđụcthân dài khoảng 12-15 mm, sải cánh rộng 25-30 mm, cánh trước mầu vàng nhạt. Con trưởng thành đực nhỏ hơn, mầu nâu đến nâu vàng. Ban ngày thường ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non và hoạt động về đêm. Con cái đẻ trứng thành từng ổ ở mặt sau của những lá bánh tẻ gần gân chính, mỗi ổ có vài chục trứng, đôi khi lên đến hàng trăm trứng. Một con cái có thể đẻ đến hàng ngàn trứng, khi mới đẻ trứng có mầu trắng sữa. Trứng sâu nở sau một tuần, trứng thường nở vào buổi sáng. Khi còn nhỏ sâu non cắn nõn lá non hay cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau. Nếu bị hại nặng sẽ làm rách lá. Khi sâu lớn chui vào thân cây và ăn phần mô mềm trong thân và thải phân ra ngoài , chúng làm thân cây bị rỗng. Quan sát trên cây ngô sẽ thấy nhiều lỗ thủng sâu chui vào kèm theo nhiều cục phân sâu thải ra bám quanh lỗ thủng. Sâu non của loài sâu này có 5 tuổi. Khi gần hóa nhộng sâu dài trên 20 mm, chúng hóa nhộng ở trong đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp, lá bao. Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra đồng ruộng nếu thấy mật độ trứng cao (khoảng 0,3-0,4 ổ/m2) thì nên dùng một trong số các loại thuốc sau: Sherpa 0,1%, Sumidicin 0,1%, Nuvacron polytril 440 Regent 800WG 0,08-0,12% hoặc một số thuốc đặc hiệu khác để phun với liều lượng 0,5-1 lít/ha. Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Ngô, nếu mức hại của sâu chưa đến ngưỡng thì không phải trừ bằng thuốc hóa học mà có thể đi bắt bằng tay. Nếu mức hại đã quá ngưỡng cho phép (cấp hại 5, số lá bị hại 4, đường kính lỗ đục 5mm, điểm 2,25) thì có thể phun Nuvacron 0,1-0,15% để diệt sâu, song phải phun trước khi ngô trổ cờ ít nhất 10 ngày (trong trường hợp để giống). Tốt nhất cần xác định thời điểm sâu nở để phun thuốc có hiệu quả nhất. Trong trường hợp ngô thu hoạch để làm rau thì ngừng phun thuốc trước khi ngô nhú bắp ít nhất 5-10 ngày. - Luân canh với cây trồng nước như lúa, các loại rau trồng nước để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu trên đồng ruộng. Ở những vùng thường xuyên bị sâu gây hại nặng nên chọn những giống ngô có khả năng ít bị nhiễm sâuđụcthân - Không nên trồng nhiều vụ bắp liên tục trong năm để cắt đứt vòng đời của sâu. Không trồng bắp cùng với những cây ký chủ khác như kê, cao lương, đay… trên một cánh đồng vì sẽ luôn duy trì nguồn sâu trên đồng. - Sau khi thu hoạch, sử dụng thân cây ngô cho trâu bò ăn, làm chất đốt càng sớm càng tốt, để tiêu diệt những con sâu, con nhộng còn nằm bên trong thân cây, hạn chế sâu truyền qua vụ sau. - Ngắt ổ trứng sâu trên ruộng rồi tiêu hủy. . Phòng trừ sâu đục thân ngô Ở nước ta sâu đục thân ngô (bắp) thường gây hại rất nặng cho bắp quanh năm và ở mọi vùng trồng bắp. Ở khu vực ĐBSCL sâu thường tập trung hại. bị sâu đục thân nặng làm số cây bị hại có khi lên 80-90%, dẫn đến năng suất bị giảm sút nghiêm trọng. Khi lớn sâu đục vào thân và ăn hết phần mềm trong cây, thải phân ra ngoài qua các vết đục. . sẽ làm rách lá. Khi sâu lớn chui vào thân cây và ăn phần mô mềm trong thân và thải phân ra ngoài , chúng làm thân cây bị rỗng. Quan sát trên cây ngô sẽ thấy nhiều lỗ thủng sâu chui vào kèm theo