BệnhđậucừuvàđậudêBệnhđậu ở dê, cừu là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh của cừuvàdê với đặc trưng là sốt cao, tiết dịch ở mắt và mũi, các mụn đậu xuất hiện ở nhiều chổ trên da mặt và niêm mạc miệng, mũi. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Tên khoa học là bệnhđậucừuvàđậudê (sheep and goat pox) viết tắt theo tiếng Anh là SGPX. Trong bài viết này xin viết tắt là BệnhĐậu Dê. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1. Nguyên nhân gây bệnh BệnhĐậu Dê là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, được Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A-bảng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Pháp lệnh thú y Việt Nam xếp bệnh vào danh mục các bệnh truyền nguy hiểm phải công bố dịch. Bệnh do chủng vi-rút thuộc giống Capripoxvirus, họ Poxviridae gây nên bệnh với các thể từ cấp tính đến mãn tính. Vi-rút này có thể gây chéo và gây bệnh cho hai loài dêvà cừu. Capripoxvirus khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử có kích thước hạt vi rút khoảng 300×270×200nm, lõi hình dùi trống, hai thể bên chạy dọc theo lõi, bên ngoài hạt vi-rút được bao bọc bởi lớp vỏ lipid kép bên trên có các sợi protein. Vi-rút đậudê chứa hệ gen cấu trúc AND xoắn kép, trọng lượng khoảng 73-91Mda. 2. Triệu chứng vàbệnh tích Thời gian ủ bệnh ở dê, cừu là 5-7 ngày, nhưng cũng có thể đến 21 ngày. Dê, cừubệnh thể hiện: sốt cao 40-41°C, kéo dài 3-5 ngày. Chảy nước mắt và dịch mũi, kém ăn, nằm một chổ . Trên da mặt xuất hiện các mụn nhỏ như hạt đỗ, hạt ngô, lúc đầu nhỏ, sau mọng trắng vỡ loét ra, chảy dịch, đóng vảy nâu đen (Vảy đậu ), vảy bong ra để lại vết sẹo đỏ. Các mụn đậu lại mọc lên đám da khác. Quá trình này dễ quan sát ở những vùng da bị rụng lông, niêm mạc đường tiêu hóa, đường hô hấp. Con vật có thể phục hồi trong vòng 3-4 tuần, tuy nhiên các vết sẹo vẫn còn tồn tại trong thời gian dài (2-3 tháng). Vẩy đậu trên cơ thể con bệnh có thể mang mầm bệnh trong nhiều tháng sau đó. Bệnh xảy ra trầm trọng hơn trên các cá thể có sức đề kháng yếu như: động vật non, động vật già hay con cái đang tiết sữa. Biến chứng thường gặp: các mụn đậu mọc ở kết mạc mắt khi vỡ ra có thể làm cho dê, cừu bị mù. Mụn đậu mọc ở niêm mạc, mũi và khí quản, gây viêm màng giả, có thể làm cho dê, cừu thở khó, suy hô hấp. Mụn đậu mọc ở quanh nuốm vú, gây lở loét quanh nuốm vú. Nếu có nhiểm trùng thứ phát do các loại tạp khuẩn thì các mụn loét mưng mủ, vỡ loét lâu thành vết thương. Dêcừu mang thai thường sẩy thai khi bị bệnh đậu. Một số dê, cừu non mắc bệnh còn thấy: ỉa chảy nặng, chết nhanh khi virut đậu tác động đến niêm mạc ruột. 3. Cách lây lan Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa động vật mẫn cảm với động vật mang mầm bệnh. Động vật mắc bệnh bài thải vi-rút qua vẩy đậu khô, nước mũi, nước bọt và phân. Thời gian bài thải vi-rút có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Thêm nữa, các vết xước trên da hay vết do côn trùng đốt (ví dụ: ruồi Stomoxys calcitrans) cũng là nơi vi rút đậudê thâm nhập vào cơ thể vật chủ. Các vi rút đậudê có sức đề kháng cao với nhiệt độ (bất hoạt ở 56oC trong 2 giờ) và các hóa chất thông thường khác nhưng có thể sống sót trong một thời gian dài trên vật chủ hay ngoài môi trường (chúng có thể tồn tại 6 tháng trên nền chuồng và 3 tháng trong vẩy mụn khô nằm trên lông da của con vật bị bệnh). Vi-rút cũng có thể được phát tán qua quần áo bảo hộ và các dụng cụ chăn nuôi. Chưa có bằng chứng về sự truyền lây vi-rút đậudê qua tinh dịch hoặc phôi thai. Dê, cừu khoẻ khi hít thở phải không khí có mầm bệnh. Vi-rút xâm nhập vào súc vật qua niêm mạc mũi miệng. Bệnh thường phát sinh vào đầu mùa xuân, đầu mùa mưa khi thời tiết bắt đầu ấm áp và ẩm ướt. . Bệnh đậu cừu và đậu dê Bệnh đậu ở dê, cừu là một bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh của cừu và dê với đặc trưng là sốt cao, tiết dịch ở mắt và mũi, các mụn đậu xuất hiện ở. xin viết tắt là Bệnh Đậu Dê. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Đậu Dê là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, được Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A-bảng các bệnh truyền nhiễm. Vi-rút đậu dê chứa hệ gen cấu trúc AND xoắn kép, trọng lượng khoảng 73-91Mda. 2. Triệu chứng và bệnh tích Thời gian ủ bệnh ở dê, cừu là 5-7 ngày, nhưng cũng có thể đến 21 ngày. Dê, cừu bệnh