Trước xu hướng này, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì ngoài nhiệm vụ tăng lợi nhuận, duy trì tăng trưởng dài hạn còn phải tuân theo những chuẩn mực về trách nhiệm xã hội liên
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHỆP TRONG VIỆC BẢO VỆ AN NINH MÔI TRƯỜNG
Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) ra đời vào năm 1953 trong cuốn sách của H.R.Bowen với nhan đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội Kể từ đó, chủ đề này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái quản trị “đại diện” và “đa bên” trong quản trị công ty; trên bình diện lớn hơn, đây là sự tranh chấp giữa chủ nghĩa tƣ bản tự do (bảo thủ, cánh hữu) và chủ nghĩa tƣ bản xã hội (dân chủ, cánh tả) Nội dung chính của cuộc tranh luận xoay quanh hai vấn đề then chốt trong CSR là: (i) bản chất của doanh nghiệp hiện đại, và (ii) mối quan hệ ba bên: doanh nghiệp - xã hội - nhà nước
Trường phái phản đối trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho rằng các chương trình của doanh nghiệp lấy tên “trách nhiệm xã hội” chỉ là những chương trình truyền thông với mục tiêu cuối cùng vẫn là vì lợi nhuận của doanh nghiệp mà thôi Những người ủng hộ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bác bỏ toàn bộ những lập luận trên Nhƣng họ đƣa ra một lập luận khác cũng hết sức thuyết phục là bản thân công ty khi đi vào hoạt động đã là một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi trường, do đó có thể tác động tiêu cực tới xã hội và môi trường Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình trước xã hội Henry Mintzberg đã lấy ví dụ công ty Dow Chemicals quyết định bán chất Napalm cho quân đội Mỹ để sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, để lại hậu quả nặng nề cho hàng triệu nạn nhân chất độc da cam Có thể nói bản chất của doanh nghiệp không thể chỉ vì lợi nhuận mà doanh nghiệp ngay từ đầu đã đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn
Một số học giả cho rằng doanh nghiệp có thể hoạt động vì lợi nhuận nhƣng cần bù đắp lại chi phí xã hội, cũng như “trả tiền” cho các dịch vụ công mà doanh nghiệp hưởng lợi thông qua việc đóng thuế, chúng ta sẽ thấy những ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội mà doanh nghiệp gây ra có thể lớn hơn rất nhiều lần lợi ích mà công ty này mang lại từ tiền thuế hay tạo việc làm (như trường hợp công ty Vedan) Nhà quản trị với tư cách là người quản lý doanh nghiệp cần thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì nghĩa vụ và lợi ích của chính doanh nghiệp mình Trách nhiệm của họ không phải là việc quyết định điều gì tốt hay xấu cho xã hội, mà là đáp ứng những điều mà xã hội mong muốn và trông đợi ở doanh nghiệp nhƣ một thành viên đầy đủ trong đó CSR chính là lực cản cuối cùng giúp giữ doanh nghiệp không đi quá đà vì lợi ích kinh tế mà vi phạm các chuẩn mực đạo đức (vốn không phải lúc nào cũng đƣợc thể hiện đầy đủ bằng các quy định pháp luật), bỏ quên những tác động tiêu cực của mình đến các thành phần khác trong xã hội
Thực hiện trách nhiệm xã hội cũng góp phần giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững Thực tế cho thấy người tiêu dùng và nhà đầu tư ngày càng tính đến các tiêu chí thành tích của công ty về đạo đức, lao động, môi trường, xã hội trong các quyết định tiêu dùng hay đầu tƣ của mình Hơn thế nữa, không chỉ liên quan đến tính cạnh tranh, CSR còn liên quan trực tiếp đến tính bền vững của công ty Những vụ đổ vỡ của tập đoàn Enron, công ty kiểm toán Arthur Anderson, hoặc ngay vụ các cây xăng gian lận bị rút giấy phép là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy rằng thiếu CSR, doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị trường và cộng đồng doanh nghiệp Chính vì vậy mà tổ chức ISO đã xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 26000 (ra đời năm
2010) về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như một tài liệu hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội
Tại Việt Nam, bên cạnh các dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ về xây dựng và nâng cao năng lực thực hiện CSR cho các Doanh nghiệp Việt Nam, giới nghiên cứu cũng bắt đầu có những bài viết, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này Nigel Twose và Tara Rao (2003) đã thực hiện một báo cáo có tiêu đề “Thúc đẩy sự cam kết của chính phủ các quốc gia đang phát triển đối với trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp: Kết luận và kiến nghị từ Việt Nam” Shizuo Fukada (2007) đã có nghiên cứu về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp tại Việt nam, thực trạng, tầm nhìn và thách thức đối với các Doanh nghiệp Nhật Bản, trong khi Nguyễn Ngọc Thắng (2010) đã có nghiên cứu về vấn đề gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trong đó, tác giả đã chỉ ra các xu thế của CSR và hướng dẫn việc lồng ghép các hoạt động quản trị nhân sự với thực hiện trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008) cũng đã có bài viết về Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối CSR ở Việt nam, đăng trên tạp chí Quản lý Kinh tế số 23 Tại đó, các tác giả lƣợc lại các cuộc tranh luận về CSR và quá trình hình thành khái niệm CSR, điểm lại một số thực trạng thực hiện CSR tại Việt nam Các tác giả cũng chỉ ra những tồn tại và yêu cầu đổi mới trong tư duy quản lý nhà nước về CSR tại Việt Nam
Bên cạnh những công trình kể trên, một số tác giả khác với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tuy nhiên các công trình này hầu hết chƣa đi sâu vào nghiên cứu từng khía cạnh cụ thể của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cụ thể là 7 khía cạnh đƣợc đề cập trong Tiêu chuẩn ISO 26000:2010 Những kết quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thành luận văn này và trong những công trình nghiên cứu của mình về sau
1.1.2 Xu hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa khiến cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào đều có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập để biết về mọi thông tin về các quyết định và các hoạt động của các doanh nghiệp Điều này cũng có nghĩa là các quyết định và các hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị giám sát một cách kỹ lƣỡng bởi nhiều bên liên quan Việc này khiến cho các doanh nghiệp cần tìm ra đƣợc những cách thức để triển khai công việc và giải quyết vấn đề sao cho an toàn và có lợi nhất trước sự phán xét của công chúng thế giới Chính sách hoặc thực tiễn áp dụng của các doanh nghiệp tại các địa điểm khác nhau có thể dễ dàng đƣợc so sánh Bên cạnh đó, hội nhập và toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp phụ thuộc nhau không chỉ ở góc độ địa lý mà còn do tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Điều này khiến cho các vấn đề xảy ra trên phạm vi thế giới đều có thể ảnh hưởng đến những doanh nghiệp cụ thể, ở những địa chỉ cụ thể Điều quan trọng là các tổ chức, doanh nghiệp cần xác định đƣợc rõ các trách nhiệm xã hội của mình mà không cần phân biệt hoàn cảnh xã hội hoặc trình độ phát triển kinh tế Các công cụ như Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Tuyên bố Johannesburg về Phát triển bền vững, các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Tuyên bố ILO về các nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm việc đã nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau trên toàn thế giới này
Trong những thập kỷ gần đây, toàn cầu hóa đã dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của các tổ chức khác nhau - bao gồm cả những tổ chức của khu vực tƣ nhân, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức chính phủ đối với cộng đồng và môi trường Trong thời gian của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, tổ chức nên tìm cách duy trì hoạt động của họ liên quan đến trách nhiệm xã hội Cuộc khủng hoảng nhƣ vậy có tác động đáng kể đến các nhóm có lợi ích dễ bị tổn thương, và do đó cho thấy một nhu cầu lớn hơn đối với trách nhiệm xã hội tăng lên Sự mong đợi của xã hội về việc thực hiện của các doanh nghiệp tiếp tục phát triển Một số lƣợng ngày càng tăng của các tổ chức đƣợc giao tiếp với các bên liên quan của họ, bao gồm cả việc lập các báo cáo trách nhiệm xã hội, để đáp ứng nhu cầu của họ để biết thông tin về hoạt động của doanh nghiệp Chính vì vậy mà CSR đã trở thành một phong trào thực thụ và trưởng thành, phát triển rộng khắp thế giới Hàng vạn bài báo, nghiên cứu, sách, tạp chí, diễn đàn, trang web của các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, doanh nghiệp, nhà tƣ vấn, báo chí và chính phủ nói về chủ đề CSR
Thực tế cho thấy, người tiêu dùng tại các nước Âu-Mỹ hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty làm ra sản phẩm đó, có thân thiện với môi trường sinh thái, cộng đồng, nhân đạo, và lành mạnh Nhiều phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và môi trường phát triển rất mạnh, chẳng hạn nhƣ phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì nhằm vào các công ty sản xuất đồ ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong trào thương mại công bằng FairTrade (bảo đảm điều kiện lao động và giá mua nguyên liệu của người sản xuất ở các nước thế giới thứ 3), phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng lông thú, tẩy chay sản phẩm bóc lột lao động trẻ em (nhằm vào công ty Nike, Gap), phong trào tiêu dùng theo lương tâm
Trước áp lực từ xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa trách nhiệm xã hội vào chương trình hành động của mình một cách nghiêm túc Rất nhiều chương trình đã đƣợc thực hiện nhƣ tiết kiệm năng lƣợng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, năng lượng mặt trời, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn nhân thiên tai, thành lập quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống Aids và các bệnh dịch khác ở các nước nhiệt đới, đang phát triển Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này nhƣ TNT, Google, Intel, Unilever, CocaCola, GE, Nokia, HSBC, Levi Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, DuPont, Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap, BP, ExxonMobil… Hơn nữa, hầu hết các công ty đa quốc gia đều xây dựng các bộ quy tắc ứng xử (code of conduct) có tính chất chuẩn mực áp dụng đối với nhân viên của mình trên toàn thế giới Lợi ích đạt đƣợc qua những cam kết CSR đã đƣợc ghi nhận Không những hình ảnh công ty được cải thiện trong mắt công chúng và người dân địa phương giúp công ty tăng doanh số bán hàng hay thực hiện các thủ tục đầu tư đƣợc thuận lợi hơn, mà ngay trong nội bộ công ty, sự hài lòng và gắn bó của nhân viên với công ty cũng tăng lên, cũng như các chương trình tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí hoạt động cho công ty không nhỏ Vì vậy, CSR đã có chỗ đứng khá vững chắc trong nhận thức của giới doanh nghiệp Một số trung tâm, viện nghiên cứu về trách nhiệm doanh nghiệp đã được các trường đại học ở Mỹ thành lập 78% sinh viên ngành quản trị doanh nghiệp cho rằng chủ đề CSR nên đƣợc đƣa vào các chương trình giảng dạy
1.1.3 Quá trình hình thành nội hàm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thực tế cho thấy sự kỳ vọng của xã hội ở mỗi thời kỳ sẽ quyết định nội hàm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và do đó có thể thay đổi theo thời gian Chính vì vậy mà khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm mở, đƣợc điều chỉnh và thay đổi theo thời gian Lịch sử ghi nhận trách nhiệm xã hội đƣợc sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 70, mặc dù nhiều khía cạnh khác nhau của trách nhiệm xã hội đã là chủ đề hành động của các tổ chức và chính phủ ngay từ cuối thế kỷ 19 và thậm chí còn sớm hơn Ban đầu, trách nhiệm xã hội ban đầu chỉ đƣợc tập trung cho giới kinh doanh Giờ đây, thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” trở nên quen thuộc với mọi người hơn là thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” Việc thực hiện trách nhiệm xã hội đƣợc coi là góp phần vào chiến lƣợc phát triển bền vững của doanh nghiệp
Theo thời gian, khái niệm CSR đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển với những nội hàm khác nhau hoặc đƣợc bổ sung dần theo thời gian Hoặc thậm chí, tùy theo mỗi tổ chức, công ty, chính phủ, họ có những nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình Keith Davis (1973) đƣa ra một khái niệm khá rộng “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vƣợt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ” Khái niệm này đã chỉ đƣợc ra CSR là kỳ vọng của xã hội (gián tiếp thừa nhận tiêu chuẩn cho CSR có thể thay đổi) Tuy nhiên, khái niệm này còn khá mơ hồ khiến cho các tổ chức, Doanh nghiệp khó có căn cứ và định hướng để thực hiện Trong khi đó, Carroll (1999) cho rằng CSR còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức, và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định.”
Hình 2: Mô hình kim tự tháp CSR của Carroll
Theo mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (1999), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện:
(i) Trách nhiệm kinh tế - tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải đƣợc đặt lên hàng đầu Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp
(ii) Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản “khế ƣớc” giữa doanh nghiệp và xã hội Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng đƣợc các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội
TỪ THIỆN ĐẠO ĐỨC PHÁP LÝ KINH TẾ mong đợi ở họ Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR
(iii) Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị đƣợc xã hội chấp nhận nhưng chưa được “mã hóa” vào văn bản luật Thông thường, luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánh các thay đổi trong các quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn mới Hơn nữa, trong đạo đức xã hội luôn tồn tại những khoảng “xám”, đúng - sai không rõ ràng; mà khi các cuộc tranh luận trong xã hội chƣa ngã ngũ, chúng chƣa thể đƣợc cụ thể hóa vào luật Cho nên, tuân thủ pháp luật chỉ đƣợc coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhƣng lại chính là trung tâm của CSR
Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường
2.1 Giới thiệu chung về huyện Hoài Đức
Huyện Hoài Đức với diện tích 82,38 km2, dân số năm 2014 là 213.336 người, mật độ dân số 25,9 người/ha, cao hơn mật độ trung bình của Hà Nội, nằm ở vị trí trung tâm “Hà Nội mới” và nằm về phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội Huyện có vị trí địa lý: phía Bắc giáp với Huyện Đan Phƣợng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm; phía Tây giáp Huyện Quốc Oai và Phúc Thọ; phía Nam giáp với Quận Hà Đông và huyện Quốc Oai; phía Đông giáp Quận Hà Đông và Nam Từ Liêm Huyện Hoài Đức đƣợc chia thành 19 xã và 01 thị trấn bao gồm: Thị trấn Trạm Trôi, xã Đức Thƣợng, xã Đức Giang, xã Kim Chung, xã Di Trạch, xã Vân Canh, xã Sơn Đồng, xã Minh Khai, xã Dương Liễu, xã Cát Quế, xã Yên Sở, xã Đắc Sở, xã Tiền Yên, xã Song Phương, xã Lại Yên, xã An Khánh, xã An Thượng, xã Vân Côn, xã Đông La và xã
Huyện Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông đƣợc phân thành 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy Vùng bãi bao gồm diện tích chủ yếu của 10 xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, Vân Cồn Địa hình vùng này do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sống Đá nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 – 9,0 m và có xu hướng dốc từ đê ra sông Trong khi vùng nội đồng bao gồm một phần diện tích của các xã ven sống Đáy và toàn bộ diện tích của 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, Đức Thƣợng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, Yên Khánh, La Phù Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 – 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ.
THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Giới thiệu chung về huyện Hoài Đức
Huyện Hoài Đức với diện tích 82,38 km2, dân số năm 2014 là 213.336 người, mật độ dân số 25,9 người/ha, cao hơn mật độ trung bình của Hà Nội, nằm ở vị trí trung tâm “Hà Nội mới” và nằm về phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội Huyện có vị trí địa lý: phía Bắc giáp với Huyện Đan Phƣợng, Phúc Thọ và quận Bắc Từ Liêm; phía Tây giáp Huyện Quốc Oai và Phúc Thọ; phía Nam giáp với Quận Hà Đông và huyện Quốc Oai; phía Đông giáp Quận Hà Đông và Nam Từ Liêm Huyện Hoài Đức đƣợc chia thành 19 xã và 01 thị trấn bao gồm: Thị trấn Trạm Trôi, xã Đức Thƣợng, xã Đức Giang, xã Kim Chung, xã Di Trạch, xã Vân Canh, xã Sơn Đồng, xã Minh Khai, xã Dương Liễu, xã Cát Quế, xã Yên Sở, xã Đắc Sở, xã Tiền Yên, xã Song Phương, xã Lại Yên, xã An Khánh, xã An Thượng, xã Vân Côn, xã Đông La và xã
Huyện Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam và Tây sang Đông đƣợc phân thành 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy Vùng bãi bao gồm diện tích chủ yếu của 10 xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, Vân Cồn Địa hình vùng này do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sống Đá nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 – 9,0 m và có xu hướng dốc từ đê ra sông Trong khi vùng nội đồng bao gồm một phần diện tích của các xã ven sống Đáy và toàn bộ diện tích của 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, Đức Thƣợng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, Yên Khánh, La Phù Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 – 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ
2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội
Khu vực kinh tế nông nghiệp: Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt Cụ thể, cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt của huyện được chuyển dịch theo đúng hướng là giảm dần diện tích cây lương thực có hiểu quả kinh tế thấp để thay thế bằng cây rau quả, hoa, cây ăn quả có hiểu quả kinh tế cao hơn Huyện đã triển khai thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng chuyên canh rau an toàn, hoa cây cảnh và cây ăn quả có giá trị cao như cam canh, bưởi Diễn, nhãn muộn… Trong khi ngành chăn nuôi là thế mạnh của huyện, chủ yếu là chăn nuôi lợn Những năm gần đây mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô lớn được nhân rộng và phát triển Ngành lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với nghành nông nghiệp
Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng: Nhìn chung, tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng khá cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, chƣa tạo đƣợc mối quan hệ để cùng phát triển, chƣa phát huy đƣợc thế mạnh về phát triển công nghiệp của địa phương Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, thiếu lao động có trình độ cao Một số cụm điểm công nghiệp, làng nghề của huyện nhƣ sau:
Khu vực làng nghề: toàn huyện có 51 làng nghề, trong đó có 12 làng nghề đƣợc thành phố công nhận đạt đủ các tiêu chí nhƣ làng nghề ở các xã: La Phù, Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai, Đức Giang, An Thượng, Sơn Đồng … làm các nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt, in, nghề bánh, bún… Một số ngành nghề cơ sở sản xuất đồ uống, mộc, cơ khí nằm xen kẽ trong các khu dân cƣ cũng góp phần phát triển công nghiệp làng nghề của huyện
2.1.2 Tình hình thực hiện bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực bảo vệ môi trường
Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường của huyện: Thực hiện Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ và Thông tƣ liên tịch số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của cơ quan nhà nước về môi trường huyện Hoài Đức đã được củng cố và tăng cường cụ thể:
+ Tại cấp huyện: Phòng tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu UBND huyện Hoài Đức đã phân công 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực môi trường Đối với phòng Tài nguyên và Môi trường, đồng chí trưởng phòng phụ trách chung và phụ trách lĩnh vực môi trường, có 02 đồng chí chuyên viên được đào tạo lĩnh vực chuyên môn về môi trường được phân công nhiệm vụ tham mưu, giúp việc về lĩnh vực môi trường trên địa bàn huyện và 02 đồng chí kiêm nghiệm làm nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường
+ Tại cấp xã: Hiện tại có 19 xã và 01 thị trấn của huyện đều đã đƣợc bố trí đủ mỗi đơn vị một phó Chủ tịch và 01 cán bộ làm công tác quản lý môi trường kiêm nhiệm các nhiệm vụ về địa chính, xây dựng và đô thị Tuy nhiên các cán bộ chủ yếu được đào tạo chính quy về môi trường Do đó trình độ cán bộ còn hạn chế nên hiểu quả công việc chƣa cao Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức đã phân cấp quản lý Nhà nước về môi trường cho phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện một số nội dung quản lý Nhà nước về môi trường đảm bảo thực hiện hiểu quả và kịp thời công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức
Về mặt thể chế chính sách: UBND huyện đã thực hiện chính sách trong công tác bảo vệ môi trường như:
+ Đã hoàn thiện cơ chế, chính sách lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững Tiến hành xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát, hiểu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
+ Thúc đẩy nhanh, mạnh việc áp dụng các cơ chế, công cụ kinh tế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường nhằm điều tiết vĩ mô các hoạt động phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, đặc biệt là các công cụ thuế, phí, kỹ quỹ, chi trả dịch vụ môi trường, tài khoản vốn tự nhiên…Thiết lập cơ chế giải quyêt tranh chấp, bồi thường thiệt hại về môi trường; tăng cường thực thi các chính sách ưu đãi, trợ giá, hỗ trợ về đất đai, tài chính, tín dụng cho các hoạt động bảo vệ môi trường
+ Tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương, từ cấp phường theo hướng nâng cao năng lực thực thi pháp luậnt về bảo vệ môi trường
+ Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kiến thức quản lý, ngoại ngữ đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường Phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường
+ Trên cơ sở quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường, khẩn trương củng cố hoản chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, từng bước đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm tăng cường năng lực quan trắc, phân tích môi trường, xây dựng cơ sở dự liệu môi trường; cung cấp kịp thời chính xác, đầy đủ các thông tin môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường
Nguồn lực bảo vệ môi trường: Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, theo quyết định số 9998/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND huyện Hoài Đức về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2017, theo đó kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2017 của quận được phân bổ là 19,5 tỉ đồng và thực hiện theo 02 nguồn phân bổ gồm: (i) Kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động thu gom vận chuyển và xử lý rác thải, vệ sinh môi trường: 17,3 tỉ đồng; (ii) Kinh phí sự nghiệp môi trường phân bố cho sự nghiệp môi trường chung, sử dụng để thực hiện các kế hoạch môi trường thường niên; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; công tác thanh tra, kiểm tra, lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận; công tác tập huấn: 2,2 tỉ đồng
Đánh giá chung kết quả đạt đƣợc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh đó, hiện có nhiều cơ quan quản lý về môi trường, không dưới 20 luật và quy định dưới luật liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, hơn 50 quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực môi trường và các hiệp định thương mại tự do đang đƣợc thúc đẩy trong khu vực Các quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Thanh kiểm tra, Luật Thuế bảo vệ môi trường và rất nhiều Nghị định, Thông tư, và các văn bản của huyện Hoài Đức khiến doanh nghiệp lúng túng trong áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường Nhiều doanh nghiệp lo lắng không biết mình đã thực hiện đúng các quy định pháp luật về môi trường hay chưa?
Mặc dù hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức các lớp tập huấn pháp luật và quy định bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện Hoài Đức ít đƣợc tiếp cận đƣợc các lớp này Hơn nữa, các lớp tập huấn này mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến quy định pháp luật mà chƣa đi sâu vào hướng dẫn thực thi tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường Kinh phí của huyện Hoài Đức cũng chỉ dừng lại phục vụ cho việc tuyên truyền doanh nghiệp bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, một số các doanh nghiệp đã đề xuất những khuyến nghị về việc cơ quan chức năng khi ban hành các quy định về bảo vệ môi trường cần sâu sát với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp
2.4 Đánh giá chung kết quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường
Về chủ trương, cơ chế, chính sách: các chủ trương, cơ chế, chính sách kế hoạch về công tác bảo vệ môi trường đã được UBND huyện Hoài Đức ban hành và thực hiện liên tục từ năm 2008 đến nay UBND huyện Hoài Đức đã thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện Bên cạnh việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm, đoàn kiểm tra tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước nên ý thức của các đơn vị đã từng bước có sự chuyển biến Một số đơn vị đã chủ động liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước theo quy định
Về các đề án, dự án, nhiệm vụ có liên quan về công tác bảo vệ môi trường: (i) UBND huyện đã triển khai thực hiện lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường huyện năm 2017 theo quy định của Thông tƣ 19/2016/BTNMT ngày 24/08/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; (ii) UBND huyện cấp xác nhận các kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trên địa bàn huyện dưới sự tham mưu của phòng Tài nguyên và Môi trường
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát môi trường: Phòng Tài nguyên và Môi trường đã chủ động rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Trong đó lập biên bản xử phạt các đơn vị làm sai Luật Bảo vệ môi trường Ngoài ra còn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội, cảnh sát môi trường kiểm tra hàng chục các cơ sở khác trên địa bàn về việc thực hiện luật bảo vệ môi trường tại các đơn vị
Các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường: (i) Tuyên truyền các hoạt động pháp luật về bảo vệ môi trường trên hệ thống loa phát thanh, các băng rôn ápphíc tuyên truyền về môi trường của các phường trên địa bàn huyện vào dịp hưởng ứng ngày môi trường thế giới mùng 5/6; (ii) Cán bộ môi trường cấp huyện, phường được tham gia lớp tập huấn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường do UBND huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tổ chức, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; (iii) Doanh nghiệp và người dân đã có ý thức trong việc vứt rác, thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định trên địa bàn huyện
Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cũng đã nhận thức đƣợc việc thực hiện tốt nhiệm vụ về bảo vệ môi trường sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập vào các thị trường quốc tế và đảm bảo sự phát triển bền vững Khảo sát cho thấy doanh nghiệp trên địa bàn huyên đã chú ý đến việc kiểm soát nước thải ra môi trường, quản lý và xử lý rác thải một cách có trách nhiệm đối với môi trường, và chú trọng thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Một số công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải và sử dụng những hóa chất theo tiêu chuẩn của Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế
Thông qua việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp, kết quả khảo sát và phỏng vấn, tác giả thấy công tác bảo vệ môi trường của huyện đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn huyện Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:
+ Các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh phòng ngừa ô nhiễm chỉ ở mức trung bình, trong đó vấn đề “Doanh nghiệp chú ý đến việc kiểm soát nước thải ra môi trường” có điểm đánh giá trung bình thấp nhất, điều đó thể hiện các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, điều này dẫn đến thực tế các kết quả phân tích và quan trắc nguồn nước mặt, nước ngần đều bị ô nhiễm với kết quả vƣợt mức cho phép
+ Các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh sử dụng tài nguyên bền vững cho kết quả trung bình, đặc biệt là vấn đề “Doanh nghiệp khuyến khích bảo tồn, giảm sử dụng và tái sử dụng nước trong các hoạt động của doanh nghiệp” có điểm đánh giá trung bình thấp nhất đạt mức đánh giá trung bình (3,1 điểm) Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp chỉ sử dụng nguyên liệu cho sản xuất mà không quan tâm đến sử dụng tiết kiệm tài nguyên, và tái sử dụng tại nguyên trên cơ sở phục hồi tài nguyên nhất là tài nguyên nước
+ Các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, và khôi phục môi trường sống tự nhiên là trung bình với điểm đánh giá là 3.15 Trong đó, tiêu chí” Doanh nghiệp tham gia bảo vệ và khôi phục các dịch vụ của hệ sinh thái, hấp thụ ô nhiễm và rác thải.” có điểm đánh giá trung bình thấp nhất là 3,0 điểm Điều này thể hiện doanh nghiệp chƣa quan tâm đến bảo vệ môi trường, khôi phục môi trường tự nhiên rất hạn chế
+ Công tác truyền thông về môi trường mặc dù đã được triển khai nhưng nhìn chung nhận thức của doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và cộng đồng dân cƣ về công tác bảo vệ môi trường còn chưa chuyên nghiệp, chưa đồng đều, chưa sâu rộng, và còn nhiều mặt hạn chế;
+ Chưa có chính sách khuyến khích/ khen thưởng những doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất có ý thức/ nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa huy động được vốn xã hội hóa;
+ Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội chƣa lồng ghép đầy đủ với quy hoạch bảo vệ môi trường và huy động doanh nghiệp tham gia vào quá trình bảo vệ và cải thiện môi trường trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác về môi trường trên địa bàn huyện chưa được nâng cao kiến thức về chuyên môn nên chưa có những hướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất trên địa bàn trong việc bảo vệ môi trường và áp dụng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường;
+ Chất lượng môi trường không khí ở các khu vực làng nghề, cụm công nghiệp đang có hiện tƣợng ô nhiễm ở các khu vực thi công xây dựng hạ tầng, ô nhiễm môi trường không khí xung quanh do khí thải tại các doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất/ lò hơi đốt than trong các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm Ô nhiễm hợp chất hữu cơ trong không khí tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng;
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA
Các giải pháp cho doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường
3.1.1 Giải pháp đối với phòng ngừa ô nhiễm
Nhằm giúp doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trường tại địa phương theo hướng thống nhất và bền vững, nhóm giải pháp liên quan đến phòng ngừa ô nhiễm từ phía doanh nghiệp sẽ bao gồm:
+ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung đầu tƣ, đổi mới, sáng tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm không khí nhiều nhƣ hiện nay Cụ thể, đối với doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư và xây dựng cần đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Theo đó, các nhà đầu tƣ phải điều chỉnh dự án để phù hợp với quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường Thực hiện tất cả các giải pháp để bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn xây dựng dựa trên các nội dung của quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường (thiết kế và cài đặt cơ sở môi trường bao gồm cả xử lý nước thải, chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại, bụi và khí thải…) Đối với giai đoạn doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, bản thân doanh nghiệp cần phải cải tiến và đổi mới công nghệ theo hướng tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản có liên quan của cơ quan quản lý môi trường các cấp
+ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần ngăn ngừa rủi ro trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại cần phải kê khai số lƣợng, thành phần chất thải cần thu gom, xử lý Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại chỉ đƣợc thực hiện bởi đơn vị đƣợc cấp giấy phép Khi thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại phải đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ, đổ vỡ trang thiết bị vận chuyển theo tiêu chuẩn quy định, lộ trình vận chuyển không quá dài, tránh các khu đông dân cƣ, khu công cộng, đơn vị thu gom phải có nhật ký hành trình, có kế hoạch ứng cứu sự cố khi xảy ra tai nạn khi vận chuyển, thu gom xử lý chất thải nguy hại Chất thải nguy hại cần đƣợc các doanh nghiệp đóng gói và ghi nhãn theo quy định Việc ghi nhãn cảnh báo chất thải nguy hại là rất quan trọng Giấy nhãn và mực in trên nhãn phải bền trong điều kiện vận chuyển Trên nhãn phải đảm bảo những thông tin quan trọng nhất nhƣ: Tên gọi, xuất xứ, đặc tính lý hoá, tính độc, thành phần cấu tạo, thời hạn bảo quản hạn sử dụng Có 2 loại nhãn hiệu: (i) Nhãn báo nguy hiểm dùng cho tất cả các chất nguy hại và chất thải nguy hại Nhãn có dạng hình vuông nghiêng 45 độ, chất nguy hại đƣợc biểu diễn bằng hình ảnh và chữ viết nếu có nhãn báo nguy hại phụ phải dán ngay bên cạnh nhãn chính; (ii) Nhãn chỉ dẫn bảo quản, dạng hình chữ nhật ghi một mình hoặc ghi kèm theo nhãn Nhãn này ghi các chất cần lưu ý như tính dễ vỡ, tính từ, điều kiện bảo quản khi vận chuyển, lưu trữ và hay sử dụng
+ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần ngăn ngừa rủi ro trong quá trình lưu chứa chất thải nguy hại Cụ thể, chất nguy hại và chất thải nguy hại chỉ được lưu chứa tạm thời trong những khu vực quy định, theo tiêu chuẩn, có biển báo từ xa Lưu chứa một lượng lớn chất thải nguy hại cần có địa điểm kho đáp ứng về kết cấu, kiến trúc, phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn, tránh sự cố rò rỉ, thất thoát ra môi trường xung quanh Nhà kho đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật như: (i) Vật liệu xây dựng không dễ bắt lửa, khung nhà đƣợc gia cố bằng thép hay bê tông hay nên bọc cách nhiệt khung thép Bê tông, gạch đặc hay gạch bê tông vừa chống cháy tốt vừa có độ bền và ổn định; (ii) Kết cấu và bố trí đảm bảo các khu vực kín và rộng đều có lối thoát hiểm ít nhất theo hai đường, có chỉ dẫn rõ ràng, cửa thoát hiểm dễ mở Thiết kế nhà kho thông gió tốt, sàn không bị thấm, không có khe nứt, không có đường cống hở trong kho; (iii) Các thiết bị, phương tiện an toàn, ứng phó sự cố đƣợc trang bị đầy đủ, các thiết bị điện phải đƣợc nối đất và có bộ ngắt mạch khi rò điện, bảo vệ quá tải
+ Ngăn ngừa rủi ro trong quá trình xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại Trong quá trình xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại, doanh nghiệp và người lao động tuyệt đối tuân thủ quy trình kỹ thuật xử lý và an toàn lao động giúp loại trừ chất thải nguy hại vào môi trường Các thao tác và xử lý chất thải nguy hại được ghi thành hướng dẫn cụ thể bao gồm cả các nguy hại khi xảy ra sự cố, cách thức xử lý trước và sau sự cố, kỹ thuật sơ cứu tương ứng Ngoài các biện pháp kỹ thuật giảm nhẹ hoặc loại trừ sự cố, việc trang bị phòng hộ cá nhân cũng được bắt buộc và người lao động phải được huấn luyện sử dụng, thao tác với các dụng cụ phòng hộ đạt mức thành thạo Bên cạnh việc quản lý về mặt kỹ thuật nhƣ trên, quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro chất thải nguy hại nói riêng cần đƣợc doanh nghiệp quan tâm Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất cũng nhƣ dịch vụ đều cần tránh rủi ro cho hoạt động của mình
+ Các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm của doanh nghiệp có thể thay đổi từ những chương trình nhận thức về ô nhiễm đơn giảm mà ở đó các nhà quản lý và các công nhân đƣợc yêu cầu xác định các cách thức làm giảm sự phát sinh chất thải, cho tới những chương trình phức tạp đòi hỏi phải bố trí các nhân sự riêng biệt và rộng hơn nữa Một chiến dịch hiệu quả nhằm giảm thiểu lƣợng chất thải sinh ra đòi hỏi phải được kết hợp với một chương trình huấn luyện nhân viên có hiệu quả, dạy nhân viên làm thế nào để nhận biết sự rò rỉ, tràn và thất thoát tài nguyên vật liệu Những người vận hành quá trình và các cá nhân bảo trì cần phải được tập huấn bổ sung chuyên sâu về các phương pháp ngăn ngừa ô nhiễm
+ Doanh nghiệp cần bố trí nguồn lực nhằm ngăn ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bị ô nhiễm Cụ thể, tất cả doanh nghiệp/ hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn cần phải tự bỏ vốn để bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất, kinh doanh gây ra Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện nhiệm vụ này theo hình thức hỗ trợ có mục tiêu cho từng nhiệm vụ, dự án cụ thể Ngân sách nhà nước đầu tư để ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm công nghiệp và quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại cho địa phương
3.1.2 Giải pháp đối với sử dụng tài nguyên bền vững
Nhằm giúp doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và sử dụng tài nguyên bền vững, nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp sau đây:
+ Doanh nghiệp cần cũng nghiêm túc tuân thủ việc không phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt; vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thải chất thải chưa được xử lý; đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật; nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung trung không chỉ lo xử lý chất thải, mà là giảm nguồn thải qua các cách tái sử dụng, tái chế, và ngăn chặn nguồn thải Cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch hơn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Hoài Đức vốn ít tiếp cận với kiến thức và công nghệ cần thiết Nhà nước cũng cần đầu tư để trợ giúp các doanh nghiệp này vì thực chất họ đóng góp không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế địa phương
+ Doanh nghiệp sản xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên cần chú ý đến toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra thay vì chỉ quan tâm đến khâu cuối cùng của việc sản xuất bởi vì hệ thống xử lý cuối cùng có thể làm giảm tải lƣợng ô nhiễm nhƣng không tái sử dụng đƣợc phần nguyên vật liệu đã mất đi Do đó, việc quan tâm đến toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu sẽ mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lƣợng ô nhiễm, giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm Hệ thống quản lý môi trường như ISO14000 đã hướng dẫn rất chi tiết về vấn đề này Vì vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 cho hoạt động quản trị và sản xuất của doanh nghiệp bằng nguồn tài chính tự có hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ thành phố Hà Nội
+ Doanh nghiệp cần tham gia vào việc sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lƣợng một cách có hiệu quả nhất Ðiều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa đƣợc chuyển vào thành phẩm Ðể đạt đƣợc điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng nhƣ thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về sản xuất sạch hơn Bên cạnh sản xuất sạch, doanh nghiệp cũng cần cải tiến, đổi mới và áp dụng công nghệ giảm thiểu chất thải, phòng ngừa ô nhiễm, và đem lại năng suất xanh Cụ thể của các hoạt động này có thể là: (i) Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi; (ii) Ðảm bảo các điều kiện sản xuất tối ƣu từ quan điểm chất lƣợng sản phẩm, sản lƣợng, tiêu thụ tài nguyên và lƣợng chất thải tạo ra; (iii) Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác; (iv) Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất; (v) Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lƣợng tài nguyên tiêu thụ
+ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện cần xây dựng chiến lƣợc sản xuất sạch hơn bởi vì chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường Cụ thể, đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lƣợng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lƣợng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ Đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ
3.1.3 Giải pháp đối với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên
Sự phát triển công nghiệp và kinh tế địa phương sẽ phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học, hệ sinh thái, tài nguyên và môi trường sống Nghiên cứu này đề xuất nhóm giải pháp cho doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức về vấn đề này nhƣ sau:
+ Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về đa dạng sinh học; tham gia và chủ động đề xuất, thực hiện các chương trình dự án về bảo tồn đa dạng sinh học cho địa phương nhằm đảm bảo sự sống của các loài trên cạn và dưới nước, đa dạng di truyền và hệ sinh thái tự nhiên
+ Cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần chủ động và sáng tạo trong việc việc thu hồi, hấp thụ, xử lý, tái chế chất thải nhằm hạn chế ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên Doanh nghiệp cần nhận thức đƣợc rác thải cũng là tài nguyên Vì vậy, cần đầu tƣ vào việc xử lý chất thải, rác thải nguy hại theo hướng tạo ra các giá trị cho xã hội như điện hoặc các sản phẩm tái chế.
Giải pháp đối với chính quyền địa phương
vệ môi trường tự nhiên, nước, đất và hệ sinh thái
3.2 Giải pháp cho cơ quan quản lý
3.2.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường Để công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức đảm bảo đƣợc yêu cầu so với thực tế thì cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường theo quy định tại Thông tư số 50/2014/TTLT-BTN- BNV ngày 28/8/2014 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường giữa các ngành các cấp Cụ thể:
+ Bộ máy quản lý môi trường tại cấp huyện cần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về môi trường từ cấp phường đến cấp huyện và tăng cường biên chế về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện đảm bảo phòng đủ 02 cán bộ chuyên trách về lĩnh vực môi trường có trình độ chuyên môn phù hợp Bộ máy quản lý tại cấp phường/ xã cần bố trí mỗi phường/ xã
01 cán bộ chuyên trách môi trường có trình độ chuyên môn phù hợp
+ Huyện cần lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành và kịp thời động viên, khen thưởng đối với các doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất, cá nhân, tổ chức có đóng góp với sự nghiệp bảo vệ môi trường tại huyện Bên cạnh đó là việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường trên địa bàn huyện
+ Ngoài nguồn ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức cần tích cực vận động các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn viện trợ khác…để đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng về môi trường Huyện cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định
3.2.2 Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường
Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo của nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường, trong đó việc triển khai xây dựng đề án chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm Bộ tài nguyên và môi trường đã và đang phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiến hành điều tra, đánh giá tình hình đầu tư cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường thời gian vừa qua, trên cơ sở đó, xác định ro mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi chi cho sự nghiệp môi trường Trong thời gian tới, việc tổ chức và triển khai chi 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trường phải đảm bảo một số nguyên tắc nhƣ:
+ Phân bổ ngân sách phục vụ công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện đảm bảo 1% ngân sách địa phương theo quy định và tăng dần từng năm theo các chương trình, nhiệm vụ cụ thể;
+ Từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường: vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các nhà đầu tƣ trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp nhằm sử dụng hợp lý, hiểu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của huyện
+ Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới cần phải đảm bảo: (i) Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ bảo vệ môi trường; (ii) Đa dạng hóa nguồn đầu tư, tăng tỷ lệ đầu từ cho công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ môi trường; (iii) Vận động nhân dân tham gia đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ môi trường; (iv) Xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm
+ Tập trung đầu tư có trọng điểm để giải quyết các vấn đề môi trường, các điểm nóng về môi trường thuộc khu vực công ích như bãi xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, hệ thống xử lý nước thải y tế, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải…Bên cạnh đó là huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải sinh hoạt
3.2.3 Tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường Để có thể giám sát chất lượng các thành phần môi trường trên địa bàn huyện, kịp thời phát hiện những điểm ô nhiễm môi trường thì cần đầu tư xây dựng trạm quan trắc môi trường đảm bảo đủ mạnh về nhân lực và phương tiện máy móc Bên cạnh đó, huyện cần tăng cường công tác phòng ngừa ô nhiễm, kiểm soát ô nhiễm tại nguồn thông qua việc quy hoạch và đầu tƣ xây dựng khu chung cƣ, khu công nghiệp, làng nghề, khu đô thị tập trung Đối với môi trường không khí: (i) Đầu tƣ lắp đặt các thiết bị xử lý bụi đối với các nguồn thải bằng các hệ thống nhƣ: Lọ bụi tinh điện, hấp thu khí độc,… tại các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Cầu Giấy Ngoài ra cần quan tâm đến các công nghệ sản xuất sạch, công nghệ tạo ra ít khí thải và tiết kiệm năng lƣợng; (ii) Tăng cường trồng cây xanh ven đường, chú trọng vào các loại cây có khả năng hấp thụ bụi và khí độc cao; (iii) Nâng cấp đường giao thông và tiến hành rửa đường, hút bụi với tần suất 2 lần/ngày Các phương tiện giao thông chuyên chở vật liệu đất, cát, đá, vôi, xi măng… phải che chắn thùng xe kín khít Đảm bảo vật liệu vận chuyển không rơi vãi ra đường phố Không lưu hành các xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng, thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng: Các phương tiện xe cộ đã đƣợc đăng ký phải kiểm tra sự phát thải hàng năm và định kỳ bảo dƣỡng xe Đối với môi trường nước: Thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 31/8/2016
Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước; Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của
Bộ tài nguyên và môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường; Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Phòng tài nguyên và môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức về việc quan trắc lấy mẫu phân tích môi trường định kỳ hàng năm tại hồ ao trên địa bàn… để đánh giá đƣa ra biện pháp kịp thời phòng ngừa các nguồn gây ô nhiễm
3.2.4 Vấn đề nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường
Với nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn Huyện còn rất thiếu và yếu về chuyên môn nhƣ hiện nay thì trong những năm tới cần tăng cường công tác đào tạo để cán bộ có đủ trình độ chuyên môn đáp ứng được nhiệm vụ đƣợc giao Huyện cần tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp Huyện, phường về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường Bên cạnh đó, huyện cần tìm kiếm, huy động và hỗ trợ kinh phí để cán bộ cấp phường/ xã được theo học các khóa đào tạo dài ngày tại các trường chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường
3.2.5 Nhóm giải pháp khoa học – công nghệ để nâng cao chất lượng môi trường
Trong các dự án đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện đặc biệt là các dự án bảo vệ môi trường các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ cần được xem xét kỹ lưỡng để đàm bảo hiểu quả trong công tác đầu tư cũng như yêu cầu về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
Các dự án đầu tƣ cần áp dụng công nghệ tiên tiến, ít tiêu hao nhiên liệu và giảm phát thải ra môi trường Công nghệ xử lý chất thải trong các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tƣ thuộc nguồn ngân sách nhƣ: Hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần đƣợc thẩm định nghiêm ngặt về mặt công nghệ
Kiến nghị đối với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội
Để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức được thực hiện một cách có hiệu quả, đem lại những tác động tích cực về môi trường, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn huyện Học viên đề xuất một số kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội một số điểm sau:
+ Thành phố cần thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước cho công chức làm chuyên môn tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố
Tổ chức giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các phòng Tài nguyên và Môi trường trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước;
+ Thành phố cần quan tâm đầu tư kinh phí, nguồn nhân lực, có văn bản hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước tại địa phương, để công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước đạt hiểu quả;
+ Thành phố cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhƣ xây dựng hạ tầng giao thông, khu đô thị, xử lý ô nhiễm môi trường các sông chảy qua trên địa bàn huyện Hoài Đức;
+ Thành phố cần tăng cường công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ đối với cán bộ của cấp xã và huyện Thành phố cũng cần tổ chức nhiều buổi tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ môi trường/ doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện
+ Thành phố cần xem xét, ban hành các chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng Chỉ đạo, rà soát nhằm thống nhất, đồng bộ trong công tác quy hoạch các dự án đầu tƣ, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.