Chuyênđề1:LUYỆNVIẾTĐOẠNVĂN A. MỤC TIÊU DẠY CHUYÊN ĐỀ Học xong chuyênđề này, học sinh đạt được: - Củng cố khái niệm về doạnvăn và các cách trình bày nội dung đoạnvăn từ đó viết được đoạnvăn theo yêu cầu. - Nhận diện được từng đoạnvăn và kết cấu của từng đoạnvăn - Có kĩ năng xây dựng đoạn văn. B. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHUYÊNĐỀ1. Hệ thống lí thuyết cơ bản sử dụng cho chuyên đề: * Khái niệm đoạnvăn: - Đoạnvăn thông thường được hiểu là một phần của VB tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chám xuống dòng . - > Dấu hiệu nhận biết về mặt hình thức. - Mỗi đoạnvăn thường được trình bày 1 nội dung tương đối hoàn chỉnh(Chủ đề của đoạn ) * Có nhiều cách trình bày nội dung đoạn văn, trong đó lưu ý có 3 cách thường gặp: + Diễn dịch : Trình bày theo lối diễn dịch là trình bày ý chỉ cái chung trước , ý chỉ cái riêng sau. Thường nói là đi từ cái chung đến cái riêng. + Quy nạp : Trình bày theo lối quy nạp là trình bày ý chỉ cái riêng trước , ý chỉ cái chung sau. Thường nói là đi từ cái riêng đến cái chung. + Tổng phân hợp :Gồm câu đề, phần luận giải và câu kết. Câu đè thường mang t/c nêu vấnđề , làm tiền đề cho phần luận giải. Câu kết mang t/c tổng kết, khái quát, đánh giá, nâng cao vấn đề. * Đoạnvăn phải đảm bảo tính liên kết về nội dung ( LK chủ đề, LK lôgíc ) và hình thức ( sử dụng các phép LK hợp lí ) 2. Phương pháp cơ bản đểluyệnvận dụng của chuyênđề: - Thuyết trình , đàm thoại, nêu vấn đề, gợi tìm, - Cho HS tiếp cận VD mẫu để HS nhận diện được cách trình bày nội dung đoạn văn, cấu trúc đoạn văn, vị trí câu chủ đề - Thực hành viếtđoạnvăn theo yêu cầu. C. CÁC VÍ DỤ VẬN DỤNG : Ví dụ 1: Có ý kiến cho rằng khổ thơ dới đây đã diễn tả cực điểm nỗi buồn của ông đồ . ý kiến của em nh thế nào ? Hãy viết một đoạnvăn ngắn khoảng 20 -> 25 dòng nêu cảm nhận của em về đoạnvăn trên . “ Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay” 1. Nội dung :Đoạn thơ cực tả nỗi buồn của ông đồ . 2. Khai thác cái hay trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh . + Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) . Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ngời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ . + Xây dựng hình ảnh : - Ông đồ vẫn ngồi chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm , lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người . -> Gợi tả h/ả một con người già nua , cô độc , lạc lõng giữa phố phường. - Hình ảnh lá vàng , mưa bụi . - > Cảnh tượng thê lương , tiều tuỵ . * Đoạnvăn mẫu : Khổ thơ đã cực tả nỗi buồn của ông đồ . Với sự tinh tế trong cách tạo câu và xây dựng hình ảnh, VĐL đã tái hiện được hình ảnh một con người già nua, cô đơn, lạc lõng giữa phố phường trong một cảnh tượng thật thê lương, tiều tuỵ. Vẫn những câu thơ ngũ ngôn không đẽo gọt cầu kì mà thâm trầm ở bề sâu của nó . Vẫn là giọng thơ mang dáng dấp khách quan tả, kể mà không dấu nổi ngậm ngùi . Khổ thơ có sự phối hợp các dòng thơ có nhiều thanh bằng ( câu thứ hai và thứ tư ) , vần xen kẽ rất chỉnh ( giấy - đấy ; hay - bay ) . Câú trúc này có sức diễn tả cảm xúc buồn thương kéo dài , ngân vang trong lòng người đọc về ông đồ già , một con ng- ời tài hoa , xa kia từng đợc bao người biết đến , ngưỡng mộ là thế , thì nay “ Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay” , ông tồn tại mà như không tồn tại. Ông vẫn ngồi bày mực tàu giấy đỏ trên hè phố đông người nhưng dường như là không ai biết , chẳng ai hay. Ông ngồi đấy chờ đợi, cô độc , lạc lõng giữa phố ph- ường , giữa đất trời tàn tạ , buồn thương . Thay thế những dòng chữ “ như phượng múa , rồng bay” trên nền giấy đỏ , giờ chỉ còn lá vàng , mưa bụi tàn úa , lạnh lẽo . Đặc biệt là hình tượng “ mưa bụi bay” , “ mưa bụi bay” đẹp với mùa xuân đang về với đất trời , nhưng dường như lại chính là mưa đang rơi trong cõi lòng ông đồ , đang xoá nhoà h/ả ông đồ. Tứ thơ thật sâu sắc , hàm súc . Tác giả đặt cái cô độc giữa cái tấp lập , dửng dưng . Những hình ảnh đối lập , song hành ấy cứ đan xen vào nhau làm cho nỗi buồn thương càng dàn trải , thấm sâu hơn vào trong lòng độc giả đối với ông đồ xưa . Ví dụ 2 : Mở đầu bài thơ “ Ông đồ”, Vũ Đình Liên viết: “ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già … Và kết thúc bài thơ , tác giả viết: “ Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa …” a.Đó là kiểu bố cục gì ? b.Nhận xét về vị trí của từ “lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó ? c.Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” có ý nghĩa và giá trị biểu cảm như thế nào ? Em hãy trả lời các câu hỏi a,b,c ở trên trong một đoạnvăn diễn dịch có dộ dài khoảng từ 20 - 25 dòng . Gợi ý : a. Đó là kiểu bố cục : Đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ . b. Nhận xét về vị trí của từ lại” trong hai lần xuất hiện và ý nghĩa của nó : - Trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ . - > Gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người . - Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào . - > Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cáI mênh mông , không mảy may dấu vết . - Trong hai câu ( mở đầu và kết thúc ) đó , có sự lặp lại của hoa đào nhưng không lặp lại hình ảnh ông đồ . Như vậy chữ “ lại” xuất hiện không chỉ diễn đạt được sự xuất hiện tất yếu và vắng mặt đột ngột của ông đồ . Nó còn cho thấy một quy luật tất yếu của quá trình đi từ có đến không . Từ thời hoàng kim , ông đồ chỉ còn là cái di tích tồi tàn , chìm vào quên lãng . - Tứ thơ “ Cảnh cũ …người đâu …” gợi cảm xúc nuối tiếc xót xa , day dứt , … c. Mỗi cách gọi “ ông đồ già” , “ ông đồ xưa” đều có ý nghĩa và giá trị biểu cảm nhất định : - Ông đồ già , cách gọi không chỉ tuổi tác mà xen vào đó là sự kính trọng , thân mật , gần gũi , … trong thời kì vàng son , rực rỡ của ông đồ . - Ông đồ xưa , cách gọi không chỉ gợi được khoảng cách về thời gian mà còn cho thấy hình ảnh ông đồ đã trở thành xưa cũ đang chìm dần vào quên lãng theo thời gian và trong long mọi người trước sự biến thiên của thời đại . Đoạnvăn diễn dịch dài khoảng từ 20 - 25 dòng . Có thể sử dụng câu chủ đề sau : “Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tả trong một kết cấu, một ngôn ngữ thật độc đáo ở hai câu thơ mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ” . * Đoạnvăn mẫu : Cảnh tàn tạ của nho học một thời mà ông đồ là nnhân chứng tiều tuỵ cuối cùng của nó được VĐL diễn tat trong một ngôn ngữ, một kết cấu thật độc đáo ở hai câu mở đầu và kết thúc bài thơ “ Ông đồ”.Đó là kiểu kếtcấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ làm nổi bật chủ đề bài thơ .Chữ lại được dùng thật đặc sắc và giàu ý nghĩa. Với sự xuất hiện nhẹ nhàng , ấm áp ở đầu bt, trong câu thơ mở đầu ( Lại thấy ông đồ già ) , từ “ lại” gắn với sự xuất hện của ông đồ , gợi tả được sự song hành giữa ông đồ và ngày tết . Ông đồ trở thành một đường nét không thể thiếu được của mùa xuân , như một quy luật tất yếu : Cứ hoa dào nở là ông đồ xuất hiện như ông già Nô - en trước đêm trừ tịch ở Phương Tây , trong sự chờ mong , chào đón , ngưỡng mộ của mọi người .Còn trong câu thơ kết thúc ( Năm nay đào lại nở ) , vẫn chũ lại ấy nhưng xuất hiện thật lạh lẽo, nặng nề, từ “ lại” gắn với sự xuất hện của của hoa đào .Gợi tả được sự vắng mặt đột ngột của ông đồ . Đào vẫn nở theo quy luật mỗi khi tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ không còn năm trong quy luật ấy nữa . “ Ông đồ già tài hoa, gần gũi, đầy ngưỡng mộ đã trở thành ông đồ xưa, trở thành con người xưa cũ , xa cách .Ông không những vắng mặt mà địa chỉ cũng không còn , ông đã mất hút vào cái mênh mông , không mảy may dấu vết . Ví dụ 3 :Đoạnvăn diễn dịch : Tình thương mẹ đã khiến Hồng trở nên già dặn. Dù còn ít tuổi nhng Hồng đã biết thông cảm với mẹ, hiểu mẹ không có tội gì mà chỉ vì nợ nần cùng túng phải đi tha hơng cầu thực, vì thế mà Hồng cũng trỏ nên khôn ngoan hơn, biết cảnh giác tr- ớc thái độ của ngời cô. Em đã cố giấu đi tình cảm thực, không chỉ từ chối chuyến đi Thanh Hoá mà còn hỏi vănđể ngời cô không thực hiện đợc âm mu. Hồng hiểu nỗi đau khổ của mẹ là do những cổ tục khong kiến gây ra nên hình dung những cổ tục đó là mẩu gỗ, cục đá và em muốn chiến đấu xoá bỏ chúng ( nhai , nghiến cho kì nát vụn mới thôi ). Những cảm xúc , suy nghĩ ấy có thể có đợc ở một đứa trẻ ngây thơ không ? . Chuyên đề 1 : LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN A. MỤC TIÊU DẠY CHUYÊN ĐỀ Học xong chuyên đề này, học sinh đạt được: - Củng cố khái niệm về doạn văn và các cách trình bày nội dung đoạn văn từ đó viết. văn từ đó viết được đoạn văn theo yêu cầu. - Nhận diện được từng đoạn văn và kết cấu của từng đoạn văn - Có kĩ năng xây dựng đoạn văn. B. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Hệ thống lí thuyết. ĐỀ 1. Hệ thống lí thuyết cơ bản sử dụng cho chuyên đ : * Khái niệm đoạn văn : - Đoạn văn thông thường được hiểu là một phần của VB tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến