phần đã được Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt, sử dụng đào tạo trong khối kiến thức chuyên môn của chương trình đào tạo ngành Hệ thống điện giao thông. Giáo trình này, được sử dụng là môn học cơ sở trong chuyên ngành Hệ thống điện giao thông và các ngành học chuyên môn gần. Để học học phần này, sinh viên cần được học trước các học phần cơ bản như: Trang bị điện công nghiệp và hạ tầng giao thông, Đường sắt đô thị... và các môn học cơ sở như Lý thuyết mạch điện, Máy điện, Điện tử công suất. Giáo trình được biên soạn gồm 7 chương với nội dung theo trình tự logic khoa học: giới thiệu hệ thống giao thông và tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế cung cấp nguồn: phân loại tái giao thông đường sắt chạy điện; xác định tài và tính toán tài phù hợp theo từng loại đường sắt; cung cấp nguồn điện kéo dòng một chiều; cung cấp nguồn điện kéo dòng xoay chiều một pha 25 kV50Hz và 15 kV16,7Hz; và cuối cùng là xu hướng cung cấp nguồn cho giao thông đường bộ trong tương lai gần. Trong mỗi chương, có rất nhiều ví dụ và bài toán giúp sinh viên dễ nhận biết và tiếp cận với môi trường thực tế cho việc tính toán thiết kế cung cấp điện và vận hành hoạt động, bảo trì hệ thống. Cuối mỗi chương đều có các câu hỏi ôn tập theo từng cấp độ, nhằm giúp sinh viên không chỉ ôn lại kiến thức cốt lõi mà còn hiểu sâu và mở rộng tầm hiểu biết thực tế. Nguồn điện trong hệ thống giao thông gồm 7 chương, do TS. Lê Xuân Hồng trưởng bộ môn Hệ thống điện giao thông làm chủ biên. Nội dung các chương do ThS. Nguyễn Thái giảng viên của bộ môn Hệ thống điện giao thông và chủ biên đồng biên soạn. Nội dung biên soạn trong giáo trình này được nghiên cứu từ rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau trong quá trình giảng dạy, không rập khuôn hay sao chép bất kỳ tài liệu nào khác. Trong quá trình biên soạn chắc chắn còn nhiều thiếu sót do khách quan và chủ quan, nhóm tác giả mong muốn nhận được ý kiến phê bình và góp ý quý giá từ sinh viên và đồng nghiệp cho lần tái bản sau.