Củng cố Văn nghị luận docx

6 187 0
Củng cố Văn nghị luận docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Củng cố Văn nghị luận A/ Mục tiêu: - Giúp học sinh khắc sâu khái niệm văn nghị luận, các kiểu bài nghị luận, cách làm bài văn nghị luận. - Rèn kỹ năng thực hành, vận dụng. B/ Nội dung: 1.Cho HS nhắc lại khái niệm nghị luận: - nghị luận nghĩa là bàn bạc, bàn luận. - Văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề để thể hiện một nhận thức, một quan điểm, một lập trờng trên sở chân lý. - Bản chất ( đặc điểm) của văn nghị luậnluận điểm , luận cứ, lập luận. + Luận điểm là điểm quan trọng, ý kiến chính đợc nêu ra và bàn luận. Mỗi luận điểm đều một số ý phụ, lý lẽ xoay quanh. + Luận cứ là căn cứ để lập luận, để chứng minh hay bác bỏ.Luận cứ đợc hình thành bằng các lí lẽ, dẫn chứng. + Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bầy các lý lẽ, các dẫn chứng làm sở vững chắc cho luận điểm. 2 ( GV lấy ví dụ: để thuyết phục ngời khác : Hút thuốc lá không lợi, ngời viết ( nói) phải đa ra lí lẽ & dẫn chứng cụ thể: Hút thuốc lá không lợi vì những lẽ sau: - Hại cho sức khỏe - Tốn kém về kinh tế - Nêu gơng xấu cho trẻ em) 2. Các kiểu bài nghị luận đã học: - Nghị luận chứng minh - Nghị luận giải thích 3. Thực hành tìm luận cứ cho đề văn nghị luận sau: “ Ca dao thực sự là tiếng hát về lao động và tiếng hát về tâm tình của ngời dân lao động. Em hãy chứng minh điều đó”. Gợi ý HS tìm những luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng): *Ca dao cho ta thấy nỗi vất vả nhọc nhằn của người dân lao động: 3 Rèn chính tả, cách diễn đạt A/Mục tiêu: - Giúp học sinh được rèn luyện chính tả, rèn luyện thói quen viết đúng chính tả khi làm bài thông qua việc luyện tập ở lớp; ý thức diễn đạt gãy gọn, đúng ngữ pháp, tránh những lỗi diễn đạt thông thường. B/ Nội dung: 1/ GV sử dụng từ điển chính tả đọc cho HS chép lại chính xác những từ mà học sinh thưòng nhẫm lẫn khi viết, gọi một HS lên bảng viết,số còn lại viết vào vở sau đó chữa trên bảng. HS tự đối chiếu xem mình sai từ nào, với mỗi từ sai, Gv yêu cầu HS về nhà viết lại 1 dòng 1từ để hình thành thói quen viết đúng. -sản xuất, sắm sửa, sâu xa, sôt sắng, dè sẻn, sấn sổ, sâu sắc, sửa soạn, sống sượng,sơ suất, hoang sơ, trơn tru, trót lọt, xoay xở, xa xỉ, chuệch choạc, sơ khảo, sở hữu, xao động, danh giá, giãi bày, trời giáng., rành rọt, săn sóc, xấp xỉ, rên xiết, xuất giá, giành giật, tranh giành, giành giật, -xác thực, xoàng xĩnh, xa xỉ, xuất sắc, trạc 30 tuổi, chê trách, chuyên trách, trầy trật, vô hình trung, soi xét, trí trá, trêu chọc, rắn chắc, trụ trì, truân chuyên, nỗ lực, nảy lửa, nội lực, chây lười, lụp xụp. -xổ số, nếm trải, nắng ráo, xét nét, xương xẩu, sành sỏi, xỏ xiên, xấc xược, sao nhãng, xao lãng, san sẻ, ranh giới. 4 2/ Chép đúng chính tả 2 đoạn văn sau: *“ Điên điển, loại cây hoang dã, thân mềm mà dẻo, lá nhỏ li ti, mọc từng chòm, vạt lớn trên đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nước dâng, người ta hái bông điên điển làm thức ăn. Nước rút, cạn mặt đồng, đốn cây gần sát gốc, phơi khô, đun nấu, gốc còn lại đâm chồi nảy lộc, sinh cây tái tạo chòm điên điển mới…Làng quê sông nước miền này từ lâu đã nhiều loại hoa thành thực phẩm. Bông bí rợ nấu canh cá lóc, xào gan, xào thịt. Bông so đũa nấu canh chua.Bông sầu đâu trộn gỏi… Bông điên điển so với các loại bông kia thể gọi là loại hoa đa dụng.” * “ Một chòm bông điên điển rực vàng, lao xao trong gió quanh bờ ao nuôi cá, ta đâu nỡ lẳng lặng đi qua. Cái màu vàng quyến luyến kia cứ âm thầm cầm chân ta lại. Những ai sinh trưởng chốn đồng quê kênh rạch, hẳn khó quên chiếc xuồng be, cái lồng đèn nhỏ và thôn nữ cắm cúi hái bông điên điển trong màn đêm nhạt nhòa trước rạng đông.Và những chiếc xuồng chở những thúng bông điên điển vàng tươi hối hả bơi nhanh ra chợ làng, chợ huyện. Bông điên điển phải ra đến chợ trước lúc mặt trời lên. Bởi lẽ nắng lên bông nở, sắc vàng phai và vị ngọt của bông điên điển nhạt rồi. Hình như cái duyên, cái sắc của thôn nữ cũng thắm nhất lúc sương sớm chưa tan?”. 3./ Phát hiện và sửa lỗi diễn đạt trong những trường hợp sau: a. Qua bài thơ đã để lại cho em những ấn tượng thật là sâu sắc! 5 b. Nam Cao là một tác giả nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. c. Không những học giỏi mà nhà Ba còn rất nghèo. d. Nằm bên một dòng sông êm đềm, ngôi nhà cao tầng thật đơn sơ và thơ mộng. e. Trời mưa nhưng đường rất lầy lội. f. Lúc đó, tôi nhìn thấy vẻ mặt của thật là rạng rỡ. Khiến cho tôi cảm thấy rất vui. g. Bạn ấy luôn nói đùa khi người khác đang nói chuyện. Bài 4: Viết lại đoạn văn sau khi đã sửa hết lỗi: “ Hồi còn bé nhỏ, tôi đã được cả nhà và bà nội tôi rất cưng chiều. Mỗi khi đi học về, đói quá, tôi kêu lên ầm cả nhà. Bà biết thế song rất hay để phần quà cho tôi. Khi thì bát cháo, quả ổi, khi thì cái bánh, cái kẹo, khi thì bắp ngô, củ khoai lang luộc.Tôi ăn ngấu nghiến mà lại kêu đói. Bà chỉ cười và bảo: “ Con chịu khó chờ cơm, đói thì ăn cơm mới ngon”. Tối đến, khi đi ngủ, tôi thường giả vờ kêu đau chân. Bà xốt xắng nắm bàn chân tôi xoa bóp, khi tôi ngủ thì bàn tay bà cũng mỏi tay giã rời. Lớn lên, khi tôi biết được mình yêu quý bà biết bao thì bà đã đi xa lắm rồi. Tôi luôn tự hỏi thầm: “ Bà ơi, cháu đã lớn khôn từ bàn tay bà, ước gì bà còn sống để tối nào cháu cũng được xoa bóp bàn tay nhăn nheo của bà?” 6 ( Cần sửa: bé nhỏ> bé, cả nhà và bà nội tôi > cả nhà và đặc biệt là bà nội, song > nên, mà lại > mà vẫn, xốt xắng> sốt sắng, mỏi tay giã rời > mỏi rã rời, tự hỏi thầm > tự nhủ, dấu ? thay bằng dấu !) . 1 Củng cố Văn nghị luận A/ Mục tiêu: - Giúp học sinh khắc sâu khái niệm văn nghị luận, các kiểu bài nghị luận, cách làm bài văn nghị luận. - Rèn kỹ năng thực hành,. Nội dung: 1.Cho HS nhắc lại khái niệm nghị luận: - nghị luận nghĩa là bàn bạc, bàn luận. - Văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ, dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một vấn đề để thể hiện một nhận. điểm) của văn nghị luận là luận điểm , luận cứ, lập luận. + Luận điểm là điểm quan trọng, ý kiến chính đợc nêu ra và bàn luận. Mỗi luận điểm đều có một số ý phụ, lý lẽ xoay quanh. + Luận cứ

Ngày đăng: 21/06/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan