BÀI15CÂUGHÉP Nội dung. 1. Khái niệm: Có từ 2 cụm C - V trở lên, không bao chứa nhau. - Mỗi cụm C-V của câughép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép. VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao. 2. Cách nối các vế trong câu ghép. a. Dùng những từ có tác dụng nối. - Nối bằng 1 qht. VD: “Tôi đã nói nhưng anh ấy không chịu nghe”. - Nối bằng 1 cặp qht. VD: Nếu em không cố gắng thì em sẽ không qua được kì thi này. - Nối bằng 1 cặp phó từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng). VD: Công việc khó khăn bao nhiêu chúng ta cố gắng bấy nhiêu. (đại từ) b. Không dùng từ nối: Giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu 2 chấm. VD: + Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì thôi ngay. + Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. 3. Các kiểu quan hệ trong câu ghép. - Các vế của câughép có qh ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Nững qh thường gặp: qh nguyên nhân, đk (gt), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, tiếp nối, đồng thời, giải thích. - Mỗi cặp qh thường được đánh dấu bằng những qht, cặp qht hoặc cặp từ hô ứng nhất định. - Phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để nhận biết chính xác qh ý nghĩa giữa các vế câu. VD: Tôi đi chợ, nó nấu cơm. -> Qh nguyên nhân, đồng thời, tiếp nối, tương phản… 4. Các kiểu câu ghép. a. Câughép chính phụ: QHT - VP - QHT - VC hoặc VC - QHT - VP. * Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht. * Phân loại: - CGCP chỉ qh nguyên nhân-kq. VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả! - CGCP chỉ qh điều kiện (gt). VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi! - CGCP chỉ qh nhượng bộ - tăng tiến. VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa. - CGCP chỉ qh hành động - mục đích. VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng. b. Câughép liên hợp. * Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp. * Phân loại: - CG liên hợp không dùng qht. VD: Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. - CG liên hợp có dùng qht. + Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời. VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. + Chỉ qh tiếp nối. VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. + Chỉ qh tương phản. VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Lưu ý: Câughép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câughép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau. VD: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt. 3 vế câu và có 2 loại qh. + Vế 1, 2: qh tương phản. + Vế 2, 3: qh nguyên nhân. Bài tập: 1. Các câu sau gồm mấy cụm C - V. Chúng có phải là câughép không, vì sao? a. Bà ta 1 hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn. C V -> Câu đơn. b. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che. C V C V -> Câu ghép. c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có C V ngon miệng hay không. -> Câu đơn. 2. Có thể đảo trật tự các vế câu trong các câughép sau không, vì sao? a. Ngày mai, nếu ai mang sính lễ đến trước thì ta sẽ gả con gái cho. b. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. -> Không thể đảo vị trí các vế câu trong những câu trên. Vì ý nghĩa của các vế sau chỉ có thể hiểu được khi trước nó đã có vế câu nêu ý nghĩa làm cơ sở để hiểu ý nghĩa của vế sau. Nừu các vế sau chuyển lên đầu câu, người đọc sẽ không hiểu được nghĩa của các vế câu đó. 3. Chỉ rõ mqh giữa các vế của câu ghép: a. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. -> Qh đối lập về ý nghĩa. b. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho 1 cái, ngã nhào ra thềm. -> Qh nguyên nhân - kết quả. Bài về nhà: 1. Cho đoạn văn: “Với khói từ điếu thuốc mình hút, người hút đã hút vào hơn 1nghìn chất. Phần lớn các chất đó như khí a-mô-ni-ắc, ô xít các-bon và hắc ín đều rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là 1 thứ ma túy. Nhiều người hút đã quen tới mức không thể nào nhịn nổi. Bởi vậy, họ vẫn tiếp tục hút”. a. Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép? b. Các vế câu trong câughép đó có qh gì? => Câu ghép: Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là 1 thứ ma túy. Các vế nối với nhau bằng dấu 2 chấm. Vế sau giải thích cho vế trước. 2. Viết đoạn văn ngắn có câughép chỉ qh đk - gt, nội dung về học tập. . BÀI 15 CÂU GHÉP Nội dung. 1. Khái niệm: Có từ 2 cụm C - V trở lên, không bao chứa nhau. - Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép. VD:. nổi. Bởi vậy, họ vẫn tiếp tục hút”. a. Trong đoạn văn trên câu nào là câu ghép? b. Các vế câu trong câu ghép đó có qh gì? => Câu ghép: Chất ni-cô-tin trong thuốc lá còn độc hại hơn: đó là. -> Câu ghép. c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có C V ngon miệng hay không. -> Câu đơn. 2. Có thể đảo trật tự các vế câu trong các câu ghép