1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Muối I-Ốt Khó Chống Nhiễm Xạ pptx

4 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 166,08 KB

Nội dung

Muối I-Ốt Khó Chống Nhiễm Xạ 80 muỗng canh muối i-ốt mới bằng một viên i- ốt kali, cho nên việc ăn muối i-ốt không thể ngăn cản nhiễm xạ hay hạn chế tác hại khác của nhiễm xạ Trong thành phần chất phóng xạ ở các lò phản ứng tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima - Nhật Bản phát tán ra môi trường, có hai chất gây nguy hiểm nhất là i-ốt 131 và cesium 137. Lượng i-ốt trong muối khá thấp I-ốt 131 có thời gian bán hủy trong vòng một tuần nên chỉ cần khoảng 20 ngày sau là có thể tan hết trong không gian. Nhưng nếu nhiễm i-ốt 131 liều cao thì có thể gây phỏng đỏ da, rụng tóc, ung thư tuyến giáp (ở vùng trước cổ). Hầu hết các loại trái cây chứa nhiều chất chống ô xy hóa, có thể góp phần hạn chế tác hại của các phân tử ion. Ảnh: HỒNG THÚY Chất cesium 137 tồn tại lâu trong môi trường (vài chục năm), gây phá hủy các tế bào non trong tủy xương, ung thư máu (bệnh bạch cầu, bệnh máu trắng) và ung thư xương. Đây là chất gây đột biến ADN, tác hại với cơ thể trẻ em. Người mẹ đang mang thai bị đột biến ADN khi sinh con dễ bị dị dạng, quái thai, chậm phát triển trí nhớ… Đặc biệt nguy hiểm là đột biến ADN mang tính chất di truyền và gây hậu quả lâu dài cho thế hệ tương lai. Với những người có nguy cơ bị nhiễm i-ốt do phóng xạ, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dùng thuốc viên i-ốt kali (KI) trước hoặc ngay sau khi nhiễm phóng xạ để hạn chế sự xâm nhập của i-ốt phóng xạ vào tuyến giáp, gây ung thư giáp trạng. Tuy nhiên, nên nhớ là KI không ngăn được nhiễm phóng xạ vào cơ thể và chỉ dùng khi cơ quan y tế thống nhất sử dụng. Việc sử dụng muối i-ốt trong ăn uống hằng ngày là cần thiết để bảo đảm cung cấp đủ i-ốt cho nhu cầu cơ thể sử dụng và cũng có tác dụng hạn chế phần nào sự hấp thu i-ốt phóng xạ vào tuyến giáp, nếu gặp phải. Tuy nhiên, lượng i-ốt trong muối khá thấp, không thể nâng mức i-ốt trong tuyến giáp cao đủ để tuyến giáp hoàn toàn không nhận thêm i-ốt phóng xạ. Chúng ta lại không thể ăn nhiều muối i-ốt vì tác hại của ăn mặn sẽ nguy hiểm hơn nhiều (như gây cao huyết áp, tai biến mạch máu não…). Nên nhớ là phải cần đến 80 muỗng canh muối i-ốt mới bằng một viên KI. Cho nên, việc ăn muối i-ốt không thể ngăn cản việc nhiễm xạ vào nơi khác trong cơ thể cũng như không thể hạn chế các tác hại khác của nhiễm xạ. Hiệu quả tương đối Các nguồn thực phẩm giàu i-ốt khác có thể sử dụng là rong, tảo biển, sò, cá, dâu tây… nhưng tất nhiên cũng chỉ có hiệu quả chừng mực. Việc tăng cường sử dụng những loại thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa có thể góp phần hạn chế tác hại của các phân tử ion hóa do nhiễm phóng xạ gây ra. Cụ thể: - Thực phẩm chứa lycopene: Có nhiều trong cà chua, dưa hấu và các loại quả màu đỏ khác. - Thực phẩm chứa vitamin E, vitamin C: Các loại đậu, dầu ôliu, dầu hướng dương đều rất giàu vitamin E và vitamin C. Hai chất này cũng phổ biến ở các loại rau và quả tươi. - Thực phẩm chứa vitamin A, β-carotene: Cụ thể là dầu gan cá, gan; thịt gà, lòng đỏ trứng, bông cải, cà rốt, cải bó xôi. - Thực phẩm chứa selen: Gồm mè, mạch nha, đậu ván, men bia, bia, trứng, tôm hùm, cá thu và hải sản, tỏi, nấm… Tóm lại, việc phòng chống nhiễm xạ bằng dinh dưỡng chỉ có hiệu quả tương đối với các nhiễm xạ sẵn có trong môi trường tự nhiên từ bức xạ mặt trời, máy X-quang, một số loại đá, máy móc văn phòng…, còn khi thảm họa hạt nhân xảy ra thì cách tốt nhất là hãy cập nhật sớm nhất và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của Chính phủ. . Muối I-Ốt Khó Chống Nhiễm Xạ 80 muỗng canh muối i-ốt mới bằng một viên i- ốt kali, cho nên việc ăn muối i-ốt không thể ngăn cản nhiễm xạ hay hạn chế tác hại khác của nhiễm xạ Trong. có nguy cơ bị nhiễm i-ốt do phóng xạ, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dùng thuốc viên i-ốt kali (KI) trước hoặc ngay sau khi nhiễm phóng xạ để hạn chế sự xâm nhập của i-ốt phóng xạ vào tuyến. thu i-ốt phóng xạ vào tuyến giáp, nếu gặp phải. Tuy nhiên, lượng i-ốt trong muối khá thấp, không thể nâng mức i-ốt trong tuyến giáp cao đủ để tuyến giáp hoàn toàn không nhận thêm i-ốt phóng xạ.

Ngày đăng: 21/06/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w