VĂNNGHỊ LUẬN: I. Đặc điểm và yêu cầu của vănnghị luận: Trong đời sống, người ta luôn luôn phải bày tỏ ý kiến của mình về những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh. Một cuộc thảo luận, một cuộc họp, một vấn đề trong cuộc sống, một tác phẩm nghệ thuật. . đều đòi hỏi mọi người bày tỏ thái độ của mình. Khác với lối bày tỏ cảm xúc trong văn biểu cảm, việc bày tỏ ý kiến trong vănnghịluận nhằm giải thích, chứng minh, thuyết phục người đọc, người nghe một tư tưởng, quan niệm nào đó. Muốn cho người nghe hiểu, đồng tình và ủng hộ quan điểm của mình, người viết vănnghịluận cần có những luận điểm rõ ràng, có lý lẽ đúng đắn, chặt chẽ từ sách vở, từ đời sống; có những dẫn chứng đáng tin cậy, thuyết phục. Mỗi bài vănnghịluận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận để dẫn đến luận điểm. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thật đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. Luận điểm mà người viết nêu ra muốn có tính thuyết phục phải có 2 yếu tố quan trọng. Đó là được đảm bảo bằng luận cứ chắc chắn và lập luận chặt chẽ. Luận cứ là lý lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Ví dụ: Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Luận điểm này được đảm bảo bằng luận cứ rút ra từ sự thực lịch sử các thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung . . .được đảm bảo bởi luận cứ lấy từ cuộc kháng chiến chống Pháp ở mọi miền, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Lập luận là cách đưa ra lý lẽ, cách sắp xếp các luận cứ để dẫn đến kết luận nêu trong luận điểm. Ví dụ: Trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà đã nêu lên luận điểm “Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh”. Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã nêu ra các luận cứ và trình bày theo trình tự: - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ. - Trang phục hết sức giản dị. - Ăn uống đạm bạc. - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo. - Đây không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời hơn người. - Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. - Phong cách Hồ Chí Minh mang nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam, gợi đến cách sống của các vị hiển triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Mỗi luận cứ đều có các dẫn chứng cụ thể có thể kiểm chứng được dễ dàng. II. Cách làm bài vănnghị luận: 1. Quy trình làm bài vănnghị luận: gồm 4 bước. Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý. Bước 2: Lập dàn ý. Bước 3: Viết bài văn. Bước 4: Đọc và sửa chữa. Muốn viết bài vănnghịluận thành công thì phải tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài đó. Sau khi tìm ý sẽ lập dàn ý và viết bài. Trong khi viết có thể bổ sung, thêm bớt ý cho dàn bài hoàn chỉnh. Bước cuối cùng sửa chữa bài viết, nhất là sửa các lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp . . . 2. Cách lập dàn ý cho bài vănnghị luận: Muốn lập dàn ý cho bài vănnghịluận cần phải đọc kĩ đề để xác định luận điểm. Người viết cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của nó. Luận điểm chính cần bàn bạc, cho ý kiến là gì? Tùy theo để bài thuộc loại nào (giải thích, ca ngợi, khuyên bảo, nhắn nhủ, suy nghĩ, bàn luận, tranh luận, phản bác . . . ) mà xác định luận điểm chính cho phù hợp. Tiếp theo là tìm luận cứ cho luận điểm. Thông thường muốn tìm luận cứ phải đưa ra câu hỏi: Vấn đề cần bàn bạc là gì? Định nghĩa như thế nào? Vì sao có nhận xét như vậy? Điều đó có lợi hay có hại cụ thể như thế nào? Các lý lẽ và dẫn chứng nào có thể phục vụ cho việc thuyết phục mọi người. Sau khi tìm các luận cứ, phải xây dựng lập luận, tức là tổ chức, sắp xếp các lý lẽ, dẫn chứng theo một trình tự nhất định để luận điểm của người viết có sức thuyết phục. . văn nghị luận cần có những luận điểm rõ ràng, có lý lẽ đúng đắn, chặt chẽ từ sách vở, từ đời sống; có những dẫn chứng đáng tin cậy, thuyết phục. Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận. lập dàn ý cho bài văn nghị luận: Muốn lập dàn ý cho bài văn nghị luận cần phải đọc kĩ đề để xác định luận điểm. Người viết cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của nó. Luận điểm chính. Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Mỗi luận cứ đều có các dẫn chứng cụ thể có thể kiểm chứng được dễ dàng. II. Cách làm bài văn nghị luận: 1. Quy trình làm bài văn nghị luận: gồm 4 bước. Bước 1: Tìm