CƠ SỞ KHOA HỌC QLNN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 10 1.1 Một số khái niệm liên quan
Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước
Do quản lý gắn liền với quá trình kinh tế – xã hội, nên trên thực tế đã nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về quản lý Những quan điểm này có lịch sử ra đời khác nhau và găn với mỗi tổ chức hoạt động trong một lĩnh vức, thậm chí với mỗi quá trình trong từng tổ chức.
Theo F.W Taylor, quản lý “ là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đố biết được rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Henry Fayol định nghĩa quản lý là một tiến trình bao gồm các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nỗ lực của mỗi thành viên trong tổ chức và sử dụng tát cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước.
Mary Parker Follett cho rằng, quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người.
Có tác giả cho rằng quản lý là hoạt động phối hợp các hoạt động chung của một đoàn thể hợp tác.
Cũng có tác giả lại cho rằng quản lý là điều khiển con người và sự vật nhằm đạt mục tiêu đã định trước [10,tr5].
Như vậy, ta có thể hiểu quản lý theo nghĩa chung nhất như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước Khái niệm quản lý nhà nước
Thuật ngữ “Quản lý nhà nước” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nước còn thực hiện các hoạt động có tính chấp hành, điều hành, hành chính nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình.
Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, duy trì, ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà nước [10,tr8].
Từ những điểm chung của các quan niệm trên, có thể hiểu: Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định duy trì và phát triển đấtnước.
Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới
Khái niệm về nông thôn
Trong thời điểm nước ta hiện nay, nhìn từ góc độ quản lý có thể hiểu rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã.
Khái niệm nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến,có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội [8,tr6].
Nhìn nhận một cách chung nhất nông thôn mới có thể hiểu: nông thôn mới là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hang hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Khái niệm XD NTM, QLNN về XD NTM
XD NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Khái niệm QLNN về XD NTM:
Quản lý nhà nước về XD NTM chính là việc Nhà nước thực hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triểnKT-XH của khu vực nông thôn, làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN.
Đặc điểm, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Đặc điểm nông thôn mới
Nông thôn mới bao hàm những đặc diểm cơ bản của vùng nông thôn truyền thống, tuy nhiên có thể phan biệt nông thôn mới với nông thôn truyền thống qua các đặc điểm khác biệt Nông thôn mới là vùng nông thôn có:
- Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
- Sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được nâng cao.
- Bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát triển.
- Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được quy định tại Quyết định 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật do các bộ chuyên ngành ban hành.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở ngay từ quá trình lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và giám sát, đánh giá.
-Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.
Ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế – xã hội
tế – xã hội Ý nghĩa xây dựng nông thôn mới
Với những nội dung bao quát và toàn diện cũng như lộ trình thực hiện cụ thể, rõ ràng, việc xây dựng nông thôn mới sẽ mang lại ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói riêng.
Về phát triển kinh tế nông nghiệp: Xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.
Về chính trị: Thông qua quy chế “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng lợi” trong xây dựng nông thôn mới, góp phần phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt đọng của các đoàn thể, các tổ chức hiệp họi vì lợi ích cộng đồng, nhằm phát huy tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa – xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng Góp phần xây dựng làng quê Việt theo hướng hiện đại, văn minh đồng thời không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
Về con người: Dựng hình mẫu người nông dân thời đại mới, không những cần cù, chăm chỉ mà còn sản xuất giỏi, hiểu biết pháp luật và nhạy bén với xu thế toàn cầu, được trang bị lý luận chính trị vững vàng, là lực lượng tiên phong, đi đầu trong các phong trào xây dựng quê hương giàu mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.
Về môi trường: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn xanh, sạch, dẹp, văn minh, hiện đại, vấn đề môi trường được đặt lên hàng đầu là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của mọi quốc gia Làm tốt công tác môi trường trong xây dựng nông thôn mới sữ góp phần xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường sinh thái.
Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có quan hệ hữu cơ không thể tách rời, có vai trò to lớn trong quá trình phát triển KT-XH của đất nước Tuy nhiên, những năm qua lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn và đang bộc lộ những hạn chế cần khắc phục Vì vậy, XD NTM trong giai đoạn hiện nay là việc làm hết sức cần thiết bởi một số lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội kém phát triển, ô nhiễm môi trường nhiều tiềm ẩn, tai tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, nét đẹp văn hóa bị mai một mất đi,…; thực tế một số nhóm người không muốn ở nông thôn Tình trạng nữ hóa lao động, già hóa nông dân khá phổ biến; “Ngành nông nghiệp ít người muốn vào, nông thôn ít người muốn ở, nông dân ít người muốn làm”.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, quan hệ sản xuất chậm đổi mới: Kinh tế hộ là chủ yếu phổ biến với quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha) manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ.
Thứ ba, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn: Thu nhập bình quân của người nụng dõn của cả nước chỉ bằng ẵ bỡnh quõn chung, nhiều nơi cũn thấp hơn chỉ từ 200 - 300 USD Tỷ lệ hộ nghèo còn cao (16,2%), chênh lệch giàu nghèo ngày càng giãn ra, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ (năm 2008) nhưng chênh lệch giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 của Chính phủ).
Thứ tư, do yêu cầu nâng cao mức thụ hưởng thành tựu của công cuộc đổi mới đối với nông dân Hơn 70% dân số, nông dân nước ta là lực lượng cốt yếu giữ cho đất nước ổn định nhưng trên thực tế giai cấp nông dân bị thiệt thòi nhiều nhất, được thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới thấp nhất: Cơ sở hạ tầng hạn chế, điều kiện sản xuất, sinh hoạt khó khăn, thu nhập thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ thấp, chất lượng cuộc sống thấp, người dân phải đóng góp nhiều,… Vì vậy cần xây dựng nông thôn mới để nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân.
Thứ năm, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Để công nghiệp hóa cầnđất đai, vốn và lao động kỹ thuật Trong 03 yếu tố này thì có hai yếu tố thuộc về nông nghiệp, nông dân.Qua xây dựng nông thôn mới sẽ quy hoạch lại đồng ruộng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.Mặt khác, mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đặt ra đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó.
Nội dung quản lý nhà nuớc về xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới
Văn bản quản lý nhà nước được hiểu là những văn bản chứa đựng những quyết định và thông tin quản lý do các cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quảnlý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân Văn bản quản lý Nhà nước thể hiện ý chí, mệnh lệnh, mang tính quyền lực Nhà nước, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi Nhà nước, đồng thời thể hiện kết quả hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức.
Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, hệ thống các văn bản quản lý nhà nước chính là các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục nhất định, trong đó chứa quy tắc xử sự chung, điều chỉnh các vấn đề về xây dựng nông thôn mới Thông qua hệ thống các văn bản này đảm bảo cho chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về XD NTM được triển khai đạt kết quả cao trong thực tiễn.
1.2.2 Hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu và quyết định phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu.Hoạch định chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định của lãnh đạo, hướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm đạt mục tiêu của tổ chức Hoạch định chiến lược bao gồm các việc như: xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực nhằm hướng đến mục tiêu chung.
Hoạch định làm tăng khả năng thành công của tổ chức, bởi thông qua hoạch định sẽ phân tích, dự báo được những thời cơ, thách thức, thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu Từ đó có những giải pháp nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro, phù hợp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.Trong xây dựng NTM, hoạch định chiến lược chính là việc định ra những mục tiêu, nội dung, giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho CTMTQG XDNTM.
Quy hoạch XD NTM là một trong những nội dung cơ bản và là bước đi đầu tiên, quan trọng trong nhiệm vụ XD NTM Quy hoạch XD NTM là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang, phát triển NT Do đó, để thực hiện thành công trong XD NTM thì công tác lập quy hoạch cần được quan tâm đặc biệt Quy hoạch đúng sẽ tạo ra sự thống nhất trong tổng thể phát triển KH-XH Quy hoạch xây dựng, là công cụ quản lý XD NTM theo hướng văn minh, hiện đại Ở cấp xã, lập quy hoạch chi tiết xây dựng NTM phải được nghiên cứu, tham khảo kỹ lưỡng và phải gắn với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được lập; tổ chức lại các không gian chức năng, mạng lưới giao thông gắn với việc tổ chức sắp xếp lại dân cư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật; công trình nhà ở và công trình công cộng được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới phải phù hợp với điều kiện cụ thể, giá trị lịch sử, kiến trúc của các công trình hiện có và bản sắc văn hóa của từng địa phương.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động XD NTM nhằm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương căn cứ thực hiện, như: Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết 24/2008/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH
TW khóa X về NNNDNT; Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010- 2020 Bên cạnh đó, các Bộ, ngành liên quan ở Trung Ương và địa phương cũng đã ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Đồng thời, để tiết kiệm nguồn vốn hiện có, Nhà nước đã triển khai việc nối tiếp một số chương trình từ giai đoạn trước và trong giai đoạn 2006-2010. Đã có 11 CTMTQG được thực hiện trên địa bàn cả nước, tác động chủ yếu đến khu vực NT Trong đó, đáng chú ý là các chương trình như: xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ, phục vụ phát triểnKT-XH NT và miền núi giai đoạn 2004-2010; nước sạch và vệ sinh môi trường NT; kiên cố hóa kênh mương; điện nông thôn; xóa đói giảm nghèo
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về XDNTM
Tổ chức bộ máy và biên chế là hai nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự vận hành của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước Việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sử dụng, bố trí đúng, đủ biên chế có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bộ máy nhà nước.
Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước với những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó luôn được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và cũng có thểkhẳng định, nội dung quan trọng nhất của các bản Hiến pháp chính là những quy định về bộ máy nhà nước Tương tự như vậy, đối với mỗi cấp hành chính, mỗi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý hành chính Nhà nước nói chung, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cũng được kiến tạo theo những quy định chặt chẽ, cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật Tổ chức bộ máy quản lý trong xây dựng NTM chính là các bộ phận tham mưu, giúp việc, giúp cơ quan nhànước thực hiện chức năng quản lý trong XD NTM một cách thống nhất, khoa học.
Kinh nghiệm thành công trong XD NTM chỉ ra rằng, một tập thể lãnh đạo có năng lực, có trách nhiệm chính là điều kiện quan trọng quyết định thành công Chính vì vậy, công tác đào tạo cán bộ cơ sở được coi trọng, bởi đây là lực lượng trực tiếp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Sự năng động và tinh thần trách nhiệm của họ đã dẫn dắt và khơi dậy tính sáng tạo của nông dân Nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều Đề án về tuyển chọn, sử dụng và có những chế độ đãi ngộ để thu hút những người có đủ năng lực, trí tuệ và phẩm chất tham gia XD NTM.
1.2.4 Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung XDNTM
CTMTQG về XD NTM là chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an ninh quốc phòng Do đó, quản lý Nhà nước về XD NTM chính là việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện 11 nội dung XD NTM Trong đó, trọng tâm là các nội dung sau Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
CDCCKT theo hướng CNH-HĐH đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một Quốc gia văn minh, hiện đại Nội dung và yêu cầu cơ bản của CDCCKT ở nước ta theo hướng CNH-HĐH là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ Đồng thời, giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Để chuyển dịch cơ cấu cần tập trung thực hiện một số vấn đề như: tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong GDP; phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp; chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và chất lượng cao hơn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng: phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng loại cây trồng, con gia súc, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; Ðưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất; ứng dụng mạnh công nghệ sinh học và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản…
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn
Về cơ bản, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH.Đó cũng là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, mạnh và bền vững Xuất phát từ thực tiễn tiến hành CNH trước đây và căn cứ vào thực trạng kinh tế của nước ta cũng như yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải không ngừng phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đó là vốn đầu tư từ Nhà nước, trong khi cần phải tăng tỷ lệ đầu tư cho phát triển hạ tầng NT theo hướng đồng bộ, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất Do đó, cần khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông thôn Đổi mới cơ chế, chính sách để huy động mạnh nguồn lực đất đai vào phát triển hạ tầng Có chính sách phù hợp thu hồi đất, đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn hỗ trợ cho xây dựng công trình hạ tầng Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm theo hướng Nhà nước đầu tư vốn, người dân đóng góp thêm vốn hoặc nhân công. Khuyến khích, vinh danh các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhiều đóng góp cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc…
Quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn Đó là việc quản lý, chỉ đạo thực hiện trên các lĩnh vực: phát triển giáo dục vàđào tạo theo hướng nâng cao chất lượng toàn diện; chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện các tiêu chí về văn hóa xã hội; đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng môi trường.
NT ổn định về chính trị, an toàn về trật tự xã hội; tạo thuận lợi cho KT-
XH địa phương phát triển ổn định.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về XD NTM
1.3.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với vấn vấn đề xây dựng nông thôn mới
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề xây dựng nông thôn mới là tất cả những định hướng mục tiêu, tiêu chuẩn kế hoạch mà Đảng và Nhà nước đặt ra liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới Nếu chủ trương, chính sách đứng đắn sẽ là kim chỉ nam, điểm tựa đúng đắn để toàn Đảng, toàn dân xây dựng nông thôn mới một cách đúng đắn, phù hợp và nhanh chóng Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không thể hoàn thiện về mặt thời gian mà luôn luôn biến đổi theo thời gian, hướng sâu vào nâng cao chất lượng đời sống của người dân ở nông thôn Một chủ trương, chính sách khả thi, hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới; ngược lại, một chính sách, chủ trương mà hời hợt, không rõ ràng và không phù hợp với điều kiện thực tế thì cũng kìm hãm quá trình XD NTM Ở một số địa phương đã đạt tiêu chí về NTM nhưng trên thực thế 19 tiêu chí đó ở bất kỳ địa phương nào cũng cần có sự ứng biến, thay đổi sao cho phù hợp với tình hình đại phương đó, không có nghĩa đạt tiêu chí là đã hoàn thành, mà đó chỉ là đạt trên mặt hình thức, đo lường còn về chất lượng và độ bền vững thì caàn phải thay đổi để phù hợp với thời đại, địa phương.
1.3.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội của từng địa phương Đặc điểm kinh tế – xã hội của từng địa phương là các vấn đề về tốc độ tăng trưởng kinh tế, ngành nghề, cơ sở hạ tầng, dân số, trình độ dân trí, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế, vị trí địa lý, bản sắc văn hóa,phong tục tập quán của từng địa phương Ở những địa phương có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao thì tiến trình nông thôn hóa sẽ nhanh chóng và đảm bảo chất lượng hơn ở những vùng kinh tế thấp Ví dụ xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoài Đức (gần trung tâm nội thành Hà Nội), trình độ dân trí cao,điều kiện kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng cao, phát triển các làng nghề, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, cơ sở hạ tầng được quan tâm thì rõ ràng tiến trình Nông thôn mới sẽ diễn ra nhanh hơn các vùng dân tộc thiếu sổ ở miền núi, bản làng nghèo có kinh tế chậm phát triển hơn.
1.3.3 Trình độ về quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ
Nếu có chính sách, chủ trương đúng đắn; ở nơi trình độ kinh tế- xã hội phát triển thuận lợi cho xây dựng nông thôn mới mà ở đó những cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới không có năng lực quản lý, trình độ thì khó mà các chủ trương chính sách của nhà nước nói chung và chính sách về xây dựng nông thôn mới nói riêng trở thành hiện thực và đạt kết quả cao nhất Đặc biệt những vùng kinh tế chậm phát triển, vị trí khó khăn thì trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM lại càng có vai trò quan trọng, quyết định Đó là khả năng truyền đạt, tuyên truyền chính sách xây dựng nông thôn mới của Đảng Nhà nước đến người dân, khả năng vận động thu hút nguồn vốn xã hội hóa vào quá trình xây dựng nông thôn mới; là khả năng vận dụng sáng tạo trong quá trình làm việc của họ Đội ngũ cán bộ làm công tác XD NTM mà tận tâm, nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo, linh hoạt sẽ khiến quá trình xây dựng NTM được thành công nhanh chóng, bền vững hơn.
1.3.4 Nhận thức của chính quyền về xây dựng NTM và QLNN về xây dựng
XD NTM không chỉ ở Việt Nam mới diễn ra, mà quá trình này đang diễn ra trên nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những những nước Châu Á,nhứng quốc gia chủ yếu phát triển kinh tế gắn liền với nông nghiệp, gắn liền với thiên nhiên Do đó, trong quá trình nhìn nhận về vấn đề XD NTM đòi hỏi chính quyền cần có cái nhìn mang tầm khu vực và quốc tế, cần hỏi học những kinh nghiệm trong nước và quốc tế, tránh những vết xe đổ, thất bại của những quốc gia đã XD NTM Nếu chính quyền có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, mục tiêu bền vững khi xây dựng nông thôn mới thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xây dựng NTM được hoàn thiện nhanh hơn, bền vững và chất lượng hơn Suy cho cùng, xây dựng nông thôn mới là tạo ra nông thôn có diện mạo mới, chất lượng cuộc sống tốt hơn, cao hơn, mục tiêu xa hơn nữa thì nông thôn mới cũng sẽ trở thành thành thị với những ưu việt của một lõi nông thôn chất lượng Quá trình công hiệp hóa hiện đại hóa đất nước sẽ luôn cần có sự hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn của các cấp chính quyền, khi hội nhập quốc tế, hội nhập thị trường ta phải đảm bảo sao cho các ngành nghề ở nông thôn có thể đủ khả năng cạnh tranh cũng như giữ vững bản quyền, thương hiệu của quốc gia, địa phương mình Một loạt các quốc gia ở Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc đều là những nước nông nghiệp, xuất phát là nông nghiệp, nông thôn nhưng họ đã thành công trong quá trình công nghiệp hóa đất nước, thực hiện thành công nông thôn mới, chúng ta cần có cái nhìn học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia này.
Kinh nghiệm trong QLNN về XD NTM cho huyện Phúc Thọ trong quá trình
* Xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Vì, thành phố HàNội
Huyện Ba Vì nằm phía Tây của thành phố Hà Nội, là huyện nông nghiệp, địa bàn rộng với tổng diện tích 42.400 ha, chia làm 03 vùng; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 17.140ha Dân số 265.000 người Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, nông, lâm nghiệp Sau 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba
Vì đã có bước phát triển tốt Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, chuyên canh Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch, đạt 33% trong cơ cấu kinh tế Trong đó trồng trọt chiếm 48,5%, chăn nuôi chiếm 51,5% cơ cấu nội ngành Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác ước đạt gần 125 triệu đồng/ha Tốc độ tăng trưởng của ngành ước đạt 6% Xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt kết quả tiến bộ Nông thôn các xã từng bước được quy hoạch và nâng cao nhận thức của nhân dân trong khu vực nông thôn về quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng nông thôn mới.Phấn đấu có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là: Cổ Đô, Thuần
Mỹ và Tản Hồng, 10 xã đạt từ 16 - 19 tiêu chí, 17 xã đạt từ 09 - 13 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2015 Cở sở hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước được đầu tư đáng kể: 82,23% đường trục liên xã, 46,7% đường trục liên thôn, 40% đường trục xóm và 20% đường nội đồng được bê tông và nhựa hóa.
Hệ thống thủy lợi đảm bảo kịp thời công tác tưới tiêu cho trên 14.000ha đất sản xuất nông nghiệp hàng năm; 100% hộ dân có điện thắp sáng đảm bảo trong sinh hoạt và sản xuất Trên lĩnh vực giáo dục đã có 29/116 trường đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục ngày càng tăng Thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội Đời sống nông dân được từng bước cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/người/ năm (trong nông thôn đạt 24, 5 triệu đồng/người/năm) Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 75%, qua đào tạo đạt 36,5%, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,02% Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 85% và tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 55% Có thể nói, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện
Ba Vì giai đoạn2010-2015 đạt kết quả đáng phấn khởi, khẳng định một điều đây là mộtchủ trương đúng đắn“Ý Đảng hợp lòng dân”. Đến nay, 30 xã trên địa bàn huyện Ba Vì cơ bản hoàn thành phê duyệt đề án và quy hoạch xây dựng NTM Hầu hết các đồ án quy hoạch đều bảo đảm chất lượng, phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương Các công trình trụ sở làm việc, công trình văn hóa, nghĩa trang, bãi rác, vùng sản xuất hàng hóa được bố trí khoa học, hợp lý Trên cơ sở đề án xây dựng NTM, các xã Phong Vân, Đồng Thái, Minh Châu, Tây Đằng, Chu Minh, Vạn Thắng,Thuần Mỹ, Ba Trại, Cẩm Lĩnh đã và đang triển khai nhiều dự án như vùng sản xuất rau an toàn, thủy sản, trồng lúa hàng hóa, khoai lang chất lượng cao,chăm sóc thâm canh chè, trồng chuối tiêu hồng, thanh long ruột đỏ Chương trình chăn nuôi bò sữa, bò thịt 3B tại 7 xã miền núi bước đầu có hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân Cùng với đó, phong trào hiến đất, góp của để mở rộng đường giao thông, dồn điền đổi thửa xây dựng NTM được nhân dân đồng tình, ủng hộ cao Tuy nhiên, thực tế xây dựng NTM ở Ba Vì cho thấy, ở thôn, bản nào có người chưa thông, thiếu sự đồng thuận trong cộng đồng thì việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn Đơn cử như xã Phú Cường, mặc dù cấp ủy Đảng, chính quyền nơi đây tích cực giải thích lợi ích của việc dồn điền đổi thửa trong xây dựng NTM, nhưng do thiếu sự hợp tác của một bộ phận người dân nên công tác này gặp nhiều vướng mắc.Ngược lại, những địa phương thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" thì công việc gặp nhiều thuận lợi.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng NTM của huyện Ba Vì như sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa cao; việc tuyên truyền về xây dựng NTM của một số xã còn hạn chế về phương pháp, nội dung Một số cơ sở chưa tập trung chỉ đạo đồng bộ các nhiệm vụ xây dựng NTM, cá biệt có cơ sở còn ngại khó, trông chờ, ỉ lại, chưa tập trung huy động nguồn lực xây dựng… Đặc biệt, xuất phát điểm kinh tế Ba
Vì khi bắt tay vào xây dựng NTM thấp hơn nhiều so với các huyện, thị xã của thành phố bởi địa bàn nông thôn rộng, trong khi đó đất canh tác lại manh mún, chân ruộng cao, khó áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến vào sản xuất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao còn chậm Do đó, nguồn lực để xây dựng NTM chủ yếu vẫn là vốn ngân sách, việc đóng góp huy động từ nhân dân còn hạn chế…
Kinh nghiệm của huyện Chương Mỹ:
Chương Mỹ là huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thuộc loại trung bình so với các huyện ngoại thành hà Nội Nhưng trong những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của chương trình, huyện đã cùng chung tay xây dựng nông thôn mới với mục tiêu: “ Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển và cải thiện môi trường”.
Nhờ sự chỉ đạo đúng đắn, tính đến tháng 5/2014, toàn huyện đã thực hiện dồn điền đổi thưởng gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giao ruộng cho 49.399 hộ với diện tích 10.223 ha, đạt 96% diện tích cần dồn, đổi, đạt 98% so với kế hoạch thành phố giao Vì thế, bộ mặt đồng ruộng có sự thay đổi lớn, người dân phấn khởi vì sản xuất được thuận lợi, tưới tiêu chủ động, có điều kiện đầu tư thâm canh, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Như chia sẻ của một người dân xã thụy hương: “ Giờ chúng tôi có thể đi xe máy, thậm chí là cả ô tô ra tận đầu bờ Việc sản xuất, canh tác cũng dễ dàng chứ không phải chạy 5-6 thửa như trước đây” hơn thế việc dồn điền gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thành công còn giúp hình thành các dự án trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, các trang trại chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, trồng hoa, rau an toàn, trồng cây màu có giá trị kinh tế cao Với diện tích chuyển đổi được 312 ha, các mô hình trồng bưởi Diễn ở xã nam Phương Tiến, Trần Phú, Thủy Xuân Tiên, thị trấn Xuân Mai; mô hình rau sạch vùng bãi sông Đáy; mô hình trồng hoa lan, hoa ly, hoa đồng tiền ở Thụy hương đã thực sự giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu [9,tr.35].
* Xây dựng nông thôn mới của huyện ThanhTrì, thành phố Hà Nội
Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, huyện Thanh Trì xác định đích đến cuối cùng là nâng cao đời sống người dân Quan trọng hơn, việc thực hiện Chương trình 02 phải thật sự trở thành phong trào quần chúng rộng khắp với sự vào cuộc đầy đủ, quyết liệt của các cấp, ngành, đặc biệt là nhân dân - chủ thể thụ hưởng thành quả từ xây dựng nông thôn mới Một trong những thành công quan trọng trong xây dựng nông thôn mới của Thanh Trì là huy động được mọi nguồn lực, đặc biệt là sức dân Huyện đã phát huy và nhân rộng mô hình đường làng, ngõ xóm sáng - xanh - sạch - đẹp cùng với mô hình
"nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường làng, ngõ xóm" với tổng diện tích hiến đất 8.110m 2 đất và 42.000 ngày công, trong đó có hộ dân ở xã Thanh Liệt hiến đất trị giá 1 tỷ đồng Hay nhân dân xã Tứ Hiệp với mô hình kè và kê ghế đá xung quanh các ao hồ; trồng hoa dọc hai bên đường liên xã, thôn, tô đẹp hình ảnh nông thôn đổi mới Trong 5 năm, hơn 1.700 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước là 233 tỷ đồng) được huy động để đầu tư xây dựng nông thôn mới Huyện đã tập trung xây dựng và hoàn chỉnh nhiều công trình quan trọng về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã, nhất là giao thông nông thôn, thủy lợi, nước sạch, trường học, chợ nông thôn, các thiết chế văn hóa. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, với mức thu nhập 30 triệu đồng/người/năm (gấp 2 lần so với năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,8% xuống còn dưới 1% Từ chỗ huyện chỉ có 3/15 xã đạt 14-15 tiêu chí, đến nay có 10/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành chỉ tiêu trước một năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Để có kết quả đó là nhờ huyện đã vận dụng cơ chế, chính sách của thành phố một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương, tiết kiệm tối đa kinh phí nhưng lại có hiệu quả cao Công tác dồn điền đổi thửa được huyện đặc biệt quan tâm.
Năm 2015 toàn huyện đã triển khai dồn được 813ha đất nông nghiệp (đạt 100% theo kế hoạch), không có đơn thư khiếu kiện Ngay sau dồn điền đổi thửa, huyện Thanh Trì đã ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế với tổng kinh phí hơn 23,6 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ đầu tư 92 máy phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp Ngoài mô hình trồng cây ăn quả có múi, huyện vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bước đầu đã hình thành vùng sản xuất lúa tập trung (tại các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Tả Thanh Oai), vùng nuôi trồng thủy sản (xã Đông Mỹ, Đại Áng) và 38 mô hình kinh tế trang trại… Nhờ đó, giá trị sản xuất đạt 160 triệu đồng/ha/năm, vượt 45 triệu đồng so với Nghị quyết Đại hội.
Dẫu vẫn còn khó khăn về cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư, song trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ huyện Thanh Trì sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật,nâng cao giá trị canh tác lên 210 triệu đồng/ha/năm 5 năm qua, tại Thanh Trì,hơn 125km đường giao thông nông thôn được cải tạo, nâng cấp; 14 trường học được đầu tư xây dựng, nâng tổng số trường chuẩn của huyện lên 48 trường (đạt 75%); 46 nhà văn hóa được xây dựng mới, cải tạo bảo đảm làng nào cũng có nhà văn hóa; 15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, dân chủ được mở rộng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữvững.
Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng NTM trên huyện đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn do huy động nguồn lực từ đấu giá quỹ sử dụng đất chậm do thị trường bất động sản chững lại Huy động vốn từ các doanh nghiệp hạn chế Huy động vốn từ nhân dân rất chậm, khó do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế (Riêng xã điểm Đại Áng mới được cấp 23,3/168,454 tỷ đồng nguồn vốn lồng ghép các chương trình của thành phố, chiếm 13,8%) Lực lượng cán bộ làm NTM còn mỏng, ít kinh nghiệm, phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ Về cơ chế, chính sách, các văn bản của thành phố chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế khi thực hiện [16,tr83-84].
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Phúc Thọ trong xây dựng nông thôn mới
Từ thực tiễn các huyện cùng thành phố, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho Phúc Thọ trong quá trình xây dựng nông thôn mới:
Tổng quan về huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Phúc Thọ là huyện nằm ở phía Tây Bắc TP Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng trên 30km, có diện tích tự nhiên 117km2, dân số 18,4 vạn người, gồm 22 xã và 01 thị trấn, chia làm 2 vùng sản xuất khác nhau (vùng đồng và vùng bãi); Phía tây Huyện giáp với thị xã Sơn Tây, phía nam giáp huyện Thạch Thất và Quốc Oai, phía đông giáp huyện Đan Phượng Ở phía bắc, bên kia sông Hồng, huyện Phúc Thọ còn có một phần đất tiếp giáp với huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) Phúc Thọ là địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc, nơi hòa quyện giữa 3 con sông: sông Hồng, sông Đáy và sông Tích, tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử, với tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại 194 năm.
Trên địa bàn huyện, Quốc lộ 32 đóng vai trò là con đường giao thông huyết mạch, ngoài ra, còn có Tỉnh lộ 417, 418, 419 chạy qua nối liền Phúc Thọ với các vùng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Phúc Thọ trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận Huyện Phúc Thọ có 1 thị trấn Phúc Thọ và 22 xã: Cẩm Đình, hát Môn, hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Hiệp, Tam thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, vân Hà, Vân Nam, vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có những bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định Năm 2015, tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra là 10%; thu nhập bình quân gần 30 triệu đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp 27%, Công nghiệp - Xây dựng 39%, Dịch vụ 34% 6 tháng đầu năm
2016, tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,1% Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa có bước bứt phá Hết năm 2014, huyện đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, là 1 trong 6 huyện dẫn đầu Thành phố về tiến độ xây dựng nông thôn mới Năm 2015, Huyện có thêm 07 xã đạt xã nông thôn mới, vượt chỉ tiêu Thành phố giao, nâng tổng số lên 17/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới Sau dồn điền đổi thửa, Huyện tập trung vào cơ giới hóa, áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học, công nghệ, tổ chức lại sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên diện tích canh tác của nông dân.
Hiện nay, huyện Phúc Thọ được thành phố Hà Nội quy hoạch là vùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao.
Với lịch sử lâu đời, ngay từ xa xưa, các thế hệ cư dân Phúc Thọ đã góp phần vào quá trình hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ cũng như mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến Qua những di tích, di vật lịch sử - văn hóa đã chứng minh Phúc Thọ là cái nôi của truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, bền bỉ trong cải tạo thiên nhiên, dũng cảm trong đấu tranh phòng chống thiên tai; đặc biệt, nơi đây cũng là vùng đất trọng học, giàu truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, thành danh; nhân dân hiền hòa, giàu tình yêu quê hương, đất nước, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm;
Phúc Thọ là huyện có sự đa dạng, đan xen về tôn giáo song cư dân chủ yếu theo 2 tôn giáo chính: Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như đạo Tin lành, tín ngưỡng thờ cúng dân gian… Đồng bào lương - giáo ở Phúc Thọ, nhìn chung đều sống hòa thuận, có truyền thống gắn bó, đoàn kết, luôn tích cực sống tốt đời, đẹp đạo.
Là vùng đất cổ, Phúc Thọ là nơi lưu giữ và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa đậm đặc cùng nhiều lễ hội đặc sắc Toàn huyện có 173 di tích lịch sử - văn hoá, trong đó có 46 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia,
44 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; đặc biệt có đền thờ Hai Bà Trưng tại xã Hát Môn được xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ những năm 1960, nay gọi là Đền Hát Môn và đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt; năm
2016, Lễ hội truyền thống đền Hát Môn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
2.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và KT-XH đến quá trình xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội
Từ đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện trên ta thấy Phục Thọ là một huyện ngoại thành, có điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng nông thôn mới.
Trước hết, vị trí địa lý thuận lợi nằm ở vùng đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển, khí hậu ôn hòa, ít thiên tai, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận tiện khi có trục đường lớp nối thẳng vào trung tâm thành phố, thuận tiện cho phát triển kinh tế, cho xây dựng hiện đại hóa công trình điện, đường, trường, trạm Hơn nữa, người dân trong huyện có truyền thống từ xã xưa, ham học, ham làm, sẵn sàng vì cộng đồng nên sẽ tạo sự đoàn kết đồng tâm trong xây dựng nông thôn mới.
Diện tích đất nông nghiệp và người dân của huyện vẫn chủ yếu sống vào nghề nông, gắn bó với mảnh vườn của mình, thuận lợi cho phát triển một vùng nông nghiệp sạch, vùng sinh thái, khi đất đai màu mỡ, rộng lớn và khí hậu ôn hòa, khi cả huyện phân chia đát vùng đồng và vùng bãi, vùng bãi sẽ ít đan cư phân bố mà chủ yếu là diện tích để nuôi trồng với quy mô lớn, áp dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng ở đây chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Con người vùng đất Cổ này chủ yếu là thuần nông nhưng ai cũng ham học hỏi, giàu lòng yêu mến quê hương, cán bộ quản lý ở huyện đều xuất thân là những người ưu tú của mảnh đat Phúc Thọ truyền thống, do đó hơn ai hết đội ngũ lãnh đọa luôn tận tâm, cống hiến vì quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Bên cạnh những thuận lợi thì huyện khi bắt đầu bước vào thực hiện xây dựng NTM huyện Phúc Thọ gặp nhiều khó khăn với xuất phát điểm thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế- xã hội cũng được đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển Những hạn chế trong xây dựng nông thôn mới từ đặc điểm về diện tích quá lớn, khó khăn trong vấn đề dồn điền đổi thửa, trình độ dân trí một số xã vẫn còn hạn chế, có sự khác biệt dân trí, mức sống giữa người vùng đồng và vùng bãi rõ rệt Vấn đề giáo dục, trường học của huyện một số địa bàn chưa đảm bảo.Người đan vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lương thụa, thực phẩm từ mảnh vườn là chính, sản xuất theo mùa vụ, do đó khi không phải mùa vụ, nhiều lao động nông nghiệp sẽ nhàn rỗi, họ phải đi làm thuê tại các xã bên cạnh, huyện bên cạnh có làng nghề quanh năm Do đó, vấn đề an ninh, trật tự cho những lao động này là một vấn đề đòi hỏi cán bộ của huyện phải quan tâm.
Phân tích thực trạng QLNN về xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ
2.2.1.Tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Phúc Thọ
Huyện Phúc Thọ đã gặt hái nhiều kết quả xứng đáng nhờ tận dụng tốt tiềm năng lợi thế địa phương, làm tốt phong trào “3 sạch” (nước sạch, môi trường và nông nghiệp sạch)… Tính đến 2014, công tác dồn điền đổi thửa của huyện đã hoàn thành 100% Đến hết năm 2017, toàn huyện có 20/22 đạt chuẩn nông thôn mới Thu nhập bình quân đầu người của huyện là 38triệu đồng/người/năm Chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị được củng cố, an ninh trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, từng bước chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
2.2.2.Hạ tầng kinh tế – xã hội
Hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng đều được cải tạo và nâng cấp phù hợp với quy hoạch hệ thống điện lưới được đầu tư nâng cấp và củng cố về cơ bản, hệ thống trường học cơ bản không có sự thay đổi nhiều, hệ thống cơ sở văn hóa đều có sự đổi khác sau 5 năm triển khai thực hiện nông thôn mới, các nhà văn hóa tại các thôn, xã đều được đầu tư hoặc sửa chữa nâng cấp, hệ thống chợ nông thôn tuy vẫn chưa đầu tư nhiều nhưng theo kế hoạch giai đoạn mới cần tăng cường nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của nhân dân địa phương, về nhà ở dân cư song song với quá trình thực hiện NTM đã quan tâm đến việc xóa bỏ nhà cũ nát, nhà ở cho hộ nghèo, công tác này địa phương thực hiện tốt,
*Giao thông: Có 22/22 xã đạt và cơ bản đạt Trong đó:
- Đường trục xã, liên xã: Đã thực hiện bê tông hóa được là: 65,5/75,95 km, đạt 86,2%; so với năm 2010 tăng 30,6km
- Đường trục thôn, liên thôn: Đã thực hiện bê tong hóa được là:
89,33/102,87 km, đạt 86,83% (so với năm 2010 tăng 46,3 km).
- Đường ngõ, xóm: Đã cơ bản hoàn thành bê tong hóa các tuyến đường giao thông ngõ xóm Toàn huyện đã làm mới và nâng cấp được 841 tuyến đường với tổng chiều dài 61,7 km, kinh phí khoảng 63,4 tỷ đồng Đến nay tổng chiều dài đường đã bê tông hóa là 305/311,12 km, đạt 98%; 100% các tuyến đường trục chính nội đồng (vùng bãi) cơ bản đã được bê tông hóa và rải cấp phối đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện phục vụ, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất.
Hiện nay hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư có hạn nên việc kiên cố kênh mương đạt chuẩn còn thấp, nhiều trạm bơm tưới tiêu đã xuống cấp chưa có vốn sửa chữa, hệ thống bồi lắng chưa được nạo vét… phần nào đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là các xã còn khó khăn Cụ thể trên địa bàn toàn huyện đã kiên cố hóa thêm 41,5 km kênh (So với năm 2010), nâng tổng số kênh được kiên cố hóa là: 116,25 km, hoàn thành kiên cố hóa trên 30% các tuyến chính vùng bãi.
Từ năm 2011 đến nay nâng cấp được khoảng 80 km đường dây trung, hạ thế; nâng cấp, xây dựng mới 11 trạm biến áp với tổng vốn đầu tư 18,7 tỷ đồng. Toàn huyện 22/22 xã trên địa bàn huyện Phúc Thọ đạt tiêu chí điện theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia về NTM Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đáp ứng các nội dung của quy định kỹ thuật điện nông thôn năm 2006 Người dân sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo bảng giá do Nhà nước quy định, đảm bảo công bằng trong việc sử dụng điện.
Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%.
Trong những năm qua huyện đã đầu tư xây dựng được 344 phòng học,
110 phòng chức năng; 140 phòng hiệu bộ; 18 nhà thể chất, với tổng kinh phí đã đầu tư rên 742,150 tỷ đồng Đến nay trường học công lập của các cấp: mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là 38/67 trường, đạt 56,7%,trong đó:
+ Trường Mầm non: 3/23 trường, so với năm 2010 tăng 2 trường.
+ Trường Tiểu học: 19/23 trường, so với năm 2010 tăng 6 trường.
+ Trường THCS: 18/21 trường, so với năm 2010 tăng 16 trường.
*Cơ sở vật chất văn hóa:
Công tác triển khai kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất văn hóa đã diễn ra theo chiều hướng tích cực Cụ thể :
100% số xã đã có quy hoạch vị trí xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao thôn Đến nay đã có 84/126 thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn theo quy định, đạt 66,6%; trong đó có 68/84 nhà văn hóa đạt chuẩn, đạt 81,0% So với năm 2010 tăng 13 NVH thôn (2010: 55 NVH đạt chuẩn).
Chợ nông thôn là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày ở nông thôn đồng thời phải đảm bảo đúng quy định chuẩn về xây dựng như: khi nhà chợ chính, khu ngoài trời,bãi đỗ xe, lối đi, cây xanh, khu vệ sinh và nơi thu gom rác thải.
Toàn huyện hiện nay có 20/22 xã đạt và cơ bản đạt (còn xã: Long Xuyên và Thượng Cốc); so với năm 2010 tăng 4 xã.
Nhìn chung các chợ ở nông thôn trên địa bàn vẫn phát huy được giá trị truyền thống trong việc mua bán, trao đổi nông sản thực phẩm của người dân trong vùng và cung cấp những hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển về thương mại ở nông thôn và đạt tiêu chí xây dựng NTM cần nâng cấp, mở rộng các chợ truyền thống ở nông thôn và đầu tư xây dựng mới các chợ, điểm thương mại, dịch vụ theo quy hoạch.
Trên địa bàn huyện có 22/22 xã đạt nội dung này, 100% số thôn có Internet.
Thực hiện chủ trương hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đối tượng chính sách, kết quả trong hơn 2 năm các tổ chức đã huy động vốn đầu tư xây dựng
85 ngôi nhà tình nghĩa cho 85 hộ đã góp phần cải thiện đời sống của các hộ nghèo, hộ đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Toàn huyện không còn nhà tạm, dột nát Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn trên 95%, tăng 26,2% so với năm
2.2.3.Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
*Thu nhập Đến nay toàn huyện đã có 16/22 xã đạt và cơ bản đạt Trong đó: Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 toàn huyện đạt 34,4 triệu đồng, so với tiêu chí đạt So với năm 2010 tăng 13,4 triệu đồng/người (2010: 18 triệu đồng/người) Nguồn thu của người dân chủ yếu từ lĩnh vực nông nghiệp chiếm 59,3% từ tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chiếm 20,8%, thương mại dịch vụ chiếm 19,9%.
Toàn huyện đã có 21/22 xã đạt (còn xã Long Xuyên) Trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2014 là: 1,6% (Giảm 406/1.225 hộ); So với năm
Trong công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Thanh Đa huyện Phúc Thọ đã có những cách làm rất thiết thực Trong quá trình rà soát hộ nghèo, ở đây đã tiến hành phân loại và đưa ra những biện pháp giảm nghèo riêng Với những hộ nghèo trên địa bàn được xác định là do thiếu việc làm thì chúng tôi vận động doanh nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn ưu tiên tạo điều kiện cho hộ này Còn những hộ nghèo mà không có điều kiện để làm tại các khu công nghiệp thì ở đây vận động các tổ chức đoàn thể giúp đỡ họ về giống, vốn cũng như hướng dẫn để họ đưa những giống, cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất Đối với hộ là người già neo đơn thì vận động con cháu phải có trách nhiệm với bố mẹ Nhờ vậy tỉ lệ nghèo đã giảm nhanh và bền vững.
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
Hiện nay toàn huyện đã 22/22 xã đạt và cơ bản đạt Trong đó: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên năm 2014 đạt 75,2%; tăng so với năm 2010 là 9,3% (Năm 2010: 65,9%).
Hình thức tổ chức sản xuất Đến nay toàn huyện đã có 22/22 xã đạt và cơ bản đạt do với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Hoạt động của một số HTX DVNN có chuyển biến tích cực, các khâu dịch vụ nông nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nông dân Trên 50% HTX hoạt động ổn định và có xu hướng vươn lên góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, năm 2012 có 20 HTX có hoạt động có lãi (gồm: 13 HTX DVNN, 3 HTX nông nghiệp chuyên ngành, 3 HTX tiểu thủ công nghiệp, 1 HTX vệ sinh môi trường) đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC THỌ
Quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Xuất phát từ Đại hội VI, Đảng ta đã đề ra những quan điểm và chính sách đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế; phấn đấu đưa nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa xã hội chủ nghĩa; đến Đại hội XI của Đảng lại thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó đã xác định những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại là: Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thônmới.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 đã xác định rõ định hướng trong xây dựng nông thôn mới: quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Triển khai chương trình nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho một triệu lao động nông thôn mỗi năm. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ởnhững vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển Như vậy, kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, quan điểm, chủ trương, biện pháp về xây dựng nông thôn mới của Đảng ta ngày càng rõ và đến Đại hội XI thì hoàn chỉnh và thống nhất chỉ đạo trên phạm vi toàn quốc Đến Đại hội XII đã chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu; có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất
Quan điểm của Đảng về XD NTM
Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo Trung ương đã kế thừa kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của Ban Bí thưTrung ương Đảng, tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng xã nông thôn mới Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Ban Chỉ đạo đã thống nhất các xã lựa chọn những tiêu chí mà đa số người dân thấy cần thì tập trung làm trước, khuyến khích triển khai những công việc từng thôn, xóm, từng hộ dân có thể tự làm được đã tập trung cao cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, dồn điền,đổi thửa, tập trung ruộng đất gắn với quy hoạch đồng ruộng, cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất Đã huy động tổng lực các nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới, ngoài nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ, rất chú trọng huy động vốn từ các nguồn vốn khác như ngan hàng, doanh nghiệp và xã hội, đặc biệt là vốn huy động từ nhân dân, như hiến đất, vật liệu xây dựng, góp công lao động, sự động viên tinh thần hay sự biểu dương thành tích của những thành viên tham gia xây dựng nông thôn mới.Bên cạnh đó, quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao tay nghề chuyên môn, kỹ năng thực hành cho lao động, giải quyết vẫn đề việc làm cho người lao động theo hướng nông nghiệp và phinông nghiệp và nông nghiệp; quan tâm tới chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng tình làng nghĩa xóm, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh nông thôn Đồng thời, chú trọng phát động và tổ chức rộng khắp phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Mô hình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH nhằm định hướng rõ trong chỉ đạo thực hiện Việc xây dựng mô hình nông thôn mới là một quá trình chuyển đổi căn bản chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ hướng cung sang hướng vào nhu cầu thị trường Đồng thời đảm bảo sự tham gia tối đa của người dân vào quá trình phát triển theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý thành quả và dân hưởng lợi" Đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào xây dựng tính bền vững cho việc phát triển nông thôn.
Mô hình nông thôn mới là tập hợp các hoạt động qua lại để cụ thể hoá các chương trình phát triển nông thôn; mô hình nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm về tài chính, nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ trong một thời gian xác định và thỏa mãn các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường cho sự phát triển bền vữngở nông thôn. Đây là quan điểm có tính khái quát và có tính mạch lạc về mô hình phát triển nông thôn trong thời kỳ đổi mới Như vậy, xây dựng mô hình nông thôn mới là phát triển nông thôn có đặc điểm chung nhất là gắn với tam nông(nghiệp, dân, thôn) [15].
Mục tiêu và phương hướng XD NTM
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới từ 2016 đến 2020
Mục tiêu cụ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới như sau: Đến năm 2020, có khoảng 50% xã đạt tiêu chuẩn nông thônmới;
-Bình quân cả nước đạt15tiêu chí/xã; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí.
-Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu;
-Nâng cao chất lượng cuộc sống với thu nhập tăng tối thiểu 1,8 lần so với năm2015.
Các nội dung thành phần của chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Nội dung của chương trình gồm có
+ Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
+ Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;
+ Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
+Giảm nghèo và an sinh xã hội;
+ Phát triển giáo dục ở nông thôn;
+ Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn;
+ Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn;
+ Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề;
+ Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân;
+ Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn;
+ Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới [4, tr67].
Giải pháp QLNN về XD NTM ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Từ việc tìm hiểu thực trạng quá trình triển khai chương trình và thông qua đánh giá thực tế của người dân cũng như CB,CC về những giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng chương trình tại địa phương, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:
3.2.1.Giải pháp chỉ đạo, điều hành
*Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch XD NTM đã được phê duyệt
Với huyện Phúc Thọ, do nhu cầu của tiến trình đô thị hóa, đồng thời với sự phát triển ngày càng cao về thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, mỗi gia đình đều có nhu cầu nâng cấp nơi ăn chốn ở; mỗi thôn, xóm, làng, xã đều có nhu cầu nâng cấp đường sá, tu bổ, sửa chữa các công trình công cộng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa khu dân cư, sân chơi thể thao điều đó đặt ra yêu cầu phải quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch XD NTM đã được phê duyệt, tránh tình trạng lãng phí đất đai, vật liệu xây dựng, đảm bảo trật tự về kiến trúc, cảnh quan và giữ vững sự ổn định về môi trường sinh thái.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011-2020, quy hoạch XD NTM, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo cụ thể hóa thành các kế hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy hoạch chung của huyện Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, tránh việc đầu tư các chương trình làm phá vỡ tổng thể quy hoạch chung của huyện Đất đai trong phạm vi điểm dân cư nông thôn, bao gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn và mặt nước các ao, hồ, sông ngòi được giao cho các hộ gia đình để sử dụng vào các mục đích cần tiếp tục tuân thủ các quy định về hạn mức theo quy định của Luật đất đai, theo quy định của từng địa phương Các loại đất chuyên dùng phục vụ yêu cầu xây dựng các công trình sản xuất phi nông nghiệp, xây dựng thủy lợi, giao thông, các công trình kỹ thuật hạ tầng, nghĩa trang phải được sử dụng theo đúng mục đích trên cơ sở phương án thiết kế và theo quy hoạch đã được phêduyệt. Đối với các điểm cư dân nông thôn, việc quản lý quy hoạch trước hết là đối với việc sử dụng đất đai cho đường sá, hệ thống thủy lợi, mạng lưới các công trình kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, các công trình công cộng, các công trình phục vụ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp phải quản lý tốt và triển khai cải tạo hoặc xây dựng từng bước các phần đất này theo đúng mục đích mới có thể thực hiện được ý đồ quy hoạch đã xácđịnh.
Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển thương nghiệp ở nông thôn, cần tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện thực hiện dồn đổi ruộng đất, tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất rau an toàn, cánh đồng lớn, vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm giải phóng sức lao động, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, làm cho nông dân có thể giàu lên từ đất.
*Rà soát, bổ sung, quản lý quy hoạch nông thôn mới
Tiếp tục xác định quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, đi trước một bước Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành trình thành phố phê duyệt và triển khai quy hoạch chung huyện Phúc Thọ, quy hoạch khu du lịch, sinh thái Phúc Thọ, hoàn thành điều chỉnh đồ án quy hoạch XD NTM của xã.
Lập quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, quy hoạch hạ tầng đồng bộ với quy hoạch chung của thành phố, như: Quy hoạch chi tiết nghĩa trang, nhà hỏa táng, các quy hoạch hạ tầng giao thông; các đồ án thiết kế đô thị, đồ án quy hoạch phân khu đảm bảo việc kết nối đồng bộ các quy hoạch với các tuyến giao thông Quốc gia, các đường cao tốc và hệ thống hạ tầng của thành phố và Trung ương theo quy hoạch của thành phố Hà Nội tầm nhìn 2030.
Rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành (giao thông, thủy lợi, trường học, văn hóa, TDTT) cho phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch của thành phố, đảm bảo việc đầu tư đến 2020 tầm nhìn2030.
*Nâng cao năng lực bộ máy QLNN về XD NTM huyện Phúc Thọ
Năng lực của bộ máy quản lý phù thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ Nhưng từ thực trạng cho thấy trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, tư duy nhận thức và cách làm của lãnh đạo (nhất là cán bộ xã) còn sai lệch và chưa thực sự đổi mới.
Nhiều cán bộ còn mang nặng quan điểm xây dựng nông thôn mới chỉ là đầu tư cơ sở hạ tầng, biến nông thôn thành thị trấn, hoặc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của nhà nước nên nảy sinh tâm lý ỉ lại, thụ động Vì thế mà chỉ sau hơn 1 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, nhiều nhà văn hóa, chợ nông thôn đã được chính quyền xã xét duyệt vào danh sách cần xây mới và nâng cấp mà không căn cứ vào điều kiện cụ thể, nhu cầu, năng lực huy động tài chính. Vấn đề cốt lõi ở đây là phải làm người dân thay đổi thư duy, cách nghĩ, cách làm, cách hành động, loại bỏ tư duy tiểu nông, tâm lý ỉ lại, thiếu sáng tạo trong lao động, ngại thay đổi Cán bộ chưa đi sát dân, chưa tích cực hướng dẫn cho người dân cấp thôn, xóm chưa lựa chọn và đăng kí những nội dung phù hợp theo tiêu chí để họ tự giác tham gia.
Vì vậy, Huyện ủy, HĐND, UBND, BCĐ xây dựng NTM huyện cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát Tổ công tác giúp việc BCĐ xây dựng NTM huyện và BQL xây dựng NTM các xã trong việc tổ chức thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.
Chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch hàng năm trên cơ sở đề án xây dựng NTM của xã đã được phê duyệt và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực BCĐ xây dựng NTM huyện – Phòng Nông nghiệp và PTNT.
UBND huyện và UBND các xã xây dựng kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới 5 năm, kế hoạch chi tiết hàng năm, bố trí nguồn lực, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, đơn vị thuộc cấp mình quản lý tổ chức triển khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đềra. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội phối hợp với chính quyền các cấp và các đơn vị liên quan tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân hăng hái, tự giác tham gia công tác xây dựng nông thôn mới, nhất là việc thực hiện các tiêu chí không cần nhiều kinh phí đầutư.
Ban chỉ huy quân sự, công an huyện phối hợp cùng với chính quyền các cấp xử lý, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp phát sinh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ về quốc phòng và an ninh để đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của khu vực nông thôn trên địa bàn huyện.
Các chi bộ, các phòng, ban, ngành xây dựng kế hoạch công tác để tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở Xây dựng tổ chức vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết nhân dân, thực hiện dân chủ ở cơ sở.