Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về nhà nước và pháp luật, về xây dựng nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp và quyền con người.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là người viết nghiên cứu đề tài dựa trên các số liệu liên quan đến quá trình điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng tại Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, người viết còn tự nghiên cứu các hồ sơ vụ án để làm cơ sở đề xuất các giải pháp.
Các phiên pháp nghiên cứu được sử dụng là :
- Phương pháp thu thập và hồi cố thông tin dữ liệu từ các nguồn khác nhau.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, lịch sử
- Phương pháp so sánh và thống kê.
Ngoài ra người viết cũng khảo sát thực tiễn tố tụng và tham khảo ý kiến chuyên gia để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn khi hoàn thành dự kiến sẽ góp phần:
- Làm rõ hơn các vấn đề lý luận về bị can, quyền và nghĩa vụ của bị can trong giai đoạn điều tra trong pháp luật tố tụng hình sự Việt nam hiện hành và qua các thời kỳ.
- Đi vào phân tích việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ pháp lý của bị can trong giai đoạn điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt nam hiện hành.
- Chỉ ra được các vấn đề, các khó khăn vướng mắc trong việc thực thi pháp luật bảo vệ, bảo đảm quyền của bị can trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành.
- Chỉ ra những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về quyền và nghĩa vụ của bị can.
- Đưa ra được các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao chất lượng áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự góp phần bảo đảm quyền của bị can trong tố tụng hình sự Việt nam.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học cấp độ thạc sĩ về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra trong tố tụng hình sự Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của bị can, phân tích thực trạng, chỉ ra khó khăn và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra.
Luận văn sẽ đóng góp một phần vào việc giải quyết về mặt khoa học các khái niệm về bị can, quyền và nghĩa vụ của bị can trong giai đoạn điều tra Đồng thời,luận văn là một tài liệu có giá trị tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, cho những người hoạt động tư pháp cũng như thực tiễn điều tra các vụ án hình sự.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra.
Chương 2 Thực trạng bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3 Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
Quan niệm, đặc điểm về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra 10
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử, nhà nước luôn có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Những quyền cơ bản đó được nhà nước đảm bảo thực hiện đồng thời công dân cũng có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền lợi của người khác Một trong các hình thức thực hiện quyền cơ bản của công dân được nhà nước đảm bảo thực hiện là quyền được bảo vệ mình trước cơ quan pháp luật trong đó có quyền bào chữa Điều 12 BLTTHS quy định: “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án có nhiệm vụ đảm bảo cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình” Trong những trường hợp luật định, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các cơ quan nói trên phải yêu cầu đoàn luật sư cử ngươì bào chữa cho họ Mặt khác, để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đầy đủ, không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội thì việc bào chữa là cần thiết, nó giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan của vụ án Hơn nữa, việc tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự không chỉ có buộc tội mà nó chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi tồn tại song song hai chức năng buộc tội và gỡ tội Đó cũng là một trong những cơ sở giúp toà án giải quyết vụ án được chính xác.
1.1.1 Quan niệm về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra Đến nay, xung quanh khái niệm về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Quyền bào chữa là tổng hoà các hành vi tố tụng hướng tới việc bác bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hoặc nhằm làm giảm trách nhiệm của bị can”.
Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền bào chữa được hiểu rộng hơn, nó không chỉ dừng lại ở việc bác bỏ sự buộc tội và xác định bị can không có lỗi hay làm giảm trách nhiệm của bị can mà nó còn được thể hiện trong cả việc đảm bảo các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ của bị can kể cả khi chúng không trực tiếp liên quan tới việc làm giảm trách nhiệm của bị can trong vụ án.
Quan điểm thứ ba cho rằng, quyền bào chữa không chỉ thuộc về bị can, bị cáo mà còn thuộc về người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án, người bào chữa, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.
Quan điểm thứ tư cho rằng: “Quyền bào chữa trong BLTTHS là tổng hoà các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của cơ quan THTT, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự”.
Quan điểm thứ năm cho rằng: “Không chỉ bị cáo mà cả người bị hại cũng cần đến việc bào chữa Nhân chứng, giám định viên và cả những người khác cũng vậy, nếu quyền lợi của họ bị xâm hại”.
Theo người viết, tất cả các quan điểm về quyền bào chữa nói trên đều chưa hoàn toàn chính xác Nếu cho rằng quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can như quan điểm thứ nhất và thứ hai thì quá hẹp, còn nếu cho rằng quyền bào chữa còn thuộc về người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án, người bị hại, nguyên đơn dân sự… như quan điểm thứ ba, thứ tư và thứ năm thì quá rộng.
Quan điểm của BLTTHS Việt Nam hiện nay là quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can, bị cáo chứ không thuộc về đối tượng nào khác và quyền này chỉ giới hạn trong việc bác bỏ một phần hay toàn bộ lời buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo Đối với việc bảo vệ các quyền và lợi ích khác của bị can, bị cáo không trực tiếp liên quan tới việc bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho bị can, bị cáo trong vụ án thì không thuộc về giới hạn của quyền bào chữa Tuy nhiên, khi đã bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án thì người bào chữa cũng đồng thời giúp bị can, bị cáo trong việc bảo vệ các quyền đó của họ.
Khác với những người tham gia tố tụng khác, bị can, bị cáo tham gia tố tụng chịu sự buộc tội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc buộc tội này thường gắn liền với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn Việc phải chịu trách nhiệm hình sự mà thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy không phải mọi trường hợp buộc tội đến với bị can, bị cáo đều chính xác mà vẫn còn có những trường hợp buộc tội oan.
Do vậy, quyền bào chữa thuộc về bị can, bị cáo là yêu cầu khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn.
Người bị tạm giữ không thể coi là đối tượng bị buộc tội mà họ chỉ có thể trở thành đối tượng bị buộc tội nếu có đủ căn cứ để khởi tố họ với tư cách là bị can. Một trong những mục đích của tạm giữ là giúp cơ quan có thẩm quyền bước đầu xác định, làm rõ hành vi của người bị tạm giữ, nếu không đủ căn cứ để khởi tố bị can thì phải ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ Theo quy định của pháp luật thì cũng chưa có văn bản tố tụng nào trực tiếp buộc tội đối với người bị tạm giữ.
Người bị kết án cũng không thể coi là đối tượng bị buộc tội được Không nên đồng nhất hai khái niệm buộc tội và kết án Buộc tội chỉ có thể tồn tại trước khi bản án của toà án có hiệu lực pháp luật tức là trước khi kết tội Theo Điều 10 BLTTHS, sau khi bản án kết tội của toà án có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội rõ ràng đã là người có tội, họ không còn là đối tượng được xem xét là có tội hay không nữa. Như vậy, theo chúng tôi, đối tượng bị buộc tội chỉ có thể là bị can, bị cáo Bị can bị buộc tội trước hết bởi quyết định khởi tố bị can Điều 103 BLTTHS quy định:
“Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can” Khi bị can bị toà án quyết định đưa ra xét xử thì họ trở thành bị cáo Lúc này bị cáo bị buộc tội bởi quyết định truy tố của viện kiểm sát Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi quyền bào chữa rõ ràng chỉ thuộc về bị can, bị cáo – những người đang bị buộc tội bởi các quyết định pháp lí của cơ quan có thẩm quyền Những người có thể bị buộc tội hoặc đã bị buộc tội không là chủ thể của quyền bào chữa Vậy quyền bào chữa của bị can, bị cáo là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm cho họ.
1.1.2 Đặc điểm bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra
Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 BLTTHS năm 2015, bị can có những quyền sau đây: a) Được biết lý do mình bị khởi tố; b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này; d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa; i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu; k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng."
Nội dung, trình tự, thủ tục bảo vệ quyền của bị can trong giai đoạn điều tra 14
(a) Quyền của bị can trong việc bị tạm giữ, tạm giam :
Trong giai đoạn điều tra, nghi can có thể bị tạm giữ, tạm giam để đảm bảo cho việc điều tra vụ án Theo quy định cũ “Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang và đối với họ đã có Lệnh tạm giữ”, trong khi thực tế người bị tạm giữ còn bị bắt trong các trường hợp khác như: Truy nã, đầu thú, tự thú… Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam mới đã cụ thể hoá là “Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của BLTTHS” Đối với người bị tạm giam, quy định cũ chưa bao quát hết, nay cụ thể đầy đủ là
“Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ”. Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam đã quy định cụ thể về những quyền cơ bản nhất của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, trong đó đã bổ sung một số quyền quan trọng cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam như:
– Được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình (điểm a khoản 1)
– Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý (điểm đ khoản 1);
– Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự” (điểm e khoản 1);
– Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam (điểm g khoản 1).
Quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trongLuật thi hành tạm giữ, tạm giam đã có sự phân biệt với người chấp hành án phạt tù,như: người chấp hành án phạt tù phải lao động, học tập…; còn người bị tạm giữ, người bị tạm giam không có các nghĩa vụ này Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền bầu cử ; người chấp hành án phạt tù không có quyền này… Đồng thời, Điều 19 quy định cụ thể về các quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế khi bị tạm giữ, bị tạm giam, theo đó, người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án. Điều 22 đã quy định người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; việc thăm gặp do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định Việc gặp người bào chữa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
(b) Quyền của bị can trong giai đoạn hỏi cung :
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung một số quyền mới của bị can so với BLTTHS năm 2003 như: Không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; được đề nghị giám định, định giá; được đọc, ghi chép tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu Đây là một trong những quy định mới rất có lợi cho bị can, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bị can khi tham gia tố tụng hình sự, vì bị can là người bị khởi tố về hình sự và phải chịu nhiều chế tài ràng buộc nhất định của pháp luật Trong quá trình tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có biện pháp bảo đảm quyền và nghĩa vụ của họ, tức là tối thiểu phải làm cho họ hiểu rõ các quyền, nghĩa vụ của mình.
- Về quyền đƣợc giải thích quyền và nghĩa vụ :
Khoản 2 Điều 183 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này Việc này phải được ghi vào biên bản”. Điều 131 BLTTHS năm 2003 quy định: “Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo Điều 49 của Bộ luật này này Việc này phải được ghi vào biên bản”.
Như vậy, cả 02 Bộ luật TTHS năm 2015 và 2003 đều quy định về giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can là việc làm bắt buộc của Điều tra viên trước khi tiến hành hỏi cung bị can.
- Về quyền yêu cầu của bị can khi hỏi cung
Một trong những điểm mới nữa của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm
2003 về hỏi cung bị can là việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh Khoản 6 Điều
183 BLTTHS năm 2015 quy định: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.
- Về quyền đƣa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu Điều 60 BLTTHS năm 2015 có nêu bị can có quyền “Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu”
- Về quyền yêu cầu có người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Việc tham gia tố tụng của người bào chữa đã góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, giúp cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Khoản 1 Điều 36 BLTTHS quy định: “Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can” Quy định này có thể hiểu theo 2 hướng khác nhau là người bào chữa phải tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can hoặc người bào chữa không bắt buộc phải tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Khoản 2 Điều 36 BLTTHS quy định: “Người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can, nếu được điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can”
1.2.2 Trình tự, thủ tục bảo vệ quyền của bị can trong giai đoạn điều tra
(1) Quyền bào chữa, bảo vệ của bị can :
- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16 Bộ Luật tố tụng hình sự)
- Quyền bào chữa của Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt (Điều
58 Bộ Luật tố tụng hình sự), Người bị tạm giữ (Điều 59 Bộ Luật tố tụng hình sự), Bị can(Điều 60 Bộ Luật tố tụng hình sự), Bị cáo (Điều 61 Bộ Luật tố tụng hình sự): Tự bào chữa, nhờ người bào chữa
- Quyền bảo vệ của Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố(Điều 57 Bộ Luật tố tụng hình sự), có thể Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
- Quyền của người bị tạm giữ, người bị tạm giam (Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam):Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự; Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
- Lựa chọn người bào chữa (Điều 75, Điều 422 Bộ Luật tố tụng hình sự):Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn.
Những yếu tố tác động đến bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra
Ngày 10 tháng 10 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
Giải thích rõ quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt
Khi tiếp nhận người bị bắt, giao Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, người thực hiện lệnh, quyết định, tiếp nhận người bị bắt phải đọc, giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và ghi vào biên bản giao nhận Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không và đề nghị thông báo cho người đại diện, người thân thích để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có liên quan đến người đại diện hoặc người thân thích của họ.
Tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu nhờ người bào chữa
Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam đang quản lý người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm tiếp nhận đơn yêu cầu nhờ người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam k m theo giấy tờ chứng minh mối quan hệ của họ với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam Việc tiếp nhận đơn được thực hiện tại nơi tổ chức trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc nơi trực ban của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người đại diện hoặc người thân thích của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, Cơ quan điều tra, Nhà tạm giữ, Trại tạm giam có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và phải thông báo ngay cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam để họ có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.
Sau khi nhận được thông báo về việc nhờ người bào chữa, nếu người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam đồng ý nhờ người bào chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư
Tổ chức cho người bào chữa gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Khi người bào chữa đề nghị gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt và đã xuất trình văn bản thông báo người bào chữa và Thẻ luật sư, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải bố trí để người bào chữa gặp người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt tại trụ sở của mình, phổ biến cho người bào chữa biết quy định của trụ sở Cơ quan điều tra và yêu cầu người bào chữa chấp hành nghiêm chỉnh.
Khi người bào chữa đề nghị gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc gặp của người bào chữa để cử người phối hợp với cơ sở giam giữ giám sát cuộc gặp nếu xét thấy cần thiết. Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định
Khi người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có văn bản đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Cơ quan đang thụ lý vụ án tiếp nhận văn bản để giải quyết Nếu có căn cứ thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 49 hoặc khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Trường hợp đề nghị thay đổi Điều tra viên không có căn cứ pháp luật thì Cơ quan đang thụ lý vụ án từ chối việc thay đổi Điều tra viên và thông báo cho người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Khi người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có văn bản đề nghị thay đổi người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, Cơ quan đang thụ lý vụ án tiếp nhận văn bản để giải quyết. Nếu có căn cứ thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 68, khoản 5 Điều 69, khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định thay đổi người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và thông báo cho người bào chữa biết Trường hợp đề nghị không có căn cứ pháp luật thì Cơ quan điều tra từ chối việc thay đổi người giám định, người phiên dịch và thông báo cho người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế của người bào chữa
Khi người bào chữa có văn bản đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,biện pháp cưỡng chế, Cơ quan đang thụ lý vụ án tiếp nhận văn bản để giải quyết.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận, nếu có căn cứ thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 125, Điêu 130 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì Cơ quan đang thụ lý vụ án ra quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tiến hành các thủ tục cần thiết gửi Viện kiểm sát quyết định đối với các biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn Nếu đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế không có căn cứ pháp luật thì Cơ quan đang thụ lý vụ án từ chối việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế và thông báo cho người bào chữa bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra và cơ quan tƣ pháp khác
(1) Các cơ quan điều tra - Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan điều tra :
Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13 quy định về nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự; tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên và các chức danh khác trong điều tra hình sự; quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát trong hoạt động điều tra hình sự đã quy định như sau về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan điều tra.
Hệ thống cơ quan điều tra bao gồm :
- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân.
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(b) Cơ quan điều tra của Công an nhân dân
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện).
(b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương
- Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
(c) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra
1 Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2 Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao.
3 Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.
4 Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ CAN TRONG
Những yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến bảo đảm quyền của bị
Do lịch sử hình thành và yếu tố lịch sử qua từng thời kỳ mà Sài gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được xem như một vùng đất mới, trẻ trung về lịch sử hình thành phát triển, và nhanh nhạy đi đầu trong lĩnh vực kinh tế bởi vị trí đặc biệt của mình về địa lý cũng như về lịch sử bang giao với các địa phương chung quanh, các quốc gia lân cận.
Về kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh được xem như là thủ đô về kinh tế của cả nước, với tốc độ phát triển về kinh tế trên nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần tham gia Nói về kêu gọi đầu tư và tự doanh thì Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu và là hình mẫu để các địa phương khác noi theo, học hỏi và rút kinh nghiệm Chính vì là nơi phát triển kinh tế nên TP HCM cũng là nơi thu hút lực lượng lao động ngoại tỉnh và là nơi tiếp nhận dân cư mới dạng di dân nhiều nhất Chính vì sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng nên song song với sự phát triển vượt bậc của mình và nhiều thành tựu về kinh tế mà TPHCM đã đạt được trong thời gian qua, thì tình hình tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của TPHCM cũng như ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đời sống của người dân.
Vào năm tháng 12 năm 2017, Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học đô thị hướng đến Tp HCM có chất lượng sống tốt Tại hội thảo, Phòng Pháp chế và Cải cách Hành chính, Tư pháp, Công an TPHCM, cho biết TPHCM là địa bàn có nhiều loại tội phạm tập trung hoạt động.
Theo thống kê, tình trạng phạm pháp hình sự ở TPHCM có xu hướng giảm so với trước Dù vậy, tội phạm phạm pháp hình sự có số vụ cao nhất nước với mức bình quân khoảng 6.000 vụ/năm, chiếm khoảng 8% so với toàn quốc trong giai đoạn trước năm 2.000, mỗi năm ở TPHCM có hơn 10.000 vụ phạm pháp hình sự.Trong đó, năm 1995 là cao nhất với gần 15.000 vụ Trong khi đó, những năm gần đây, bình quân mỗi năm có khoảng 6.000 vụ Tình hình tội phạm hiện nay có độ phức tạp cao, mang tính chất phi truyền thống và gia tăng xu hướng bạo lực rõ rệt. Ngoài ra, điểm nổi bật về vi phạm pháp luật hình sự ở TPHCM là tội phạm cướp giật tài sản Loại tội phạm này nhiều nơi khác cũng có nhưng TPHCM chiếm tỷ lệ cao nhất.
Lâu nay, chính quyền TPHCM đã thực hiện nhiều giải pháp để kéo giảm song loại tội phạm này vẫn còn gây bức xúc cho người dân Tội phạm này không những xâm phạm quyền tài sản của người dân mà còn gây nguy hiểm cho nạn nhân, đặc biệt đối với những nạn nhân đi xe máy khi bị cướp giật có thể bị té ngã, gây tổn hại sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng Ngoài ra, trong quá trình tẩu thoát, tội phạm này cũng có thể gây ra nhiều hệ quả xấu cho người đi đường.
Bên cạnh đó, nhóm tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp khi TPHCM trở thành địa bàn trung chuyển từ các nước, các tỉnh thành khác Đồng thời TPHCM còn là địa bàn tiêu thụ ma túy lớn, do có số người nghiện ma túy vẫn còn nhiều. Thêm nữa, là một số loại hình tội phạm khác như tội phạm kinh tế, đặc biệt gần đây xuất hiện hình thức huy động đầu tư tài chính bằng đồng tiền Bitcoin và các loại tiền ảo khác Các hoạt động này là trái phép song rất nhiều người đổ tiền vào, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh tài chính, tiền tệ và phát sinh những tội phạm liên quan.
Tình hình tội phạm có thể gia tăng do bị tác động bởi một số yếu tố như là : năm 2018 khi triển khai các văn bản pháp luật mới có nhiều chế định hạn chế thẩm quyền của cơ quan thực thi pháp luật trong hoạt động tố tụng (tạm giữ, tạm giam) và đặt yêu cầu về trách nhiệm bồi thường… Chính sự hạn chế quyền lực cơ quan công quyền trong khi mở rộng quyền hạn người dân nói chung và tội phạm nói riêng như trên khiến người thực thi công vụ có tâm lý e ngại, chùn bước và thực hiện nhiệm vụ theo tư tưởng an toàn nên có khả năng bỏ lọt tội phạm hoặc không đảm bảo quyền của bị can tại giai đoạn điều tra.
2.2 Tình hình tội phạm trong giai đoạn từ 2018 đến quý 1/2020 tại Tp Hồ
2.2.1 T nh h nh tội phạm của năm 2018 1
Sau hàng loạt biện pháp, phạm pháp hình sự tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm “Năm 2018 là năm thứ tư liên tiếp Công an TP đã đấu tranh có hiệu quả, kéo giảm được hoạt động của các loại tội phạm, tỉ lệ điều tra, phá án liên tục được nâng” Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm hình sự vẫn diễn biến phức tạp, tuy kéo giảm nhưng tính chất, cường độ bạo lực lại gia tăng Trong đó, người phạm tội có độ tuổi ngày càng trẻ, tăng hơn so với năm 2017; đối tượng sử dụng ma túy tăng; xu hướng các đối tượng là người thất nghiệp hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp, tuổi trẻ.
“Các đối tượng thường manh động, liều lĩnh trong phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội và chống trả khi bị phát hiện, xử lý; lợi dụng kẽ hở của pháp luật để đối phó rất tinh vi, xảo quyệt; tội phạm xâm phạm sở hữu tài sản chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tội phạm (83,87%); mục đích gây án phần lớn để có tiền mua ma túy và sử dụng, ăn chơi” Ngoài ra xuất hiện phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội đan xen giữa các yếu tố về kinh tế, hình sự, ma túy, núp bóng doanh nghiệp, liên kết vùng miền, thể hiện rõ nét tính chuyên nghiệp trong hoạt động và có sự đối phó tinh vi, biến thể dần để thích hợp với cơ chế, điều kiện xã hội.
Công an TP cũng lưu ý hoạt động tín dụng đen gia tăng gây ra hệ lụy, gây ảnh hưởng đến trật tự trên địa bàn TP Phát sinh các hành vi trái pháp luật liên quan đến hoạt động đòi nợ như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, thậm chí giết người Trong đó, bắt giữ người trái pháp luật đến bảy vụ, thậm chí bốn vụ giết người Trong năm 2018 đã có hơn 560 vụ việc người dân trình báo bị các đối tượng lạ mặt ném chất bẩn vào nhà, gọi điện thoại đe dọa người vay nợ, người nhà của họ vay tiền chưa trả dưới dạng thức gây áp lực, khủng
1 Số liệu từ báo cáo của Thiếu tướng Lê Đông Phong, giám đốc công an Tp.HCM tại buổi gặp mặt báo chí ngày 5.1.2019 bố tinh thần Theo Phòng Tham mưu Công an TP.HCM, thành phần vay tín dụng đen rất đa dạng, nhưng qua khảo sát các vụ án liên quan hoạt động này cho thấy số vụ vay nợ với yêu cầu chính đáng rất thấp, tỉ lệ hơn 50% số vụ có người vay nợ phục vụ cho các nhu cầu ăn chơi, cờ bạc…
Theo báo cáo, năm 2018, Công an TP đã kéo giảm 4,85% vụ phạm pháp hình sự so với năm 2017; điều tra 3.405 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỉ lệ 74,41% và là tỉ lệ cao nhất từ trước đến giờ của lực lượng Công an TP) Trong năm, Công an
TP đã triệt phá 397 băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, hoạt động chuyên nghiệp; điều tra, khám phá 3.405 vụ phạm pháp hình sự, bắt và xử lý 3.818 đối tượng
2.2.1 T nh h nh tội phạm của năm 2019 2
Kết quả phạm pháp hình sự tiếp tục được kiềm chế, kéo giảm trong năm
2019, CATP ghi nhận xảy ra 4.422 vụ xâm phạm trật tự an toàn xã hội (giảm 351 vụ = 7,35% và cũng là năm thứ 05 liên tiếp kéo giảm phạm pháp hình sự); đã điều tra khám phá 3.372 vụ (đạt tỷ lệ 76,25%; tăng 1,44% so với năm 2018), triệt phá
709 băng, nhóm tội phạm hình sự Trên lĩnh vực đấu tranh tội phạm ma túy, đã phát hiện, điều tra 1.648 vụ/3.925 đối tượng (khởi tố 1.436 vụ/1.882 bị can); thu giữ tổng cộng hơn 356 kg Hêrôin; 1,36 tấn MTTH; 5,8 kg Cocain; 40,8 kg Cần sa; 22 khẩu súng, 03 quả lựu đạn và nhiều tang vật khác có liên quan.
Đánh giá chung về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh
CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA 3.1 Quan điểm về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra
Ghi nhận và bảo đảm quyền con người trên thực tế là biểu hiện của một Nhà n- ước tiến bộ, dân chủ, văn minh Trong tố tụng hình sự quyền con người dễ bị xâm phạm nhất và hậu quả của sự xâm phạm đó thường là rất nghiêm trọng cả về vật chất, thể chất và tinh thần Bảo đảm quyền con người được thực hiện trong pháp luật tố tụng hình sự bằng các quy định đúng đắn, hợp lý, khả thi và đảm bảo thực hiện các quy định đó trên thực tế là quan trọng nhất Có thể nói trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) liên quan đến bảo đảm quyền con người, đánh giá việc thực hiện các quy định đó trên thực tế để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự hiện nay.
3.1.1 Quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người
Có thể nói rằng ghi nhận rõ ràng, cụ thể quyền con người và có những biện pháp bảo đảm quyền con người là một trong những thành tựu quan trọng của hoạt động lập hiến ở nước ta Các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được đưa lên Chương 2 của Hiến pháp sau Chương về hệ thống chính trị Ngoài các quy định về quyền con người, Hiến pháp cũng có những quy định để bảo đảm thực hiện quyền con người Có thể khái quát nội dung Hiến pháp về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong các điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Hiến pháp ghi nhận các quyền con người đồng thời quy định các bảo đảm cũng như trách nhiệm của Nhà nước để các quyền đó được thực hiện Đó là quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật; quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA BỊ
Quan điểm về bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra
Ghi nhận và bảo đảm quyền con người trên thực tế là biểu hiện của một Nhà n- ước tiến bộ, dân chủ, văn minh Trong tố tụng hình sự quyền con người dễ bị xâm phạm nhất và hậu quả của sự xâm phạm đó thường là rất nghiêm trọng cả về vật chất, thể chất và tinh thần Bảo đảm quyền con người được thực hiện trong pháp luật tố tụng hình sự bằng các quy định đúng đắn, hợp lý, khả thi và đảm bảo thực hiện các quy định đó trên thực tế là quan trọng nhất Có thể nói trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) liên quan đến bảo đảm quyền con người, đánh giá việc thực hiện các quy định đó trên thực tế để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự hiện nay.
3.1.1 Quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người
Có thể nói rằng ghi nhận rõ ràng, cụ thể quyền con người và có những biện pháp bảo đảm quyền con người là một trong những thành tựu quan trọng của hoạt động lập hiến ở nước ta Các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được đưa lên Chương 2 của Hiến pháp sau Chương về hệ thống chính trị Ngoài các quy định về quyền con người, Hiến pháp cũng có những quy định để bảo đảm thực hiện quyền con người Có thể khái quát nội dung Hiến pháp về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong các điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Hiến pháp ghi nhận các quyền con người đồng thời quy định các bảo đảm cũng như trách nhiệm của Nhà nước để các quyền đó được thực hiện Đó là quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật; quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác, không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Thứ hai, Hiến pháp quy định rõ ràng, đầy đủ quyền của người bị buộc tội Với nguyên tắc suy đoán vô tội thì người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người bị truy tố có quyền được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần vì một tội phạm; người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;… Nguyên tắc suy đoán vô tội là sự thể hiện rất quan trọng, có ý nghĩa lớn trong tố tụng hình sự, đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để cụ thể hóa trong pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn tố tụng.
3.1.2 Cơ chế Hiến định bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
Cùng với việc quy định quyền con người, Hiến pháp cũng quy định những bảo đảm quan trọng cho việc bảo vệ quyền con người nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng Hiến pháp quy định về trách nhiệm của Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền con người; Điều 3 đã khẳng định Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân Đi cùng với các quy định về quyền con người, bao giờ cũng có quy định về trách nhiệm của Nhà nước hoặc bảo hộ của pháp luật nhằm thực hiện các quyền đó trên thực tế.
Hiến pháp quy định nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Việc Hiến pháp quy định Tòa án nhân dân được tổ chức theo cấp xét xử, không quy định Tòa án đặc biệt; quy định Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, phán quyết một người có tội và áp dụng trách nhiệm hình sự, hình phạt đối với người phạm tội; quy định nhiệm vụ đầu tiên của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người; quy định các nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân như xét xử công khai, độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm trong xét xử, hai cấp xét xử, tranh tụng trong xét xử… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng. Đồng thời, Hiến pháp quy định chức năng chính của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người; quy định các nguyên tắc độc lập tương đối trong tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cũng là cơ sở Hiến định quan trọng cho việc cụ thể hóa trong luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm để Viện kiểm sát truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm cũng bảo đảm, bảo vệ quyền con người.
Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 về quyền con người đã có bước phát triển vượt bậc trong tư duy cũng như thực tiễn về bảo đảm quyền con người ở nước ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
3.1.3 Những bảo đảm về quyền con người trong tố tụng hình sự.
Các quy định về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong hiến pháp là cơ sở Hiến định quan trọng để xây dựng hệ thống pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở nước ta Từ góc độ luật tố tụng hình sự, các quy định của Hiến pháp lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Bởi vì, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động phán quyết về hành vi tội phạm của người bị buộc tội và áp dụng trách nhiệm hình sự - biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất đối với người đó; k m theo đó là hoạt động có thể tác động rất lớn đến quyền con người nói chung, quyền của người bị buộc tội nói riêng Từ việc nghiên cứu các quy định của BLTTHS
2015, ta thấy Bộ luật đã cơ bản thể hiện được tinh thần của Hiến pháp 2013 trong bảo đảm quyền con người. Đó là:
Thứ nhất, Bộ luật đã quy định các nguyên tắc cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền con người Trong đó có các nguyên tắc quan trọng như nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân (Điều 8);Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9); Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10); Nguyên tắc bảo hộ tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân (Điều 11); Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12); Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13); Nguyên tắc không bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14); Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16); các nguyên tắc xét xử của Tòa án nhân dân, trong đó có các nguyên tắc như độc lập xét xử, đảm bảo hai cấp xét xử (Điều 12-27) …
Thứ hai, BLTTHS năm 2015 đã hoàn thiện các quy định về các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, nhất là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam; quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ và thời hạn áp dụng theo nguyên lý bảo đảm cho hoạt động tố tụng hiệu quả với việc hạn chế quyền con người khi thật cần thiết và ở mức tối thiểu nhất.
Thứ ba, Quy định tương đối rõ ràng địa vị tố tụng của các chủ thể tố tụng hình sự; đặc biệt là địa vị tố tụng của người tham gia tố tụng nói chung, của người bị buộc tội nói riêng BLTTHS năm 2015 quy định khá cụ thể các quyền tố tụng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nhất là quyền bào chữa; quyền tranh tụng (chứng minh, thẩm vấn chéo); quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng… Các thủ tục tố tụng đảm bảo cho hoạt động tố tụng khách quan, dân chủ, bảo đảm tăng cường yếu tố tranh tụng trong mô hình tố tụng xét hỏi; bảo đảm để các chủ thể tố tụng có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình…
Xem xét từ góc độ bảo vệ quyền con người, pháp luật TTHS hiện hành đã phần nào đáp ứng được các đảm đảm về bảo vệ quyền con người cụ thể:
Một là, đã xác định bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người là một trong những nhiệm vụ của BLTTHS Bởi vì, toàn bộ các quy định của BLTTHS đều phục vụ cho hoạt động quan trọng nhất là thực hiện quyền tư pháp, phán quyết một người có tội hay không và các biện pháp trách nhiệm áp dụng đối với người có tội.
Hai là, đã từng bước hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tố tụng hình sự, trong đó có các nguyên tắc liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền con người (nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử ) đảm bảo cho các chủ thể tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng được quy định.
Ba là, hoàn thiện địa vị tố tụng của các chủ thể tố tụng hình sự theo hướng tăng cường các quyền tố tụng của người tham gia tố tụng, nhất là bên bào chữa; tăng trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong bảo đảm cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền tố tụng của mình.
Bốn là, hoàn thiện các quy định về các thời hạn tố tụng để bảo đảm quyền của người bị buộc tội được Tòa án xét xử nhanh chóng, kịp thời; rút ngắn thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn… không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án;
Giải pháp bảo đảm quyền của bị can trong giai đoạn điều tra từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Từ những vướng mắc trong các quy định của pháp luật tố tụng hình sự cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định về các căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; cần quy định căn cứ “có thể”; “có quyền”; “thấy cần thiết” “để đảm bảo việc truy tố”; “đảm bảo việc xét xử”; “đảm bảo việc thi hành án” áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, cũng như giai đoạn sau khi tuyên án, chờ thi hành án để người có thẩm quyền có căn cứ pháp lý cụ thể áp dụng hay thay đổi biện pháp tạm giam, tránh tình trạng lạm dụng việc tạm giam và khắc phục được thực trạng người tiến hành tố tụng không giám mạnh dạn có quyết định kịp thời thay đổi biện pháp tạm giam để bảo đảm tốt nhất quyền con người.
Cần bổ sung các quy định rõ hơn về trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án khi xem xét quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, thì ngoài các căn cứ theo quy định của BLTTHS, phải ưu tiên xem xét đến việc bảo đảm quyền con người cho bị can, bị cáo; cần phải huỷ bỏ ngay biện pháp tạm giam khi thấy không cần thiết hoặc thay đổi sang biện pháp ngăn chặn để bảo đảm quyền con người cho bị can, bị cáo.
- Nơi giam giữ là nơi bị cấm ra vào với mọi người nên nếu người bị tạm giam có bị xâm hại các quyền thì họ cũng không thể có chứng cứ chứng minh, do vậy cần quy định việc gắn hệ thống camera giám giát trong các buồng giam, trong các phòng hỏi cung, trong khuôn viên nhà tạm giữ, trại tạm giamkết nối đến Viện kiểm sát cùng cấp để giám sát và phải lưu trữ lại dữ liệu, đảm bảo những người bị tạm giam không bị hành hạ về thể xác và tinh thần, không bị xâm hại tính mạng, sức khoẻ hoặc bị cắt bớt các vật dụng phục vụ hàng ngày, đồ ăn thức uống mà theo quy đinh của pháp luật họ phải được hưởng Thông qua các dữ liệu hình ảnh được lưu trữ là căn cứ xem xét các nội dung khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giam.
Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật TTHS Việt Nam, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong các trường hợp chỉ định người bào chữa có 3 quyền: quyền lựa chọn, quyền yêu cầu thay đổi và quyền từ chối người bào chữa Tuy nhiên, việc quy định các quyền này chưa rõ ràng và hợp lý, gây khăn trong việc áp dụng pháp luật Do đó, nên sửa đổi, bổ sung Điều 57 BLTTHS về 3 nội dung:
Thứ nhất, liên quan đến quyền lựa chọn người bào chữa Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định về quyền lựa chọn người bào chữa theo hướng phân định rõ quyền lựa chọn người bào chữa trong trường hợp bị can, bị cáo tự thuê với trường hợp người bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định.
Với trường hợp người bào chữa do người người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thuê: Quyền lựa chọn người bào chữa cần được quy định theo hướng phân định rõ ràng giữa quyền lựa chọn người bào chữa của bị can, bị cáo là người đã thành niên với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Với trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người đã thành niên, họ có quyền lựa chọn và thay đổi người bào chữa cho mình Trong trường hợp họ không thể trực tiếp mời (thuê) người bào chữa thì người đại diện hợp pháp có thể mời người bào chữa với sự đồng ý của họ. Đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên,người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện hợp pháp của họ cũng có quyền lựa chọn người bào chữa Nếu có sự không thống nhất về việc lựa chọn người bào chữa giữa người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ, thì quyền quyết định cuối cùng sẽ do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyết định.
Với trường hợp người bào chữa do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định: Để bảo đảm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có ngay người bào chữa, cần bổ sung khoản 2 Điều 57 BLTTHS về quyền lựa chọn người bào chữa theo hướng: Trong các trường hợp chỉ định người bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền lựa chọn người bào chữa dựa trên danh sách các luật sư mà cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp Cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ tập hợp và cung cấp ngay cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo danh sách các luật sư có đủ năng lực từ các đoàn luật sư. Thứ hai, sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến quyền từ chối người bào chữa Sự có mặt của người bào chữa trong trường hợp này là thực sự cần thiết không chỉ đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn đảm bảo tính tranh tụng trong quá trình chứng minh tội phạm Người chưa thành niên, người có khiếm khuyết về tâm thần hoặc thể chất là đối tượng đặc biệt, hạn chế về nhận thức nên cần thiết phải có người bào chữa trong quá trình tố tụng hình sự Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, quyền từ chối người bào chữa nên được khuyến cáo hạn chế áp dụng trong những trường hợp có nghi vấn về khả năng tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ví dụ như trường hợp họ là người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế về năng lực tâm thần Trong khi một số nước khác không quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền từ chối người bào chữa trong các trường hợp bắt buộc chỉ định người bào chữa Vấn đề bảo đảm quyền trước hết phải xuất phát từ mong muốn của người người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (khi họ hoàn toàn sáng suốt và ý thức được việc từ chối quyền mà pháp luật trao) Do đó, quyền từ chối người bào chữa vẫn cần thiết phải được ghi nhận Tuy nhiên, khía cạnh đảm bảo lợi ích chung của Nhà nước và tính công bằng của pháp luật cũng cần phải được tôn trọng Chính vì vậy, trong những trường hợp nếu thấy rằng quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể bị đe dọa vì thiếu vắng sự tham gia của người bào chữa, Nhà nước cần phải cân nhắc, chấp nhận hay không việc từ chối của họ Quy định như hiện nay tại Điều 57 BLTTHS Việt Nam là chưa hợp lý Do đó, nên xây dựng một điều luật về quyền từ chối người bào chữa theo hướng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền từ chối quyền có người bào chữa (trừ trường hợp là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất) Đồng thời, quy định các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ giải thích những hậu quả của việc từ chối quyền có người bào chữa; việc từ chối người bào chữa phải đảm bảo trong điều kiện người từ chối minh mẫn và tự nguyện; việc từ chối phải lập thành văn bản có chữ ký của người từ chối và xác nhận của cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ ba, nên quy định về việc cử người bào chữa dự bị cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong trường hợp họ gặp khó khăn về việc tự bào chữa do trước đó đã từ chối người bào chữa Đây là quy định được nhiều nước áp dụng Quy định mở rộng này sẽ giải quyết được thực trạng khi mà bị cáo đã từ chối người bào chữa ở giai đoại điều tra, nhưng sau đó lại đề nghị được chỉ định người bào chữa tại phiên tòa.
Sự tham gia của người bào chữa sẽ đảm bảo tính công bằng trong tố tụng hình sự. Theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần nắm danh sách luật sư của các đoàn luật sư cũng như của các trung tâm trợ giúp pháp lý để dự trù việc cung cấp kịp thời người bào chữa dự bị cho người bị tạm giữ, bị can và bị cáo trong tất cả các giai đoạn tố tụng.
- Trong thời gian chờ việc sửa đổi luật tố tụng hình sự thì Liên ngành tố tụng
Trung ương cần phải kịp thời có hu ớng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của BLTTHS nhằm đảm bảo cho hoạt đọ ng tố tụng đu ợc chính xác, khách quan và thực hiẹ n nhiẹ m vụ bảo vẹ quyền con người, như:
Hướng dẫn rõ về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và chờ thi hành án, nhằm hạn chế việc lạm dụng tạm giam do các quy định của pháp luật về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam còn chung chung, tuỳ nghi như hiện nay.
Hướng dẫn rõ viẹ c áp dụng các biẹ n pháp nga n chạ n bảo lĩnh, cấm đi khỏi no i cu trú, đạ t tiền hoạ c tài sản có giá trị để bảo đảm nhằm giúp cho các co quan tiến hành tố tụng ta ng cu ờng áp dụng các biẹ n pháp này.
Hướng dẫn rõ về trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải thường xuyên kiểm tra căn cứ áp dụng biên pháp tạm giam để huỷ bỏ, thay đổi biện pháp tạm giam cho người bị tạm giam khi căn cứ tạm giam không còn căn cứ tạm giam.
Hướng dẫn rõ về trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án về trách nhiệm phải bảo đảm quyền con người khi xem xét quyết định áp dụng, huỷ bỏ hoặc thế thế biện pháp tạm giam.
3.2.2 Nâng cao năng lực, hoàn thiện tổ chức, bộ máy cơ quan điều tra
- Nâng cao năng lực và nhận thức của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng