1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

hieu qua su dung von - giai phap potx

15 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 91,9 KB

Nội dung

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM I. Thực trạng huy động vốn trong các DNNN hiện nay. 1. Thực trạng cổ phần hoá. a. Khái niệm: CPH DNNN là quá trình chuyển doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần thông qua quá trình chào bán các cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu DN cho các cổ đông. Hay có thể hiểu là thông qua quá trình CPH DNNN mà DN trước đây thuộc sở hữu 100% của Nhà nước được chuyển sang 1 loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, trong đó Nhà nước có thể là 1 cổ đông. b. Các hình thức cổ phần hoá CPH DNNN chính là quá trình chuyển DNNN sang hình thức công ty cổ phần, một trong những đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần là vốn chủ sở hữu do nhiều cổ đông nắm giữ, đồng sở hữu thông qua việc sở hữu các cổ phiếu của DN. Do vậy, quá trình CPH DNNN nhất thiết phải chào bán cổ phiếu chứng nhận quyền sở hữu DN cho các cổ đông. Quá trình này được thực hiện dưới các hình thức sau: - Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. - Bán 1 phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp - Tách 1 bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để CPH. - Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. Có thể nói: Cổ phần hoá là giải pháp quan trọng trong cơ cấu lại DNNN và Cổ phần hoá đã hình thành được nhiều DNNN có nhiều chủ sở hữu, vốn và tài sản của nhà nước được sử dụnghiệu quả hơn. Cổ phần hoá tạo cơ sở thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. DNNN cổ phần hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cổ đông về hoạt động và kết quả kinh doanh. Đặc biệt, cổ phần hoá tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vai trò làm chủ trong doanh nghiệp. b. Thực trạng cổ phần hóa DNNN Số liệu thống kê sau 15 năm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cho thấy tỷ lệ cổ phần do Nhà nước giữ ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa như sau: nắm giữ cổ phần chi phối trên 50% ở 33% số doanh nghiệp; dưới 50% số vốn ở 37% số doanh nghiệp và không giữ lại tỷ lệ % vốn nào ở gần 30% số doanh nghiệp. Cổ đông trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa là cán bộ, công nhân viên nắm 29,6% cổ phần; cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm 24,1% cổ phần; cổ đông là Nhà nước nắm 46,3% cổ phần. Tính đến ngày 31/7/2011, cả nước đã thực hiện cổ phần hóa 3.949 doanh nghiệp, chiếm 67% tổng số doanh nghiệp sắp xếp lại, trong đó 1.655 doanh nghiệp thuộc Trung ương và 2.294 doanh nghiệp thuộc địa phương. Riêng 7 tháng đầu năm 2011, 4 doanh nghiệp lớn đã thực hiện cổ phần hóa là: Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Miền Trung - Bộ Xây dựng và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ sẽ cổ phần hoá 573 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), và giữ lại 692 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.Đây là một trong những nét chính của Đề án tái cấu trúc DNNN được Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới DNNN Phạm Viết Muôn chobiết ngày 7/12/2011. Hiện cả nước còn 1.309 DNNN 100% vốn nhà nước. Trong số này có 102 doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5 tỉ đồng, 8 doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỉ đồng, có doanh nghiệp có vốn chỉ vỏn vẹn 100 triệu đồng. Theo lịch trình đến năm 2015, Nhà nước sẽ cổ phần hoá 573 doanh nghiệp, trong đó có 1 tập đoàn, 5 tổng công ty 91, 51 tổng công ty 90, 1 ngân hàng thương mại, 187 công ty con, 89 doanh nghiệp độc lập thuộc bộ, và 239 doanh nghiệp thuộc địa phương.Vốn nhà nước ở khu vực kinh tế nhà nước tính đến cuối năm 2010 là 700.000 tỉ đồng, tăng tới 70% so với thời điểm cuối 2006. Trong số vốn đó, 653.000 tỉ đồng thuộc về các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. 2. Thực trạng huy động vốn từ tín dụng ngân hàng a.Đặc điểm vốn tín dụng ngân hàng. Vốn tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay.Nhưng để vay được vốn từ ngân hàng doanh nghiệp cần phải có điều kiện nhất định. Điều kiện tín dụng: các ngân hàng thương mại khi cho doanh nghiệp vay vốn luôn luôn phải đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng thông qua một hệ thống bảo đảm tín dụng. Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh gía các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Doanh nghiệp phải cung cấp những báo cáo tài chính và những thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của ngân hàng Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chung các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phaỉ có bảo đảm tín dụng phổ biến nhất là tài sản thế chấp.Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng các điều kiện vay kể cả thủ tục pháp lý về giấy tờ … Sự kiểm soát của ngân hàng cho vay: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay.Tuy sự kiểm soát của ngân hàng không gây ra vấn đề lớn nhưng doanh nghiệp vẫn có cảm giác bị kiểm soát Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vốn tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào tình hình sử dụng vốn tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ.Nếu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp b. Thực trạng huy động vốn từ tín dụng ngân hàng Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, việc đổi mới cơ chế tín dụng phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước được tiến hành đồng thời với quá trình sắp xếp đổi mới DNNN đã và đang có những tác động tích cực, nhưng cũng phát sinh những khó khăn vướng mắc và rủi ro tín dụng ở nhiều DN thuộc các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh quản lý. Mặt tích cực: DNNN được phân cấp mạnh hơn trong quyết định đầu tư, quản lý tài chính, đấu thầu, thực hiện tiết kiệm chi phí, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều này tạo điều kiện cho các NHTM rút ngắn khả năng tiếp cận, thẩm định nhu cầu vay vốn, đánh giá khả năng trả nợ để xử lý và phân loại và phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng. Hạn chế: Tỷ trọng dư nợ xấu có đảm bảo đã được nâng lên nhưng tỷ lệ lớn các tài sản thế chấp của DNNN không đảm bảo điều kiện đăng ký giao dịch do giấy tờ không đủ, chưa chuẩn mực, giá trị tài sản thế chấp còn đánh giá chưa sát thị trường. Việc giám sát mục đích sử dụnghiệu quả vốn vay đối với các khoản vay của DN còn khó khăn, nhiều lúc bị động theo khách hàng. Các Ngân hàng thương mại mặc dù vẫn rất tích cực trong hỗ trợ vốn cho hệ thống các DNNN nhưng nghi ngại tính khả thi, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng hoàn vốn của DNNN và bởi một số các lý do khác sau: Việc tài trợ cho các DNNN gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hồi vốn để tái đầu tư. Nợ xấu, nợ quá hạn lớn phần nhiều cũng nảy sinh từ hoạt động tài trợ cho các DN này, dẫn đến khả năng sinh lời của các NHTM thấp do phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro lớn theo quy định hiện hành Nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp ngành xây lắp chưa được giải quyết thoả đáng. Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng trong khi các NHTM lại chưa nhận được sự hỗ trợ để thu hồi nợ vay từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Phát mại tài sản bảo đảm hiện nay là trở ngại lớn cho các NHTM (đặc biệt là tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước) vì đa phần các tài sản chưa đủ cơ sở pháp lý để thế chấp, cầm cố. Vì vậy, khi xử lý tài sản đảm bảo Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và làm giảm sút giá trị của tài sản. Xử lý tranh chấp liên quan đến nợ vay giữa Ngân hàng và doanh nghiệp nhiều khi còn chưa công bằng, quyền lợi của Ngân hàng chưa được bảo đảm khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn , bộ máy quản lý cồng kềnh, trình độ quản lý tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước thường có nguồn vốn tự có thấp nên khả năng tự chủ về tài chính không cao. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động các đơn vị này thường phải vay vốn ngân hàng có những phương án tỷ lệ vay vốn có thể lên đến 100% nhu cầu thanh toán. Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước không có tài sản bảo đảm nên việc cho vay thường thực hiện theo hình thức tín chấp. Việc cho vay tín chấp mang nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Một số trường hợp khách hàng có tài sản là bất động sản có giá trị khá lớn nhưng giấy tờ chứng minh sở hữu thường không đầy đủ. Ngân hàng muốn lấy tài sản này làm đảm bảo cho khoản vay nhưng lại không thực hiện được việc ký hợp đồng thế chấp và không đăng ký được giao dịch bảo đảm. Theo hội nghị phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước: "Doanh nghiệp Nhà nước là loại hình doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nhất. Qua phân tích cho thấy doanh nghiệp nhà nước vay nợ nhiều, khả năng tự chủ tài chính thấp, khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro cao". Tất cả những điều đó đã dẫn đến rủi ro đối với nguồn vốn tín dụng cao và kết quả là nhiều doanh nghiệp nhà nước đã bị mất niềm tin đối với ngân hàng và các ngân hàng tuy không "ngoảnh mặt" lại với doanh nghiệp nhà nước nhưng họ rất thận trọng khi tài trợ mới hoặc tiếp tục tài trợ Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hiện đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Để bảo đảm kế hoạch đầu tư, các tổng công ty hầu như phải đi vay là chính, vốn tự cho các doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, mặc dù thắt chặt tín dụng không có nghĩa là phân biệt đối xử.có chỉ đạt 2- 3% tổng mức đầu tư, áp lực trả nợ rất căng thẳng. Song, chính các công ty cổ phần (CTCP) lại là những doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp gặp khó khăn nhất về vốn, bởi vì những quy định thắt chặt trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều lãnh đạo các cấp còn băn khoăn, chưa chỉ đạo quyết liệt, người lao động lo lắng, bất an… gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế hoạch CPH từ đầu năm đến nay. ÔngNguyễn Văn Tài, Giám đốc công ty cổ phần xây dựng Bình Dương cho biết: "Khi còn là doanh nghiệp nhà nước, công ty có thể vay vốn gấp 20 lần giá trị tài sản của đơn vị nhưng nay chỉ còn được vay bằng 70% giá trị tài sản đơn vị có. Thậm chí, có dự án đầu tư cũng khó mà vay được tiền". Không chỉ các doanh nghiệp ngành xây dựng mà doanh nghiệp nhà nước nói chung khi chuyển sang công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Bởi lẽ trước đây chỉ cần bảo lãnh của tổng công ty là doanh nghiệp có thể vay theo hình thức tín chấp nhưng khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ phải tuân thủ quy định chặt chẽ hơn: phải có bảo lãnh của tổng công ty (bằng văn bản bảo lãnh hoặc hợp đồng cam kết bảo lãnh) đối với toàn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và các khoản lãi công ty đã vay và sẽ vay; doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, bảo đảm tiền vay. Đây là một trong những thực trạng mà DN sau CPH gặp phải trong việc huy động vốn. c. Những trở lực về tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước. Tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng nhất đối với DNNN. Hiện nay việc huy động vốn từ nguồn này đang gặp phải những trở lực sau. Thứ nhất, thể lệ tín dụng qui định đơn vị vay vốn phải thế chấp tài sản hoặc được bảo lãnh của người thứ ba đủ thẩm quyền người được bảo lãnh phải thế chấp tài sản cho người bảo lãnh. Điều này làm cho nhiều DNNN khó có thể vay được vốn từ ngân hàng nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Đây không chỉ là ý kiến từ phía DNNN mà cả của một số cán bộ tín dụng "nhận khoán" mức cho vay họ nói rằng trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vay để xây dựng mới thì làm gì có tài sản để thế chấp. Thứ hai, để kiểm soát hoạt động tín dụng và lượng tiền cung ứng, Ngân hàng Nhà nước qui định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại và trên cơ sở hạn mức tín dụng được duyệt ngân hàng thương mại phân phổ hạn mức tín dụng cho các Tổ chức kinh tế (khách hàng) cả hai loại hạn mức tín dụng trên đều xây dựng cho một thời gian dài (thường là 1 năm) do vậy dù DNNN có đủ các điều kiện vay vốn nhưng nếu hạn mức tín dụng không còn thì cũng không thể vay được vốn tín dụng ngân hàng. Thứ ba, chính sách lãi suất chưa thể hiện rõ vai trò là đòn bẩy kinh tế chưa thực sự điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Chính sách lãi suất có thay đổi nhưng thay đổi còn chậm so với biến động của giá cả. Hiện nay lãi suất ngắn hạn là 1,5%/ tháng lãi suất trung và dài hạn là 1,55%/ tháng. Mức lãi suất này vẫn còn cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận (khả năng sinh lời) của nhiều DNNN với mức lãi suất đó không mấy DNNN có thể vay đủ vốn của ngân hàng để sử dụng tiền vay có hiệu quả và trả nợ phần vay đúng hạn. Chính vì lãi suất đầu ra của ngân hàng cao nên hạn chế qui mô tín dụng, hạn chế khả năng vay vốn của DNNN, trong khi đó các DNNN luôn ở trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Một nghịch lý khác là hiện nay các ngân hàng thương mại chỉ huy động vốn ngắn hạn mà khước từ cacs khoản tiền gửi dài hạn trong khi nền kinh tế đang bị thiếu vốn dài hạn. Rút cuộc ngân hàng thương mại (NHTM) tồn một lượng khá lớn vốn ngắn hạn trong khi đó "mặt hàng" vốn dài hạn được nhiều doanh nghiệp hỏi mua mà không có. 3.Thực trạng huy động vốn qua cổ phiếu 3.1 . Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu a. Khái niệm: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. b. Các loại cổ phiếu Cổ phiếu thường: Là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán. Nó có thể được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu ưu tiên: Thường chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành . Cổ phiếu ưu tiên thường có đặc điểm là có cổ tức cố định Người chủ cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường. Nếu số lãi chỉ đủ trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì cổ đông thường sẽ không được nhận cổ tức của kì đó. Việc giải quyết chính sách cổ tức được nêu rõ trong điều lệ công ty. c. Những ưu nhược điểm của doanh nghiệp khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu Ưu điểm: Có thể huy động một lượng vốn lớn để phát triển doanh nghiệp. Nhược điểm: Có nguy cơ bị thôn tính công ty. Cần phải tính đến tỉ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát của công ty. 3.2 . Huy động vốn qua cổ phiếu. Công tác CPH DNNN đã đạt được kết quả trên nhiều mặt, các kết quả này có tác tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. CPH đã được triển khai rộng rãi đã trực tiếp làm tăng hàng hoá cho TTCK: theo số liệu của cục Tài chính DN, tính đến hết tháng 6 năm 2006, cả nước đã CPH được trên 3000 DN và bộ phận DNNN. Đặc biệt đã từng bước tiến hành CPH một số DN có giá trị hàng ngàn tỷ đồng như công ty sữa Việt Nam (giá trị DN 2.500 tỷ đồng), nhà máy thuỷ điện Sông Hinh- Vĩnh Sơn 2.144 tỷ đồng, Công ty Bảo hiểm TPHCM 1.311 tỷ đồng… CPH rộng khắp là nguồn hàng hoá quan trọng làm phong phú nguồn hàng hoá trên thị trường chứng khoán. CPH đã huy động được một lượng vốn nhàn rỗi cho đầu tư qua thị trường chứng khoán. với 2.242 DNNN được CPH năm 2004, 12.411 tỷ đồng cổ phiếu đã được bán, nhà nước nhờ đó đã có 10.169 tỷ đồng (chiếm 58% tổng số vốn nhà nước đã CPH) để tái đầu tư phát triển kinh tế. Mặt khác quy mô vốn điều lệ của DN sau CPH tăng bình quân 44% đã cho thấy CPH đã thực sự mở ra một cánh cửa để các DNNN tiếp cận với một kênh dẫn vốn mới đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Tính đến hết tháng 1/2006 trung tâm GDCK Hà Nội đã đấu giá 28 phiên lớn cho các DNNN CPH hoặc các DNNN đã CPH bán bớt phần vốn nhà nước (chưa kể có 17 phiên phối hợp với TTDGCK TP HCM). Tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt 2.039,2 tỷ đồng, với 2.880 nhà đầu tư trúng giá trên 4.085 tổng số lượt nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Bán đấu giá cổ phần đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng đối với các DNNN thông qua TTCK. Từ tháng 7/2003 đến nay, đã có khoảng 40 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bán đấu giá cổ phần tại Việt Nam để các chuyển sang hình thức công ty cổ phần. Nhiều chuyên gia đánh giá thị trường này đang càng ngày càng sôi động. Công ty chứng khoán Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương, Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương, Công ty chứng khoán Bảo Việt hiện là những đơn vị hàng đầu trong việc nhận làm đại lý bán cổ phần cho các công ty chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Ngoài ra, nhiều công ty cổ phần cũng tự thành lập hội đồng bán đấu giá và tự tổ chức bán đấu giá. Theo Công ty chứng khoán của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, từ tháng 7/2003 đến nay, Công ty này đã nhận bán đấu giá cho 5 khách hàng là Gamex, Vifon, Vinamilk, Badaco, TIE. Kết quả bán đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp này rất khả quan. Ngày 24/2/2004, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu TIE-Tp.HCM đã thông báo bán đấu giá cổ phần lần đầu để chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần. Công ty này đã đưa mức giá khởi điểm để đấu giá lên 115.000 đồng, được coi là mức khởi điểm cao nhất từ trước tới nay trong số các công ty bán đấu giá cổ phần. Công ty Vinamilk, khi bán đấu giá chỉ chào giá khởi điểm là 105.000 đồng một cổ phần, nhưng cho đến khi vào phiên đấu giá, người mua cao nhất đã trả giá 181.000 đồng. Sau khi bán đấu giá, trị giá tiền thu về của Vinamilk từ 72 tỷ đã tăng thêm 42 tỷ đồng nữa. Trong đó có những hạn chế Những tồn tại của quá trình CPH làm cản trở đến việc niêm yết/đăng ký trên thị trường chứng khoán. Tiến độ CPH chậm. kết quả thực hiện CPH mới đạt khoảng 80%, trong đó nhiều bộ ngành, địa phương đạt dưới 50%. Thời gian để CPH một DN trung bình mất 437 ngày, nhiều nơi là vài năm trong khi theo quy định chỉ là 9 tháng. Theo kế hoạch, cho tới cuối năm 2007, còn 1700 DN cần CPH, bằng gần 70% số đã thực hiện của cả giai đoạn 2000- 2005, đay thực sự là một bài toán cho các Bộ, ngành, và lời giải của bài toán này cũng chính là chìa khoá cho việc gia tăng hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Nhiều DN CPH khó có thể trở thành công ty đại chúng. Phần lớn DN được CPH là DN nhỏ (có đến 40% DN được CPH có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng). không những thế, tuy được CPH song phần vốn nắm giữ của nhà nước tại các DN này vẫn rất lớn. Kể cả với DN đang niêm yết trên TTGDCK TP HCM, tỷ lệ phần vốn nhà nước vẫn chiếm trung bình khoảng 30%. Mặt khác, có tới 38,4% số DN CPH không bán cổ phần ra bên ngoài. Cổ phần ít được chào bán ra bên ngoài là một cản trở để DN đến với TTCK Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) mới đây đã đưa ra báo cáo nghiên cứu về các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh rằng có 7 điểm khác biệt khá cơ bản giữa doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam với các nước khác. Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện có trên 1.000 doanh nghiệp không cổ phần hóa, trong khi đó các nước phát triển như nhóm G7 chẳng hạn còn rất ít doanh nghiệp nhà nước hoặc chỉ còn tồn tại ở những lĩnh vực cực kỳ quan trọng như dầu khí, xăng dầu, vận tải công cộng Đối với vấn đề huy động vốn, trong khi doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có thể được nhà nước cấp vốn và không thể huy động được vốn cổ phần thì ở nước ngoài doanh nghiệp nhà nước có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ cổ đông nhà nước và tư nhân, vì hầu hết doanh nghiệp nhà nước đều là những doanh nghiệp lớn và phải thực hiện niêm yết. Về chế độ công khai minh bạch, tại Việt Nam chưa có cơ chế để doanh nghiệp nhà nước phải công bố báo cáo tài chính lên website và các phương tiện thông tin đại chúng, trừ lĩnh vực tài chính ngân hàng. Rất ít có doanh nghiệp nhà nước tự nguyện công bố báo cáo tài chính lên website, và do đó rất khó nắm bắt được tình hình tài chính và tình hình hoạt động một cách chi tiết. Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước ở nước ngoài công khai thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động một cách đầy đủ và thường xuyên như một doanh nghiệp niêm yết; chịu sự giám sát, chất vấn từ các cổ đông thông qua nhiều hình thức. Quan trọng nhất là tiến trình ra quyết định của doanh nghiệp nhà nước hiện cũng ghi nhận sự khác biệt đáng kể. Tại Việt Nam, những quyết định quan trọng phải xin phê chuẩn từ cơ quan đại diện nhà nước và tiến trình thông qua quyết định mất nhiều thời gian. Trong khi ở nước ngoài, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối nhưng hoạt động như một cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ có thể phủ quyết những quyết định không có lợi cho doanh nghiệp hoặc cho họ. 4 Thực trạng huy động từ trái phiếu 4.1. Quy định phát hành trái phiếu đối với DNNN Phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước phải được chủ sở hữu xem xét, chấp thuận trước khi tổ chức phát hành, cụ thể như sau: a) Đối với doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thì phương án phát hành trái phiếu phải được Bộ quản lý ngành kinh doanh chính xem xét, chấp thuận; b) Đối với doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước do Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và làm chủ sở hữu, thì phương án phát hành trái phiếu phải được Bộ, ngành, hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, chấp thuận; c) Đối với doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, thì phương án phát hành trái phiếu phải được tổ chức được giao chức năng đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét chấp thuận. 4.2) Những thuận lợi và khó khăn của DNNN khi huy động vốn từ trái phiếu # Những thuận lợi Tổng khối luợng vốn huy động góp phần đáp ứng một phần nhu cầu vốn; các đơn vị đã chủ động trong việc quyết định số lưọng, thời hạn phát hành và thời điểm phát hành; thủ tục nhanh gọn hơn so với vay ngân hàng đòi hỏi nhiều thủ tục, điều kiện và hạn chế khả năng cho vay; chi phí phát hành từ trái phiếu, cổ phiếu thấp hơn chi phí đi vay ngân hàng hay vay ECA. Các DN có thể đưa ra những kế hoạch giải ngân, hay chủ động hơn trong phòng ngừa rủi ro vỡ nợ. Đó là những lợi ích mà khi PHTP mang lại cho DN . Ta có thể lấy EVN là ví dụ: chi phí đợt phát hành EVNBOND0406 là 9,9%/năm lãi suất traí phiếu 9,6%/năm và chi phí phát hành là 0,3%/năm trong khi mức cho vay của các NHTMQD đối với dự án trung và dài hạn của EVN là 11,52% tiết kiệm hàng năm là 1,62%. Trong tính toán lãi suất trái phiếu, việc sử dụng lãi suất của các ngân hàng quốc doanh làm tham chiếu vẫn đảm bảo cạnh tranh về giá và hấp dẫn nhà đầu tư, lãi suất trái phiế u EVNBOND 0406 là 9,6%/ năm bằng với mức lãi huy động cao nhất của khối ngân hàng là 9,6%/ năm do Sacombank công bố và cao hơn mức bình quân của khối ngân hàng thương mại cổ phần là 9,13%/năm. # Hạn chế vẫn còn gặp phải của DN khi phát hành trái phiếu: a/ Khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn còn chưa cao Khối lượng vốn huy động từ phát hành trái phiếu còn nhỏ chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng 2006 nguồn vốn đầu tư mà EVN chưa cân đối được là 7584 tỷ trong đó 2004 đợt phát hành trái phiếu tính đến 30/9/2006 huy động được 2006 tỷ đồng, mới đáp ứng được 34,28% giá trị vốn chưa cân đối được nguồn. b/ Về tính chất sử dụng vốn: Việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu mới chỉ bó hẹp trong phạm vi phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản mà chưa được sử dụng cho các mục đích khác như: cơ cấu khoản vay trung dài hạn, tăng quy mô vốn kinh doanh.Với EVN mới chỉ chú trọng phát hành trái phiếu có số năm huy động vốn cho các công trình xây dựng có thời gian 3-5 năm, còn đối với các công trình mà thờ gian xây lắp kéo dài > 10 năm Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Lai Châu đòi hỏi phải có sự phù hợp về thời gian vay nợ thì EVN chưa phát hành đợt trái phiếu dài hạn nào. Ngoài ra, trái phiếu của EVN trái phiếu của EVN phát hành không có khả năng chuyển đổi để đảm bảo cân đối tỷ lệ trên vốn c/ Tính chủ động kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn chưa cao Do nhiều DNNN vẫn tự phát hành trái phiếu nên thời gian huy động vốn tương đối lâu, tiến hành giải ngân vốn chậm. Hiện nay DN vẫn chưa có thói quen thuê tư vấn phát hành, chính vì thế việc thực hiện các thủ tục vẫn còn phức tạp, rườm rà d/ Chi phí huy động được xây dựng chưa thật sự chính xác, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trực quan CPHĐ = CPPH+LSTP Các DN tiết kiệm chi phí bằng cách giảm lãi suất trái phiếu .Nhưng hiện nay hiếm có những DN nào có một phương pháp khoa học để xác định lãi suất , ví dụ bằng các công cụ toán, bản thân lãi suất trái phiếu chưa đủ độ tin cậy để hình thành đường cong lãi suất chuẩn. Mà các DN buộc phải xác định lãi suất trái phiếu trên cơ sở lãi suất ngân hàng làm tham chiếu. Dựa trên khung lãi của ngân hàng( là đối thủ của DN trong huy động vốn từ xã hội ) để xây dựng lãi suất trái phiếu gây ra sự sai lệch và giảm tính cạnh tranh của trái phiếu, các ngân hàng có thể chấp nhận lãi ít và đột ngột thay đổi mức biên vào thời điểm phát hành thì khả năng hấp dẫn của trái phiếu chưa chắc đã còn. Phát hành trái phiếu thông qua hình thức đấu thầu giúp hình thành lãi trái phiếu một cách khách quan . Nếu trái phiếu phát hành theo hình thức đấu giá, các DN chỉ cần xác định khung lãi suất tối đa có thể chấp nhận được, việc xác định lãi suất sẽ do nhà thầu quyết định trên cơ sở cung- cầu. Tuy nhiên phương thức lập giá này vẫn chưa được thực hiện rộng rãi. e/ Khả năng chủ động hạn chế khả năng vỡ nợ chưa cao: Việc lập kế hoạch sử dụng và trả nợ vẫn mang tính chủ quan, chưa hoàn toàn triệt để cần thiết phải có thong tin đánh giá khách quan của đơn vị độc lập về tình hình tài chính của các DN. Cho đến nay thì các DNNN vẫn chưa chủ động thuê tư vấn xếp hạng tín nhiệm trái phiếu. Chỉ có qua thông tin xếp hạng các DN mới thực sự có thể chủ động tiến hành các biện pháp ngăn ngừa rủi ro vỡ nợ II. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư ở các DNNN hiện nay còn nhiều điều đáng nói. Có nhiều DNNN làm ăn có lãi nhưng đa phần các DNNN đang ở trong tình trạng làm ăn thua lỗ do việc tiến hành các hoạt động đầu tư không chú trọng. Tính đến nay, Việt Nam có 13 tập đoàn kinh tế nhà nước gồm: Bưu chính - Viễn thông (VNPT), Than - Khoáng sản (Vinacomin), Dầu khí (PetroVietnam), Điện lực (EVN), Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin), Dệt May (Vinatex), Cao su (VRG) và Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt). Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings), Tập đoàn công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Ngoài ra, cả nước còn có 96 tổng công ty và công ty Nhà nước có quy mô lớn, tổ chức hoạt động theo hình thức công ty mẹ con.Về vốn, theo số liệu của Bộ Tài chính, tám tập đoàn kinh tế cùng với 96 tổng công ty, công ty lớn của Nhà nước sở hữu gần 400.000 tỉ đồng, chiếm hầu hết vốn của Nhà nước có tại các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù hiện nay các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước. Một trong các nguyên nhân là do sự đầu tư dàn trải thiếu tập trung. Qua đó đã bộc lộ sự yếu kém trong việc sử dụng nguồn vốn của mình 1.Đầu tư cho xây dựng cơ bản Đầu tư xây dựng cơ bản là một nội dung cơ bản của đầu tư phát triển, là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Trong doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị… Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động đầu tư phát triển của đơn vị. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản có vai trò quan trọng trong DN, hoạt động này tạo ra cơ sở vật chất hạ tầng cho DN, tạo tiền đề cho hoạt động của DN. Ở một số DNNN máy móc thiết bị rất lạc hậu, có DNNN máy móc thiết bị lạc hậu đến hàng chục năm. Thực tế này có thể thấy được ở rất nhiều DN. Mặc dù lạc hậu và nghèo nàn như vậy nhưng việc đầu tư cho xây dựng cơ bản trong các DN không được quan tâm. VD: Tính từ năm 1995 đến năm 2008,lợi nhuận của EVN đạt gần 32.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 38.000 tỷ giá trị tài sản cố định đến cuối năm 2008 đạt hơn 192.000 tỷ, tăng gần gấp 7 lần năm 1995. Năm 2008, doanh thu EVN đạt hơn 67.500 tỷ đồng, tăng khoảng 800% so với năm 1995. Tuy nhiên, trong 2-3 năm trở lại đây, Tập đoàn Điện lực bắt đầu nhận sự phán xét khá khắt khe của dư luận, còn ông Hưng bị chê "điều hành yếu". EVN gặp không ít lời đàm tiếu về chuyện đầu tư ngoài ngành, nợ nần và làm ăn thua lỗ, trong đó xôn xao nhất phải kể đến hoạt động kém cỏi của Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom). Kỳ vọng của EVN là việc đầu tư ra ngoài ngành, trong đó có viễn thông, sẽ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chính là sản xuất điện đang bị mất cân đối về tài chính. Tuy nhiên kết quả lại không như mong đợi. Tuy nhiên, không phải tất cả các DNNN đêu có họat động đầu tư xây dựng cơ bản ì ạch như vậy. Lấy ví dụ là Tổng công ty sữa Việt Nam ( VINAMILK) từ khi thành lập năm 1976 đến nay, Vinamilk đã tiến hành xây dựng nhiều nhà máy ở khắp 3 miền của đất nước. Các chi nhánh hoạt động cũng được Vinamilk đầu tư xây dựng tích cực.VINAMILK không chỉ đầu tư xây dựng theo qui mô mở rộng ( theo chiều rộng) mà máy móc thiết bị cũng được đầu tư đổi mới hiện đại. Như vậy Vinamilk đã tiến hành đầu tư theo cả chiều rộng và chiều 2. Đầu tư bổ sung hàng dự trữ Đây là hoạt động đầu tư nhằm đảm bảo cho hoạt động của DN diễn ra liên tục. Tuy nhiên trong các DNNN sản xuất hiện nay hoạt động này cũng chưa được tiến hành một cách có hiệu quả. Tình trạng thiếu nguyên vật liệu vẫn thường xuyên xảy ra. Ngành dệt may của VN cần phải nhập tới 80% nguyên vật liệu từ nước ngoài. Ngành điện tử nội địa chỉ đáp ứng được trên dưới 20% linh kiện, ngành lắp ráp ô tô là 96,5% điều này cho thâý DNNN phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nước ngoài. Khi có những biến động xảy ra trên thế giới thì các DN dễ rơi vào tình trạng đình trệ sản xuất vì thiều nguyên nhiên vật liệu. 3. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu triển khai ( R& D) công nghệ kỹ thuật. Hoạt động đầu tư này sẽ giúp cho DN nâng cao năng suất lao động, tìm ra công nghệ sản xuất mới, hạ giá thành tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên , thực trạng đáng buồn trong các DNNN hiện nay là hoạt động này tuy nhiều có nhìu biểu hiện cải thiện nhưng vẫn chưa được chú trọng và được tiến hành một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ, các DNNN Việt Nam đa phần đều có tình trạng sản xuất manh mún, không có những hoạt động để cải tiến sản xuất. Với một thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản như trên thì tất yếu hoạt động nghiên cứu triển khai không được xúc tiến. Hơn nữa, đội ngũ nhân lực trong các DNNN cũng không đủ trình độ để nghiên cứu. Lấy ví dụ về hang may mặc Việt Nam khi so sánh với hang may mặc của Trung Quốc trong năm 2008: sản phẩm may mặc của TQ rẻ và mẫu mã thay đổi thường xuyên chính vì vậy VN có hàng dệt may XK nhưng người dân trong nước vẫn dùng nhiều hàng TQ.Trong khi nước bạn liên tục tung ra thị trường những sản phẩm mời thu hút khách hàng thì các DNNN Việt Nam không tự sản xuẩt ra nhiều sản phẩm mới. Nhưng 2011 vừa qua, ngành may mặc Việt Nam tiến bộ vượt bậc, bằng chứng là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009, ngành dệt may đã khắc phục khó khăn và khởi sắc vào năm 2010 với xuất khẩu đạt 11,2 tỉ USD tăng hơn 23% so với năm 2009. Năm 2011 đặt ra của ngành là đạt 12,5 tỉ USD đến 13 tỉ USD, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đuổi kịp trung quốc. Theo số liệu thống kê thì Việt Nam nhập khẩu hàng may mặc trung quốc đều tăng từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2011. Từ 2009-2010 tăng 48 tỷ đô , 2010-2011 tăng 49 tỷ đô. 4. Đầu tư cho hoạt động Marketing, quảng cáo Hoạt động này sẽ giúp cho sản phẩm của DN đến được với khách hàng. Trong DN phần trăm chi cho hoạt động này chiếm đến 5% doanh thu. Hiện nay, hoạt động quảng cáo rất đa dạng, như là truyền hình, báo, internet hay là thông dụng nhất là các mạng xã hội Tuy vậy, các hoạt động quảng cáo tiếp thị sản phẩm của các DNNN dường như không có gì. Có thể quan sát trên các phương tiện thông tín để thây được hoạt động quảng cáo tiếp thị của DNNN dường như quá trầm. Trong những năm gần đây các DNNN cũng đã quan tâm nhiều hơn đến quảng cáo tiếp thị tuy nhiên chất lượng chưa cao chưa thu hút được khách hàng. Các quảng cáo của các DN nước ngoài vẫn được chú ý nhiều hơn. 5. Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực(NNL) Có thể thấy được rằng cả đội ngũ cán bộ quản lí và công nhân ở các DNNN chất lượng không cao. Theo điều tra của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, công nhân lao động trong cả nước có trình độ tiểu học chiếm 3,7%, THCS là 14,7%, THPT là 76,6%, THCN và cao đẳng là 13,8%, đại học là 13,24%. Đứng trước thực tế như vậy cho thấy việc đầu tư cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ở các DN chưa được chú trọng và quan tâm nhiều. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp ở các DN. Mặt khác khi nói đến hệ thống quản lí của các DNNN này thì còn mang nặng tư tưởng cổ hủ, không những năng lực điều hành kém, thiếu tính sáng tạo mà còn chủ quan, duy ý chí. Chính vì năng lực lãnh đạo yếu kém đã làm cho sản xuất kinh doanh ở các DNNN không có hiệu quả. Điều này dẫn đến việc Nhà nước đã có chủ trương cho DNNN thuê Tổng Giám đốc. 5 DNNN áp dụng thí điểm mô hình thuê Tổng Giám đốc trong đợt đầu tiên gồm các Tổng Công ty: Công nghiệp Ôtô Việt Nam, Thủy tinh và Gốm xây dựng, Thiết bi kỹ thuật Điện, Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng. Nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được chủ trương thuê tổng giám đốc cho DNNN. Trong cuộc chạy đua thu hút nguồn nhân lực thì DNNN luôn bị thua các DN nước ngoài do có những qui định về lương thưởng chặt chẽ. Có DN đã phải trả 1000$/ ngày cho chuyên gia nước ngoài để hướng dẫn kỹ thuật. Nhưng khi công nhân đã đạt được trình độ mới thì lương không thay đổi. Chính vì vậy tồn tại việc di chuyển lao động từ DNNN sang các DN khác. 6. Các hoạt động đầu tư khác Là hoạt động đầu tư ra ngoài ngành của doanh nghiệp, như hoạt động đầu tư tài chính được các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế ưu chuộng, chẳng hạn như đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tài chính, bất động sản và bảo hiểm, nhưng các DNNN đầu tư rất lớn vào các lĩnh vực này mà lợi nhuận thu về thi không cao. Do đó ngày 26.12.2011 Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, sẽ yêu cầu chấm dứt tình trạng DNNN đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Những đơn vị đã đầu tư phải thoái vốn hết trước năm 2015. Lấy ví dụ điển hình là EVN, Ngày 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của EVN lên tới gần 50.000 tỉ đồng (chưa bao gồm các khoản đầu tư cho vay lại hàng chục ngàn tỉ đồng khác), trong đó chủ yếu là đầu tư vào các công ty; số đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết chỉ trên 5.000 tỉ đồng chiếm trên 10% vốn đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận đầu tư của khoản tiền gần 50.000 tỉ đồng đó rất thấp. Số lợi nhuận thu được chỉ đạt trên 540 tỉ đồng với tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư chỉ hơn 1%. Lợi nhuận của EVN được chia từ sản xuất, kinh doanh điện là trên 360 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ trên 67,7% với tổng lợi nhuận được chia. Nhưng tỷ lệ trên vốn đầu tư rất thấp, chỉ đạt khoảng 0,8% so với giá trị đầu tư vốn vào sản xuất, kinh doanh điện. III. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các DNNN hiện nay. Các tập đoàn kinh tế (TĐKT) và tổng công ty (TCT) nhà nước giống như những người khổng lồ tạo nên sức mạnh kinh tế của quốc gia, DNNN đang chiếm giữ một nguồn lực rất lớn của nền kinh tế, hệ thống DNNN đóng góp cho GDP (khoảng 27-28% GDP). Sự lớn mạnh của TĐKT góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia thông qua các hiệu ứng và tác động lan tỏa, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, tạo nhiều việc làm mới. CÁC HẠN CHẾ Cơ chế quản lý vẫn còn nhiều bất cập, như quyền quản lý nhà nước đối với DNNN, vai trò của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu, vai trò và cơ chế trách nhiệm, quyền lợi của HĐQT hoặc hội đồng thành viên chưa rõ ràng; trong khi quyền chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của DNNN lại bị hạn chế; cơ chế tài chính và cơ chế phân phối lợi nhuận của DN, sự gắn kết lợi ích vật chất với trách nhiệm của người quản lý và đội ngũ lao động… chưa được chế định rõ ràng bằng một đạo luật. Hoạt động của nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đã bộc lộ không ít lãng phí, tốn kém, làm gia tăng nhiều hệ quả xấu, gây mất cân đối vĩ mô - trong đó có cân đối ngành, sản phẩm, cán cân xuất - nhập khẩu, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và tích lũy-tiêu dùng. Có những tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động kém, thậm chí để xảy ra nợ nần, thua lỗ lớn, điển hình là Vinashin. Sự đổ vỡ của TĐKT, nhất là những tập đoàn mạnh có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Tuy nhiên, có thể nói, TĐKT đang giống những chiếc xe buýt tuy to nhưng không hề khỏe. Thống kê từ BXH VNR500 ( bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất VN ) cũng cho thấy, các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của các TĐKT và TCT Nhà nước không có chênh lệch lớn với khối doanh nghiệp thuộc thành phần sở hữu tư nhân và thua xa các doanh nghiệp thuộc khối FDI. Cũng không phải là không đúng khi nói như vậy, trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất VN năm 2011 top 5 doanh nghiệp đứng đầu thì có 4 doanh nghiệp nằm trong khối DNNN, dẫn đầu là TĐ dầu khí, TCT xăng dầu VN, TĐ bưu chính viễn thông và TĐ điện lực 1 1 TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM 010068159 2 Khai thác, thăm dò và dịch vụ dầu khí 2 2 TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 010010737 0 Kinh doanh xăng dầu, khí đốt, nhiên liệu và các sản phẩm liên quan 3 3 TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 010069259 4 Viễn thông và công nghệ thông tin 4 4 CÔNG TY TNHH MTV VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN - SJC 030104575 9 Vàng, bạc, đá quý 5 5 TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 010010007 9 Sản xuất và phân phối điện Rõ ràng to lớn là vậy nhưng hiệu quả lại không cao, TCT nhà nước hút quá nhiều nguồn lực của xã hội nhưng sử dụng lại không hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh không công bằng, minh bạch, ảnh hưởng không tốt tới phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, cũng có thể lập luận thêm rằng ngay cả khi những tập đoàn và TCT có lãi thì chủ yếu nhờ vào sự bảo hộ của Chính phủ, nhờ vào vị thế độc quyền trên thị trường nội địa, hay hàng rào thuế quan cao, và/hoặc được Chính phủ trợ cấp bằng vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên rẻ, hay được ban phát các hợp đồng béo bở. Lại có ý kiến cho rằng khu vực nhà nước ở Việt Nam hiện chiếm hữu rất nhiều nguồn lực nhưng sử dụng chúng một cách kém hiệu quả, đóng góp rất khiêm tốn cho ngân sách, tăng trưởng GDP, tạo việc làm mới, phát triển công nghiệp, và xuất khẩu. Dẫn chứng cho nhận xét trên , Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, các DNNN đã phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2009, trong khi đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng vốn và doanh nghiệp FDI là 1,3 đồng để tạo ra 1 đồng doanh thu . Trong 10 năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%, trong khi các DN FDI luôn duy trì ở mức trên dưới 10%. Đáng chú ý có rất nhiều doanh nghiệp khó khăn đặc biệt khối doanh nghiệp kinh doanh xây lắp đã thua lỗ kéo dài trong suốt một thời gian, vốn chủ sở hữu thấp như Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ, Tổng công ty Dâu tằm tơ. Các kết quả điều tra cho thấy bên cạnh những DN làm ăn có lãi thì phần lớn các DNNN đều thua lỗ.Tuy nhiên cũng cần phải tính đến trường hợp các doanh nghiệp này có lãi là do CP đã ưu ái khá lớn cho khối DNNN này như đã nêu trên. Tính đến cuối năm 2010, +quy mô vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 540.701 tỷ đồng (tăng 11,75% so với năm 2009); +tổng lợi nhuận trước thuế là 70.778 tỷ đồng; +chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt khoảng 13,1%, thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng thương mại trong năm 2010. Đặc biệt, có đến 80% tổng số lợi nhuận trước thuế đến từ 4 tập đoàn: Dầu khí, Viễn thông Quân đội, Bưu chính viễn thông và Cao su. Như vậy, ở các tập đoàn, tổng công ty còn lại, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp hơn nữa). Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê năm 2011, hàng năm có khoảng 12% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, trong khi của khu vực doanh nghiệp nói chung là 25%. Tuy nhiên, mức lỗ bình quân của một DNNN bị lỗ cao gấp 12 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước. Không ít doanh nghiệp nhà nước có mức lỗ đặc biệt cao như Tập đoàn Điện lực năm 2010 lỗ 8.500 tỷ đồng, chưa kể lỗ lũy kế từ các năm trước. Kết quả kiểm toán năm 2009 cho thấy, Tổng công ty Bưu chính lỗ 1.026 tỷ đồng; Tổng công ty Lắp máy lỗ 103 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng lỗ 20 tỷ đồng (lũy kế là 121 tỷ đồng)… Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 1/1/2010, bình quân một doanh nghiệp Việt Nam có nợ phải trả cao gấp 2,1 lần vốn chủ sở hữu, trong khi tỷ lệ này với các doanh nghiệp nhà nước là 3,09 lần, ngưỡng 3 lần (hệ số an toàn tài chính). Cá biệt có một số tổng công ty trong tình trạng nợ cao gấp hơn 10 lần so với định mức theo hệ số an toàn vốn, đặc biệt là các đơn vị trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng, xây lắp. [...]... ngoài nước tham gia; - Phát hành trái phiếu để huy động vốn; - Tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại nước ngoài ; - Tận dụng tối đa các kênh huy động vốn thông qua các công ty con mà TCT có cổ phân chi phối hay cổ đông chiến lược; cần coi trọng kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán, nhất là trong bối cảnh lãi su t cho vay của các ngân hàng tăng cao như hiện nay; - Chủ động phối hợp... TĐKT * Đối với Nhà nước - Nhanh chóng bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quản lý Nhà nước để phù hợp với các loại hình DN mới như TĐ Bởi vì cho đến nay đã qua 2 năm kể từ khi TĐ kinh tế đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập chưa có một cơ chế hoạt động nào cho TĐ được ban hành Trước mắt cần sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 199/2004/NĐ-CP về quy chế quản lý tài... Tổng số lỗ của EVN năm 2010 trên 8.500 tỷ đồng; tỷ su t lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu âm (-) 14,8%; tỷ su t lợi nhuận trên tổng tài sản âm (-) 2,78% Riêng khâu sản xuất, kinh doanh điện lỗ trên 10.500 tỷ đồng chủ yếu do năm 2010, các nhà máy thuỷ điện thiếu nước nên EVN phải huy động nhà máy điện chạy dầu và mua điện ngoài hệ thống với giá cao cấp 3-4 lần giá bán bình quân Cộng thêm các yếu tố khác... nhiệm dân sự của họ; - Tập trung rà soát và dừng mua sắm vật tư, trang thiết bị chưa thật cần thiết, tạm thời chưa bố trí quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo một phần nguồn vốn đầu tư; - Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, chi phí vận hành trong toàn TĐ, TCT; - Trên tinh thần chia sẻ khó khăn vì lợi ích chung, các TCT phải chủ động đàm phán với các ngân hàng thương mại để điều chỉnh mức lãi su t cho phù hợp... tiếp tục thực hiện các hợp đồng tín dụng; - Lập phương án bán bớt cổ phần các công ty cổ phần thông qua đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư chiên lược; - Tiếp tục thực hiện các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn như huy động vốn từ đầu tu nước ngoài, tiến hành đấu thầu EPC theo phương án nhà thầu thu xếp tài chính để giảm bớt gánh nặng cho TĐ, TCT; - Phương án thành lập công ty cổ phần để triển... đầu tư vào các dự án, lĩnh vực quan trọng - Kiên quyết cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án chưa thật cần thiết để tập trung vốn đầu tư vào các công trình chính, trọng điểm cần hoàn thành ngay; - Vay vốn khấu hao cơ bản của công ty cổ phần là các công ty con chưa có nhu cầu đầu tư, tái tạo lại TSCĐ và cố gắng tìm kiếm các khoản vay ngắn hạn các ngân hàng nước ngoài; - Việc điều hòa vốn phải được... hạch toán độc lập hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích Mọi quan hệ đều phải dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế Điều này sẽ giúp khắc phục tình trạng công ty mẹ hiện nay vẫn thực hành quyền phán quyết về tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực khác của các công ty con, đảm bảo quyên tự chủ của các công ty con - Cho phép khấu hao cả với những tài sản không cần dùng, chờ thanh lý để đảm bảo... thuộc thẩm quyền Công ty cổ phần Tổng công ty 1 Đại hội cổ đông 1 Cơ quan quyết định thành Trên 50% tổng tài 2 Hội đồng quản trị 3 Chủ tịch HĐQT 4 Tổng giám đốc 5 Giám đốc lập 2 HĐQT 3 Chủ tịch HĐQT và TGĐ 4 Tổng giám đốc 5 Giám đôc công ty con sản Dưới 50% tổng tài sản Dưới 30% tổng tài sản Dưới 10% tổng tài sản Dưới 5% tổng tài sản - Về việc huy động vốn: (1) Nhà nước cần tạo điều kiện cho các TĐ,... năng động và trách nhiệm và làm tăng sự phụ thuộc của họ vào quan hệ giữa TCT với các ngân hàng Điều này cũng đồng thời đặt gắng nặng rủi ro lên TCT (3) Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải thực hiện đúng các hợp đồng tín dụng đã ký với các TĐ, TCT, kịp thời giải ngân các khoản vay trên cơ sở đàm phán điều chỉnh lại mức lãi su t phù hợp với tình hình mới, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa... dụng các biện pháp sau: 1 Xác định chính xác VLĐ ở từng khâu luân chuyển Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản trị VLĐ nhằm tiết kiệm VLĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh - thông qua việc xác định VLĐ ở từng khâu để nắm được lượng VLĐ cần phải đi vay, tránh ứ đọng Đảm bảo đủ VLĐ cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, thúc đẩy tốc độ luân chuyển VLĐ nhằm . nay lãi su t ngắn hạn là 1,5%/ tháng lãi su t trung và dài hạn là 1,55%/ tháng. Mức lãi su t này vẫn còn cao hơn so với tỷ su t lợi nhuận (khả năng sinh lời) của nhiều DNNN với mức lãi su t đó. soát Lãi su t vay vốn: Lãi su t vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi su t vốn tín dụng ngân hàng phụ thuộc vào tình hình sử dụng vốn tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ.Nếu lãi su t. đã thực hiện cổ phần hóa là: Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Công ty mẹ - Tổng công ty Miền Trung - Bộ Xây dựng và Ngân hàng Phát triển

Ngày đăng: 21/06/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w