Giới thiệu về hoa Cúc pptx

9 607 0
Giới thiệu về hoa Cúc pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về hoa Cúc Cúc là một trong những loại hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới. Ở nhiều nước, người ta còn gọi cúc ( Chrysanthemum) bằng những tên khác nhau như Margarita, Aspera, Rosa de japon, Manzanilla Hoa của cây cúc được gọi là “ head” (đầu). Đó là một khối bao gồm nhiều hoa đơn chụm vào nhau trông giống như một hoa đơn nở. Một khối lá bắc(bract) màu xanh chen chúc bao quanh hoa đầu. Hoa đầu lại có vòng hoa phía ngoài(chiếc hoa tỏa tia = hoa hình môi), phân biệt với mắt lồi phía bên trong hoa về hình dạng và màu sắc(chiếc hoa hình đĩa = hoa hình ống). Dưới đây là một số đặc tính của cây hoa cúc: 1. Có khoảng 600 loại hoa cúc với hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau. Chi tiết sẽ nói ở phần sau. 2. Dễ dàng nhân giống bằng cách cắt thân, bằng hạt giống hoặc ghép cây. 3. Nếu không sử dụng chất bảo quản và để hoa ở nhiệt độ phòng, tuổi thọ hoa cúc cắm bình có thể đến 14 ngày. Nếu bảo quản ở nhiệt độ 0 – 1°C, hoa cúc có thể tươi được đến 6 tuần. 4. Chất lượng hoa tăng nếu áp dụng cách sử lý đặc biệt như ngắt cành, tỉa chồi, chế độ sáng và tối. 5. Ở giai đoạn đang nụ, cúc có thể nở bằng cách sử dụng chất hóa học. Ưu điểm của phương pháp này là: - Dễ dàng xử lý(phân loại, làm thành bó, đóng gói và vận chuyển) khi hoa vẫn chưa nở. - Có thể thu hoạch hoa chưa trưởng thành trong trường hợp xảy ra những yếu tố bất lợi như bão tố, thay đổi nhiệt độ bất thường hoặc bị bệnh dịch, côn trùng tấn công. -Tận dụng ở giai đoạn nhu cầu thị trường về cúc tăng cao. Có thể phân loại Cúc dựa vào số lượng chiếc hoa tỏa tia(ray floret) hay theo kiểu mọc của cánh hoa. 1. Hoa đơn; Hàng chiếc hoa tỏa tia xếp chung quanh nhụy tròn, phẳng, nhô lên. 2. Hoa kép: Chiếc hoa tỏa tia chiếm ưu thế và mắt hoa rất nhỏ. Có thể chia thành từng loại như sau: a. Incurves: Chiếc hoa tỏa uốn cong vào bên trong, đầu hoa dạng hình cầu. b. Reflex: Chiếc hoa tỏa tia uốn cong ra ngoài, đầu hoa dạng hình cầu. c. Pompom: Chiếc hoa tỏa tia ngắn và cứng, đầu hoa dạng hình cầu. d. Decorative: Chiếc hoa tỏa tia phẳng, đầu bằng. e. Novelty: Chiếc hoa tia hình ống. f. Spider: Chiếc hoa tỏa tia móc ở đầu chóp. g. Quill: Đầu chóp chiếc hoa tỏa tia không móc lại. h. Spoon: Cuối chiếc hoa tỏa tia có hình thìa (muỗng). 3. Anemone: Có thể cho hoa đơn hoặc kép có nhụy mịn như túi nhung ghim kim(pin cushion). Hoa cúc cũng có thể được phân loại dựa theo phương pháp trồng vụ mùa, đó là: 1. Tiêu chuẩn: Hoa nở to, một cây có một đến ba cành và mỗi cành có một hoa. Hai đặc tính nổi bật là đầu to và thân dài. 2. Ngắt cành: Mỗi cây sẽ có 3 cành hoặc hơn và mỗi cành có một hoa. Áp dụng phương pháp ngắt cành để giúp hoa có kích thước trung bình phát triển lớn hơn và cành hoa dài. 3. Bơm thuốc: Các cành ở chung quanh sẽ phát triển và nâng đỡ hoa. Kiểu vụ mùa này rất phổ biến đối với loại hoa đơn, pompom, anemone và decorative. Các thông tin nói trên rất hữu ích cho các nhà trồng hoa khi đặt mua các nguyên vật liệu trồng hoa từ nước ngoài. Các yêu cầu và gợi ý về trồng trọt Sự nhân giống Như đã đề cập ở phần trước, có thể nhân giống cúc nhằm mục đích kinh doanh bằng cách cắt cành. Quá trình này được mô tả như sau: 1. Cành giâm cao từ 6 – 10cm. 2. Những chiếc lá ở phần dưới cành sẽ bị đất trồng che phủ, phải được ngắt đi. 3. Sau đó cho cành giâm vào chậu chứa đất trồng tốt(cát, xơ dừa, phân trộn compost và một ít vôi) trong vườn ươm. Sau đó tưới nước và phủ bằng miếng plastic cho đến khi cây phát triển mạnh khỏe. 4. Sau khi tháo bỏ miếng plastic, tưới(nước) sương thường xuyên. 5. Sang luống khi rễ dài 1,2 – 2,5cm. Để phát triển ngành công nghiệp trồng cúc, nhà nông cần phải hiểu rằng việc chọn trồng các loại cúc khác nhau đóng vai trò rất quan trọng để có sự thuận lợi trong cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì các chủng loại mới xuất hiện hàng năm qua việc lai tạo gen nên nhà nông phải cố gắng theo kịp sự phát triển này. Tuy nhiên, các loại cúc truyền thống vẫn còn bán chạy. Có hai nhà cung cấp Hà lan chính có nhiều kinh nghiệm trong việc bán nguyên vật liệu trồng cúc cho Philippines, đó là Fides of Holland và Vander Kamp. Hãy hỏi xin tài liệu giới thiệu và bảng báo giá của 2 công ty này để định chọn loại cúc để mua. Trong thời gian đặt hàng, nhà nông phải xem xét sự thích ứng của loại cúc muốn trồng với điều kiện khí hậu địa phương. Vườn ươm Khi có nguyên vật liệu trồng hoa, hảy tiến hành quá trình đã đề cập ở phần” Nhân giống”. Phải chuẩn bị đất trồng trước, gồm 50% xơ dừa, 10% cát và 40% phân trộn compost. Thêm vôi vào hỗn hợp pha trộn với tỷ lệ 1:3 phân bón gia súc và đất mùn cát. Mỗi cây giâm sẽ trồng trong chậu plastic riêng lẻ, kích thước 5cm và đặt tất cả các chậu trong khay chung. Tưới sương cây giâm trước khi cây được che phủ hoàng toàn bằng miếng plastic trong suốt. Quá trình này tạo ra điều kiện ẩm rất lý tưởng cho việc thúc đẩy cây giâm phát triển rễ. Chú ý không để miếng plastic chạm vào cây. Có thể dùng những cây cọc nhỏ cắm vào đất ở các chậu nhất định và ở hàng luống bao quanh để miếng plastic có thể tựa vào. Cây giâm mọc rễ trong vòng 10 – 14 ngày và có thể sang luống trồng trọt vào tuần thứ 3 khi rễ phát triển ít nhất 1,3cm. Thời gian cũng đóng vai trò quan trọng trong nông trại trồng cúc. Chúng tôi khuyên bạn nên trồng 2 luống mỗi tuần do đó lượng hoa thu hoạch vào mỗi tuần sẽ đáng kể, đáp ứng nhu cầu cung cấp thường xuyên cho thị trường. Như vậy, trong suốt những giai đoạn đầu tiên, hãy lên lịch nhận cành giâm để nhân giống mỗi tuần theo đúng kế hoạch trồng trọt. Mỗi năm đều nhập khẩu loại giống hoa mới. Cành giâm được chăm sóc bằng việc ngắt cành hay sử dụng các thao tác nhỏ(mổ xẻ) suốt thời kỳ trưởng thành của cây. Khi cây bén rễ, bạn có thể bán nó đi(bán giống) hoặc trồng chậu rồi bán chậu hoa để thêm lợi nhuận. Chuẩn bị đất Có thể trồng cúc ở vùng đất có chất dinh dưỡng thấp vừa phải, tuy nhiên, bắt buộc phải có hệ thống thoát nước bên trong thật tốt( hệ thống thoát nước trong đất) để tránh nước đọng chung quanh vùng rễ. Nếu trước đây đất đã trồng cây cà phê, thì phải xới đất 2 lần, sau đó bừa đất 2 lần. Mỗi thao tác cách nhau một tuần để có thể tiêu diệt cỏ dại một cách hiệu quả. Cày đất sâu 60cm để xới đất từ dưới lên. Dùng cày Moldboard cho mục đích này, kiểu cày này sẽ bóp vụn và đất hoàn toàn, lật tung cỏ dại và chôn nó cùng những cặn bã sót lại từ mùa trước. Ngoài ra, không nên cày theo đường xới đất trước để bảo đảm đất được tán nhuyễn. Có thể cày bằng dụng cụ disc harrow – phương pháp này rất được ưa chuộng trước khi nhà phủ nylon hoạt động. Nhà phủ nylon Chuẩn bị đất xong thì có thể dựng nhà phủ nylon. Vị trí dự định trồng các luống hoa phải được gắn cọc và đánh dấu trên đồng để các công nhân trồng hoa không giẫm lên đó mà phải đi trên lối đi dành riêng. Phải mất khoảng 1 – 2 tháng để xây dựng nhà phủ nylon, bao gồm hệ thống ngăn nước và mất 3 ngày để lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Chuẩn bị luống Để vụ mùa đạt kết quả tốt, cần kiểm tra đất trước khi trồng. Cần phải thêm cát nếu đất ở trong tình trạng thoát nước kém: thêm phân chuồng khô nếu có vấn đề về chất hữu cơ; đất có nhiều acid thì hãy rắc vôi vào; thêm phân bón nếu đất không đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau khi đã cung cấp đầy đủ những chất đất cần, hãy chuẩn bị luống. Các chất cho vào đất đã kết hợp chặc chẽ bên trong luống đất. Luống đất dài 24.02m và rộng 1.1m phải được cuốc 2 lần và đắp cao hơn đường đi( có chiều rộng 0.5m) là 7,5 – 15cm. Sau đó, khử trùng luống đất để tránh loại giun tròn và các loại bệnh dịch khác phát sinh từ đất. Sang luống Cành giâm đã đâm rễ lấy từ vườn ươm sẽ được sang luống đất trồng khi cây đã phát triển khõe mạnh. Những cây yếu sẽ bị nhổ bỏ đi. Luống đất phải khô và vụn trong suốt thời gian sang luống và không được ướt và sũng nước. Trong khi sang luống, phải tránh làm tổn hại đến hệ thống rễ của cây. Trước khi chuyển cây ra khỏi chậu plastic, hãy nhún cây vào nước sẽ giúp cho lớp đất chung quanh rễ cứng lại và rễ sẽ không bị đứt rời ra khi giâm vào luống đất. Cây con thấm đẫm nước sẽ tươi lâu hơn trong khi chờ đất được tưới nước lại Tưới tiêu Sau khi sang luống, tưới nước nhỏ giọt từ trên cao từ 3 – 5 phút. Sau đó tưới như vậy 1 – 2 lần một ngày tùy theo thời tiết để lá tươi vào những ngày nóng và gió. Sau khi cây phát triển khỏe mạnh, thường là sau 1 – 2 tuần, có thể luân phiên tưới bình nhỏ giọt( drip irrigation system). Cách này hạn chế đến mức thấp lá bị đẫm ướt, làm giảm khả năng nhiễm nấm. Hơn nữa, phương pháp này sẽ không làm hư hại luống hoa vì không có nước chảy đi. Dụng cụ đo độ ẩm tốt có khả năng đọc được tình trạng đất đến độ sâu 20cm để quyết định việc tưới tiêu. Nếu đất có biểu hiện khô, cần phải tưới bình nhỏ giọt thêm vào. Nếu đất ướt quá thì phải ngừng tưới ngay. Như vậy, nhờ phương pháp này, chúng ta có thể tiết kiệm nước do không tưới dư. Dụng cụ chứa phân bón và nước cũng bao gồm trong hệ thống bình tưới nhỏ giọt. Như vậy, một số lượng nhỏ phân bón hòa tan có thể cho vào nước như là chất bổ sung. Đây là cách bón phân hiệu quả bởi vì sẽ không có chất nào bị mất đi. Chương trình bón phân Phân bón đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ phát triển và ra hoa của cây. Hoa cúc đòi hỏi nguồn dinh dưỡng thích hợp về số lượng và thành phần để cây có thể ra hoa. Thức ăn cần thiết cho cây là Nitơ, phốt pho, kali, canxi, lưu huỳnh, sắt và manhê. Ngoài ra cây cần có thêm một số yếu tố vi lượng là mangan, bo, đồng, kẽm là những chất chỉ cần một số lượng cực kỳ ít, giúp cho sự phát triển hoàn thiện của cây. Trong các chất chính cần thiết cho cây thì nitơ thúc đẩy cây phát triển cứng cáp, lá tươi xanh. Phốt pho góp phần hình thành hệ thống rễ và giúp thân cây vươn thẳng, vững chãi. Ka li đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp cây phát triển xanh tốt, thân cây chắc, khả năng kháng bệnh cao và hoa có màu đẹp. Những chất này được bón bằng cách rải đều hay trộn với nước tưới. Những chất khác thì được xịt trên lá. Nhìn chung, tỉ lệ nitơ và kali là 1:1 trong 2/3 giai đoạn đầu tiên của vụ mùa, sau đó là 0,5:1 vào 1/3 thời gian còn lại. Nhiều nitơ vào cuối vụ thì hoa sẽ có tuổi thọ ngắn. . Giới thiệu về hoa Cúc Cúc là một trong những loại hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới. Ở nhiều nước, người ta còn gọi cúc ( Chrysanthemum) bằng những. đầu. Hoa đầu lại có vòng hoa phía ngoài(chiếc hoa tỏa tia = hoa hình môi), phân biệt với mắt lồi phía bên trong hoa về hình dạng và màu sắc(chiếc hoa hình đĩa = hoa hình ống). Dưới đây là. đoạn nhu cầu thị trường về cúc tăng cao. Có thể phân loại Cúc dựa vào số lượng chiếc hoa tỏa tia(ray floret) hay theo kiểu mọc của cánh hoa. 1. Hoa đơn; Hàng chiếc hoa tỏa tia xếp chung quanh

Ngày đăng: 21/06/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan