1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng

112 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1......................................................................................................1 (11)
    • 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng (11)
      • 1.1.1. Danh mục sản phẩm sản xuất tại Công ty (11)
      • 1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng (12)
      • 1.1.3. Tính chất của sản phẩm (13)
      • 1.1.4. Loại hình sản xuất (15)
      • 1.1.5. Thời gian sản xuất (17)
      • 1.1.6. Đặc điểm sản phẩm dở dang (18)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng (19)
      • 1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty (19)
      • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm tại Công ty (20)
        • 1.2.2.1. Bộ máy tổ chức sản xuất (20)
        • 1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận (21)
    • 1.3. Quản lý chi phí sản xuất tại Công ty CP VLXD Việt Hùng (23)
      • 1.3.1. Tổ chức công tác lập kế hoạch quản lý chi phí tại Công ty (24)
      • 1.3.2. Tổ chức điều hành quản lý chi phí tại Công ty (26)
      • 1.3.3. Tổ chức công tác kiểm soát chi phí tại Công ty (28)
    • 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty (30)
      • 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (31)
        • 2.1.1.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (31)
        • 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng (33)
        • 2.1.1.3. Quy trình hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. .24 2.1.1.4. Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (34)
      • 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (48)
        • 2.1.2.1. Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp (48)
        • 2.1.2.1. Quy trình hạch toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp (50)
      • 1.1.2. Kế toán chi phí sản xuất chung (62)
        • 1.1.3.1. Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung (62)
        • 1.1.3.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng (63)
        • 1.1.3.3. Quy trình hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung (64)
      • 2.1.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang (78)
        • 2.1.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (78)
        • 2.1.3.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang (84)
    • 2.2. Tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty (85)
      • 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành (86)
        • 2.2.1.1. Đối tượng tính giá thành (86)
        • 2.2.1.3. Phương pháp tính giá thành (86)
      • 2.2.2. Quy trình tính giá thành tại Công ty (87)
    • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện (91)
      • 3.1.1. Ưu điểm (92)
      • 3.1.2. Nhược điểm (96)
      • 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện (100)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng (103)
      • 3.2.1. Về bộ máy kế toán và công tác kế toán nói chung (103)
      • 3.2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm (103)
      • 3.2.3. Về công tác kế toán giá thành sản phẩm (106)

Nội dung

Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng

1.1.1 Danh mục sản phẩm sản xuất tại Công ty

Ngành nghề sản xuất kinh doanh được đăng ký trong Giấy phép kinh doanh bao gồm: sản xuất vật liệu xây dựng – gạch Tuynel, sản xuất đồ gốm sứ các loại và sửa chữa các phương tiện vận tải tàu thủy Tuy nhiên, Công ty chủ yếu tập trung vào ngành nghề kinh doanh thế mạnh của mình, đó là gạch Tuynel Trong gần 20 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã đa dạng hóa các sản phẩm với các kích cỡ, tính chất khác nhau và được sử dụng cho kiểu công trình xây dựng khác nhau, cụ thể là:

- Gạch 2 lỗ TCVN: Kích thước: 210 x 100 x 57 (mm)

Gạch đất nung 2 lỗ chất lượng cao dùng xây dựng nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp.

- Gạch 2 lỗ TT: Kích thước: 180 x 80 x 45 (mm)

Gạch đất nung 2 lỗ chất lượng cao dùng xây dựng nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp.

- Gạch 3 lỗ tròn: Kích thước: 220 x 60 x 105 (mm)

Gạch 3 lỗ chất lượng cao dùng xây tường chịu lực, chịu tải trọng, xây trang trí không tô, phù hợp với kiến trúc nhà ở, biệt thự.

- Gạch 3 lỗ vuông: Kích thước: 220 x 220 x 110 (mm)

Gạch 3 lỗ vuông là loại gạch xây được sử dụng cho các công trình dân dụng và công nghiệp Gạch 3 lỗ vuông có tác dụng chống nóng, cách âm, cách nhiệt cho xây dựng tường, trần nhà.

- Gạch thẻ đặc V3: Kích thước: 195 x 90 x 55 (mm)

Gạch thẻ đặc V3 (gạch đinh) là loại sản phẩm gạch xây không lỗ, thuộc sản phẩm gạch xây cao cấp.

- Gạch 4 lỗ nửa: Kích thước: 95 x 80 x 80 (mm)

Gạch 4 lỗ nửa (gạch đinh) chất lượng cao dùng xây dựng nhà, biệt thự, xưởng, các công trình kiến trúc dân dụng hoặc công nghiệp.

- Gạch 4 lỗ vuông: Kích thước: 200 x 130 x 90 (mm)

Gạch 4 lỗ vuông là loại gạch xây được sử dụng cho các công trình dân dụng và công nghiệp Gạch 4 lỗ vuông có tác dụng chống nóng, cách âm, cách nhiệt cho xây dựng tường nhà.

Hiện nay, để quản lý chất lượng sản phẩm của mình, Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1451: 1998) Hằng năm, trung tâm kiểm định chất lượng công trình xây dựng tỉnh Nam Định lấy mẫu và làm thí nghiệm trực tiếp với các loại sản phẩm mà Công ty sản xuất ra, đồng thời đưa ra kết luận và cho phép Công ty sản xuất các sản phẩm đó Để đạt tiêu chuẩn TCVN ngoài đảm bảo về kích thước, hình dạng của gạch (chiều dài, chiều rộng, chiều dày và độ cong, số vết nứt, số vết sứt) ra thì sản phẩm còn phải đảm bảo về các chỉ tiêu cơ lý (về cường độ nén, cường độ uốn, độ hút nước, khối lượng riêng, số vết tróc do vôi ứng với kích thước 5-10mm) thì mẫu gạch mới được công nhận là đạt theo tiêu chuẩn TCVN 1451:1998

Ví dụ: Tiêu chuẩn chất lượng với loại gạch đặc 2 lỗ kích thước (220*105*60) mm, ký hiệu Gạch đặc 60- M100 như sau:

 Số vết tróc do vôi ứng với kích thước 5 – 10 mm: 01

1.1.3 Tính chất của sản phẩm

Gạch được coi là vật liệu lý tưởng từ hơn 5000 năm do nó là vật liệu cốt lõi tạo nên giá trị của mỗi công trình Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, gạch không chỉ là nguyên vật liệu chính trong xây dựng, mà nó còn là mang lại các tiện nghi (chống tiếng ồn, chống ô nhiễm, chống cháy nổ) Vì vậy, gạch Tuynel ngày càng có tầm quan trọng trong ngành công nghiệp – xây dựng.

Có một tầm ảnh hưởng khá sâu rộng đến ngành xây dựng như vậy, tuy nhiên sản xuất gạch lại khá là đơn giản với nguyên liệu chính từ đất sét, nước. Trước kia, gạch chỉ được sản xuất qua các lò nung thủ công, sản phẩm hỏng và phế liệu chiếm tỷ trọng 20-40%, chất lượng gạch thì không được đều đặn, mẫu mã chưa đẹp Ngày nay, với công nghệ lò nung được nhập từ Đức, thành phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt hơn, tỷ lệ sản phẩm hỏng cũng được giảm thiểu tới mức thấp nhất Ngoài nguyên liệu chính (đất sét, nước) ra thì mỗi viên gạch còn được tạo ra từ các vật liệu phụ như: vật liệu gầy, phụ gia cháy, phụ gia tăng dẻo, phụ gia hạ nhiệt độ nung, men,… Vì vậy, có thể nói sản xuất gạch có phần phức tạp hơn lò nung gạch trước kia

Gạch có vai trò rất lớn trong công nghiệp – xây dựng Các công dụng của gạch đặc Tuynel có thể kể đến là:

Làm đẹp cho các công trình xây dựng – kiến trúc: Việc lựa chọn hình dáng bên ngoài của ngôi nhà là biểu hiện của phong cách và thị hiếu riêng của mỗi người Tuy nhiên, ấn tượng đầu tiên thì thường tạo nên từ cái nhìn bên ngoài, do đó việc thiết kế và trang trí cho hình dáng bên ngoài của ngôi nhà là đặc biệt quan trọng Việc sử dụng gạch trong thiết kế giúp chúng ta hiểu nhiều về xây dựng trong quá khứ và trong đương đại Bắc Mỹ sản xuất gạch với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau giúp truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng và cho phép chúng biến một ngôi nhà từ chỗ chỉ là nơi che mưa, che nắng đến chỗ là mái ấm của mỗi gia đình.

Vĩnh cửu và duy trì các giá trị gia tăng: Các công trình được xây dựng bởi gạch Tuynel Việt Hùng là những công trình mang tính lâu dài cho các thế hệ sau này Do bản chất của gạch là chống lại sự thay đổi của môi trường và sự đa dạng của thời tiết Gạch nổi tiếng là vật liệu lâu dài, là giá trị cốt lõi trong mỗi công trình xây dựng.

Tiện nghi: Bản chất của gạch có một số tác dụng vật lý, đó là cách điện, cách nhiệt và cách âm Điều này có thể đảm bảo rằng ngôi nhà của chúng ta là một nơi mà mọi người cảm thấy thực sự thoải mái Ngoài ra, gạch có tính chống ẩm lý tưởng Nó có thể hấp thụ độ ẩm nội thất trong căn nhà và phân tán ra bầu khí quyển bên ngoài, giúp ngăn ngừa sự tích tụ của hơi nước và cung cấp một môi trường sống thoải mái hơn Một bức tường gạch có thể hấp thụ năng lượng từ mặt trời cũng như lưu trữ nhiệt trong nhà Nó phân tán nhiệt vào không khí trong phòng chỉ tại một điểm sau này trong ngày Điều này tiết kiệm chi phí sưởi ấm thêm vào đó nhiệt độ được cân bằng do sự hấp thụ phân tán của nhiệt Do đó, về mùa đông, ngôi nhà trở nên ấm áp và thoải mái hơn còn về mùa hè, nó cũng mát mẻ và trong lành hơn Chức năng cách âm từ gạch giúp giảm thiểu âm thanh từ môi trường bên ngoài Nhất là trong điều kiện cuộc sống ngày càng trở nên ô nhiễm tiếng ồn như hiện nay, thì nhờ có những viên gạch vững chắc xây dựng lên những ngôi nhà ấm cúng mà con người cảm thấy thoải mái và sảng khoái hơn khi được che chở.

Chống cháy: Công đoạn nung là một phần của quá trình sản xuất ra mỗi viên gạch Tuy nhiên, gạch đã nung rồi và được sử dụng trong xây dựng được phân loại là không cháy Vật liệu xây dựng không dễ cháy có thể làm giảm thiệt hại và hậu quả liên quan đến hỏa hoạn

Sản phẩm bảo vệ môi trường bền vững: Gạch Tuynel là sản phẩm tinh khiết từ tự nhiên, được làm từ lửa, nước, không khí và đất Gạch được làm độc nhất từ nguyên liệu mùn và đất sét, sau đó được phơi khô 2 – 3 ngày rồi đem nung Do vậy, nó đảm bảo cho sức khỏe cuộc sống vì bốn yếu tố tự nhiên là: lửa, nước, không khí và đất được phối hợp một cách thống nhất với nhau Ngoài ra, gạch Tuynel không chứa các chất gây ô nhiễm môi trường và các chất gây dị ứng Bên cạnh đó, gạch Tuynel còn kháng với các loại côn trùng độc hại.

Vật liệu gạch được tổng hợp hoàn toàn từ tự nhiên Gạch Tuynel được sử dụng rất phổ biến không chỉ trong xây dựng dân dụng mà còn trong xây dựng các công trình công nghiệp Do các đặc tính vững chắc và làm đẹp cho các công trình mà chưa có loại vật liệu nào có thể thay thế vai trò của nó trong xây dựng.

Quá trình sản xuất gạch thường diễn ra với quy mô sản xuất lớn và tương đối ổn định Mỗi viên gạch Tuynel thì thường được sản xuất như nhau về hình thức và tỷ lệ nguyên vật liệu, không hề mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ như các công trình xây dựng cơ bản Do đó, loại hình sản xuất được áp dụng ở đây là sản xuất hàng loạt theo quy trình dây chuyền công nghệ đồng nhất được áp dụng cho việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm.

Dây chuyền sản xuất sản phẩm gạch Tuynel không quá phức tạp,nhưng nó được nghiên cứu một cách tỉ mỉ và được phân thành nhiều bước công việc sắp xếp theo trình tự hợp lý, với thời gian quy định phù hợp với công thức đã được xây dựng từ trước mà vẫn đảm bảo rằng các công việc được thực hiện tốt nhất, với thời gian tiết kiệm nhất Đặc điểm này là đặc điểm chủ yếu nhất của sản xuất dây chuyền, nó cho phép dây chuyền thực hiện với tính liên tục cao.

Các phân xưởng sản xuất được chuyên môn hóa cao và được sắp xếp theo nguyên tắc đối tượng (theo trình tự chế biến) tạo thành đường dây chuyền Trong mỗi phân xưởng, các tổ đội sản xuất được phân công chuyên trách một công việc nhất định Do đó từng phân xưởng được trang bị các máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng riêng cho việc sản xuất gạch Tuynel, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động tương đối cao Các tổ đội sản xuất được tổ chức theo nguyên tắc đối tượng, nói cách khác là theo trình tự chế biến sản phẩm và tạo thành đường dây chuyền Nhân công trong mỗi phân xưởng được vận động theo hướng cố định của dây chuyền sản xuất.

Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng

1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty

Do đặc điểm là Doanh nghiệp sản xuất trực tiếp chuyên về mặt hàng gạch xây dựng các loại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng tổ chức một phân xưởng sản xuất gồm 10 công đoạn: cơ điện máy ủi, chế biến than, tạo hình, cơ khí, vệ sinh công nghiệp, xếp lò, phơi đảo vận tải, xếp goòng, nung đốt, xuống goòng bốc xe, vận chuyển.

Về quy trình Công nghệ:

Quy trình công nghệ để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh nói chung bao gồm các bước sau:

Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định từ trại chứa được xúc đổ vào thùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế Công đoạn sơ chế lần lượt gồm: Tiếp liệu -> Tách đã -> Nghiền khô -> Nghiền tinh

Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để trộn với than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung).

Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi để phơi tự nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến khi sản phẩm đạt độ khô thích hợp.

Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goong xông – sấy trong lò nung trong một khoản thời gian nhất định, sau đó chuyển sang lò nung để nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm nguội ngay trong lò cho ra thành phẩm.

Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa thành phẩm.

Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất gạch Tuynel

(Nguồn: Phòng CN – KCS) 1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất sản phẩm tại Công ty

1.2.2.1 Bộ máy tổ chức sản xuất Để đảm bảo việc sản xuất được diễn ra một cách nhịp nhàng, việc quản lý tổ chức sản xuất sản phẩm tại Công ty là đặc biệt quan trọng Từ đó, trách nhiệm của từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất được phân định rạch ròi và mọi người có tinh thần thi đua làm việc hăng say Qua gần 20 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã hoàn thiện bộ máy tổ chức giúp cho việc sản xuất sản phẩm diễn ra liền mạch và thông suốt Các bộ phận ngày càng được chuyên môn hóa trong sản xuất hơn nhằm tạo lợi thế của Công ty trên thị trường xây dựng.

Máy cán thô Máy cán mịn

Sân chứa mộc để phơi khô

Sơ đồ 1.2 Hệ thống tổ chức sản xuất gạch Tuynel

Chú thích: : Quan hệ lãnh đạo trực tiếp

: Quan hệ ngang hàng phối hợp

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Toàn bộ các phân xưởng đều phải có trách nhiệm với các công việc được giao, cụ thể:

 Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về sản xuất sản phẩm và mọi hoạt động diễn ra trong quá trình sản xuất sản phẩm

Phó quản đốc phân xưởng

Tổ ra lò 1 và tổ ra lò 2

Tổ vào lò 1 và tổ vào lò 2

 Có nhiệm vụ tham gia đóng góp ý kiến cho Giám đốc về mặt kỹ thuật và thực hiện kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm.

 Luôn luôn đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt nhất có thể

 Giám sát, chấm công và làm lương cho người lao động một cách trung thực và công tâm nhất

 Chăm lo trực tiếp đến đời sống của cán bộ công nhân viên để họ cảm thấy được quan tâm và có tinh thần hăng say, phấn đấu trong các công việc được giao.

Cụ thể hơn, chịu trách nhiệm và quản lý trực tiếp ở mỗi phân xưởng là Quản đốc, dưới đó là Phó quản đốc và các đội trưởng quản lý các tổ đội phục vụ, tổ chế biến, tổ xếp goong,…Chức năng, nhiệm vụ của từng người trong mỗi phân xưởng như sau:

Quản đốc phân xưởng: Phụ trách công việc chung của toàn phân xưởng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất trong phân xưởng và đặc trách các công việc như: lập kế hoạch, phương án sản xuất, sử dụng vật tư, theo dõi sổ sách, công tác quản lý về thiếu hụt vật tư trong toàn bộ phân xưởng

Phó quản đốc phân xưởng: Có trách nhiệm đôn đốc, giúp đôn đốc, và chịu trách nhiệm chính trước quản đốc phân xưởng.

Nhân viên thống kê: Có trách nhiệm theo dõi thu, chi, nhập xuất tồn, thanh toán, quyết toán vật tư tiếp nhận từ Công ty về phân xưởng Đồng thời nhân viên thống kê còn phải thống kê các số liệu hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm gửi lên phòng kế toán.

Cán bộ trực ca 1: Đôn đốc và chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về các công việc như chỉ đạo các tổ, các bộ phận thực hiên công tác an toàn cho người lao động, thiết bị máy móc và vệ sinh công việc được giao, theo dõi ghi vào sổ nhật trình của bộ phận về sản lượng gạch Tuynel tạo hình hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Cán bộ trực ca 2: Trực chung trong toàn phân xưởng theo ca kíp và theo dõi ghi chép sản lượng tổ xếp goong 1, tổ ra lò 2 và tổ bốc xếp Đồng thời có chức năng đôn đốc, chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về các công việc được giao, phối hợp với các bộ phận khác để việc sản xuất diễn ra một cách liền mạch.

Tổ trưởng sản xuất: Có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả theo quy định và kế hoạch sản xuất của ngày, tuần, tháng mà phân xưởng đề ra Ngoài ra tổ trưởng sản xuất còn có trách nhiệm theo dõi chấm công, chia lương công bằng hợp lý tới người lao động. Trên thực tế, để tránh rườm rà trong việc quản lý, Công ty chia làm 4 tổ sản xuất chính bao gồm: Tổ chế biến (bao gồm tổ chế biến 1 và tổ chế biến 2), Tổ phục vụ (bao gồm tổ phục vụ và tổ sấy nung), Tổ xếp goong (bao gồm tổ xếp goong 1 và tổ xếp goong 2) và Tổ vào lò (bao gồm tổ vào lò 1, 2, tổ ra lò 1,2).

Tổ phó sản xuất: Có trách nhiệm cùng tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành kế hoạch, công tác trong tổ Bên cạnh đó, có trách nhiệm liên kết giữa các tổ (bộ phận) khác để việc sản xuất được thông suốt nhất.

Quản lý chi phí sản xuất tại Công ty CP VLXD Việt Hùng

Nhìn chung, mục tiêu chính để mỗi doanh nghiệp tồn tại đó là lợi nhuận Trong cơ chế thị trường khốc liệt và thời buổi kinh doanh khó khăn như hiện nay, để tồn tại, phát triển và nhằm gia tăng lợi nhuận hoạt động thì các hoạt động kích cầu tiêu dùng, tăng doanh số bán của các sản phẩm mới chỉ là điều kiện cần Bên cạnh đó, việc quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mới là điều kiện đủ để các Công ty còn tồn tại và đứng vững cho đến thời điểm hiện tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng đã vượt qua ảnh hưởng của thời kỳ khủng hoảng thị trường bất động sản và ngành xây dựng – công nghiệp những năm 2008 - 2010 là nhờ có phương án quản lý chi phí tốt do Công ty luôn ý thức được rằng chi phí sản xuất là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Việc quản lý chi phí tốt còn giúp Công ty hạ được giá thành sản phẩm sản xuất, nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường Cho đến thời điểm hiện tại, việc quản lý chi phí sản xuất của Công ty đã được phân cấp rõ ràng cho từng bộ phận để toàn bộ cán bộ công nhân viên đều phải ý thức được điều đó, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Việc quản lý chi phí sản xuất được thực hiện một cách có hệ thống: ngay từ khâu lập kế hoạch, đến khâu tổ chức điều hành sau đó đến kiểm soát hoạt động quản lý chi phí

1.3.1 Tổ chức công tác lập kế hoạch quản lý chi phí tại Công ty

Cũng giống như các mục tiêu hoạt động khác của Công ty, công tác lập kế hoạch giúp định hướng cách thức thực hiện để đạt hiệu quả các mục tiêu đề ra Đối với việc quản lý chi phí, bộ phận Kế hoạch chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch, sau đó sẽ được ban Giám đốc phê duyệt, rồi mới được chuyển xuống các phòng ban để phối hợp thực hiện Mô hình tổ chức quản lý sản xuất công tác lập kế hoạch được mô tả như sơ đồ:

Sơ đồ 1.3 Tổ chức công tác lập kế hoạch quản lý chi phí tại Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong việc lập kế hoạch:

Phòng CN – KCS: có trách nhiệm thiết kế sản phẩm, quy trình công nghệ, đồng thời lập các định mức về nguyên vật liệu dựa trên công suất hiện có của máy móc, thiết bị, định mức về nhân công dựa trên thông tin do quản đốc phân xưởng gửi tới về năng suất lao động thực tế của mỗi tổ, đội sản xuất. Bản định mức sau khi được Giám đốc phê duyệt sẽ được sử dụng trong toàn Công ty.

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: có trách nhiệm lập ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dựa trên công suất hiện tại của máy móc, nhân công và xu hướng cung ứng sản phẩm tại mỗi thời điểm Kế hoạch sản xuất sẽ được chờ duyệt bởi Ban Giám đốc

Ban giám đốc: Giám đốc nhận kế hoạch sản xuất từ phòng Kế hoạch –

Kinh doanh gửi lên, có trách nhiệm xem xét, đề nghị sửa đổi dựa trên khả năng, năng lực hiện tại của Công ty, sau đó, phê duyệt kế hoạch, bàn giao cho các bộ phận bên dưới để phối hợp cùng thực hiện.

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Xây dựng các định mức về

Lập kế hoạch sản xuất

Phê duyệt kế hoạch sản xuất

Lập dự toán chi phí sản xuất

Phòng kế toán: Sau khi bản kế hoạch sản xuất được Ban Giám đốc phê duyệt, sẽ được gửi tới phòng kế toán Kế toán dựa vào bản kế hoạch sản xuất và trên cơ sở định mức sản xuất của Phòng CN-KCS ước tính nhu cầu nguyên vật liệu, nhân công và các khoản gián tiếp khác Bản nhu cầu nguyên vật liệu, nhân công…được gửi cho phòng kế hoạch kinh doanh để lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sử dụng lao động Đồng thời kế toán có thể sử dụng phương pháp lịch sử hoặc các số liệu dự báo giá nguyên vật liệu đầu vào của phòng Kế hoạch – Kinh doanh để lập dự toán chi phí sản xuất Bản dự toán chi phí sản xuất được Phó Giám đốc xét duyệt, điều chỉnh phù hợp và làm cơ sở cho việc thực hiện quản lý chi phí sản xuất tại Công ty.

Như vậy, việc lập kế hoạch quản lý chi phí là sự kết hợp của nhiều bộ phận có liên quan, tránh tình trạng “giao ép” của cấp lãnh đạo cho các cấp dưới Việc lập kế hoạch quản lý chi phí hợp lý bao nhiêu thì công việc sản xuất sản phẩm đạt hiệu quả bấy nhiêu, và như thế giảm được giá thành, tăng sức cạnh tranh của Công ty.

1.3.2 Tổ chức điều hành quản lý chi phí tại Công ty

Việc tổ chức điều hành quản lý chi phí tại Công ty được thực hiện cụ thể cho từng loại chi phí, cụ thể:

Đối với chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ: Dựa trên bản nhu cầu nguyên vật liệu Phòng kế toán gửi lên, Phòng kế hoạch - kinh doanh lập kế hoạch mua hàng Kế hoạch mua hàng chi tiết về chủng loại, số lượng, chất lượng nguyên vật liệu cùng các nhà cung cấp đầu vào tiềm năng Trong quá trình sản xuất, phân xưởng sản xuất nếu có phát sinh thêm nhu cầu nguyên vật liệu sẽ gửi đơn đệ trình lên Phó Giám đốc sản xuất quyết định Khi đã có sự phê duyệt của Phó Giám đốc sản xuất, việc thu mua nguyên vật liệu sẽ doPhòng kế hoạch – kinh doanh phụ trách Yêu cầu đối với công tác thu mua nguyên vật liệu là phải tìm được nguồn hàng ổn định, giá cả hợp lý Các hồ sơ mua hàng phải có đầy đủ các chứng từ hợp lý, hợp lệ và hợp pháp như (Báo giá, Hợp đồng mua, Hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu giao hàng, ). Việc xét duyệt các phương án thu mua nguyên vật liệu của các nhà cung cấp khác nhau sẽ do Phó Giám đốc kinh doanh phụ trách Đối với các khoản chi phí lặt vặt, Giám đốc phân quyền cho phân xưởng tự đứng ra quyết định chi mua Việc kiểm soát các chi phí phát sinh tại phân xưởng sẽ do các Quản đốc phân xưởng và các nhân viên thống kê phân xưởng phụ trách Đối với các lô nguyên vật liệu đầu vào do Phòng kế hoạch – kinh doanh đứng ra thu mua, kiểm soát các khoản chi phí này sẽ do Phó Giám đốc kinh doanh phụ trách. Việc phân trách nhiệm rõ rang cho từng đối tượng như thế này tạo điều kiện cho việc quản lý các chi phí thực tế phát sinh Ngoài ra, cuối mỗi tháng Phòng kế hoạch – kinh doanh phải lập bản báo giá nguyên vật liệu đầu vào gửi lên cho Phó Giám đốc kinh doanh xem xét tình hình biến động giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất và làm tài liệu cho việc lập kế hoạch nguyên vật liệu trong các kỳ sau.

Đối với chi phí nhân công: Quản đốc phân xưởng gửi danh sách lao động cho phòng Kế hoạch – Kinh doanh Dựa vào tình hình sản xuất đã được lập, bộ phận xác định được nhu cầu lao động, có phải thuê thêm nhân công hay không, có cần phải tăng ca làm nhằm thực hiện kế hoạch đề ra Bên cạnh đó, bộ phận kế toán có trách nhiệm cập nhật những thay đổi quy định về Luật lao động và thông báo Bảo hiểm, để người lao động luôn cảm thấy họ được quan tâm đúng mức, có động lực làm việc, tăng hiệu quả sản xuất sản phẩm.

Đối với việc tập hợp và báo cáo chi phí: Các nhân viên thống kê ở các phân xưởng có nhiệm vụ tập hợp các khoản chi phí phát sinh tại phân xưởng gửi lên phòng kế toán để phòng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đồng thờiPhòng Kế hoạch – Kinh doanh cung cấp bộ chứng từ đầy đủ liên quan đến hàng mua đầu vào cho sản xuất (hóa đơn GTGT, yêu cầu vật tư, phê duyệt vật tư, ) cho Phòng kế toán tập hợp chi phí Phòng kế toán có nhiệm vụ thông tin nhanh chóng và kịp thời về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm qua các sổ chi phí sản xuất, báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho Ban Giám đốc và Ban kiểm soát Thông tin kế toán chi phí làm cơ sở cho Ban Giám đốc theo dõi tiến độ chi phí so với dự toán, xem xét các biến động chi phí thực tế làm cơ sở điều hành hoạt động của Công ty Còn đối với Ban kiểm soát, thông tin chi phí giúp Ban Kiểm soát kiểm tra quá trình thực hiện chi phí của Công ty, cụ thể là việc thực hiện định mức nguyên vật liệu, định mức nhân công trực tiếp và các khoản sản xuất chung khác.

1.3.3 Tổ chức công tác kiểm soát chi phí tại Công ty

Công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần VLXD Việt Hùng được thực hiện xuyên suốt không những kiểm soát trước khi thực hiện chi phí sản xuất (lập dự toán chi phí sản xuất), kiểm soát cuối kì thực hiện mà còn cả ngay trong kì thực hiện công tác chi phí sản xuất Phòng kỹ thuật nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật để tiết kiệm hao hụt nguyên vật liệu Để thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, Ban Giám đốc Công ty luôn giám sát để từng bộ phận, phòng ban trong Công ty đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra Trong kỳ thực hiện, Giám đốc Công ty thông qua các báo cáo chi phí sản xuất do Phòng kế toán gửi lên, sẽ so sánh chi phí sản xuất thực tế phát sinh với dự toán chi phí do bộ phận kế toán lập kèm theo các biến động giá các yếu tố đầu vào do phòng Kế hoạch – Kinh doanh gửi lên Thông qua đó, Giám đốc sẽ phê duyệt kế hoạch và chỉ ra công việc thực hiện không đạt yêu cầu, cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành mục tiêu về chi phí sản xuất đã đề ra.Ngoài ra, Giám đốc sẽ phải bao quát các định mức nguyên vật liệu, nhân công có được tuân thủ Nếu không tuân thủ thì nguyên nhân là do đâu để tìm ra biện pháp điều chỉnh Hay là sự tăng vọt giá các nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công và yêu cầu Phòng kế hoạch kinh doanh và Quản đốc phân xưởng giải thích.

Bên cạnh đó, kiểm soát chi phí cũng còn có sự tham gia của Ban kiểm soát, dưới đánh giá của Ban Giám đốc về công tác quản lý chi phí sản xuất Ban kiểm soát sẽ tự đưa ra đánh giá về quá trình quản lý chi phí sản xuất của Ban Giám Việc kiểm soát chi phí ngay trong quá trình thực hiện giúp Ban Giám đốc đưa ra được các biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh thất thoát chi phí cho Công ty và giúp cho công tác quản lý chi phí diễn ra hiệu quả.

Cuối kì thực hiện, Ban Giám đốc tổng kết lại những thành tích đã đạt được và những mặt hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý chi phí sản xuất trong kỳ Từ đó Ban Giám đốc đưa ra các điều chỉnh có thể là thay đổi nhà cung cấp đầu vào, thay đổi định mức nguyên vật liệu, nhân công, sản xuất chung nếu cần thiết Đồng thời các thay đổi trong chi phí sản xuất kì này là cơ sơ để lập dự toán chi phí sản xuất cho các kì tiếp theo.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT HÙNG

Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

Là một công ty sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô thuộc loại tương đối lớn, Công ty lựa chọn hình thức tập hợp chi phí theo phạm vi của từng phân xưởng.

Công ty phân loại chi phí theo khoản mục chi phí.

 Dựa vào chức năng của chi phí, Công ty phân loại:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

 Dựa vào nội dung chi phí, Công ty phân loại chi phí sản xuất thành:

Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí công cụ, dụng cụ

Chi phí lương và các khoản trích theo lương

Chi phí khấu hao TSCĐ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 Kỳ tập hợp chi phí:

Vì thời gian để sản xuất ra sản phẩm không dài nên để đảm bảo công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được cập nhật kịp thời và đồng thời là công cụ hữu hiệu cho quyết định của các nhà quản lý, do đó Công ty đã lựa chọn tập hợp chi phí theo tháng Chi phí sản xuất được tập hợp và theo dõi lượng phát sinh theo từng tháng, so sánh giữa cùng kì các năm Mỗi sản phẩm đều có định mức tiêu hao chi phí riêng, dựa vào định mức kế toán và kế hoạch sản xuất, kế toán biết được lượng nguyên vật liệu, nhân công sản xuất, máy móc sản xuất đã có của Công ty có khả năng sản xuất liên tục hay không.

2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.1.1.1 Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trong tất cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm, nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng nhất cấu tạo nên thực thể sản phẩm Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không tiến hành được Do đó, việc hạch toán chính xác, đầy đủ, hợp lý chi phí nguyên vật liệu là một yêu cầu cần thiết nhằm xác định tiêu hao vật chất trong quá trình sản xuất, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của toàn bộ chi phí trong quá trình sản xuất cũng như cho việc xác định giá thành đơn vị sản phẩm. Để quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, tổ chức hạch toán chính xác, tạo điều kiện tốt nhất cho kế toán nhằm tiết kiệm công sức, Công ty tiến hành phân chia vật liệu theo công dụng kinh tế đặc trưng của Công ty Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phân loại thành: Chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.

 Chi phí nguyên vật liệu chính bao gồm:

Đất sét: Thành phần chính của đất sét là các khoáng alumosilicat ngậm nước (nAl2O3.mSiO2.pH2O) chúng được tạo thành do fenspat bị phong hóa. Tính chất chủ yếu của đất sét bao gồm tính dẻo khi nhào trộn với nước, sự co thể tích dưới tác dụng của nhiệt và sự biến đổi lý hóa khi nung Chính nhờ có sự thay đổi thành phần khoáng vật trong quá trình nung mà sản phẩm gốm có tính chất khác hẳn tính chất của nguyên liệu ban đầu Sau khi nung, thành phần khoáng cơ bản của vật liệu là mulit 3Al2O3.2SiO2 (A3S2) đây chính là khoáng làm cho sản phẩm có cường độ cao và bền nhiệt.

 Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm:

Vật liệu gầy: pha vào đất sét nhằm giảm độ dẻo, giảm độ co khi sấy và nung, thường dùng là bột samot, đất sét nung non, cát, tro nhiệt điện, xỉ hạt hóa, than.

Phụ gia cháy: như mùn cưa, tro nhiệt điện, bã giấy Các thành phần này có tác dụng làm tăng độ rỗng của sản phẩm gạch và giúp cho quá trình gia nhiệt đồng đều hơn.

Phụ gia hạ nhiệt độ nung: có tác dụng hạ thấp nhiệt độ kết khối làm tăng nhiệt độ và độ đặc của sản phẩm, phụ gia hạ nhiệt độ nung thường dùng là fenspat, pecmatit, canxi đôlomit.

Men: là lớp thủy tinh lỏng phủ lên bề mặt của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm, chống lại các tác dụng của môi trường Men dùng để sản xuất vật liệu gốm rất đa dạng, có màu hoặc không màu, trắng và đục, bóng và không bóng, có loại dùng cho đồ sứ (men sứ) có loại dùng cho sản phẩm sành (men sành) và có loại men trang trí.

Cách phân loại trên giúp cho Công ty đánh giá được vai trò của từng loại nguyên vật liệu để từ đó xác định các định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện sản xuất từng thời kỳ.

Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng chủ yếu được mua ngoài hoặc được lấy từ chính trên chính địa điểm sản xuất của Công ty Do vậy, có thể được xuất dùng luôn hoặc có thể được tiến hành nhập kho vật tư tương ứng rồi xuất dùng theo dự toán nguyên vật liệu đã xây dựng theo kế hoạch từ trước cho mỗi đợt sản xuất khác nhau.

Việc xác định giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:

Giá thực tế xuất dùng cho sản xuất = Giá mua vật tư (không có thuế GTGT) + Chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ Đơn giá bình quân gia quyền =

Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ

Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ = Đơn giá bình quân gia quyền * Số lượng NVL xuất dùng trong kỳ

 Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Kế toán sử dụng các tài khoản sau:

TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết theo từng mẻ sản xuất (mỗi mẻ sản xuất ra một loại gạch)

TK 621.2T: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gạch 2 lỗ TT”

TK 621.2C: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gạch 2 lỗ TCVN”

TK 621.3T: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gạch 3 lỗ tròn”

TK 621.3V: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gạch 3 lỗ vuông”

TK 621.3D: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gạch thẻ đặc V3”

TK 621.4N: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gạch 4 lỗ nửa”

TK 621.4T: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gạch 4 lỗ tròn”

- Kết cấu TK 621 như sau:

Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng thực tế trong kỳ hạch toán

Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154

Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư

- Ngoài ra, Công ty sử dụng các TK khác như:

TK 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ”

TK 152 - “Nguyên vật liệu”, chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất gạch Tuynel như sau:

TK 1521 – “Nguyên vật liệu chính”

TK 1522 – “ Nguyên vật liệu phụ”

Các chứng từ được sử dụng trong quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính là:

- Giấy đề nghị tạm ứng

- Biên bản giao nhận vât tư

- Hóa đơn GTGT (Biểu số 2.2)

- Phiếu nhập kho (Biểu số 2.3)

- Phiếu xin cấp vật tư (Biểu số 2.4)

- Phiếu xuất kho (Biểu số 2.5)

2.1.1.3 Quy trình hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Do quá trình sản xuất được diễn ra liên tục theo tháng, Phòng Kế hoạch –Kinh doanh căn cứ vào mức tiêu hao kỳ trước, mức tiêu thụ, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để tính toán khối lượng nguyên vật liệu cần dùng, xây dựng định mức nguyên vật liệu, dự toán sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất trong kỳ này (Biểu số 2.1)

Biểu số 2.1: Bảng tiêu hao nguyên vật liệu

CÔNG TY CP VLXD VIỆT HÙNG Mẫu số: S38-DN

Việt Hùng, Trực Ninh, Nam Định (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG NGUYÊN VẬT LIỆU TIÊU HAO CHO 1000 VIÊN GẠCH THÀNH PHẨM

TT Tên vật tư Đơn vị tính Định mức Gạch 2 lỗ TT Gạch 3 lỗ tròn Gạch đặc thẻ V3

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh)

Việc cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất do bộ phận Cung ứng chịu trách nhiệm trực tiếp và có thể được thực hiện theo 2 cách:

Vật tư mua dùng trực tiếp không qua kho

Vật tư xuất từ kho sử dụng cho quá trình sản xuất.

Sau mỗi kỳ sản xuất, bộ phận Cung ứng tập hợp số liệu liên quan đến giá cả cũng như nhu cầu sử dụng, mức tiêu hao nguyên vât liệu để làm tài liệu cho dự toán kỳ sau chính xác nhất Sau đó, dựa vào định mức, dự toán khối lượng nguyên vật liệu đã được xây dựng, bộ phận Cung ứng tiến hành kiểm tra kho về tình hình nguyên vật liệu (về số lượng và chất lượng) Trên thực tế có nhiều loại nguyên vật liệu, do tính chất dễ bị biến đổi qua thời gian, khó bảo quản (như các loại men, vật liệu phụ gia hóa học) Trong khi đó, nhà cung cấp các loại vật liệu này luôn trong tình trạng sẵn hàng Vì vậy, với những loại vật liệu phụ này, Công ty thường mua sử dụng trực tiếp, mà không nhập qua kho Điều này tiết kiệm được chi phí lưu kho và các chi phí khác liên quan

Sơ đồ 2.1 Thủ tục kế toán CPNVLTT

Trên cơ sở dự toán và khối lượng sản phẩm sản xuất cho từng tháng, bộ phận Cung ứng ước tính nhu cầu nguyên vật liệu cho từng thời điểm dựa trên sự biến động giá cả thị trường Nhân viên thu mu phải viết giấy đề nghị tạm ứng để được ứng tiền mua vật tư cùng với các giấy tờ khác có liên quan (Báo giá, Hợp đồng kinh tế) sẽ chuyển lên cho Ban giám đốc để được ký duyệt. Sau khi được ký duyệt, kế toán sẽ phải viết Phiếu chi để nhân viên cung ứng đi nhận tiền từ thủ quỹ phục vụ cho việc thanh toán với nhà cung cấp Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc mua nguyên vật liệu này phải được chuyển đầy đủ cho phòng Kế toán Cuối cùng, nhân viên thu mua phải quyết toán số tiền đã chi trên giấy thanh toán tạm ứng trong đó ghi rõ số tiền đã được ứng, số đã chi, số thừa (thiếu).

Dựa vào các chứng từ mua vật liệu như: Hoá đơn thuế GTGT (Biểu số 2.2), kế toán vật tư lập phiếu nhập kho (Biểu số 2.3) được lập làm 3 liên:

 Liên 1: để lưu thủ kho giữ

 Liên 2: chuyển lên phòng kế toán công ty để hạch toán

 Liên 3: giao cho phòng kế hoạch để theo dõi, đối chiếu.

Biểu số 2.2: Hóa đơn giá trị gia tăng

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GTKT – 3 LL

Chuyển chứng từ về phòng kế toán

Sử dụng NVL cho sản xuất Đề nghi tạm ứng

Giám đốcký duyệt tạm ứng

NA/12B 001896 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thương mại Nam Long Địa chỉ: Km2, Khu đô thị mới Phường Lộc Vượng, TP Nam Định

Tên người mua hàng: Nguyễn Văn Long

Tên đơn vị: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng Địa chỉ: Xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng MS: 0600347099

STT Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

Tổng cộng tiền thanh toán: 50.245.910

Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi triệu hai trăm bốn mươi lăm ngàn chín trăm mười đồng chẵn

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)

(ký, ghi rõ họ tên)

Kế toán vật tư căn cứ vào Hóa đơn GTGT và Biên bản giao nhận vật tư để lập phiếu nhập kho

Biểu số 2.3: Phiếu nhập kho

Công ty CP VLXD Việt Hùng

(Theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006 của BT BTC)

Họ tên người giao: Công ty TNHH TM Nam Long.

Theo hóa đơn số: 1896 ngày 05 tháng 11 năm 2012

Nhập kho tại: Công ty CP VLXD Việt Hùng Địa điểm: Kho số 2

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm mươi triệu hai trăm bốn mươi lăm ngàn chín trăm mười đồng chẵn.

Số chứng từ gốc kèm theo: 02 gồm 01 Hóa đơn GTGT và 01 Biên bản giao nhận hàng hóa.

Người giao hàng (ký, họ tên)

Thủ kho (Ký, họ tên)

Giám đốc (ký, họ tên)

Phiếu nhập kho được lập thành 2 bản 1 bản do Kế toán vật tư giữ lưu vào bộ chứng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, bản còn lại do thủ kho giữ nhằm theo dõi tình hình xuất nhập nguyên vật liệu Theo thông lệ, cuối mỗi tuần, thủ kho và kế toán vật tư đối chiếu sổ một lần để đảm bảo mọi vật tư đã được theo dõi đầy đủ và không có sai sót nào xảy ra.

Phiếu nhập kho được lập riêng cho mỗi lần nhập và phải ghi đầy đủ các nội dung có trên phiếu nhập kho

Dựa trên nhu cầu sử dụng vật liệu của các phân xưởng, đội trưởng các đội, tổ sản xuất sẽ trình Phiếu đề nghị vật tư (Biểu 2.4) lên Phòng cung ứng, ghi rõ lý do và khối lượng vật tư cần Phòng cung ứng có nhiệm vụ kiểm tra mức tồn kho hiện tại trên sổ kế toán, sau đó trình lên Ban giám đốc để ký duyệt

Biểu số 2.4: Phiếu đề nghị vật tư

Công ty CP VLXD Việt Hùng

Việt Hùng, Trực Ninh, Nam Định

PHIẾU ĐỀ NGHỊ VẬT TƯ

Người yêu cầu: Phan Văn Viết

Bộ phận: Bộ phận sản xuất Đề xuất vật tư theo bảng liệt kê đính kèm:

BẢNG ĐỀ NGHỊ VẬT TƯ

STT Vật tư Đơn vị Xuất xứ Số lượng Ghi chú

Người đề nghị Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty

Giá thành là toàn bộ là hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu,…) và lao động sống trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và quản lý kinh doanh được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc hay một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất thường gắn liền với một kết quả sản xuất kinh doanh nhất định Vì vậy, có thể xem giá thành như một đại lượng nhất định, biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh đều được tính là chi phí sản xuất để tính giá thành, mà mặt khác giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định.

2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành

2.2.1.1 Đối tượng tính giá thành

Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành là kết quả của quá trình sản xuất bao gồm: thành phẩm, bán thành phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành Do đặc thù sản xuất của Công ty cổ phần VLXD Việt Hùng là không thực hiện phân bước, không có bán thành phẩm Chính vì vậy đối tượng tính giá thành của Công ty là từng sản phẩm sản xuất hoàn thành.

Công ty cổ phần VLXD Việt Hùng thực hiện tính giá thành theo tháng. Cuối tháng kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá trị sản phẩm dở dang và giá thành đơn vị sản phẩm sản xuất trong tháng.

2.2.1.3 Phương pháp tính giá thành

Giá thành sản xuất sản phẩm gạch Tuynel của Công ty cổ phần VLXD Việt Hùng là theo phương pháp trực tiếp, tức là trên cơ sở tổng cộng chi phí từ khi nó phát sinh khi bắt đầu sản xuất đến khi công việc hoàn thành ở mỗi phân xưởng, rồi đến cuối tháng khi tập hợp chi phí, kế toán tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm tương ứng theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ -

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm

Tổng số sản phẩm hoàn thành nhập kho

2.2.2 Quy trình tính giá thành tại Công ty

Vào cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán Công ty tiến hành kiểm kê, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang và tồn kho Dựa trên sổ chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh (sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627, TK 154) và kết quả đánh giá thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán chi phí của Công ty tiến hành tổng hợp các số liệu để tính ra giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của các quá trình sản xuất, các mẻ sản phẩm có sự phối hợp của phòng KCS.

Căn cứ cào kết quả tập hợp chi phí và xác định chi phí dở dang cuối kỳ, kế toán lập thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp cho từng loại sản phẩm Trong tháng 11, năm 2012, Công ty đã sản xuất 2 loại gạch: gạch 2 lỗ TT và gạch 3 lỗ tròn, thẻ tính giá thành được trích trong Biểu số 2.36 và Biểu số 2.37.

Trên thực tế, giá thành thực tế thì cuối tháng sau khi đã tập hợp được đầy đủ các loại chi phí mới xác định một cách chính xác Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hoàn thành đến đâu thì thường được nhập kho luôn đến đó để kịp thời cho công tác bán hàng, tạo doanh thu cho Công ty Do vậy, trong kỳ kế toán thường sử dụng giá thành kế hoạch để hạch toán giá trị thành phẩm, từ đó làm cơ sở xác định doanh thu, giá vốn Giá thành kế hoạch thường là giá thành của các kỳ trước đó Đến cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh lại trị giá thành phẩm (có thể điều chỉnh cả giá vốn, ) theo giá thành thực tế tại kỳ đó

Trong tháng 11, các thành phẩm nhập kho trong kỳ đều được lấy giá thành kế hoạch là giá đơn vị trung bình của 6 tháng đầu năm (được cho trongBiểu số 2.34) Đến thời điểm 30/11, kế toán giá thành mới thực hiện các bút toán điều chỉnh giá thành

Biểu số 2.35 : Bảng giá thành kế hoạch

Công ty cổ phần VLXD Việt Hùng

Việt Hùng – Trực Ninh – Nam Định

BẢNG GIÁ THÀNH KẾ HOẠCH

Tháng 11, năm 2012 Đơn vị: đồng

Giá thành thực hiện Giá thành bình quân Điều chỉnh

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

Người lập biểu Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Biểu số 2.36 : Thẻ tính giá thành sản phẩm 2T

CÔNG TY CP VLXD Việt Hùng

Việt Hùng – Trực Ninh – Nam Định

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Năm 2012 Sản phẩm: Gạch 2 lỗ TT

Số lượng: 953.090 Đơn vị tính: đồng

Chia ra theo khoản mục chi phí

CP NVLTT CP NCTT CP SXC

Chi phí SXKDDD đầu kỳ 63.559.342 33.559.342 20.500.000 9.500.000

Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 1.143.859.103 586.567.206 422.387.344 134.904.553 Chi phí SXKDDD cuối kỳ 48.906.248 30.957.214 13.535.688 4.413.346 Giá thành sản phẩm 1.158.512.197 589.169.334 429.351.656 139.991.207

Người lập biểu Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Biểu số 2.37: Thẻ tính giá thành sản phẩm 3T

CÔNG TY CP VLXD Việt Hùng

Việt Hùng – Trực Ninh – Nam Định

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Năm 2012 Sản phẩm: Gạch 3 lỗ tròn

Số lượng: 351.943 Đơn vị tính: đồng

Chia ra theo khoản mục chi phí

CP NVLTT CP NCTT CP SXC

Chi phí SXKDDD đầu kỳ 38.764.938 20.764.938 12.000.000 6.000.000

Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 794.885.139 407.614.500 293.523.408 93.747.231 Chi phí SXKDDD cuối kỳ 57.594.730 36.279.568 16.068.968 5.246.194 Giá thành sản phẩm 776.055.347 392.099.870 289.454.440 94.501.037

Người lập biểu Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT HÙNG

Đánh giá chung về thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và phương hướng hoàn thiện

Với bề dày gần hai mươi năm xây dựng và phát triển, cùng với các công ty thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở trong nước, Công ty đã không ngừng cố gắng, phấn đấu vượt qua những khó khăn thử thách do cơ chế thị trường cũng như sức cạnh tranh của các công ty khác đặc biệt là bị ảnh hưởng trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường bắt động sản Dưới sự điều hành của ban giám đốc cùng sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty, Công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Độ bền vững mà mỗi viên gạch tạo ra trong các công trình xây dựng đều được các chủ đầu tư – khách hàng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã với mức giá cả hợp lý.

Có một điều rất quan trọng không thể không nhắc đến khi đề cập tới sự phát triển của Công ty, đó là mức sống của cán bộ, công nhân viên trong Công ty ngày càng được đảm bảo cả về vật chất lẫn tinh thần Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất làm việc của công nhân viên, là động lực giúpcho người lao động hăng say làm việc, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao Trên đà phát triển đó, hiện tại và trong tương lai,công ty sẽ không ngừng mở rộng thị trường, thu hút các nhà đầu tư, các khách hàng cả trong và ngoài nước để ký kết thêm nhiều hợp đồng với những đơn đặt hàng lớn Trong quá trình quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, công ty đã không ngừng củng cố và hoàn thiện bộ máy kế toán về mọi mặt, là công cụ hữu hiệu trợ giúp cho Ban lãnh đạo có những quyết định thích hợp.

Trong thời gian thực tập tại phòng Kế toán của Công ty, em đã được tiếp cận với phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, em xin nêu ý kiến của cá nhân mình về mặt mạnh của bộ máy kế toán nói chung và phần hành giá thành nói riêng như sau:

 Đối với tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty đã xây dựng được một bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hoạt động rất có hiệu quả Ban giám đốc của Công ty là những nhà quản lý có khả năng lãnh đạo, năng động, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, có những sáng kiến, giải pháp phù hợp và giải quyết nhanh chóng những sự cố xảy ra, đồng thời đưa ra những chỉ thị, chỉ đạo kịp thời cho các bộ phận liên quan phối hợp để cùng thực hiện.

Các cán bộ trong Công ty đều là những người có trình độ chuyên môn vững vàng và được bố trí đúng người đúng việc nên đã phát huy được hiệu quả lao động của các công việc được giao Các phòng ban trong Công ty được thiết kế và bố trí hợp lý, có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, nhờ vậy mà việc chỉ đạo và thực hiện được thống nhất từ trên xuống dưới, không có sự chồng chéo trong công tác quản lý.

 Đối với cơ cấu bộ máy kế toán

Công ty có bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, đảm bảo tính chuyên môn hóa trong công việc Với trình độ nghiệp vụ cũng như ý thức, sự nhạy bén và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, bộ phận kế toán của Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời cung cấp các thông tin kế toán một cách chính xác, kịp thời cho Ban lãnh đạo công ty và cơ quan quản lý cấp trên về tình hình tài chính, thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Nhờ đó, ban lãnh đạo đưa ra được quyết định đúng đắn, kịp thời do đó mà có thể giúp Công ty nắm bắt được thời cơ hay giảm thiểu rủi ro trong cơ chế thị trường như hiện nay Điều đó thực sự có ý nghĩa với Ban giám đốc khi đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh Ngoài ra, các cán bộ kế toán rất được chú trọng trong việc trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của công việc bằng các khóa đào tạo ngắn ngày để cập nhật những quy định mới nhất về Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.

Mô hình kế toán tập trung của công ty rất phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất của công ty Theo đó, phòng kế toán có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ thu nhận, xử lý chứng từ, vào sổ kế toán đến phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Phòng đã bố trí và phân công cụ thể cho từng phần hành kế toán một cách khoa học, phù hợp với khả năng của từng người, đảm bảo sự hoạt động giữa các bộ phận không chồng chéo mà còn có thể bổ sung giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả của việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác cho nhu cầu quản lý của Ban giám đốc công ty.

 Đối với hệ thống máy tính

Với khối lượng công việc lớn, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc ứng dụng tin học vào công tác đã mang lại hiệu quả đáng kể Hiện tại, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo, thường xuyên được nâng cấp do vậy mà rất phù hợp trong công tác hạch toán và với những đặc thù riêng của Công ty Điều này giúp cho việc thu thập và xử lý, ghi chép thông tin kinh tế diễn ra nhanh chóng, chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho Ban lãnh đạo khi cần thiết, giảm bớt được áp lực công việc các nhân viên kế toán trong phòng

 Đối với việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ

Công ty luôn chấp hành các chính sách và các chế độ tài chính của nhà nước Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và quy mô sản xuất, Công ty đã lựa chọn hình thức ghi sổ nhật ký chung là rất phù hợp Hình thức kế toán nhật ký chung được áp dụng tại Công ty hiện nay tương đối dễ hiểu, rất thuận tiện cho việc vào sổ cái và tổng hợp các báo cáo kế toán gửi lên cấp trên Hệ thống sổ sách kế toán đơn giản, rõ ràng, được lập tương đối đầy đủ, phản ánh được toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho việc tổng hợp số liệu ở cuối kỳ hạch toán đầy đủ, thuận tiện để tổng hợp các chỉ tiêu cần thiết Điều đó tạo rất nhiều thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành một cách chính xác nhất.

 Về hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán của công ty

Nhìn chung, hệ thống chứng từ ban đầu dược tổ chức hợp lý, hợp pháp, hợp lệ, và đầy đủ theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính, nhằm phục vụ cho công tác quản lý, tránh gian lận Ngoài ra còn có một số chứng từ nội bộ theo quy định riêng của công ty Các chứng từ còn được đánh dấu cụ thể theo số hiệu, ngày tháng nên dễ quản lý, xem xét khi có nhu cầu Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp náy tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty

 Đối với việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Để phù hợp với đặc điểm ngành nghề của công ty, một mặt Công ty vẫn áp dụng hệ thông tài khoản kế toán do BTC ban hành, đảm bảo tính thống nhất trong công tác hạch toán kế toán, dễ dàng trao đổi thông tin với doanh nghiệp bên ngoài Đồng thời các TK sử dụng được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý của công ty nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán và tiện theo dõi.

 Đối với hệ thống báo cáo kế toán

Công ty đã lập đầy đủ hệ thống báo cáo kế toán bao gồm BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT và thuyết minh BCTC và nộp cho các cơ quan hữu quan đúng thời hạn quy định Các báo cáo này được lập theo quý, tạo điều kiện cho việc cập nhật thông tin, giúp cho công tác quản lý được hiệu quả Đồng thời, công ty cũng lập các báo cáo khác khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên.

 Về công tác hạnh toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty được thực hiện một cách khoa học, đáp ứng được yêu cầu quản lý và đảm bảo được tính chính xác Công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là các loại gạch sản xuất Theo đó, mọi chi phí phát sinh đều được tập hợp theo từng sản phẩm theo từng kỳ kế toán riêng, tạo điều kiện cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm được chính xác Kỳ kế toán để tính giá thành ở đây là theo tháng, rất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là trong điều kiện thị trường bấp bênh như hiện nay.

 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng khá chặt chẽ, Công ty giao cho bộ phận Cung ứng chuyên chịu trách nhiệm trong việc mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, trong đó phải căn cứ vào dự toán sản xuất của phòng Kế hoạch, tính ra nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết, trình lên kế toán trưởng về số lượng cũng như chủng loại vật tư cần mua Khi có sự phê duyệt của Giám đốc Công ty mới tiến hành chi mua vật tư, chính vì vậy, tránh được tình trạng lãng phí vật tư, vật tư tồn kho kém phẩm chất Một số loại nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất có thể được xuất dùng trực tiếp, điều này giảm nhẹ thủ tục chứng từ, đáp ứng kịp thời nhu cầu trong quá trình sản xuất Công ty tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân Việc lựa chọn áp dụng phương pháp này giúp cho việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu đơn giản hơn.

 Đối với chi phí nhân công trực tiếp

Công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp cũng có nhiều ưu điểm. Đó là công ty đã trả lương cho công nhân trực tiếp theo các tiêu thức khác nhau với từng tổ sản xuất (tổ chế biến được trả lương theo sản phẩm, tổ vào lò, tổ xếp goong, tổ phục vụ trả lương theo thời gian) Điều này tạo động lực thúc đẩy công nhân làm việc có ý thức, trách nhiệm và đạt kết quả cao, mặt khác còn tạo sự công bằng giữa những người lao động Quá trình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công Kế toán xác định tiền lương tổng hợp của công nhân dựa trên bảng chấm công có xác nhận của tổ trưởng nên việc tính và hạch toán tiền lương được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác.

 Đối với chi phí sản xuất chung

Giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng

3.2.1 Về bộ máy kế toán và công tác kế toán nói chung

Công ty nên tuân thủ các thủ tục kiểm soát trong doanh nghiệp đặc biệt là nguyên tắc bất kiêm nhiệm Điều này nên thực hiện đặc biệt với phòng kế toán để có sự đối chiếu độc lập các số liệu với nhau, tăng tính kiểm soát cho số liệu kế toán để đảm bảo thông tin chính xác nhất có thể.

3.2.2 Về công tác kế toán chi phí sản xuất sản phẩm

Thứ nhất, về tính kịp thời của việc tập hợp chi phí.

Công ty cần có quán triệt quy định về luân chuyển chứng từ kế toán từ các phân xưởng lên phòng kế toán để dảm bảo tính kịp thời bằng cách tăng cường kiểm soát để đảm bảo chứng từ phát sinh vào ngày nào thì nhân viên thống kê kinh tế phân xưởng sản xuất phải tập hợp để gửi lên phòng kế toán luôn trong ngày ấy Kế toán khi nhận được chứng từ thì phải ghi sổ luôn trong ngày ấy, tránh tình trạng ngày phát sinh chứng từ và ngày ghi sổ khác nhau sẽ dẫn tới việc chứng từ bị bỏ sót

Công ty có thể quy định rằng kế toán phải hoàn thành việc cập nhật chứng từ phát sinh trong 25 ngày đầu tháng Các chứng từ phát sinh vào những ngày cuối tháng phải được ghi sổ chậm nhất là ngày mồng 5 của tháng tiếp theo Như vậy phòng kế toán sẽ tập hợp được số liệu để tổng hợp chi phí kịp thời Trong 5 ngày đầu tháng sau, phòng kế toán cần huy động nhân viên làm thêm giờ để hoàn thành việc tập hợp chi phí sản xuất, đảm bảo thông tin chi phí kịp thời cho nhà quản lý.

Thứ hai, về sự không nhất quán giữa hệ thống tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nguyên vật liệu, tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm

Công ty nên thực hiện thống nhất trong việc chi tiết tài khoản kế toán. Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên được chi tiết tiếp thành: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp & chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp để phù hợp với cách chi tiết nguyên vật liệu, đồng thời tránh ghi trùng tên tài khoản. Đối với tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, Công ty nên mở chi tiết theo loại sản phẩm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Thứ ba, về việc quản lý lao động

Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ, sát sao hơn, thường xuyên kiểm tra, rà soát số lượng lao động thực tế có mặt tại Công ty và xử lý nghiêm minh đối với các tổ trưởng sản xuất tự ý để công nhân ra ngoài làm việc đẻ giữ gìn chất lượng lao động cho Công ty Đồng thời, Công ty cần có chính sách khen thưởng phù hợp, rõ ràng để khuyến khích lao động làm việc hăng say, có tinh thần trách nhiêm cao trong công việc Đây sẽ là điều kiện đắc lực cho việc quản lý lao động có hiệu quả Bên cạnh đó, cần cân nhắc hình thức trả lương thống nhất cho công nhân trực tiếp sản xuất để họ cảm thấy công bằng nhất, từ đó tạo động lực để hăng say lao động, sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị cho Công ty.

Thứ tư, về việc quản lý và trích khấu hao TSCĐ

Việc trích khấu hao của Công ty vẫn theo nguyên tắc tròn tháng mà chưa khấu hao theo ngày là chưa tuân theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và theo hướng dẫn thông tư 203/2009/TT-BTC và mới đây là Thông tư 15/2013/TT-BTC của Bộ tài chính Công ty nên thực hiện trích khấu hao theo ngày để đảm bảo tính chính xác.

Thứ năm, về việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

TSCĐ có giá trị lớn và tham gia vào nhiều công đoạn trong dây chuyền sản xuất sản phẩm Do đó để công tác chi phí được ổn định, qúa trình sản xuất diễn ra liên tục Công ty nên có kế hoạch trước về sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất Cuối mỗi năm Công ty nên đánh giá lại tình hình sử dụng, khả năng hoạt động của TSCĐ để từ đó trích trước vào chi phí TK sử dụng để trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là TK 335 Hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ như sau:

Thứ sáu, về việc không trích trước chi phí nghỉ phép của công nhân sản xuất

Công ty nên trích trước chi phí nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất trong kì Mức trích trước có thể được tính như sau:

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch trong tháng = Tiền lương thực tế phải trả trong tháng x Tỉ lệ trích trước

Tổng tiền lương nghỉ phép năm kế hoạch của

CNTTSX Tổng tiền lương chính năm kế hoạch của CNTTSX Đồng thời sử dụng TK 335 để hạch toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo từng phân xưởng sản xuất, hàng tháng kế toán ghi như sau:

Khi có công nhân nghỉ phép trên thực tế, phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả, kế toán hạch toán:

Nợ TK 335: số tiền lương phép đã trích

Nợ TK 622: số tiền lương phép lớn hơn thực tế

Có TK 334: tổng tiền lương phép thực tế phải trả

Có TK 622: hoàn nhập số phải trả nhỏ hơn đã trích trước

Thứ bảy, về việc không lập định mức hao hụt nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Theo em phòng CN-KCS của Công ty nên đưa ra hệ thống định mức hao hụt nguyên vật liệu Điều này vừa đảm bảo hợp lí cho giá thành sản phẩm và đưa ra tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu nhập kho và bảo quản trong kho.

3.2.3 Về công tác kế toán giá thành sản phẩm

Công ty nên bố trí nhân viên kế toán quản trị bên cạnh các nhân viên kế toán tài chính để thực hiện công tác phân tích biến động chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm Điều này tuy có làm gia tăng chi phí nhưng về lâu, về dài sẽ hữu ích cho các quyết định quản trị nội bộ, đồng thời hiệu quả cho hệ thống kiểm soát nội bộ trong Công ty. Để chi phí được quản lý chặt chẽ hơn nữa, các thông tin về chi phí mang lại hiệu quả cao cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo thì hàng năm Công ty nên tiến hành phân tích giá thành sản phẩm để biết được những nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực, nhân tố nào ảnh hưởng tích cực đến giá thành sản phẩm của Công ty

Vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đạt dược mục tiêu tối ưu hóa mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng nói riêng, nhất là trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế. Chính vì thế mà các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm luôn là mục tiêu hàng đầu đặt ra cho các công ty.

Do đó, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với sự phát triển và lớn mạnh của công ty Điều này sẽ giúp phát huy vai trò kế toán là giám đốc bằng tiền đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách toàn diện và có hệ thống, phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình hoạt động.

Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại trường một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Việt Hùng đã giúp em hiểu rõ hơn về những lý luận đã học, đồng thời biết được việc ứng dụng những lý luận đó vào thực tế như thế nào Tuy nhiên, do trình độ nhận thức còn có hạn, kinh nghiêm thực tế còn ít và thời gian tiếp xúc chưa nhiều nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy – cô giáo, Ban lãnh đạo công ty cùng các anh chị trong phòng kế toán công ty để có thể giúp em có được nhận thức hoàn thiện hơn về vấn đề này.

Ngày đăng: 23/11/2023, 14:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất gạch Tuynel - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất gạch Tuynel (Trang 20)
Sơ đồ 1.2. Hệ thống tổ chức sản xuất gạch Tuynel - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
Sơ đồ 1.2. Hệ thống tổ chức sản xuất gạch Tuynel (Trang 21)
Sơ đồ 1.3. Tổ chức công tác lập kế hoạch quản lý chi phí tại Công ty - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
Sơ đồ 1.3. Tổ chức công tác lập kế hoạch quản lý chi phí tại Công ty (Trang 25)
BẢNG NGUYÊN VẬT LIỆU TIÊU HAO CHO 1000 VIÊN GẠCH THÀNH PHẨM - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
1000 VIÊN GẠCH THÀNH PHẨM (Trang 35)
Sơ đồ 2.1. Thủ tục kế toán CPNVLTT - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
Sơ đồ 2.1. Thủ tục kế toán CPNVLTT (Trang 36)
Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
Sơ đồ 2.1 Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 44)
BẢNG CHẤM CÔNG LÀM VIỆC THÁNG 12 NĂM 2012 - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
12 NĂM 2012 (Trang 52)
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 53)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 54)
Biểu số 2.23: Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng việt hùng
i ểu số 2.23: Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w