1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

128 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hòa Bình
Tác giả Bùi Văn Ần
Người hướng dẫn TS. Mai Lan Phương
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 500,76 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Đóng góp mới của đề tài (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (20)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (20)
      • 2.1.1. Lý luận về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (20)
      • 2.1.2. Vai trò của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (24)
      • 2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (25)
      • 2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nươc về đất nông nghiệp (0)
    • 2.2. Cơ sơ thực tiễn (33)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương và các tỉnh thành phố (33)
      • 2.2.3. Bài học rút ra cho huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (41)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (42)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (42)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Bôi (42)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện (48)
      • 3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện Kim Bôi (56)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (58)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (58)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu (60)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu (60)
      • 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (60)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (62)
    • 4.1. Tổng quan về tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi 45 4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 52 4.2.1. Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó 52 4.2.2. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (62)
      • 4.2.3. Quản lý việc giao đất nông nghiêp, cho thuê đất nông nghiệp, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 58 4.2.4. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp (76)
      • 4.2.5. Quản lý về đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nông nghiệp 62 4.2.6. Quản lý hệ thống thông tin đất nông nghiệp (82)
      • 4.2.7. Quản lý thanh kiểm tra sử dụng đất nông nghiệp và giải quyết tranh chấp về đất đai 65 4.2.8. Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 68 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến qlnn về sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Bôi 73 4.3.1. Ảnh hưởng của cơ chế, chính sách (85)
      • 4.3.4. Ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý đất nông nghiệp (101)
    • 4.4. Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi 78 1. Căn cứ và định hướng về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện (103)
      • 4.4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi 79 Phần 5. Kết luận và kiến nghị (104)
    • 5.1. Kết luận (114)
    • 5.2. Kiến nghị (115)
  • Tài liệu tham khảo (117)
  • Phụ lục (120)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm về đất nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 10, Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 3 nhóm riêng biệt, tương ứng với mục đích sử dụng chính đó là: Nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng (Quốc hội, 2013a).

Theo quy định tại khoản 1, Điều 10, Luật Đất đai 2013: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm 8 loại: 1) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; 2) Đất trồng cây lâu năm; 3) Đất rừng sản xuất; 4) Đất rừng phòng hộ; 5) Đất rừng đặc dụng; 6) Đất nuôi trồng thủy sản; 7) Đất làm muối; 8) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh (Quốc hội, 2013a).

Như vậy có thể hiểu là “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”.

Phân loại đất: a Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi.

Theo Quốc hội (2013a), loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.

- Đất trồng lúa: là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo Đất trồng cỏ là đất gieo trồng các loại cỏ được chăm sóc, thu hoạch như các loại cây hàng năm Đất cỏ tự nhiên có cải tạo là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã được cải tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc.

- Đất trồng cây hàng năm khác: là đất trồng cây hàng năm không phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác. b Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lây năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long, Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác (Quốc hội, 2013a). c Đất rừng sản xuất

Theo Quốc hội (2013b), đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.

- Đất có rừng tự nhiên sản xuất: là đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Đất có rừng trồng sản xuất: là đất rừng sản xuất có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: là đất rừng sản xuất đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.

- Đất trồng rừng sản xuất: là đất rừng sản xuất nay có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. d Đất rừng phòng hộ Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ (Quốc hội, 2013b).

- Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: là đất rừng phòng hộ có rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Đất có rừng trồng phòng hộ: là đất rừng phòng hộ có rừng do con người trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: là đất rừng phòng hộ đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng.

- Đất trồng rừng phòng hộ: là đất rừng phòng hộ nay có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. e Đất rừng đặc dụng

Cơ sơ thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở một số địa phương và các tỉnh thành phố

2.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Thanh Trì, Hà Nội

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là kể từ sau khi Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà được thành lập đã đi vào quy củ Hoạt động của các phòng, ban đã có sự phân chia rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tham gia.

Thành công đáng nói đầu tiên của huyện là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp Cho đến nay gần như đã hoàn thành huyện đã có thể “ khép sổ” chỉ còn lại một số trường hợp lác đác trong chiếm tỷ lệ nhỏ Trong thời gian tới huyện Thanh Trì sẽ có biện pháp triệt để giải quyết tiến tới hoàn thành 100% Giúp cho người sản xuất nông nghiệp an tâm canh tác, sử dụng đất và công tác quản lý cũng thuận lợi hơn trước.

Nhờ vận động, tuyên truyền về pháp luật qua trạm thông tin phường xã, cán bộ huyện thường xuyên tới các xã để phổ biến kiến thức cần thiết cho cán bộ địa chính xã, và người dân vì vậy tinh thần trách nhiệm của quần chúng cũng tăng lên đáng kể Trong nhiều trường hợp như: giải quyết khiếu nại sau khi được giải thích trực tiếp làm rõ khúc mắc nhiều cá nhân đã tự nhận thấy điểm sai và rút lại đơn khiếu kiện, hoặc tự hoà giải với nhau hợp tình hợp lý.

Công tác khảo sát, đo đạc phân hạng đất đai của huyện thực hiện rất tốt. Huyện đã và đang triển khai hệ thống bản đồ hiện đại số hoá phục vụ nhanh và hiệu quả hơn cho công tác quản lý Tạo điều kiện cho việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính, giấy tờ sổ sách, dễ dàng cung cấp thông tin, trích lục khi cần thiết….

Huyện đã thiết lập được một bộ máycông tác quản lý Nhà nước mạnh mẽ, bước đầu giải quyết xây dựng hồ sơ sổ sách tồn đọng từ trước đến nay Huyện đã xây dựng được hệ thống hồ sơ địa chính, cập nhập những biến động, thay đổi của đất đai trong huyện….

Công tác kiểm kê, thống kê được thực hiện đúng thời hạn, đúng quy định của nhà nước đặt ra, thực hiện đồng bộ các nội dung ở các xã phường, thị trấn.

Công tác thanh tra, kiểm tra của của huyện được chú trọng quan tâm đến các vướng mắc của dân chúng thụ lý hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo tinh thần chung.

Xử lý một số trường hợp vi phạm của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước, cách chức, kỷ luật các trường hợp cố tình làm sai, Làm nghiêm minh hệ thống luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tham học hỏi luôn tiếp nhận những cái mơí để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước Hệ thống cơ quan quản lý có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau Làm việc hiệu quả, chất lượng…(Lê Anh Hùng, 2011).

2.2.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La

Trong những năm qua, công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp, đất công trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có chuyển biến tích cực, bước đầu đi vào nề nếp, đúng pháp luật Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhất là khu vực thành phố Sơn

La, thị trấn, thị tứ vùng quy hoạch đất nông nghiệp việc quản lý, sử dụng có diễn biến phức tạp; tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất công, đất nông, lâm nghiệp trái pháp luật dưới nhiều hình thức vẫn còn diễn ra. Nhiều trường hợp vi phạm chưa được chính quyền các cấp ngăn chặn kịp thời, kiểm tra và xử lý chưa triệt để, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, về quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm nghiệp, gây bức xúc trong dư luận Ngay như trên địa bàn Thành phố Sơn La, một số cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đã cho thuê hoặc hợp thức hóa đất công không theo quy định, gây nhiều khó khăn cho quản lý đất đai và quy hoạch Nhiều địa bàn nông thôn trong tỉnh, tình trạng nhân dân lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp chưa được ngăn chặn kịp thời, thậm chí rừng đặc dụng ở một số địa phương cũng bị xâm lấn để canh tác nông nghiệp, làm giảm diện tích đất lâm nghiệp và gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng (Lê Anh Hùng, 2011).

Trước thực trạng trên, các sở, ngành chức năng, các huyện, thành phố Sơn La đã tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất công, đất nông, lâm nghiệp, đảm bảo duy trì đúng quy định Thực hiện nghiêm Quy hoạch chung về sử dụng đất các loại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất là đất ruộng, đất lâm nghiệp Đẩy mạnh công tác đăng ký biến động và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệpcho các hộ dân khi thực hiện xong công tác dồn điền, đổi thửa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La đã chủ động kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất cho cấp huyện và cấp xã; cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thành phố đề xuất việc quy định về giao đất , cho thuê đất , gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệpphù hợp với điều kiện thực tế hiện nay Chỉ đạo và cùng các địa phương, khu vực có vi phạm về quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp nghiêm trọng, kéo dài chậm xử lý để thanh tra, làm rõ vi phạm và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện kế hoạch “dồn điền, đổi thửa”, đảm bảo quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng lúa nước đã được Chính phủ phê duyệt; tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời, triệt để các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, không để xảy ra hành vi xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, đặc biệt là các trường hợp cho thuê đất công, đất nông nghiệpcông ích, để sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, các trường hợp tự chuyển mục đích sang xây dựng công trình nhà ở, sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, đảm bảo tất cả các trường hợp vi phạm phải được lập hồ sơ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật và được công khai. Chính quyền các cấp tăng cường quản lý diện tích đất nông, lâm nghiệp, nhất là đất rừng phòng hộ xung yếu, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng Đồng thời, giải quyết dứt điểm các khiếu nại, kiến nghị của công dân về giao đất nông, lâm nghiệp; có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để xảy ra tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp trái pháp luật, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp; không hợp thức hoá và làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp vi phạm; không áp dụng hoặc đề nghị hỗ trợ thiệt hại ngoài chính sách quy định cho các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp, đất công khi Nhà nước thu hồi; kiên quyết, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp, đất công; lập hồ sơ các trường hợp vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật Đồng thời, quy trách nhiệm cụ thể cho các tập thể các nhân, nhất là người đứng đầu các địa phương, đơn vị để xảy ra tình trạng nêu trên Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, nhất là các văn bản pháp luật có liên quan đến đất đai (UBND tỉnh Sơn La, 2016).

2.2.1.3 Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Theo Phạm Văn Luật (2014), thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai năm 2014 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai kế hoạch ngay đầu năm, kết quả đã đạt được toàn diện trên các lĩnh vực Về tổ chức,triển khai thi hành pháp luật đất đai: công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai luôn được quan tâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, như: mở các chuyên mục trên đài phát thanh truyền hình, mỗi tháng phát 1 lần; đăng tải về những thay đổi của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trên Báo Phú Thọ, Trang thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường; treo Pa nô và Băng zôn đặt tại trung tâm hành chính thuộc 13 huyện, thành, thị.Tổ chức hội nghị triển khai cho cán bộ lãnh đạo các Sở, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện thành, thị; phối hợp với Công đoàn viên chức tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị tuyên truyền cho cán bộ Công đoàn cơ sở thuộc khối các cơ quan tỉnh; phối hợp cùng cấp huyện tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn ở cấp huyện, xã cho 13/13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh; các huyện, thành, thị triển khai, quán triệt Luật Đất đai cho 277/277 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tích cực và kịp thời việc ban hành văn bản quy phạm, văn bản chỉ đạo về công tác quản lý đất đai tại địa phương, Tỉnh ủy ban hành chỉ thị, UBND tỉnh ban hành 02 Quy định cụ thể và 03 văn bản chỉ đạo. Đẩy mạnh Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ (hoàn thành đạt 92,1%); xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Năm 2014, triển khai đo đạc lập bản đồ địa chính 05 xã với diện tích đã lập bản đồ địa chính để phục vụ cấp và cấp đổi GCNQSDĐ Chọn huyện Yên Lập làm điểm về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hiện nay đã cơ bản xong khâu cấp GCN cho 16/17 xã, đang chuẩn bị triển khai việc nhập dữ liệu, dự án này sẽ tập trung thực hiện trong năm 2015 Tổng hợp các danh mục các dự án phải thu hồi đât, chuyển mục đích SDĐ trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực đất đai đã được UBND tỉnh quan tâm: UBND tỉnh đã cấp kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức triển khai, tuyên truyền pháp luật về đất đai; bố trí trong dự toán chi 10% nguồn thu tiền SDĐ cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đảm bảo đúng chỉ tiêu kế hoạch Bên cạnh đó công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy về đất đai cũng được thực hiện đúng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đang hoàn chỉnh Đề án thành lập Văn phòng đăng ký đất đai hoàn thành và đi vào hoạt động trước 31/12/2014.

Nhìn chung, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong năm

2014 đã tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả khá tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ tài nguyên vàMôi trường, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao. Để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung cũng như đưa công tác thu hồi đất, giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và quản lý, sử dụng đất công ích … trên địa bàn tỉnh thật sự đi vào nề nếp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau: Tăng cường và thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật đất đai cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Chủ động, nâng cao chất lượng trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó cần chú trọng việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và việc đề xuất danh mục các dự án thu hồi đất đảm bảo kịp thời, có tính khả thi cao, sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa. Nghiêm cấm việc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa chuyển sang mục đích khác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; không được tự ý đào, đắp, xây dựng nhà ở và các công trình trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật Xử lý nghiêm chính quyền ở những nơi buông lỏng quản lý đất đai, để phát sinh tình trạng giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn, chiếm đất; xây dựng nhà ở, công trình trái phép Tập trung kiểm tra, rà soát và kiên quyết xử lý thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng,chậm đưa vào sử dụng, sử dụng lãng phí, đầu cơ đất hoặc sử dụng sai mục đích,trái pháp luật, không đăng ký quyền sử dụng đất, kể cả trường hợp không đăng ký biến động về quyền sử dụng đất và các trường hợp lấn, chiếm trái phép Đẩy mạnh công tác đăng ký đất đai; tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) đối với các loại đất còn lại; Chủ động và tích cực thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch sử dụng đất và các dự án đầu tư được duyệt theo quy định Việc thu hồi đất phải thực hiện đầy đủ các quy định về thông báo thu hồi đất; lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi nhằm đảm bảo công khai, dân chủ và công bằng Thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp định giá đất cụ thể, đảm bảo phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; đáp ứng kịp thời cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, làm căn cứ để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 (Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, 2017).

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để phát hiện kịp thời những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất và có biện pháp tháo gỡ khó khăn đối với từng trường hợp cụ thể, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền các cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng đất, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, dự án khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc quản lý đất đai; xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai.

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Bôi

Huyện Kim Bôi nằm ở phía Đông của tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình khoảng 36 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 80 km, diện tích tự nhiên

55.116,24 ha, dân số năm 2018 là 108 nghìn người, mật độ dân số 214 người/km 2 (Chi cục thống kê huyện Kim Bôi, 2018), ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn;

- Phía Nam giáp huyện Kim Bôivà huyện Lạc Thủy;

- Phía Đông giáp huyện Lương Sơn; huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội.

- Phía Tây giáp huyện Cao Phong và huyện Lạc Sơn.

Hình 3.1 Vị trí địa lý huyện Kim Bôi trong tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2018)

Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình Độ cao trung bình toàn huyện so với mặt nước biển khoảng 310m, điểm cao nhất là 1.036m ở xã Tú Sơn Hướng nghiêng chính của địa hình là thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Địa hình của huyện được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 500m Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn huyện, có thể chia địa hình huyện Kim Bôi thành 3 vùng:

Vùng Đông Bắc gồm 12 xã: Xã Tú Sơn, xã Đú Sáng, xã Bắc Sơn, xã Hùng Tiến, xã Nật Sơn, xã Sơn Thuỷ, xã Vĩnh Tiến, xã Bình Sơn, xã Đông Bắc, xã Vĩnh Đồng, xã Hợp Đồng và xã Thượng Tiến Vùng này chủ yếu là địa hình đồi thấp, núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.

Vùng trung tâm gồm 7 xã: Xã Trung Bì, xã Thượng Bì, xã Hạ Bì, xã Kim Tiến, xã Kim Bình, xã Kim Bôi và thị trấn Bo Vùng này địa hình chủ yếu là những cánh đồng được bao bọc bởi những dãy núi, đồi thấp.

Vùng dưới gồm 9 xã: Xã Hợp Kim, xã Kim Sơn, xã Lập Chiệng, xã Nam Thượng, xã Sào Báy, xã Nuông Dăm, xã Mỵ Hòa, xã Kim Truy, xã Cuối Hạ.

Khí hậu Kim Bôi thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông Song Kim Bôi ở vào vị trí tiếp giáp trung du và miền núi nên khí hậu mang sắc thái riêng: khí hậu nhiệt đới núi cao, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.

3.1.1.3 Các nguồn tài nguyên a Tài nguyên đất

Theo số liệu thống kê năm 2018 huyện Kim Bôi có diện tích đất tự nhiên(DTTN) là 55.116,24 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 48.367,74 ha, chiếm 87 % tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 4897,12 ha, chiếm 9 % tổng diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng 1851,38 ha, chiếm 4 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 3.1 Tình hình biến động về đất đai của huyện qua 3 năm ĐVT: Ha

TỔNG SỐ 55116,24 55116,24 55116,24 100,00 100,00 100,00 Đất nông nghiệp 48369,82 48341,26 48367,74 99,94 100,05 100,00

-Đất sản xuất nông nghiệp 5244,34 5243,36 5272,26 99,98 100,55 100,27

+Đất trồng cây hàng năm 3175,01 3151,77 3,169,94 99,27 100,58 99,92

+Đất trồng cây lâu năm 1982,11 1977,67 1989,25 99,78 100,59 100,18

-Đất nuôi trồng thuỷ sản 63,49 63,52 63,47 100,05 99,92 99,98

-Đất nông nghiệp khác 23,73 50,4 49,6 212,39 98,41 144,57 Đất phi nông nghiệp 4892,96 4921,82 4897,12 100,59 99,50 100,04

-Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,05 0,05 0,05 100,00 100,00 100,00

-Đất nghĩa trang, nghĩa địa 290,03 290,01 290,03 99,99 100,01 100,00

-Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 596,27 596,28 595,8 100,00 99,92 99,96 Đất chưa sử dụng 1853,46 1853,16 1851,38 99,98 99,90 99,94

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bôi (2018)

Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện không đồng nhất Đất được hình thành trên nền đất cổ phát triển trên các loại núi đá trầm tích biến chất như phiến thạch, sa thạch, đá vôi mắc ma trung tính Ngoài ra còn có đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước và các loại đất phù sa sông suối. Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính: Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m) diện tích khoảng 17.085,44 ha, đất đồi (nằm ở độ cao dưới 300m) diện tích khoảng 24.086,30 ha Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bôi và các suối lớn trong huyện) diện tích khoảng 7.587,90 ha Ngoài 3 loại trên, huyện Kim Bôi còn có hơn 5.102 ha núi đá và 1.089 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng.

Nhìn chung đất đồi núi của huyện chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitit nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói mòn, đất có khả năng lớn về sản xuất nông, lâm nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của đất và chế độ nước của toàn vùng. b Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt của huyện Kim Bôi được hình thành bởi hệ thống sông Bôi, hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ Trên địa bàn huyện có 7 suối lớn với tổng chiều dài khoảng 95 km, bao gồm: suối Đúc dài 20 km, suối Đầm Rừng dài

18 km, suối Chiềng dài 16 km, suối Cháo dài 14 km, suối Kho dài 6 km, suối Trò dài 7 km và 14 suối nhỏ với tổng chiều dài khoảng 112 km.

Nhìn chung hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Kim Bôi phân bố trên địa hình có độ dốc cao, nền địa chất có nhiều khe rạn nứt, thoát nước mạnh, nhiều nơi mặt nước thấp so với địa bàn canh tác do vậy điều kiện khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp khiến trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy của sông, suối tăng rất cao gây lũ, lụt, sạt lở, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, 60% hệ thống suối trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt Các yếu tố này gây ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất, đời sống dân cư, đặc biệt đối với vùng cao.

Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng khá lớn tại địa bàn các xã Vĩnh Đồng và xã Hạ Bì, xã Sào Báy, xã Đông Bắc hiện nay đang được khai thác vào mục đích thương mại và dịch vụ Đây cũng là nguồn tài nguyên có vai trò to lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch của huyện. c Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2015 là 39.003,18 ha, chiếm 70,77% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 45,5%.

Trước đây rừng Kim Bôi chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc loại giàu với nhiều cây rừng nhiệt đới, như loại cây gỗ quý (Lát hoa, Sến, Chò nhai, Trai, ), các loại cây đặc sản có giá trị (Sa nhân, Song, Mây, ), các loại tre, nứa, luồng nhưng do việc khai thác rừng tuỳ tiện, không đúng quy trình, việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn lại ở những vùng núi cao, khó khai thác và vận chuyển, các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dược liệu chỉ còn một phần diện tích rất nhỏ do người dân tự trồng, một phần nằm trong khu rừng đặc dụng Đến nay trên địa bàn huyện có 22.563 ha rừng với trữ lượng gỗ khoảng 20.000m 3 Ngoài ra, rừng huyện Kim Bôi còn có nhiều bương, tre, nứa có thể khai thác khoảng 700.000 cây/năm. d Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Kim Bôi rất phong phú Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn huyện Kim Bôi có nhiều loại khoáng sản: Than đá, có các mỏ than ở xã Cuối Hạ, xã Đú Sáng; Vàng sa khoáng nằm rải rác các xã trong toàn huyện: Nật Sơn, Hợp Kim, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa, Kim Sơn; Quặng Pirit ở Cuối Hạ, Hợp Đồng (trữ lượng khoảng 30 triệu tấn) Đá Granit ở Kim Tiến, Vĩnh Đồng, Tú Sơn, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi Núi đá vôi có hầu hết các xã trong huyện Toàn huyện có trên 5.000 ha núi đá, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng Nguồn cát của huyện Kim Bôi có trữ lượng lớn: Bao gồm cát vàng từ suối Kim Tiến, cát đen từ sông Bôi và các suối nhỏ trong toàn huyện. e Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và con người huyện Kim Bôi gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (gồm: dân tộc Mường chiếm 83,0%; dân tộc Kinh chiếm 14,0%; dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 3,0%) Cộng đồng các dân tộc huyện Kim Bôi với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, giàu tính nhân văn sâu sắc Sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay, được thể hiện qua các truyện cổ tích, thần thoại, ca dao, tục ngữ, câu đối, hát ru, các làn điệu dân ca trữ tình Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gắn với nhiều nghề truyền thống mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm của người Mường; nghệ thuật thêu, vẽ hoa văn của người Dao; hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc của đời sống tinh thần của mỗi dân tộc.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Bao gồm các tài liệu: Văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các văn bản về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi do: UBND tỉnh, UBND huyện, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp & PTNT ban hành.

Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai các năm; biểu phân tích biến động diện tích đất nông nghiệp so sánh giữa các năm; thống kê kiểm kê diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và phân theo đơn vị hành chính (các xã, thị trấn); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất.

- Báo cáo tổng kết công tác năm 2016,2017,2018 của Huyện ủy và UBND huyện Kim Bôi.

- Nguồn cung cấp: Huyện ủy, UBND huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Chi cục Thống kê.

- Phương pháp thu thập: Tìm, đọc, phân tích, sử dụng

- Phiếu điều tra cán bộ:

+ Cán bộ huyện: Chúng tôi lựa chọn những cán bộ huyện có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp gồm lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi; Phòng Tài nguyên & Môi trường; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Phòng nông nghiệp & phát triển nông thôn.

+ Cán bộ xã: chúng tôi chọn 2 đố tượng Phó chủ tịch UBND phụ trách quản lý chung, cán bộ địa chính nông nghiệp là cán bộ trực tiếp quản lý về lĩnh vực đất nông nghiệp.

Nội dung điều tra: đánh giá công tác quản lý về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017?: công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn có đáp ứng được yêu cầu không; đánh giá về sự hợp tác, phối hợp của người dân với cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Phiếu điều tra nông dân: Áp dụng phương pháp xác định cỡ mẫu theo kinh nghiệm điều tra thực tế, trên địa bàn toàn huyện, tôi chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng (xã Tú Sơn đại diện cho vùng đầu huyện, xã Kim Bình đại diện cho vùng trung tâm huyện, xã Mỵ Hòa đại diện cho vùng cuối huyện); trong mỗi xã tôi chọn 3 xóm, mỗi xóm chọn 20 hộ gia đình để điều tra (chọn ngẫu nhiên theo danh sách của trưởng xóm cung cấp), tổng số mẫu điều tra là:

Nội dung điều tra: tình hình cơ bản của hộ (số khẩu, tuổi chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, ); tình hình sử dụng đất nông nghiệp; phương thức canh tác; mức độ đầu tư thâm canh; kết quả sản xuất

(diện tích, năng suất, sản lượng, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, lượng nông sản bán được, ),

Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫu trong nghiên cứu này gồm các bước sau: Xây dựng phương án điều tra; Xác định dung lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu;

Thiết kế bảng hỏi; Tập huấn điều tra; Điều tra thử; Điều tra chính thức.

3.2.2 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu

- Các dữ liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại chuẩn xác.

- Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp đảm bảo tính khoa học, theo một trình tự nhất định.

- Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, tranh ảnh.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu a Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối (số lượng, tổng số, khối lượng…), tương đối (cơ cấu, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch…) và số bình quân tác giả phân tích mức độ đầu tư, mức độ thực hiện các nội dung QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. b Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để phân tích, so sánh tình hình QLNN về đất nông nghiệp của huyện với các xã, thị trấn trên địa bàn với nhau; so sánh sự biến động cơ cấu cây trồng, biến động diện tích đất nông nghiệp… Trên cơ sở đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu về hệ thống văn bản

- Hệ thống các văn bản đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện có liên quan đến đất nông nghiệp

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

- Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây đựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý đất sử dụng đất nông nghiệp - Số lượng hồ sơ đã giải quyết về cho thuê, giao, thu hồi đất nông nghiệp - Diện tích đã giải quyết về cho thuê, giao, thu hồi đất nông nghiệp

- Mức độ cán bộ, người dân dánh giá về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

- Đơn giá bồi thường các loại đất nông nghiệp qua các năm

- Mức độ đánh giá của cán bộ, người dân về đơn giá bồi thường

- Số lượng giấy chứng nhận về đất nông nghiệp được cấp qua các năm: cấp lần đầu, cho tặng, chuyển nhượng, cấp đổi

- Đánh giá của cán bộ và nông dân về công tác cấp giây chứng nhận

- Tình hình kiểm kê đất nông nghiệp

- Số vụ xử lý vi phạm trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện * Chỉ tiêu thể hiện về thanh kiểm tra và xử lý vi phạm

- Số trường hợp vi phạm

- Số trường hợp bị phạt tiền

- Diện tích đất vi phạm

- Số đơn tố cáo, khiếu nại

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Tổng quan về tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi 45 4.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình 52 4.2.1 Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó 52 4.2.2 Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi được quản lý tốt theo quy định hiện hành của pháp luật Các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức thực hiện theo đúng quy định các văn bản do cấp trên ban hành về công tác khảo sát đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng Giai đoạn 2015-2017 huyện đã đo đạc và lập bản đồ địa chính được 28/28 đơn vị đạt 100% Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện được chú trọng và được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tỉnh và Trung ương. Theo đó, Huyện đã xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020” Việc lập quy hoạch cơ bản không chồng chéo giữa Quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch chuyên ngành khác.

Tuy nhiên theo quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lập sau quy hoạch KT- XH và quy hoạch chung, nhưng chưa thực hiện được nên quy hoạch sử dụng đất thường xuyên phải điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phần lớn chưa thực hiện được chi tiết đến từng thửa đất theo quy định do nhiều đơn vị chưa có bản đồ địa chính Thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ; Việc thu hồi đất

NN chậm, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, vượt cấp trong các chính sách bồi thường tái định cư; Người dân có tâm lý gây khó khăn, chây ì thì giá bồi thường ngày càng cao Nguyên nhân do chính sách về thu hồi bồi thường có nhiều thay đổi, thiếu nhất quán, nhiều điểm chưa cụ thể rõ ràng Việc nhà đầu tư tự thoả thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất đã gây xáo trộn về giá đất và phát sinh sự so bì đối với các dự án của nhà nước; Do tổ chức thực hiện: Hệ thống hồ sơ địa chính thiếu Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người sử dụng đất còn hạn chế Trình độ năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn cấp cơ sở không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Công tác chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, công tác đăng ký, lập hồ sơ đất nông nghiệp được thực hiện đảm bảo đúng quy định đề ra Công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo chu kỳ 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện khá tốt đảm bảo đúng tiến độ quy định, số liệu có độ tin cậy cao.

Bảng 4.1 Diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Kim Bôi năm 2017 Đất Đất Đất

Tổng diện tích đất Đất trồng Đất trồng Đất lâm Đất rừng Đất Đất

STT Đất NN trồng trồng NN đơn vị hành chính SXNN CHN lúa CHN CLN nghiệp SX NTTS khác khác

Tổng diện tích đất Đất trồng Đất trồng Đất lâm Đất rừng Đất Đất

STT Đất NN trồng trồng NN đơn vị hành chính SXNN CHN lúa CHN CLN nghiệp SX NTTS khác khác

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2019)

Năm 2018, huyện Kim Bôi có tổng diện tích đất tự nhiên là 55.116,23 ha bao gồm 28 xã, thị trấn Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng đất năm 2017 của huyện như sau:

- Đất nông nghiệp 48.367,40 ha, chiếm 87,76 % tổng diện tích đất tự nhiên;

- Đất phi nông nghiệp 4.895,37 ha, chiếm 8,88 % tổng diện tích đất tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng 1.853,46 ha, chiếm 3,36 % tổng diện tích đất tự nhiên

Hiện nay, toàn huyện có 48.367,40 ha đất nông nghiệp, chiếm 87,76 % diện tích tự nhiên Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp ngày càng được khai thác và sử dụng hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao Hiện tại, quỹ đất nông nghiệp của huyện được phân bổ theo mục đích sử dụng.

Trong giai đoạn 2010-2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện giảm 165,59 ha so với năm 2010 (54.950,64 ha) Nguyên nhân chủ yếu là do kiểm kê lại diện tích đất của huyện theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm

2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất Theo đó, nhiều chỉ tiêu đất có sự thay đổi, các loại đất được xác định và được tính toán lại diện tích trên bản đồ Chi tiết từng loại đất như sau:

Năm 2015, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 48.367,40 ha, tăng 6.119,61 ha so với năm 2010 (42.247,79 ha) Trong đó:

+ Tăng 3.427,32 ha được lấy từ đất chưa sử dụng 3.427,32 ha, tăng khác 2904,86 ha do rà soát, tính toán lại diện tích trên bản đồ.

+ Giảm 212,57 ha do chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp 212,57 ha và Đất chưa sử dụng 0,00 ha.

Chi tiết các loại đất như sau:

Diện tích đất trồng lúa của huyện năm 2015 là 4.115,89 ha, tăng 259,25 ha so với năm 2010 Trong đó, diện tích giảm 67,04 ha do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một phần diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp được chuyển sang trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm khác và chuyển sang đất phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tăng khác 326,29 ha do tính toán, rà soát lại diện tích trên bản đồ sau kỳ kiểm kê đất đai năm 2014.

Diện tích đất trồng lúa tăng nhiều ở các xã Cuối Hạ 140,36 ha), Đú Sáng (49,08 ha), Kim Sơn (44,98 ha), Sào Báy (69,33 ha), Trung Bì (38,12 ha)…

Trong đó: Diện tích đất chuyên trồng lúa nước tăng 324,03 ha, chủ yếu do tính toán lại diện tích trên bản đồ sau kỳ kiểm kê năm 2014.

* Đất trồng cây hàng năm khác

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác của huyện năm 2016 là 3.175,01 ha, tăng 1.221,30 ha so với năm 2010 Trong đó: Diện tích tăng 42,00 ha do khai hoang, chuyển đổi cơ cấu cây trồng một phần đất lúa kém hiệu quả, bãi bồi sông suối và đất chưa sử dụng sang phát triển trồng ngô, trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi Ngoài ra, diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 61,21 ha do chuyển sang các loại đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp để thực hiện một số công trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tăng khác 1240,51 do tính toán lại diện tích trên bản đồ sau kỳ kiểm kê năm 2014.

Diện tích tăng nhiều ở các xã sau: Tú Sơn (824,58 ha); Đú sáng (200,86 ha); Bình Sơn (103,44 ha); Mị Hòa (73,27 ha); Vĩnh Đồng (73,17 ha); Kim Sơn (72,72 ha)….

* Đất trồng cây lâu năm

Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện năm 2015 là 1.982,11 ha, tăng 1.077,28 ha so với năm 2010, chủ yếu là do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang để phát triển diện tích đất trồng cây ăn quả và trong kỳ kiểm kê đất đai năm

2014, diện tích đất trồng cây lâu năm nằm trong diện tích đất ở của người dân cũng được bóc tách riêng ra thành đất ở và đất trồng cây lâu năm với diện tích 66,48 ha. Ngoài ra, trong giai đoạn này đất trồng cây lâu năm cũng giảm 9,28 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tăng khác 1020,08 do tính toán lại diện tích trên bản đồ sau kỳ kiểm kê năm 2014.

Diện tích tăng nhiều ở các xã sau: Sào Báy (164,69 ha); Sơn Thủy (164,07 ha);Mị Hòa (147,47 ha); Cuối Hạ (91,82 ha); Vĩnh Tiến (89,13 ha)…

Diện tích đất rừng phòng hộ của huyện năm 2015 là 13.279,97 ha, tăng2.490,81 ha so với năm 2010 Nguyên nhân chủ yếu do phần diện tích công ty khai thác Quặng đã hết hạn và trả ra hiện nay đã được UBND xã Đú Sáng, xã

Cuối Hạ cho trồng rừng phòng hộ để tránh sạt lở với diện tích 73,75 ha và tăng 1.094,40 đươc chuyển sang từ đất chưa sử dụng Ngoài ra, trong giai đoạn này đất rừng phòng hộ cũng giảm 79,83 ha do chuyển sang các loại đất nông nghiệp khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Diện tích tăng nhiều ở các xã sau: Bắc Sơn (1108,92 ha); Đú Sáng (535,46 ha); Trung Bì (514,63 ha); Tú Sơn (393,63 ha); Hùng Tiến (307,69 ha); Sào Báy (354,65 ha);…

Diện tích đất rừng đặc dụng của huyện năm 2015 là 4.823,27 ha, giảm 59,12 ha so với năm 2010, do tính toán lại diện tích trên bản đồ sau kỳ kiểm kê năm

2014 và diện tích giảm tại xã Thượng Tiến.

Diện tích đất rừng sản xuất của huyện năm 2015 là 20.903,93 ha, tăng 1.093,07 ha so với năm 2011 Diện tích đất rừng sản xuất tăng chủ yếu là do điều chỉnh diện tích từ đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản xuất 76,39 ha và do chuyển từ đất chưa sử dụng 2.312,50 ha, đồng thời diện tích đất rừng sản xuất giảm 187,30 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Giảm khác 1108,52 ha do rà soát tính toán lại diện tích trên bản đồ sau kỳ kiểm kê đất đai năm 2014.

Diện tích đất rừng sản xuất tăng nhiều ở các xã sau: Nật Sơn (670,69 ha); Hùng Tiến (345,67 ha); Thượng Tiến (387,35 ha); Kim Tiến (266,88 ha); Vĩnh Tiến (95,37 ha)….

* Đất nuôi trồng thủy sản

Định hướng và giải pháp quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi 78 1 Căn cứ và định hướng về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Nội dung đánh giá Có Không

1 Việc một số hộ dân tự ý chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất ruộng sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản

2 Việc trao đổi, mua bán ruộng đất (đất trồng lúa) trên địa bàn thôn, xã

3 Nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật đất đai của người dân đối với lĩnh vực đất nông nghiệp

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

4.4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI

4.4.1 Căn cứ và định hướng về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Căn cứ vào cơ sở pháp lý gồm: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013; Luật Đất đai năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nghị định, quyết định liên quan đến quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.

Căn cứ vào thực trạng quản lý và sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn huyện đã được phân tích ở trên như: Số liệu kiểm kê đất đai năm; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 của huyện Kim Bôi; Báo cáo kế hoạch sử dụng đất; Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; Những vi phạm, xủ lý vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ quy hoạch, kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bôi trong thời gian tới.-

4.4.1.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Bôi

Thúc đẩy chuyển đổi tích cực cơ cấu nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về cả lượng và chất, trước hết là thị trường trong huyện, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh của địa phương.

Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng đa canh – sinh thái – bền vững gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; Từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu nội huyện, tỉnh, khu công nghiệp, khu du lịch và hướng vào xuất khẩu.

Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên – sinh thái trên địa bàn (đất, nước, khí hậu ), đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất làm cơ sở cho tăng trưởng ổn định nông nghiệp trong bối cảnh đất nông nghiệp có xu hướng giảm trong các giai đoạn phát triển tới.

Trong quá trình phát triển nông nghiệp cần nắm bắt và đưa nhanh các phương thức canh tác tiên tiến, các thành quả khoa học – công nghệ vào ứng dụng rộng rãi đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa, an toàn, chất lượng cao, hiệu quả và bền vững. Đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng, kết hợp phát triển mở rộng trồng cây ăn quả trên đất dốc, dành diện tích đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa) cho các mục đích phi nông nghiệp trên cơ sở tiết kiệm, hợp lý và đảm bảo an ninh lương thực.

4.4.2 Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi

4.4.2.1 Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Qua phỏng vấn người dân về bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi cho thấy nhiều người dân vẫn chưa thực sự hài lòng với đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Việc thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và các hoạt động khác liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn chưa thảo đáng, còn có sự thiên vị, các vi phạm còn được xử lý chưa triệt để còn có hiện tượng cả nể, bao che cho các hoạt động vi phạm về đất nông nghiệp Chính vì vậy, trong thời gian tới chính quyền huyện cần có những biện pháp làm thay đổi nhận thức của cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Trước khi bổ nhiệm các cán bộ làm công tác quản lý về đất nông nghiệp cần lấy tín nhiệm từ người dân hoặc công khai các tiêu chuẩn bổ nhiệm để người dân có thể theo dõi.

Cơ quan chính quyền Huyện Kim Bôi cần thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, không đủ tư cách phẩm chất trình độ Từ đó, phấn đấu không để xẩy ra hiện tượng cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng và cán bộ công quyền nói chung vi phạm tiêu cực trong quản lý đất nông nghiệp UBND huyện cũng cần chủ động phối hợp với sở, ngành ở tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường trong giải quyết các vướng mắc phát sinh, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cũng như việc kiểm tra chặt chẽ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tạo hệ thống kênh thông tin ngắn nhất trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp giữa các cấp quản lý Huyện cần giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, nếu để xảy ra các sai phạm thì trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phải chịu trách nhiệm.

Cần tập trung củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của cấp xã Đất nông nghiệp gắn liền địa bàn xã, phường, và được sử dụng sinh lợi từ địa bàn cơ sở Chính quyền địa phương, là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương và thường trực, trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hàng ngày Người ta không thể quản lý tốt về đất đai ở một địa bàn cụ thể nào đó mà ở đấy chính quyền cơ sở yếu kém về năng lực, có nhiều tiêu cực Thực tế cho thấy, nơi nào chính quyền cơ sở vững mạnh, thì nơi đó thường không để xẩy ra các bê bối trong Quản lý nhà nước về đất đai, cũng như các vụ kiện cáo tranh chấp đất đai kéo dài Các mối quan hệ về đất đai chủ yếu phát sinh từ cơ sở, về mặt xã hội đất đai gắn liền với các khái niệm về “lãnh thổ”, “địa phận”, “địa chỉ”, gắn liền với lịch sử phát triển của đơn vị hành chính như xã, phường Do vậy, cần quan tâm, đầu tư thích đáng cả về lượng và chất đối với chính quyền cấp cơ sở.

Rà soát các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị cá nhân để có thể phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý. Thực hiện tốt việc phân cấp phân quyền trong quản lý theo nguyên tắc: Công việc của đơn vị nào, cấp nào giải quyết tốt hơn thì giao cho đơn vị đó, cấp trên chỉ tập trung hướng dẫn và tăng cường kiểm tra giúp đỡ cấp dưới thức hiện.

Tập trung đào tạo bồi dưỡng chuyên môn quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cho cán bộ quản lý nhà nước về đất đai, cán bộ chủ chốt của xã, phường nhằm nâng cao nghiệp vụ Quy định chế độ khen thưởng và kỷ luật rõ ràng Kiên quyết loại bỏ các cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực ra khỏi bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Xây dựng các tiêu chuẩn thi tuyển công chức, thi tuyển các chức vụ QLNN, các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác, khen thưởng kỷ luật phải rõ ràng, khoa học Sau đó cần được công bố rộng rãi để mọi người biết, phấn đấu, đánh giá và kiểm tra Huyện thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ, không đủ tư cách phẩm chất trình độ.

Từ đó, phấn đấu không để xẩy ra hiện tượng cán bộ QLNN vi phạm tiêu cực trong quản lý đất đai Huyện cũng chủ động cần phối hợp tốt với cơ quan quản lý chuyên ngành như: Các sở, ngành ở tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và môi trường trong giải quyết các vướng mắc phát sinh, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cũng như việc kiểm tra chặt chẽ QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tạo hệ thống kênh thông tin ngắn nhất trong QLNN về đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp giữa các cấp quản lý.

4.4.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quy hoạch đất nông nghiệp Để công tác lập kế hoạch được thực hiện hiệu quả, Huyện cần rà soát và quyết định hệ thống tiêu chuẩn quy phạm, công cụ định hướng và thể chế Quy hoạch phải được nghiên cứu khoa học phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố, quốc gia.

Cần rà soát những điểm không hợp lý của quy hoạch chi tiết đã được duyệt: Mặc dù QHSD đất nông nghiệp được duyệt, tuy nhiên không có nghĩa là nó chính xác tuyệt đối Quá trình thực hiện kế hoạch nhiều năm cho thấy, vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót Do đó, để khắc phục, cần tham khảo các ý kiến của người nông dân, các chuyên gia, các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn rà soát quy hoạch, đánh giá những bất hợp lý trong quy hoạch Hơn nữa, tính khả thi, tính công khai của quy hoạch, KHSDĐ nông nghiệp tạo cơ sở để khắc phục được tình trạng lãng phí trong quản lý và sử dụng, không để cơ hội cho những người dựa vào quy hoạch để tham nhũng như hiện nay.

Lập và duyệt QHSDĐ nông nghiệp chi tiết cho cấp xã, thị trấn: Mặc dù đất nông nghiệp chỉ là một bộ phận trong tổng thể đất đai của huyện Kim Bôi Tuy nhiên, nội dung quy hoạch chi tiết dành cho đất nông nghiệp đối với các xã, thị trấn là một trong những công cụ cần thiết cho QLNN về đất nông nghiệp Quy hoạch chi tiết cho xã, thị trấn cần được phân ra các giai đoạn thực hiện cụ thể, từ đó có các chính sách thích hợp để quản lý và sử dụng đất nông nghiệp thích hợp. Đồng thời cần có sự gắn kết quy hoạch với các nguồn lực tài chính và quản lý hành chính của huyện, của tỉnh.

Kết luận

Nghiên cứu quản lý nhà nước đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được các mục tiêu đã đặt ra:

1) QLNN về ĐNN có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, phải đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất, có sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu và quyền SDĐNN, giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng; phải tiết kiệm và hiệu quả QLNN về ĐNN có nhiều nội dung nhưng chủ yếu là: ban hành văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện văn bản đó, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính; lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi chuyển mục đích SDĐNN; Đăng ký giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ĐNNo; Thống kê, kiểm kê đất lập bản đồ hiện trạng; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lí vi phạm SDĐNN.

2) Về thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình: Về cơ bản huyện Kim Bôi đã thực hiện theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt Qua đánh giá có hơn 60% cán bộ và 89% ý kiến nông dân đánh giá tốt Năm

2017 cho thuê kết quả cho thuê nông nghiệp hơn 27 ha, thu hôi đất nông nghiệp 12 ha, 28 ha kết quả giao đất nông nghiệp Năm 2017 cấp được 14 GCN về đất nông nghiệp lần đầu với diệc tích hơn 3,6 ha, chuyển nhượng 18 GCN với 1,1 ha, cấp đổi 5 GCN với diện tích 1,4 ha Về vi phạm và xử lý vi pham trong những năm qua cũng tốt hơn, chính vì vậy số đơn tố cáo giảm xuống qua các năm, từ 61 đơn năm 2015 xuống 29 đơn năm 2017 Bên cạnh đó, công tác ban hành và triển khai luật pháp về đất đai trong giai đoạn 2015-2017 cho thấy huyện đã xây dựng được bộ máy quản lý đến cấp cơ sở, triển khai phổ biến thực hiện pháp luật về đất đai theo đúng quy định của nhà nước Đã có một số hướng dẫn, chỉ đạo riêng cho từng xã, tuy nhiên một số chính sách còn chưa phù hợp, bộ máy quản lý còn cồng kềnh và chất lượng đội ngũ công chức còn hạn chế và sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý nhà nước chưa tốt là những vấn đề tồn tại.

Tuy nhiên, trong công tác đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc Khó khăn lớn nhất hiện nay của huyện là thời gian xử lý công việc còn kéo dài, và chưa quản lý được các biến động về đất

89 nông nghiệp khiến cho việc đăng kí và cấp giấy gặp nhiều chậm trễ Đối với công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, nhìn chung huyện đã thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra của quy hoạch năm trước Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác dự báo, chậm triển khai rà soát, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao là những hạn chế đối với công tác này Cuối cùng, về thanh kiểm tra các vi phạm đất nông nghiệp, số lượng các vụ vi phạm có chiều hướng gia tăng do tác động từ nhiều nguyên nhân trong đó phát triển kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, huyện đã xác định được chính xác các vi phạm và hình thức vi phạm trên toàn địa bàn Tuy nhiên khâu xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn khiến cho số lượng vi phạm đã được xử lý chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Thậm chí nhiều vi phạm diễn ra cách đây nhiều năm vẫn chưa được xử lý xong.

3) Qua nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình là: (1) Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách, (2) Năng lực của đội ngũ cán bộ và bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, (3) Ảnh hưởng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cấp huyện, (4) Ý thức và nhận thức của người dân về việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp Trong đó yếu tố được đánh giá có tác động lớn nhất đến công tác quản lý nhà nước chính là yếu tố kinh tế - xã hội, tiếp đó là yếu tố tự nhiên và kỹ thuật.

4) Để góp phần tăng cường QLNN về ĐNN trên địa bàn huyện Kim Bôi, đề tài đề xuất 7 nhóm giải pháp như sau:(i) Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp; (ii) Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân quản lý đất nông nghiệp; (iii) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đất đai; (iv) Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và quản lý quy hoạch đất nông nghiệp; (v) Tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất, cho thuế đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; (vi) Tăng cường thanh tra kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai; (vii) Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

Kiến nghị

Đề nghị UBND tỉnh triển khai dự án: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, sử dụng các loại hồ sơ địa chính sẵn có làm cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và lấy đó làm căn cứ thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp để tạo

90 điều kiện cho các hộ gia đình an tâm hoạt động sản xuất trên diện tích đất đã được giao.

Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai đặc biệt đối với công tác QLNN về sử đất nông nghiệp góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên quý giá này.

- Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính để đơn giản hoá, giảm bớt các thủ tục, thực hiện công khai minh bạch các thủ tục về đất đai như thủ tục giao, cho thuê đất, cấp Giấy CNQSD đất làm giảm tối đa các sai phạm dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện phức tạp trong lĩnh vực đất đai.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai cấp huyện, cấp xã. Đề nghị nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất nông nghiệp và liên thông dữ liệu về đất nông nghiệp giữa các ngành liên quan.

Nghiên cứu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp và cơ chế để đảm bảo cho người dân thực hiện quyền một cách đơn giản và tiện lợi.

Tăng cường công tác tuyên truyên giáo dục nâng cao ý thức pháp luật về đất nông nghiệp cho người dân.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Kim Bôi trong tỉnh Hòa Bình - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Kim Bôi trong tỉnh Hòa Bình (Trang 42)
Bảng 3.1. Tình hình biến động về đất đai của huyện qua 3 năm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.1. Tình hình biến động về đất đai của huyện qua 3 năm (Trang 44)
Bảng 3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 - 2018 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 - 2018 (Trang 51)
Bảng 3.3. Biến động về dân số và lao động của huyện Kim Bôi qua 3 năm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 3.3. Biến động về dân số và lao động của huyện Kim Bôi qua 3 năm (Trang 54)
Bảng 4.1. Diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Kim Bôi năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.1. Diện tích các loại đất nông nghiệp huyện Kim Bôi năm 2017 (Trang 63)
Bảng 4.2. Biến động tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Bôi qua 3 năm 2010 – 2018 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.2. Biến động tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Bôi qua 3 năm 2010 – 2018 (Trang 69)
Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Kim Bôi - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp huyện Kim Bôi (Trang 73)
Bảng 4.3. Đánh giá về tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.3. Đánh giá về tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi (Trang 76)
Bảng 4.4. Kết quả cho thuê đất nông nghiêp, giao đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.4. Kết quả cho thuê đất nông nghiêp, giao đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp 2015-2017 (Trang 77)
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ huyện, xã và người dân về quản lý nhà nước về công tác giao , cho thuê, chuyển mục đích đất nông - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ huyện, xã và người dân về quản lý nhà nước về công tác giao , cho thuê, chuyển mục đích đất nông (Trang 79)
Bảng 4.6. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông ngiệp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.6. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông ngiệp (Trang 80)
Bảng 4.7. Số liệu cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp qua 3 năm 2016 - 2018 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.7. Số liệu cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp, lâm nghiệp qua 3 năm 2016 - 2018 (Trang 82)
Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ huyện, xã, nông dân về các nội dung QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ huyện, xã, nông dân về các nội dung QLNN về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi năm 2017 (Trang 83)
Bảng 4.9. Giá đất nông nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh.(2015 - 2019) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.9. Giá đất nông nghiệp theo quyết định của UBND tỉnh.(2015 - 2019) (Trang 85)
Bảng 4.10. Tình hình vi phạm về đất nông nghiệp tại huyện Kim Bôi  qua 3 năm - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.10. Tình hình vi phạm về đất nông nghiệp tại huyện Kim Bôi qua 3 năm (Trang 87)
Bảng 4.11. Điều tra về việc thực hiện cụng tỏc thanh tra, giỏm sỏt, theo dừi, đánh việc chấp hành quy định của pháp luật và xử lý vi phạm về đất nông - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.11. Điều tra về việc thực hiện cụng tỏc thanh tra, giỏm sỏt, theo dừi, đánh việc chấp hành quy định của pháp luật và xử lý vi phạm về đất nông (Trang 87)
Bảng 4.12. Tình hình đơn thư về đất nông nghiệp trong 3 năm (2015 - 2017) - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.12. Tình hình đơn thư về đất nông nghiệp trong 3 năm (2015 - 2017) (Trang 88)
Bảng 4.13. Tổng hợp điều tra cán bộ huyện, xã về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.13. Tổng hợp điều tra cán bộ huyện, xã về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn (Trang 89)
Bảng 4.14. Đánh giá của nông dân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.14. Đánh giá của nông dân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa (Trang 91)
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ chuyên môn ảnh hưởng của cơ chế, chính sách tới công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ chuyên môn ảnh hưởng của cơ chế, chính sách tới công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp (Trang 96)
Bảng 4.16. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.16. Trình độ cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện (Trang 99)
Bảng 4.17. Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn về QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.17. Đánh giá sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn về QLNN đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện (Trang 101)
Bảng 4.18. Điều tra ý thức, nhận thức của người dân về việc quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình
Bảng 4.18. Điều tra ý thức, nhận thức của người dân về việc quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w