1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam

115 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Công Sản Của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam
Tác giả Đỗ Quốc Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Hùng
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,08 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Những đóng góp mới của đề tài của đề tài (18)
      • 1.4.1. Về lý luận (18)
      • 1.4.2. Về thực tiễn (18)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà công sản (19)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (19)
      • 2.1.1. Các khái niệm cơ bản (19)
      • 2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà công sản (26)
      • 2.1.3. Nội dung nghiên cứu về quản lý nhà công sản (38)
      • 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng (43)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (44)
      • 2.2.1. Quản lý nhà công sản ở các tổng công ty, tập đoàn, các địa phương (44)
      • 2.2.2. Bài học rút ra cho Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (56)
    • 3.1. Tổng quan về nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (57)
      • 3.1.1. Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (57)
      • 3.1.2. Bộ máy, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn (58)
      • 3.1.3. Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn (59)
      • 3.1.4. Đánh giá chung (60)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (61)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin (61)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (62)
    • 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (63)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (64)
    • 4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (64)
      • 4.1.1. Kết quả kinh doanh của Tập đoàn (64)
      • 4.1.2. Chương trình phát triển bền vững của Tập đoàn (65)
    • 4.2. Thực trạng quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt (67)
      • 4.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà công sản của Tập đoàn (67)
      • 4.2.2. Công tác lập kế hoạch sử dụng, sữa chữa, nâng cấp và xây mới nhà công sản (72)
      • 4.2.3. Công tác quản lý thực hiện sửa chữa, nâng cấp và xây mới nhà công sản (79)
      • 4.2.4. Tình hình khai thác và sử dụng nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp (85)
      • 4.2.5. Thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà công sản (89)
      • 4.2.6. Đánh giá chung về kết quả, hạn chế trong quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (90)
    • 4.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (91)
      • 4.3.1. Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước (91)
      • 4.3.2. Các quy định về quản lý nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (93)
      • 4.3.3. Trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà cộng sản của Tập đoàn công nghiệp (96)
      • 4.3.4. Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản (97)
      • 4.3.5. Ý thức của người sử dụng (98)
    • 4.4. Giải pháp tăng cường quản lý nhà công sản tại Tập đoàn Công nghiệp (99)
      • 4.4.1. Căn cứ và định hướng đề xuất giải pháp (99)
      • 4.4.2. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (100)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (104)
    • 5.1. Kết luận (104)
    • 5.2. Kiến nghị (105)
  • Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................. 89 (107)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà công sản

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm về quản lý

Quản lý là một loại lao động của con người hàm chứa nhiều trí tuệ và chất xám Đó là một loại lao động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định. Quản lý được sử dụng khi nói tới các hoạt động và các nhiệm vụ mà nhà quản lý phải thực hiện thường xuyên từ việc lập kế hoạch đến quá trình thực hiện kế hoạch đồng thời tổ chức kiểm tra Ngoài ra nó còn hàm ý cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của tổ chức (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

Theo nghĩa chung, quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đã đề ra Theo điều khiển học, “quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước” (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

Tóm lại, từ những phân tích nêu trên và dựa trên những tài liệu đã được công bố, có thể hiểu quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng hệ thống công cụ, phương tiện, cơ chế khác nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đặt ra, phù hợp với quy luật vận động khách quan của xã hội Điều này đã được nhiều nhà khoa học quản lý nhấn mạnh qua cách thể hiện như: "Quản lý là một quá trình làm cho những hành động được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác” (Phạm Thị Hồng Đào, 2016).

Khái niệm quản lý: Theo Frederick W.Taylor là một trong những đại biểu xuất sắc của trường phái quản lý theo khoa học Để trả lời câu hỏi quản lý là gì ông cho rằng: Quản lý là biết được chính xác điêu bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đa hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Ông đã đưa ra các tư tưởng chính của thuyết quản lý theo khoa học là: Tiêu chuẩn hóa công việc, chuyên môn hóa lao động, cải tạo các hệ quản lý (dẫn theo Nguyễn Thị Lan Hương, 2017).

Tài sản là vấn đề trung tâm, cốt lõi của mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng Khái niệm về tài sản cho đến hiện nay vẫn chỉ mang tính chất liệt kê, khái quát chưa mang tính tổng hợp tài sản Tài sản được đề cập tại Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình (Chính phủ, 2017).

Theo đó, định nghĩa trên không những liệt kê các loại tài sản mà còn xác định cụ thể: Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai Mặt khác, tại Điều

108 BLDS 2015 giải thích rõ khái niệm “tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai” Với quy định cụ thể về tài sản như thế, đã đảm bảo tính bao quát và rõ ràng tạo thành cơ sở pháp lý quan trọng góp phần áp dụng pháp luật một cách thống nhất (Chính phủ, 2017).

Thứ nhất, Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của mình Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật chất mà con người không thể kiểm soát, chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người không thể tác động được vào nó Đối tượng của quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của các chủ thể trong quan hệ Như vậy, muốn trở thành vật trong dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau:

 Là bộ phận của thế giới vật chất.

 Con người chiếm hữu được, lại lợi ích cho chính chủ thể.

 Có thể tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

Như vậy, ngoài yếu tố là bộ phận của yếu tố vật chất, đáp ứng được nhu cầu của con người, vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.

Thứ hai, Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế Như vậy, có thể hiểu Tiền như sau: “Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ ” Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ Tiền về mặt pháp lý có thể được hiểu là nội tệ hoặc ngoại tệ Tuy nhiên, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông chứ không được lưu hành rộng rãi như Tiền Việt Nam Tiền lưu hành trong nước phải là đồng Việt Nam trừ một vài trường hợp pháp luật cho phép mới được sử dụng đồng ngoại tê Tiền phải cóg iá trị lưu hành trong thời điểm hiện tại ví dụ: Những đồng tiền cổ hoặc tiền xu thì nó được gọi là tiền nhưng không được xem làm tài sản để giao lưu trong dân sự (Chính phủ, 2017).

Thứ ba, Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự Giấy tờ có giá tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể có rất nhiều cơ quan ban hành như : kho bạc, các công ty cổ phần…, có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, có thể ghi danh hoặc không ghi danh và việc thực hiện quyền định đoạt về số phận thực tế đối với giấy tờ có giá cũng không bị hạn chế như việc định đoạt tiền Ví dụ: giấu nhận nợ, tờ vé số trúng thưởng, trái phiếu, cổ phiếu… tất cả những giấy tờ trị giá được bằng đồng Việt Nam (Chính phủ, 2017).

Thứ tư, Quyền tài sản theo đinh nghĩa tại Điều 115 BLDS 2015 là:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.Như vậy, điều luật này đã liệt kê và chỉ rõ phạm vi những quyền được coi là quyền tài sản, tránh được sự nhầm lẫn với một số quyền nhân thân Đồng thời cũng đã liệt kê những đối tượng mà quyền tài sản bao gồm:quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác Qua đây cũng nhận thấy rằng: phạm vi đối tượng quyền được coi là tài sản mặc dù không có khả năng chuyển giao trong giao dịch dân sự còn tạo tiền để để việc ghi nhận một số loại đối tượng có giá trị trong thực tiễn nhưng chưa được pháp luật thừa nhận bởi hạn chết trong việc chuyển giao nó Ví dụ: Quyền sáng chế, phát minh ra máy gặt lúa, xe lăn cho người tàn tật, giống cây trồng, vật nuôi mới… được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuê (Quốc hội, 2015).

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Quản lý nhà công sản ở các tổng công ty, tập đoàn, các địa phương

Quản lý nhà đất là một công tác dang rất được Đảng, nhà nước và chính quyền các cấp quan tâm Các sai phạm liên quan đến công tác này ngày càng nhiều và xuất hiện thường gây chú ý từ lãnh đạo các cấp cũng như dư luận quần chúng, ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Từ thực tiễn công tác chuyên môn của bản thân học viên trong quá trình công tác thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong công tác theo dõi, quản nhà đất theo quy định tại Nghị định 167.

UBND 6 huyện và TP Quảng Ngãi có tổ chức triển khai việc lập, báo cáo và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công của địa phương theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, nhưng chưa kịp thời; đối với các cơ sở nhà, đất là trường học không nêu địa điểm, diện tích, tình trạng sử dụng của từng cơ sở nhà, đất theo đúng hướng dẫn; vẫn còn tình trạng chưa kê khai, báo cáo đầy đủ về các cơ sở nhà, đất công theo đúng quy định Cụ thể như: huyện Ba Tơ có 27 cơ sở; Đức Phổ có 09 cơ sở; Mộ Đức có 25 cơ sở; Bình Sơn có 63 cơ sở; Sơn Tịnh có

26 cơ sở; Tư Nghĩa có 63 cơ sở; TP Quãng Ngãi có 01 cơ sở chưa được khê khai và đề xuất phương án sắp xếp, xử lý (Thiên Ân, 2019)

Mặt khác, trong quá trình thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp trên địa bàn các huyện, TP, có 252 cơ sở nhà, đất trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) không còn nhu cầu sử dụng, nhưng hiệu trưởng các trường và phòng giáo dục - đào tạo huyện, TP không lập thủ tục đúng pháp lý giao lại cơ sở nhà, đất cho UBND huyện, TP để xem xét đề nghị cấp thẩm quyền sắp xếp lại, xử lý nhà, đất kịp thời theo quy định mà tự ý chuyển mục đích cho mượn, cho thuê vượt thẩm quyền hoặc bỏ trống lãng phí, để bị lấn chiếm sử dụng trái phép (Thiên Ân, 2019)

Qua thanh tra, phát hiện việc quản lý, sử dụng 64 cơ sở nhà, đất công trên địa bàn 6 huyện và TP Quảng Ngãi không đúng mục đích được giao, bỏ trống gây lãng phí, cho thuê, cho mượn, để lấn chiếm, giao đất, giao tài sản không đúng quy định pháp luật Cụ thể, tại huyện Ba Tơ có 3 trường hợp; huyện Đức Phổ 10 trường hợp; huyện Sơn Tịnh 13 trường hợp; huyện Bình Sơn 08 trường hợp; huyện Tư Nghĩa 08 trường hợp; huyện Mộ Đức 15 trường hợp và TP. Quãng Ngãi có 07 trường hợp (Thiên Ân, 2019)

Nghiêm trọng hơn, việc sử dụng nhà, đất công của 5 tổ chức, cá nhân thuê, hợp tác kinh doanh trái quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.Điển hình, UBND phường Nguyễn Kiệm, TP Quãng Ngãi ký Hợp đồng thỏa thuận đầu tư với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sử dụng diện tích 2.387,7 m2 đất để xây dựng sân tennes, sân bóng đá các công trình phụ trợ là không đúng theo quy định; UBND phường Trần Hưng Đạo ký Hợp đồng kinh tế ngày 9/11/2010 với Doanh nghiệp Tư nhân Thiện Tân đầu tư 2 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo tại Khu sinh hoạt văn hoá phường là vi phạm; tương tự, UBND phường Nghĩa Chánh, Cty CP Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Đức Phát có đề nghị xin đầu tư Sân bóng đá mini cỏ nhân tạo tại khu đất dự kiến quy hoạch Trạm xử lý nước thải

Hồ điều hòa, trong khi tổ chức lấy ý kiến người dân, UBND tỉnh và Phường chưa cho phép nhưng Cty CP Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Đức Phát đã tiến hành xây dựng sân bóng sai quy định; UBND phường Chánh Lộ đã ký Hợp đồng thỏa thuận về giao đầu tư, quản lý và sử dụng cơ sở nhà đất của Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường với Công ty TNHH Ten Trai (Thiên Ân, 2019).

Các địa phương cũng đã để cho 9 nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư chưa đúng quy định như: tại Văn phòng làm việc chi nhánh Đức Phổ của Công ty Thương mại và công nghệ môi trường MD chưa triển khai xây dựng; cơ sở nhà, đất Hợp tác xã (HTX) Giao thông vận tải huyện Bình Sơn bán tài sản trên đất cho Công ty Cổ phần Bến xe Quảng Ngãi chưa được cho thuê đất; cơ sở nhà, đất của Trường Mầm non Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi để cho Công ty Cổ phần Bê tông Viet Sin xây dựng dự án đầu tư xây dựng bể bơi tại phường Lê Hồng Phong chưa cho thuê đất và Dự án Khu du lịch Khánh Long - Mỹ Khê của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Khánh Long chưa cho thuê đất (Thiên Ân, 2019)

Từ những sai phạm được thanh tra Kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các cơ quan liên quan cùng Chủ tịch UBND 6 huyện và TP Quảng Ngãi lập phương án xử lý, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thu hồi 39 cơ sở nhà, đất đã chỉ ra trong kết luận; thu hồi 7 địa điểm đất đã được thanh lý tài sản trên đất theo quy định Chỉ đạo Chủ tịch UBND 06 huyện, TP Quảng Ngãi rà soát, xử lý dứt điểm đối với 14 cơ sở nhà, đất công sản theo quy định (Thiên Ân, 2019) Đồng thời, xác định trách nhiệm cá nhân (qua từng thời kỳ) của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu được phân công phụ trách tổ chức kiểm điểm trong tập thể lãnh đạo và báo cáo kết quả kiểm điểm cho UBND tỉnh thông qua Sở Nội vụ để tham mưu xem xét xử lý theo quy định của pháp luật (Thiên Ân, 2019).

Theo UBND Quảng Bình, đến nay tỉnh đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý tài sản của các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn Tuy nhiên, quá trình triển khai còn một số vướng mắc, lúng túng, đặc biệt là việc sắp xếp xử lý tài sản công liên quan đến đất rừng sản xuất của các đơn vị sự nghiệp và các công ty nông, lâm trường có vốn nhà nước trên 50% để thực hiện các dự án thu hút đầu tư Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, phần diện tích đất nông lâm nghiệp do các công ty nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý, sử dụng chiếm phần lớn diện tích đất rừng sản xuất của tỉnh Phần lớn các dự án thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, khai thác khoáng sản được triển khai thực hiện theo quy hoạch trên diện tích đất do các công ty nông lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, sử dụng là chủ yếu Việc xử lý tài sản trên đất và cho thuê đất, giao đất cho nhà đầu tư phải thực hiện thông qua đấu giá Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức chỉ định do Thủ tướng Chính phủ quyết định, không giao thẩm quyền cho địa phương Vì vậy, địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện (Minh Anh, 2019).

Theo đánh giá của UBND tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước Trước hết, cần thấy rằng, các chính sách về quản lý tài sản công trước đây chưa chặt chẽ, như Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008 chưa bao quát đầy đủ các đối tượng tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước; Đa số các nhà công vụ được đầu tư xây dựng và bố trí vào trước năm 2006 - thời điểm chưa có Luật Nhà ở nên các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhà công vụ đã bố trí đối tượng vào ở chưa áp dụng các quy định hiện hành Bên cạnh đó, khâu tổ chức thực hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất còn có nhiều dấu hiệu lỏng lẻo, sử dụng gây lãng phí; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được tổ chức thường xuyên, nên việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm chưa kịp thời Đối với quỹ đất do Nhà nước giao cho các DN thuê đất thực hiện dự án kinh tế, qua rà soát cho thấy, nhiều DN chậm triển khai dự án đúng theo cam kết, hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, như: Tự ý cho các công ty, hộ gia đình, cá nhân thuê lại để kinh doanh… Tuy nhiên, việc phát hiện, xử lý các trường hợp này chưa kịp thời (Nội Chính, 2018).

Trước những hạn chế nêu trên, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 21-3-2016 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh; Ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 20-2-2017 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, trong đó có trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Tổ chức tập huấn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (số 15/2017/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018) và các văn bản hướng dẫn thi hành Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc rà soát, sắp xếp cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2027/QĐ-UBND thu hồi một số trụ sở cũ của các đơn vị cấp tỉnh trước đây tại TP.Vũng Tàu để thực hiện bán đấu giá giai đoạn 2017 -2020 Đồng thời, điều chuyển hoặc tạm thời bố trí, cho mượn các cơ sở nhà - đất dôi dư cho các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng trong thời gian chờ bán đấu giá (Nội Chính, 2018).

Từ cuối năm 2017 đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát việc quản lý sử dụng đất của tất cả các DN nhà nước đã cổ phần hóa Theo đó, xác định hiện trạng sử dụng đất để xử lý những sai phạm được phát hiện (nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, xử phạt sử dụng đất không đúng mục đích, không phù hợp quy hoạch…) Các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành rà soát, thanh tra quỹ đất giao, cho DN thuê thực hiện dự án. Qua đó, thu hồi đất 14 dự án chậm triển khai, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh thực hiện các thủ tục để tổ chức đấu giá theo quy định; Hỗ trợ nhà đầu tư hoàn chỉnh thủ tục pháp lý để tiếp tục triển khai các dự án còn được tiếp tục thực hiện…(Nội Chính, 2018).

Trong thời gian tới, Sở Tài chính sẽ tiếp tục triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các cơ quan tổ chức, đơn vị; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, của CBCC trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị đúng theo quy định pháp luật Nhằm chấn chỉnh sai sót, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công nói chung và nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tuân thủ nghiêm quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (Nội Chính, 2018).

UBND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản và người đứng đầu cơ quan chủ quản khi để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư, mua sắm,quản lý tài sản công; nghiêm khắc xử lý, kiểm điểm và chấn chỉnh kịp thời người đứng đầu tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức để xảy ra sai phạm; cương quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản công đối với các hành vi như: Bố trí, sử dụng tài sản công sai mục đích, sử dụng tài sản công thừa so với tiêu chuẩn định mức, xử lý tài sản công sai thẩm quyền, không thực hiện chế độ báo cáo, kê khai, hạch toán tài sản công; thực hiện nghiêm công tác thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư, mua sắm tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và chỉ thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, bố trí dự toán ngân sách khi việc đầu tư, mua sắm tài sản xuất phát từ nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị sử dụng tài sản, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đã được cấp có thẩm quyền ban hành; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tham mưu (cơ quan đề xuất và cơ quan thẩm định) đối với các dự án đầu tư, mua sắm không hiệu quả; khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, ban hành quy định cụ thể về quản lý, sử dụng nhà ở công vụ và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh (Nội Chính, 2018).

UBND tỉnh Cao Bằng ra Chỉ thị số 09/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Tổng quan về nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

3.1.1 Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là Tổng cục Cao su Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 93-CP ngày 24/3/1980 của Hội đồng Bộ Trưởng về việc thành lập Tổng cục cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp trên cơ sở khôi phục sản xuất từ các đồn điền cao su gần như bỏ hoang với 47.000 ha vườn cây già cỗi bị chiến tranh tàn phá và các nhà máy sơ chế mủ cũ kỹ, đổ nát.

Thực hiện đề án thí điểm thành lập Tập đoàn, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 248/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 về việc phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 981/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu với vốn điều lệ là 18.574 tỷ đồng Đến nay, vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tập đoàn được xácđịnh theo phương án cổ phần hóa là 40.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber Group) là tập đoàn đa sở hữu, trong đó Nhà nước sở hữu chi phối về vốn, được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Cao su Việt Nam.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cao su là ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa trồng trọt, khai thác, sản xuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, đào tạo; làm nòng cốt thúc đẩy ngành công nghiệp cao su Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngày 30 tháng 10 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định248/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệpCao su Việt Nam.

3.1.2 Bộ máy, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn

Thực hiện theo Quyết định số 2090/QĐ-TTg ngày 26/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển thành Công ty cổ phần Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, Công ty mẹ Tập đoàn đã chính thức chuyển sang CTCP từ ngày 01/6/2018 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301266564 và có tên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Cơ cấu tổ chức như sau: Đại hội đồng cổ đông

Tài Quản Công Xây Thanh chính lý Kỹ nghiệp dựng tra bảo

Kế thuật cơ vệ toán bản quân sự

Văn Thi đua Xuất Lao Tổ phòng Tuyên nhập động chức

Tập truyền khẩu Tiền Cán đoàn Văn thể lương bộ

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam

- Các ban chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò tham mưu như: Ban Kế hoạch Đầu tư, Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý Kỹ thuật, Ban Công nghiệp, Ban Xây dựng cơ bản, Ban Thanh tra bảo vệ quân sự, Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Lao động Tiền lương, Ban Xuất nhập khẩu, Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể, Văn phòng Tập đoàn;

- Cơ quan Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên.

- Để hỗ trợ Tập đoàn trong việc giải quyết những vấn đề pháp lý, nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới…,Tập đoàn có thành lập các Văn phòng đại diện Tập đoàn tại các đại điểm, như: HàNội, Lào, Campuchia.

- Ngoài ra, để nắm bắt và chỉ đạo kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong từng khu vực riêng biệt, Tập đoàn thành lập các Ban chỉ đạo phát triển cao su tại các khu vực, như: Miền núi phía Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên, Lào và Campuchia; Để quản lý, sử dụng vừa chặt chẽ, vừa hiệu quả toàn bộ các cơ sở này đương nhiên không phải là một vấn đề đơn giản, cần thực hiện nghiêm túc, sáng tạo và phù hợp với các quy định của nhà nước Công việc này hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với lãnh đạo Tập đoàn cũng như các cơ quan quản lý đất đai.

3.1.3 Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn

Trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su;

Sản xuất, mua bán sản phẩm công nghiệp, cao su, nguyên phụ liệu ngành công nghiệp cao su;

Trồng rừng và sản xuất, mua, bán các sản phẩm nguyên liệu (mủ cao su), gỗ thành phẩm;

- Công nghiệp điện: Đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành các nhà máy thủy điện, nhiệt điện;bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

- Nông nghiệp: Chăn nuôi gia súc, trồng các loại cây công nghiệp, chế biến nông sản;

- Cơ khí - Xây dựng: Đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí và thiết bị công nghiệp khác; Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng; Kinh doanh bất động sản (chỉ thực hiện đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không hoạt động dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất động sản);

- Giáo dục phổ thông: Bậc trung học;

Quản lý, khai thác cảng biển.Kinh doanh vận tải hàng đường bộ, đường thủy nội địa.Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.Dịch vụ giao nhận hàng hóa Dịch vụ giám định thương mại;

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế. Đo đạc bản đồ Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn pháp lý, tài chính, kế toán); Khai thác, cung cấp nước sạch Xử lý nước thải; Tư vấn khoa học – công nghệ tin học;

- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Hình 3.1 Vườn cây cao su và chế biển mủ cao su của Tập đoàn Công nghiệp

Cao su Việt Nam 3.1.4 Đánh giá chung

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, trước ngày 31/12/2017, là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hiện Tập đoàn được giao quản lý và sử dụng

600 cơ sở nhà, đất Có lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của tập đoàn bao đa dạng Đã khai thác được 307.108 tấn mủ khô, vượt 1,92% so với kế hoạch đã đề ra Nhờ đó, tổng doanh thu của VRG đạt 22.686 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, tổng lợi nhuận trước thuế 4.367 tỷ đồng.

Kế hoạch sử dụng nhà công sản, xây mới nhà công sản còn gặp nhiều khó khăn.Công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản còn nhiều thủ tục, nhiều bước trong quá trình thực hiện.

Ngành cao su Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do biến động thị trường,nhưng trong những năm gần đây Doanh nghiệp ngành cao su không chỉ cần đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh, có uy tín kinh doanh mà còn đòi hỏi nhà sản xuất phải có trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.1.1 Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp

Với nghiên cứu này, tôi sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập và trình bày trên bảng 3.1.

Bảng 3.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin Nguồn thu thập

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

- Số liệu về tình hình biến động tài sản và các thông tin như: thực trạng, giải pháp, định hướng…các hoạt động liên quan tới tài sản

- Sách, báo, tạp chí, website…

- Báo cáo kết quả công tác kiểm kê, thanh lý tài sản

- Báo cáo của các phòng trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sử dụng phương pháp này trong đề tài để thu thập số liệu trên các loại sổ sách, báo cáo, quy định tại các phòng ban phục vụ cho quá trình quản lý tài sản.

3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu và phương pháp tiến hành điều tra Đối tượng chọn mẫu: Các lãnh đạo phòng, ban, các chuyên viên và những người trực tiếp làm công tác quản lý nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty cổ phần.

Quy mô mẫu: 90 phiếu, phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Luận văn điều tra 12 cán bộ quản lãnh đạo, 18 cán bộ trực tiếp theo dõi lĩnh vực nhà công sản của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, 9 cán bộ kế toán của tập đoàn, 51 người sử dụng nhà công sản. Đối với lãnh đạo tập đoàn là người nắm rõ và là người có quyền cao nhất trong việc quản lý nhà công sản của tập đoàn Chính vì vậy tác giả phỏng vấn 3 người lãnh đạo của tập đoàn liên quan đến quản lý công sản là Phó giám đốc tập đoàn, Trường phòng tài chính và Trưởng phòng thanh kiểm tra về tài sản công của tập đoàn.

Hiện nay tập đoàn có 9 đơn vị trực thuộc chính có sử dụng các nhà công sản của tập đoàn Chính vì vậy tác giả tiến hành phỏng vấn 1 đơn vị 1 người trong ban lãnh đạo phụ trách quản lý tài sản công, 1 kế toán và 2 người phụ trách nhà công sản của đơn vị đó.

Vì thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ phỏng vấn được 51 người sử dụng nhà công sản Trong đó 9 đơn vị mỗi đơn vị 5 người và 6 người sử dụng nhà công sản tại tập đoàn.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Là những câu hỏi liên quan tới Công tác quản lý nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty cổ phần.

Bảng 3.2 Số lượng mẫu điều tra Đối tượng điều tra Số mẫu

Cán bộ phụ trách nhà công sản 18 20,00

Người sử dụng nhà công sản 51 56,67

3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

3.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra, so sánh theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic Sau đó được nhập vào máy tính với phần mềm Exel Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đối tượng, mức độ sử dụng của khách hàng Từ các kết quả trên chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ,

3.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích số liệu: Thống kê mô tả; thống kê so sánh.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng công tác quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về công tác quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệpCao su Việt Nam.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng, quản lý nhà công sản như: số lượng, giá trị còn lại của nhà công sản.

+ Số lượng nhà công sản tại tập đoàn Cao su Việt Nam; +

Nguyên giá nhà công sản tại tập đoàn Cao su Việt Nam;

+ Tình hình thực hiện kế hoạch xây dựng, sửa chữa một số nhà công sảntập đoàn Cao su Việt Nam;

+ Tình hình tăng giảm một số nhà công sản của tập đoàn Cao su Việt Nam;+ Tình hình phân cấp một số nhà công sản của tập đoàn Cao su Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết quả sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

4.1.1 Kết quả kinh doanh của Tập đoàn

Tại Hội nghị Tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019, ông Huỳnh Văn Bảo, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết, năm qua các lĩnh vực kinh doanh khối công nghiệp – dịch vụ, chế biến gỗ, công nghiệp cao su và khu công nghiệp đều có bước tăng trưởng rõ rệt.

Cụ thể, VRG đã khai thác được 307.108 tấn mủ khô, vượt 1,92% so với kế hoạch đã đề ra Nhờ đó, tổng doanh thu của VRG đạt 22.686 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, tổng lợi nhuận trước thuế 4.367 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, theo ông Bảo mặc dù tình hình được dự đoán sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng VRG đề ra chỉ tiêu tổng sản lượng khai thác từ 320.250 tấn trở lên, thu mua 75.255 tấn, sản lượng tiêu thụ kế hoạch 395.000 tấn.

Tổng doanh thu các công ty có vốn góp của Tập đoàn dự kiến là 30.700 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2018 và lợi nhuận trước thuế đạt 6.600 tỷ đồng, tăng khoảng 19% so với năm 2018.

Lãnh đạo VRG cho biết thêm, năm 2019 VRG dự kiến nộp ngân sách khoảng 1.800 tỷ đồng, chưa bao gồm cổ tức phần vốn Nhà nước được chia của năm 2019 dự kiến là 2.300 tỷ đồng.

Tập đoàn Cao su Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa từ đầu năm 2018.Tuy nhiên phiên đấu giá cổ phần bán ra công chúng không thành công khi chỉ bán được 21% số cổ phần.Phần lớn cổ phần của VRG vẫn thuộc sở hữu nhà nước.

Báo cáo trước đợt cổ phần hóa, VRG cho biết đang sở hữu diện tích cao su khoảng 415 nghìn ha đến cuối năm 2015.Trong đó diện tích khai thác là 152 nghìn ha, diện tích vườn cây đang chăm sóc là 243 nghìn ha.Cao su của VRG được chế biến mủ tại 40 nhà máy với công suất 354 nghìn tấn/ năm.

Ngoài ra, từ nguồn gỗ cao su thanh lý, VRG đang vận hành 7 nhà máy đồ gỗ xuất khẩu, 1 nhà máy chế biến gỗ MDF và 6 nhà máy gỗ phôi cao su, gỗ ghép tấm Trong lĩnh vực khu công nghiệp, VRG đang quản lý 13 khu công nghiệp với diện tích 6000 ha cho thuê.

Theo một kế hoạch kinh doanh được phê duyệt cuối năm 2017, tập đoàn có mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân 18%/năm, trong giai đoạn 2016 - 2020.

Diện tích cao su của tập đoàn đến năm 2020 là 400 nghìn ha trải dài khắp nước và đầu tư trồng cao su ở Lào và Campuchia với trên 81.000 công nhân lao động, trong đó ở nước ngoài là 115 nghìn ha Sản lượng cao su đến năm 2020 đạt

414 nghìn tấn, tăng trưởng bình quân 15%/năm Đối với mảng chế biến gỗ, tập đoàn sẽ tăng gấp đôi sản lượng MDF lên 900 nghìn m3 vào năm 2020.

Tập đoàn có kế hoạch chuyển 5.000 ha đất phù hợp thuận tiện giao thông sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với doanh thu 1.000 tỷ đồng vào năm 2020.

4.1.2 Chương trình phát triển bền vững của Tập đoàn

Trong giai đoạn 2019 - 2024, VRG sẽ tập trung thực hiện thành công chứng chỉ FSC (chứng nhận quốc tế về bảo vệ rừng) trong thời gian sớm nhất; phục hồi 20.000 ha rừng gắn với vùng cao su Đồng thời, xây dựng hệ thống giải trình gỗ cao su hợp pháp; tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trách nhiệm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

VRG tập trung rà soát, cập nhật, bổ sung các quy chế nội bộ của Tập đoàn về trách nhiệm xã hội và môi trường, chính sách tuyển dụng và chế độ của người lao động, tham vấn và kết nối cộng đồng…tuân thủ pháp luật Việt Nam và tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế FSC.

VRG cũng có kế hoạch xây dựng và thực hiện khoanh nuôi tái sinh, phát triển khoảng 5.000 ha rừng trong vùng dự án cao su; thúc đẩy hợp tác giữa VRG và IKEA (Tập đoàn bán lẻ đồ nội thất, thiết kế Thuỵ Điển) để có nguồn gỗ, sản phẩm gỗ, sản phẩm cao su bền vững; khuyến khích, hỗ trợ các thành viên áp dụng giải pháp sản xuất sạch, quản lý bền vững, đạt chứng nhận bền vững nhằm xây dựng và củng cố thương hiệu VRG…

Phát biểu tại lễ công bố, Tổng Giám đốc VRG Huỳnh Văn Bảo cho biết:

Là một Tập đoàn có quy mô lớn và ngày càng hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế,Ban lãnh đạo VRG nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của một doanh nghiệp phát triển bền vững là gắn liền với 3 khía cạnh: Phát triển kinh tế - Bảo vệ môi trường – Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Chủ trương và định hướng đó được thống nhất và cụ thể hóa thông qua những Nghị quyết, kế hoạch tổ chức thực hiện của Ban điều hành Tập đoàn VRG Tập đoàn đã thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững tại Tập đoàn; tại các công ty thành viên và thành lập Tổ Thực hiện chứng chỉ rừng bền vững và Quan hệ - tham vấn cộng đồng Chương trình phát triển bền vững của Tập đoàn được công bố trên Website Tập đoàn và các phương tiện truyền thông khác Tập đoàn đã ban hành “Hướng dẫn tham vấn ý kiến cộng đồng” và “Sổ tay quản lý rừng cao su bền vững theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế” để các công ty cao su thành viên áp dụng

Bên cạnh đó, Tập đoàn VRG đã phối hợp với Hiệp hội Cao su Việt Nam tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm về chủ đề phát triển bền vững; trao đổi với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế để hỗ trợ ngành cao su Việt Nam phát triển bền vững, hướng đến được cấp giấy chứng nhận cho nguyên liệu và sản phẩm cao su theo các tiêu chuẩn quốc tế. Để triển khai chương trình và kế hoạch phát triển bền vững, VRG đã tiến hành ký kết Quy chế phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp; thỏa thuận hợp tác với tổ chức Oxfam, PanNature; ký hợp đồng tư vấn thực hiện chứng chỉ rừng giữa các đơn vị thành viên của Tập đoàn với Viện Nghiên cứu Lâm sinh và Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thực trạng quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt

4.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý nhà công sản của Tập đoàn a Bộ máy quản lý của nhà nước về nhà công sản

Bộ máy quản lý của nhà nước về nhà công sản theo Nghị định 167 của Chính phủ được trình bày trên Sơ đồ 4.1.

Chủ sở hữu Bộ Tài chính

Người đại diện vốn tại nhà nước tại Doanh nghiệp

Sơ đồ 4.1 Bộ máy quản lý nhà công sản của Chính phủ đối với doanh nghiệp

Nguồn: Chính phủ (2017) Theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm

2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là cơ quan thường trực trong công tác quản lý các tài sản công. Thủ tướng Chính phủ chỉ có ý kiến xử lý đối với công tác quản lý tài sản công khi có sự khác nhau giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý tài sản công cũng như nhà công sản.

Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu trong việc quản lý tài sản công nói chung và nhà công sản nói riêng Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ

Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lấy ý kiến của chủ tài khoản tạm giữ về nguồn tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 18, khoản 5 Điều 19, khoản 5 Điều 23, khoản 7 Điều 24, khoản 6 Điều 25 theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm: Thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nhà, đất và tình hình thực hiện phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan chức năng kiểm tra; Tự kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. b Bộ máy quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam,

Thực hiện theo Quyết định số 2090/QĐ-TTg ngày 26/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển thành

Phòng Tài chính kế toán

Phòng kế hoạch đầu tư

Các đơn vị, công ty thuộc Tập đoàn

Sơ đồ 4.2 Sơ đồ tổ chức của quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(2019) Đối với công tác quản lý nhà, đất Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam giao cho Ban Kế hoạch Đầu tư là đơn vị đầu mối tham mưu, Ban Kế hoạch Đầu tư sẽ thừa ủy quyền của lãnh đạo Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị thành viên về các

Công ty cổ phần Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, Công ty mẹ Tập đoàn đã chính thức chuyển sang CTCP từ ngày 01/6/2018 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301266564 và có tên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Cơ cấu tổ chức như sau:

- Các ban chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò tham mưu như: Ban Kế hoạch Đầu tư, Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý Kỹ thuật, Ban Công nghiệp, Ban Xây dựng cơ bản, Ban Thanh tra bảo vệ quân sự, Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Lao động Tiền lương, Ban Xuất nhập khẩu, Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể, Văn phòng Tập đoàn;

Cơ cấu tổ chức quản lý nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp Cao su

Việt Nam như sau: Đại hội đồng cổ đông

Ban Tổng Giám đốc nhiệm vụ liên quan tới quản lý các cơ sở nhà đất giao cho các đơn vị thành viên được quản lý, sử dụng.

Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là công ty nhà nước; được Nhà nước giao đất để thống nhất quản lý và bố trí diện tích sản xuất, kinh doanh cao su cho các công ty con; có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua quản lý quỹ đất, vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường; trực tiếp kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có các đơn vị thành viên, như:

+ Các đơn vị sự nghiệp có thu do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giữ 100% vốn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam; Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su;

+ 20 Công ty TNHH MTV do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 02 đơn vị sự nghiệp có thu do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn: Tập đoàn trực tiếp quản lý và điều hành SXKD các đơn vị này thông qua các quyết định, văn bản chỉ đạo thực hiện.

+ 9 Công ty do Tập đoàn và các đơn vị thành viên nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối.

+ 70 Công ty do Tập đoàn và các đơn vị thành viên nắm giữ cổ phần, vốn góp và 21 Công ty liên kết: Tập đoàn quản lý và điều hành các đơn vị này thông qua Người đại diện vốn của Tập đoàn và các quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn.

+ Các công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

Công ty cổ phần Cao su Hoà Bình;

Công ty CP thể thao Ngôi sao Geru;

Công ty Cao su Phước Hòa; Công ty Cao su Đồng Phú;

Công ty Cao su Bà Rịa;

Công ty cổ phần Công nghiệp và xuấ khẩu;

Công ty Cơ khí Cao su;

Công ty Cao su Tây Ninh;

Công ty Cao su Tân Biên.

+ Các Tổng Công ty, Công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:

Các tổng công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con: Tổng công ty Cao su Đồng Nai; Tổng công ty Công nghiệp cao su;Tổng công ty Cao su Việt Lào.

Công ty Cao su Bình Thuận; Công ty Cao su Quảng Ngãi; Công ty Cao su Quảng Trị; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Hố Nai; Công ty cổ phần Sông Côn;Công ty TNHH BOT 741 Bình Dương; Công ty Cao su Bình Long; Công ty Cao su Lộc Ninh; Công ty Cao su Phú Riềng; Công ty cổ phần cao su Lai Châu; Công ty cổ phần cao su Lai Châu 2; Công ty cổ phần cao su Sơn La; Công ty cổ phần cao su Điện Biên; Công ty cổ phần cao su Yên Bái; Công ty cổ phần phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam; Công ty cổ phần cao su Hà Giang; Công ty Cao su Krông Buk; Công ty Cao su Eah Leo; Công ty Cao su Chư Păh; Công ty Cao su Chư Prông; Công ty Cao su Mang Yang; Công ty Cao su Chư Sê; Công ty Cao su Kon Tum; Công ty Cao su Quảng Nam; Công ty Cao su Hà Tĩnh; Công ty Cao su Thanh Hoá; Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cao su Nghệ An.

CTCP Kho vận và Dịch vụ hàng hoá; CTCP Cao Su Kỹ thuật Đồng Phú (DORUFOAM); CTCP Kỹ thuật Xây dựng cơ bản và Địa ốc cao su; CTCP Đầu tư Xây dựng cao su; CTCP Xây dựng và Tư vấn đầu tư; CTCP Dịch vụ Thương mại và Du lịch cao su; CTCP Fico ciment Tây Ninh; CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên; CTCP Đầu tư và Xây dựng cầu Hàn; CTCP Đầu tư Phát triển đô thị & Khu công nghiệp Geruco; CTCP Thống Nhất; CTCP Thuỷ điện Cửa Đạt;

CT TNHH BOT Cơ sở hạ tầng Đồng Tháp Xí nghiệp Liên doanh Visorutex.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, nhà nước nắm 96,77% vốn điều lệ.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, trước ngày 31/12/2017, là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hiện Tập đoàn được giao quản lý và sử dụng

Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

4.3.1 Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước

Trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ quản lý nhà công sản đã từng bước được hình thành để đưa công tác quản lý nhà công sản tại các tập đoàn đi vào nề nếp Song, yều cầu thực tế quản lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chế độ quản lý nhà công sản vừa thiếu, vừa thừa, chưa có tính đồng bộ, pháp lý cao.Có những chính sách không phù hợp với thực tế Do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản Căn cứ Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg, ngày 18-7-2006 của thủ tướng chính phủ và Thông tư số 94/2006/TT-BTC, ngày 09-10-2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 170/2006/QĐ-TTg Các văn bản điều chỉnh từng loại nhà công sản đã được ban hành song còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế Việc đơn vị chưa xây dựng được một quy định mang tính hệ thống của quản lý nhà công sản là một nguyên nhân căn bản của những yếu kém trong hệ thống quản lý nhà công sản hiện tại của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam – công ty cổ phần Khi chưa xây dựng được quy chế thì kéo theo đó bộ máy quản lý nhà công sản cũng sẽ chưa được đầy đủ và chặt chẽ.

Các thể chế, chính sách là do còn nhiều kẽ hở, chưa phù hợp, chưa sát với thực tế dẫn đến việc quản lý tài sản công gặp nhiều khó khăn hơn Trong đó, một số bất cập chính như định giá bán, thanh lý tại các cơ quan vẫn còn tình trạng giá thanh lý cao hơn giá kê khai.

Qua khảo sát cho thấy, vẫn có hơn 17% ý kiến cho rằng một số quy định, chính sách chưa thực sự phù hợp với thực tế, cần có sự thay đổi để áp dụng sát với thực tế hơn, như về thời gian thanh lý, sửa chữa hay nâng cấp nhà không nên cứng nhắc mà cần xem xét cụ thể tình hình thực trạng của căn nhà đó.

Bảng 4.18 Đánh giá của cán bộ về chính sách quản lý nhà công sản

Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Phù hợp 60 66.67 ít phù hợp 12 13.33

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2019)

4.3.2 Các quy định về quản lý nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Tập đoàn quản lý nhà công sản dựa trên các văn bản pháp lý như sau:

Quyết định 09/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/1/2007 về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hưu nhà nước.

Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Thông tư số 175/2009/TT-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.

Quyết định 140/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 09/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/1/2007 về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hưu nhà nước;

Quyết định số 2985/QĐ-BTC ngày 9/12/2011 của Bộ Tài chính về bà hành Quy chế quản lý tài chính, quản lý tài sản cố định, đầu tư tài sản cố định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Theo Điều 11 của Quyết định số 2985/QĐ-BTC ngày 9/12/2011 của Bộ Tài chính về bà hành Quy chế quản lý tài chính, quản lý tài sản cố định, đầu tư tài sản cố định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Tài sản cố định của Tập đoàn bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình Tiêu chuẩn để xác định tài sản cố định được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản cố định, các dự án đầu tư, xây dựng: Hội đồng thành viên quyết định các dự án đầu tư có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của Tập đoàn được công bố tại quý gần nhất hoặc không vượt quá mức giá trị tối đa quy định tại Điều lệ của Tập đoàn Các dự án đầu tư trên mức quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên báo cáo chủ sở hữu Tập đoàn quyết định; Hội đồng thành viên phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên Trình tự thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Nhà nước ban hành.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013;

Từ khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tiêu chuẩn, định mức đã được ban hành khá đồng bộ và đầy đủ; công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã dần đi vào nề nếp; tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng bước được khắc phục; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên; hiệu quả trong sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng, góp phần quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản công còn bất cập, phân tán và sử dụng chưa thực sự hiệu quả so với tiềm năng; việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô công có lúc, có nơi chưa nghiêm; phương thức trang bị tài sản chủ yếu vẫn là mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước, chậm được đổi mới; việc khai thác, huy động nguồn lực từ tài sản công hiệu quả chưa cao; trong nhiều trường hợp còn thất thoát, lãng phí, nhất là đối với đất đai, trụ sở làm việc, xe ô tô công Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, khắc phục triệt để những hạn chế và những bất cập nêu trên Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, đã ban hành các văn bản sau:

Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.

Luật quản lý sử dụng tài sản công ngày 21/06/2017;

Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;

Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Nghị đinh số 152/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp Tiêu chuẩn,định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Cơ quan ViệtNam ở nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

Quyết định số 209/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 13 tháng 2 năm 2018 về công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính.

Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (bao gồm: đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất) theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 167/2017/NĐ-CP) bao gồm: Lập báo cáo kê khai, tổng hợp và lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất Hội đồng xác định giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức chỉ định Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý nhà, đất theo các hình thức: giữ lại tiếp tục sử dụng; chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý và bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường Hỗ trợ di dời các hộ gia đình, cá nhân đã bố trí làm nhà ở không đủ điều kiện chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý Quản lý, sử dụng tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được xác định là phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư từ nguồn tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

Thông tư số 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn,khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp Chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bảng 4.19 Số lượng văn bản pháp luật về quản lý nhà công sản

TT Cấp ban hành Số lượng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

4.3.3 Trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà cộng sản của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

Ban Giám đốc Tập đoàn và các công ty cổ phần có trách nhiệm trực tiếp quản lý, đôn đốc các bộ phận tham mưu giúp việc mở sổ sách theo dõi quản lý, khấu hao tài sản, tổ chức triển khai các bộ phận trong cơ quan bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên tài sản theo đúng quy định Khen thưởng kịp thời các cá nhân, bộ phận trong công tác quản lý khai thác sử dụng nhà công sản đúng mục đích có hiệu quả; phát hiện xử lý kịp thời những cá nhân sử dụng nhà công sản không đúng mục đích, cố ý làm hư hỏng tài sản công.

Bảng 4.20 Đánh giá của cán bộ về trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà công sản

Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2019)

Qua khảo sát các cán bộ về trách nhiệm của các cán bộ trong quản lý nhà công sản của Tập đoàn cho thayasm có 10% ý kiến đánh giá có tinh thần và trách nhiệm cao, có hơn 45% ý kiến đánh giá tinh thần và trách nhiệm cao, có hơn 34% ý kiến đánh giá tinh thần và trách nhiệm ở mức trung bình và vẫn có 10% ý kiến đánh giá tinh thân trach nhiệm của các bộ quản lý còn mức thấp, một số cán bộ còn lơ là, chư thực sự sát sao, chú ý đến việc sử dụng nhà công sản một cách tối ưu nhất.

4.3.4 Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản

Giải pháp tăng cường quản lý nhà công sản tại Tập đoàn Công nghiệp

4.4.1 Căn cứ và định hướng đề xuất giải pháp a Căn cứ

Căn cứ vào thực trạng quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết quả nghiên cứu 4.1 và 4.2 là căn cứ đề xuất giải pháp Tập đoàn cũng cũng đã có hướng đầu tư đúng và biết cách quản lý đầu tư nhà công sản một cách hợp lý Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quản lý nhà công sản của các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản công nói chung và nhà công sản nói riêng. b Định hướng

Từng bước hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng nhà công sản Các văn bản, của Chính phủ, Bộ Tài chính: Quản lý, sử dụng nhà công sản tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; Quản lý, sử dụng nhà công sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước; Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; Chính sách tài chính liên quan tới thu tiền sử dụng nhà, cho thuê nhà.

Phân định nhà công sản do cấp nào quản lý thì cấp đó quyết định việc đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nhà công sản tại khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, quản lý tài chính đối với các tài sản khác.

Tổ chức sắp xếp lại, xử lý nhà công sản để đảm bảo quản lý, sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức, phần dôi dư được bố trí điều chuyển để phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có tài sản hoặc xử lý bán, thanh lý thu tiền nộp ngân sách nhà nước.

Qua đánh giá ta thấy hệ thống quản lý nhà công sản tại tập đoàn cao su

Việt Nam – công ty cổ phần Quy trình thủ tục của các trường hợp xây mới, bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản trong tập đoàn về cơ bản là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo một trình tự xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của quản lý Bên cạnh đó, ngoài những hạn chế nêu trên vẫn còn một số hạn chế về số lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong đơn vị so với khối lượng công việc và yêu cầu chất lượng thông tin ngày càng cao Tất cả những hạn chế, tồn tại này chỉ được khắc phục triệt để thì công tác quản lý nói chung, hệ thống quản lý nhà công sản nói riêng của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam – công ty cổ phần mới thực sự có hiệu quả Xuất phát từ những hạn chế trong hệ thống quản lý nhà công sản của tập đoàn, đề tài đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần khắc phục những hạn chế đó:

4.4.2 Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

4.4.2.1 Đổi mới quy trình lập kế hoạch mua sắm nhà công sản Đây là một hoạt động tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong quản lý và đo lường công việc thực hiện của các đơn vị so với mực tiêu đề ra Nó bao gồm nhiều công đoạn: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả nhắm tới… Ngoài ra, cần có kế hoạch dài hạn và chủ động hơn nữa trong công tác lập kế hoạch sử dụng, sửa chữa và xây mới nhà công sản.

Quy định việc lập dự toán kinh phí, sửa chửa, nâng câp và xây mới nhà công sản và thẩm quyền quyết định sửa chửa, nâng câp và xây mới nhà công sản theo nguyên tắc: hàng năm, căn cứ vào thực trạng tài sản hiện có và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nước để xác định nhu câu mua sắm tài sản, lập báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để các đơn vị Quyết định đưa vào dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan hành chính thuộc địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định của pháp luật về NSNN. Đây là một hoạt động tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong quản lý và đo lường công việc thực hiện của các đơn vị so với mục tiêu đề ra Nó bao gồm nhiều công đoạn: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả nhắm tới… Ngoài ra, cần có kế hoạch dài hạn và chủ động hơn nữa trong công tác lập kế hoạch xây mớinhà công sản.

Quy định việc lập dự toán kinh phí, xây mới nhà công sản và thẩm quyền quyết định việc xây mới nhà công sản.

4.4.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý theo dõi, kiểm kê nhà công sản

Cần xây dựng một hệ thống quản lý nhà công sản mang tính quy chuẩn và phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý Các căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sảntrong đơn vị là căn cứ để quản lý và trang bị tài sản cho các đơn vị

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý nhà công sản Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, sử dụng nhà công sản.

Cần xây dựng một hệ thống quản lý tài sản mang tính quy chuẩn và phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý Căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn Các căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí trong đơn vị thuộc Tập đoàn là căn cứ để đầu tư nhà công sản cho các đơn vị; đồng thời là thước đo đánh giá việc quản lý, sử dụng nhà công sản của từng đơn vị tiết kiệm hay lãng phí Ngoài ra, các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sản còn là công cụ để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng nhà công sản của các đơn vị Tập đoàn.

Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý, chính sách hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sản trong cơ quan Ban hành quy định quản lý, sử dụng nhà công sản trên cơ sở văn bản pháp quy của Nhà nước, làm rõ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sản.

4.4.2.3 Nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý

Tập đoàn cần chủ động báo cáo các cấp có thẩm quyền để phân biệt rõ đâu là nhà công sản, đâu là các bất động sản đầu tư vì hai khái niệm này hiện chưa được phân biệt cụ thể, rõ ràng Kết quả dẫn tới trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý, điều hành của chủ sở hữu cũng không cụ thể.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cần đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thông qua các hội nghị tổng kết, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong các đơn vị thuộc tập đoàn cũng như các doanh nghiệp khác và cơ quan quản lý các cấp để có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà công sản

4.4.2.4 Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng nhà công sản

Căn cứ vào thực trạng nhà công sản, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý, sử dụng nhà công sản, lập dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản Sau khi dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sảnđược duyệt, các đơn vị phải sử dụng kinh phí theo đúng mục đích và có hiệu quả.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lýnhà công sản hướng dẫn trong việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước.

4.4.2.5 Phối hợp chặt chẽ, thực hiện triệt để các chỉ đạo của cơ quan cấp trên

Theo sơ đồ tại hình 4.2 ta thấy rõ các cơ quan quản lý nhà công sản cấp trên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, cụ thể:

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Ngọc Cẩm và Phạm Cường (2019). Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam công bố chương trình phát triển bền vững. Truy cập ngày 15/5/2019 tại:http://dangcongsan.vn/kinh-te/tap-doan-cong-nghiep-cao-su-viet-nam-cong-bo-chuong-trinh-phat-trien-ben-vung-524013.html Link
6. Nguyễn Trọng Tuấn (2016). Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới. https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Kinh-nghiem-quan-ly-dat-dai-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-2505/. Truy cập ngày 04/10/2018 Link
10. Huy Nguyễn (2018). Mô hình ủy ban quản lý và giám sát tài sản. Truy cập ngày 20/11/2019 tại http://www.scic.vn/index.php/57-pressrelease/press-reference/789-trung-qu-c-c-i-cach-dnnn-can-thi-p-hanh-chinh-hay-ban-tay-th-tru-ng.html Link
12. Trần Đức Thắng và Nguyễn Tân Thịnh (2017). Quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp. Truy cập ngày 04/10/2018 tạihttp://stc.binhphuoc.gov.vn/thong-tin-tai-chinh/quan-ly-su-dung-tai-san-cong-thuc-trang-va-giai-phap-121.html Link
13. Thiên Ân (2019). Thanh tra phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng nhà, đất công sản. Truy cập ngày 15/10/2019 tại http://thanhtravietnam.vn/tin-trong-nganh/thanh-tra-phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-quan-ly-su-dung-nha-dat-cong-san-187051 Link
16. Minh Anh (2019). Gỡ vướng sắp xếp lại nhà, đất công. Truy cập ngày 10/10/2019 tại http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2019-08-16/go-vuong-sap-xep-lai-nha-dat-cong-75203.aspx Link
17. Nội Chính (2018). Quản lý nhà, đất công: Tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm sai phạm. Truy cập ngày 10/10/2019 tại http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/ Link
19. Nguyễn Tân Thịnh (2016). Giải pháp quản lý, sử dụng tài sản công tiết kiệm, hiệu quả. Truy cập ngày 8/9/2019 tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-quan-ly-su-dung-tai-san-cong-tiet-kiem-hieu-qua-115717.html Link
20. Phạm Thị Hồng Đào (2016). Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và những vấn đề cần hoàn thiện. Bộ tư pháp. Truy cập ngày 20/8/2017 tạihttp://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2059 Link
1. Bộ Tài chính (2017). Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công Khác
2. Chính phủ (2017a). Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công Khác
3. Cục quản lý công sản (2016)a. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2014, 2015. Tạp chí tài chính. Kỳ I tháng 12/2016 Khác
4. Cục quản lý công sản (2016b). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; 2014,2015. Tạp chí tài chính. Kỳ I tháng 12/2016 Khác
9. Thủ tướng Chính phủ (2008). Quyết định 140/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 09/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/1/2007 về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hưu nhà nước Khác
11. Thủ tướng Chính phủ (2016). Chỉ thị số 31/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Ban hành ngày 02.11.2016 Khác
14. Nguyễn Mạnh Hùng (2014). Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế Khác
15. Nguyễn Tân Thịnh (2016). Để khai thác hiệu quả nguồn lực từ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập. Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 5/2016 Khác
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2018). Chỉ thị tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, Cao Bằng Khác
22. Thủ tướng Chính phủ (2007). Quyết định 09/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/1/2007 về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hưu nhà nước Khác
23. Chính phủ (2014). Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và chính sách đối với các công ty nông, lâm nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Phân loại tài sản công theo công dụng của tài sản - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Hình 2.1. Phân loại tài sản công theo công dụng của tài sản (Trang 29)
Hình 2.2. Phân loại tài sản theo cấp quản lý - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Hình 2.2. Phân loại tài sản theo cấp quản lý (Trang 30)
Hình 2.3. Phân loại tài sản công theo đối tượng sử dụng tài sản - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Hình 2.3. Phân loại tài sản công theo đối tượng sử dụng tài sản (Trang 31)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (Trang 58)
Hình 3.1. Vườn cây cao su và chế biển mủ cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Hình 3.1. Vườn cây cao su và chế biển mủ cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Trang 60)
Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra (Trang 62)
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà công sản của Chính phủ đối với doanh nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà công sản của Chính phủ đối với doanh nghiệp (Trang 67)
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tổ chức của quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tổ chức của quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Trang 69)
Bảng 4.2. Kế hoạch xây mới nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Bảng 4.2. Kế hoạch xây mới nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Trang 73)
Bảng 4.3. Kế hoạch kinh phí xây mới, sửa chữa và nâng cấp nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Bảng 4.3. Kế hoạch kinh phí xây mới, sửa chữa và nâng cấp nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Trang 75)
Bảng 4.4. Mức độ đánh giá của CBCNV về công tác lập kế hoạch sử dụng và xây mới nhà công sản - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Bảng 4.4. Mức độ đánh giá của CBCNV về công tác lập kế hoạch sử dụng và xây mới nhà công sản (Trang 77)
Bảng 4.7. Kinh phí sửa chữa, nâng cấp của nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Bảng 4.7. Kinh phí sửa chữa, nâng cấp của nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Trang 80)
Bảng 4.6. Diện tích sửa chữa, nâng cấp của nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Bảng 4.6. Diện tích sửa chữa, nâng cấp của nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Trang 80)
Bảng 4.8. Tình hình tiến độ các công tình sữa chữa, nâng cấp nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam
Bảng 4.8. Tình hình tiến độ các công tình sữa chữa, nâng cấp nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Trang 82)
w