1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình

119 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Trồng Trọt Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Tỉnh Ninh Bình
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Đình Thao
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,58 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (15)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (15)
      • 2.1.1. Một số khái niệm liên quan (15)
      • 2.1.2. Lý luận về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (21)
      • 2.1.3. Tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (26)
      • 2.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao. 15 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao 17 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển trồng trọt UDCNC trên thế giới (27)
      • 2.2.2. Thực tiễn phát triển trồng trọt UDCNC ở Việt Nam (32)
      • 2.2.3. Các chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (35)
      • 2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh (41)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (42)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (42)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên (42)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (47)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (51)
      • 3.2.1. Phương pháp tiếp cận, chọn điểm và khung phân tích (0)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin (53)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích (53)
      • 3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu (54)
      • 3.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu (54)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (57)
    • 4.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng trọt tại tỉnh Ninh Bình 45 1. Khái quát tình hình sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh (57)
      • 4.1.2. Thực trạng sản xuất trong trồng trọt UDCNC tại tỉnh Ninh Bình . 53 4.1.3. Hiệu quả sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (66)
      • 4.1.4. Phân tích chuỗi giá trị các sản phẩm trồng trọt (72)
      • 4.1.5. Tác động của UDCNC trong trồng trọt (77)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến udcnc trong ngành trồng trọt (78)
      • 4.2.1. Yếu tố về đặc điểm hộ (78)
      • 4.2.2. Thị trường (84)
      • 4.2.3. Hệ thống thông tin (86)
      • 4.2.4. Chính sách (86)
      • 4.2.5. Phân tích SWOT (88)
    • 4.3. Các giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt (91)
      • 4.3.1. Phương hướng phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao (91)
      • 4.3.2. Các giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt (92)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (101)
    • 5.1. Kết luận (101)
    • 5.2. Kiến nghị (102)
  • Tài liệu tham khảo (105)
  • Phụ lục (108)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

Cơ sở lý luận về phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

2.1.1 Một số khái niệm liên quan

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia

Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội của doanh nghiệp Muốn vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích lũy vốn (Trần Văn Chử, 2008).

Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp, một quốc gia nào muốn phát triển thì đòi hỏi phải phát triển toàn diện cả về chiều sâu và chiều rộng nhưng chú trọng phát triển theo chiều sâu là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản (Bùi Chí Bửu, 2009).Trồng trọt: Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; thức ăn cho chăn nuôi; nguyên liệu cho công nghiệp; nông sản để xuất khẩu Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng có giá trị bởi sức ép về lương thực thực phẩm cho con người ngày một gia tăng (Bùi Chí Bửu, 2009)

Phát triển trồng trọt: Phát triển trồng trọt là các biện pháp nhằm tăng sản phẩm trồng trọt để đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong trồng trọt một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả của sản xuất (Bùi Chí Bửu, 2009)

Công nghệ là sự tạo ra, sự biến đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể Công nghệ cũng có thể chỉ là một tập hợp những công cụ như vậy, bao gồm máy móc, những sự sắp xếp, hay những quy trình Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình Thuật ngữ có thể được dùng theo nghĩa chung hay cho những lĩnh vực cụ thể, ví dụ như "công nghệ xây dựng", "công nghệ thông tin".

Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm (Quốc hội, 2000)

Ngoài ra có quan điểm cho rằng “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” (Hải Ninh, 2006)

Nhìn chung các quan niệm đều đi vào làm rõ công nghệ là môn khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học bao gồm các phương tiện kỹ thuật, công cụ, kỹ năng, bí quyết, phương pháp… sử dụng trong quá trình sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người

Theo Hoàng Anh (2011), ngày nay, công nghệ về mặt nội dung gồm bốn bộ phận hợp thành được gọi là bốn thành phần công nghệ:

Một là, phần kỹ thuật là phần công nghệ được hàm chứa ở trong các phương tiện kỹ thuật; bao gồm: các công cụ, thiết bị máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác Trong công nghệ, các thành phần này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi, ứng với một quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ Các phần kỹ thuật của công nghệ chính là “phần cứng”

Hai là, phần con người là phần công nghệ hàm chứa trong kỹ năng con người trong quá trình hoạt động công nghệ bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, khả năng học hỏi và các tố chất của con người.

Ba là, phần thông tin là phần công nghệ được hàm chứa trong các dữ liệu và nhờ đó con người có thể sử dụng, thực hiện nó một cách hiệu quả các hoạt động công nghệ, bao gồm bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế…nó được bảo vệ theo Luật Bản quyền sở hữu công nghiệp.

Bốn là, phần tổ chức, quản lý là phần công nghệ hàm chứa trong khung của thể chế, xây dựng cấu trúc của tổ chức bao gồm các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận trong hoạt động khoa học, công nghệ Kích thích người lao động làm việc để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các thành phần của một công nghệ có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau Bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo bốn thành phần trên Mỗi thành phần đều đảm nhiệm những chức năng nhất định Sự kết hợp chặt chẽ bốn thành phần trên là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao Do đó, khi muốn đổi mới công nghệ phải đồng thời nâng cấp cả bốn thành phần công nghệ một cách tương thích. Tóm lại, công nghệ là toàn bộ hệ thống các công cụ, phương tiện kỹ thuật, bí quyết, phương pháp tổ chức, quản lý nhằm khai thác, biến đổi nguồn lực tự nhiên thành các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. CNC là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có (Hoàng Anh, 2011).

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung

- Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam,

- Phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy,

- Phía tây giáp Thanh Hóa,

- Phía nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ)

Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình (2016)

3.1.1.2 Địa hình, đất đai và thổ nhưỡng Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:

Bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh Vùng này độ cao trung bình từ 0,9÷1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau củ quả màu, cây công nghiệp ngắn ngày Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, thương nghiệp dịch vụ, phát triển cảng sông.

Vùng đồi núi và bán sơn địa

Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Độ cao trung bình từ 90-120m Đặc biệt khu vực núi đá có độ cao trên 200m.

Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vảu, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng

Ninh Bình có trên 15km bờ biển Vùng này thuộc diện tích của 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản Đất đai

Tỉnh Ninh Bình với 68.173 ha diện tích đất nông nghiệp cùng những thế mạnh về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu và con người đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Ninh Bình phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi Có thể nhận thấy diện tích đất nông nghiệp của Ninh Bình được phân theo 3 vùng, miền: Vùng đồi, núi, bán sơn địa thuộc các huyện, thị: Nho Quan, Thị xã Tam Điệp, một phần Gia Viễn, Yên Mô và Hoa Lư; Vùng đồng bằng chiêm trũng thuộc các huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Yên

Mô, Yên Khánh và Kim Sơn; Vùng ven biển nước lợ thuộc huyện Kim Sơn.

Kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất năm 1998 của Hội Khoa học đất Việt Nam cho thấy, đất Ninh Bình gồm 7 nhóm đất chính:

Bảng 3.1 Phân loại thổ nhưỡng tỉnh Ninh Bình

STT Loại đất Diện tích Địa điểm (nếu có ghi theo khu vực hoặc thôn,

1 Đất mặn 7.331,10 Chủ yếu ở các xã ven biển của huyện Kim Sơn

2 Đất phù sa 69.281,63 Huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô,

Gia Viễn, Nho Quan Phân bố ở những khu vực có địa hình trũng như

3 Đất glây 6.213,31 Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, Yên Mô và thị xã

4 Đất than 65,92 Tập trung ở huyện Nho Quan, Yên Mô và thị xã bùn Tam Điệp

5 Đất đen 4822,84 Chủ yếu ở huyện Nho Quan, Yên Mô và thị xã

6 Đất xám 23918,86 Thị xã Tam Điệp, Huyện Nho Quan, Gia Viễn,

7 Đất tầng 335,38 Chủ yếu ở huyện Nho Quan và một số nơi khác mỏng

Nguồn: Viện thổ nhưỡng nông hóa (2013)

- Nhóm đất mặn: Diện tích 7.331 ha chiếm 6,55% diện tích điều tra, được hình thành do trầm tích biển và trầm tích sông biển Phân bố chủ yếu ở các xã ven biển của huyện Kim Sơn bao gồm đất mặn sú vẹt, đất mặn nhiều và đất mặn trung bình, mặn ít

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 69.281 ha, chiếm 61,88% diện tích điều tra, gồm các loại đất là đất phù sa được bồi tụ hàng năm, đất phù sa không được bồi tụ, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng phèn tiềm tàng sâu, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng trũng, lầy thụt, đất than bùn Nhóm đất này phân bố hầu hết trên các huyện, thị, thành phố trong tỉnh

- Nhóm đất Glây: diện tích 6.213 ha chiếm 5,55 % diện tích điều tra : gồm các loại đất là đất phù sa không được bồi tụ, phân bố chủ yếu ở vùng thấp trũng huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, yên Mô và thị xã Tam Điệp.

- Nhóm đất Than bùn: Diện tích 66 ha, chiếm 0,6 % diện tích điều tra Phân bố ở thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Yên Mô

- Nhóm Đất đen: Diện tích 4.823 ha chiếm 4,31% diện tích điều tra và phân bố chủ yếu ở huyện Nho Quan, Yên Mô và thị xã Tam Điệp

- Nhóm đất xám: Diện tích 23.919 ha, chiếm 21,36% diện tích điều tra, bao gồm 5 loại đất chính là đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng do trồng lúa biến đổi Do chiếm diện tích tương đối lớn, phân bố trên vùng đồi và có nơi còn khá tốt nên thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; phân bố chủ yếu ở Tam Điệp, Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư

- Nhóm đất xám bạc màu: Diện tích là 335 ha, chiếm 0,3 % diện tích điều tra, phân bố chủ yếu ở các xã thuộc huyện Nho Quan Nhóm đất này phân bố trên địa hình dốc nên bị xói mòn và rửa trôi, làm mất các chất dinh dưỡng;

Khí hậu Ninh Bình mang những đặc điểm của tiểu khí hậu đồng bằng sông Hồng, có mùa đông lạnh ít mưa và mùa hè nắng nóng mưa nhiều Ngoài ra, Ninh Bình còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, đông nam và khí hậu ven biển.

- Nhiệt độ: Trung bình năm khoảng 24,2 0 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 khoảng 16,5-18 0 C và trung bình cao nhất vào tháng 7 xấp xỉ 28.5 0 C Tổng nhiệt độ năm đạt tới trên 8.800 0 C, có tới 8 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình đạt trên 20 0 C

- Giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình đạt trên 1.300 giờ/năm, tập trung chủ yếu vào mùa hạ

- Độ ẩm: Trung bình hàng năm là 84,0% (cao nhất 89,0% mùa hạ, thấp nhất

- Lượng mưa: mùa mưa diễn ra vào mùa hạ (từ giữa tháng 4 đến tháng 10), tập trung đến trên 85% lượng mưa trong năm; Mùa khô lượng mưa thấp chiếm khoảng 15% (từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 4 năm sau) Lượng mưa trung bình năm trên 1.800 mm, phân bố không đều trong năm nhưng phân bố khá đều trên toàn bộ diện tích

Nhìn chung, chế độ khí hậu, thuỷ văn tương đối thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng năng suất cây trồng thúc đẩy sản xuất phát triển Hạn chế lớn nhất là mùa khô thì hạn hán, mùa mưa gây úng, lũ lụt và một số con sông phải đảm nhiệm vai trò phân lũ, chậm lũ cho một phần của vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp tiếp cận, chọn điểm nghiên cứu

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đề tài là phương pháp tiếp cận thực trạng phát triển công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp từ Trung ương xuống địa phương, đến triển khai thực hiện tại địa phương, đến kết quả thực hiện theo trình tự có tính hệ thống Đồng thời chỉ ra mối quan hệ phối hợp thực hiện giữa các bên trong phát triển công nghệ cao, mối quan hệ giữa phát triển công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với thực hiện các chương trình khác của địa phương như chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới….Do đó, khi nghiên cứu phát triển công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương cần phải tìm hiểu chúng trong mối quan hệ hệ thống từ việc đề ra các giải pháp đến việc tổ chức thực hiện và kết quả tổ chức thực hiện giải pháp Như vậy, chúng ta mới có thể đánh giá đúng nhất về thực trạng phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nghĩa là xem xét sự tham gia của các bên liên quan từ cán bộ các cấp huyện, xã, HTX, các nhà khoa học, Doanh nghiệp và người nông dân trong phát triển công nghệ cao trên địa bàn nghiên cứu… Trong đó, cán bộ nghiên cứu sẽ cùng với cán bộ cấp huyện, xã, HTX, nhà khoa học, doanh nghiệp, hộ nông dân và các bên có liên quan tìm hiểu về chủ trương, định hướng phát triển, các nhóm giải pháp cơ bản của ngành, của huyện về xây dựng công nghệ cao Cùng nhau phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đưa ra những ý kiến, góp ý để hoàn thiện giải pháp Cán bộ nghiên cứu đóng vài trò là thúc đẩy viên, hướng dẫn, chia sẻ, tạo cơ hội tìm kiếm để cung cấp các lựa chọn và tổng hợp, phân tích Khách thể nghiên cứu là cán bộ các cấp, nhà khoa học, doanh nghiệp và hộ nông dân sẽ đóng vai trò chủ động trong việc cung cấp các thông tin, các nhu cầu và đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện và tiềm năng của địa bàn nghiên cứu.

Trong việc thực hiện áp dụng ứng dụng công nghệ trong sản xuất tại cùng địa bàn thì hiệu quả sản xuất giữa nhóm hộ áp dụng công nghệ và nhóm không áp dụng là khác nhau, vì vậy cách tiệp cận này cho thấy được hiệu quả rõ nét trong việc áp dụng UDCNC trong sản xuất

3.2.1.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Ninh Bình là tỉnh có kinh tế tương đối phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Trong những năm gần đây bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới, tuy nhiên kết quả sản xuất ngành nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Phát triển UDCNC trong trồng trọt cần được đẩy mạnh Vì vậy, chúng tôi đã chọn tỉnh Ninh Bình để nghiên cứu Để nghiên cứu phát triển UDCNC trong trồng trọt trên địa bàn tỉnh, chúng tôi tiến hành chọn 2 huyện làm điểm nghiên cứu: huyện Yên Khánh và huyện Nho Quan

Huyện Yên Khánh là huyện có UDCNC trong trồng trọt phát triển ở mức cao so với mặt bằng chung của tỉnh, người dân nhanh chóng áp dụng các mô hình UDCNC vào trồng trọt

Huyện Nho Quan là huyện mà người dân có nhận thức chậm, có UDCNC trong trồng trọt phát triển ở mức thấp nhất, có rất ít mô hình được xây dựng, do người dân thiếu hiểu biết và đa số rất bảo thủ trong việc áp dụng kỹ thuật mới.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.2.1 Thông tin thứ cấp/Số liệu đã công bố

Thông tin cơ bản về tình hình áp dụng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Ninh Bình

Nguồn số liệu được thu thập từ các cơ quan địa phương có hoạt động trong lĩnh vực UDCNC trong trồng trọt

Các nghiên cứu có liên quan đến tình hình áp dụng công nghệ cao trong trồng trọt

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp/Số liệu mới

Trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện xã, doanh nghiệp và HTX tham gia áp dụng UDCNC trong trồng trọt Điều tra trường hợp điển hình (case study) với các cá nhân, nhóm Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng hệ thống bảng hỏi (structured survey) với các hộ gia đình

Chọn điểm và chọn mẫu (loại hộ và số lượng hộ): khảo sát các hộ nông dân ở 2 huyện

Bảng 3.3 Phân loại mẫu khảo sát (hộ)

STT Đơn vị Huyện Yên Khánh Huyện Nho Quan

3 DN/HTX cung ứng đầu 1 1 vào

4 DN/HTX tiêu thụ đầu ra 2 2

Nguồn Tổng hợp của tác giả (2016) 3.2.3 Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề Để phân tích các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả để để tính toán các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn đến phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp so sánh trong và ngoài vùng thực hiện dự án Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế - xã hội giống nhau có cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng, mức độ biến động của chúng qua các năm Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, tăng hay giảm, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu Cụ thể ở đây là so sánh phương thức sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập của người dân trước và sau khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Phương pháp phân tích SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của những chữ cái của các từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở các nông hộ được điều tra phỏng vấn để đưa ra giải pháp khắc phục và hạn chế.

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Tiến hành tổng hợp, phân loại các thông tin và xử lý dữ liệu qua trợ giúp của phần mềm Excel

3.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tỷ lệ diện tích, sản lượng NNUDCNC của hộ, số hợp tác xã

- Quy mô sản xuất: diện tích, sản lượng NNUDCNC của hộ, của hợp tác xã.

- Diện tích UDCNC của doanh nghiệp, HTX và hộ qua các năm

- Số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp

- Diện tích bình quân (sào/hộ); năng suất (sào/hộ), sản lượng (tạ/hộ)

- Cơ cấu % thu nhập giữa các nhóm hộ

3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tổng số lớp tập huấn, số hộ dân được tham gia tập huấn

- Tỷ lệ số hộ tuân thủ quy trình kỹ thuật.

3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kêt quả sản xuất và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Năng suất: Năng suất là sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích gieo trồng

Công thức: Năng suất = Sản lượng/Diện tích gieo trồng

- Giá trị sản xuất: Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định của nền kinh tế Tổng giá trị sản xuất (GO) là giá trị tính bằng tiền của các loại sản phẩm tính trên đơn vị diện tích

Trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu n

Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ (thường là 1 năm) Giá trị gia tăng được tính theo công thức:

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao từ khấu hao TSCĐ, thuế Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch.

MI=VA - ( D+T ) Trong đó: - MI : Thu nhập hỗn hợp

- Tổng chi phí (TC): là toàn bộ chi phí bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất Khối lượng sản phẩm UDCNC tiêu thụ

Tỷ lệ sản phẩm UDCNC tiêu thụ

3.2.5.4 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất UDCNC trong trồng trọt

- Giá trị sản xuất (GO)/IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI)/IC

- Chi phí trung gian (IC)/ha

- Giá trị gia tăng (VA)/ha

- Giá trị sản xuất (GO)/1 công lao động

- Giá trị gia tăng (VA)/1 công lao động

- Thu nhập hỗn hợp (MI)/1 công lao động

- Hiệu quả sử dụng chi phí (GO/IC, VA/IC ): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất thu được ( giá trị tăng thêm ) với chi phí bỏ ra ( IC)

- Hiệu quả sử dụng sức lao động (GO/V, VA/V): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất (giá trị tăng thêm) với chi phí lao động

3.2.5.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền, vận động phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tỷ lệ người dân được biết về chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Tỷ lệ người dân tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động

- Các kênh tuyên truyền, vận động

- Mức độ tiếp cận từng kênh thông tin của người dân.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng trọt tại tỉnh Ninh Bình 45 1 Khái quát tình hình sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh

4.1.1 Khái quát tình hình sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Ninh Bình

4.1.1.1 Các mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

Những năm gần đây, sau những nỗ lực triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và tăng thu nhập, tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu và góp phần vào tăng trưởng của toàn tỉnh Với trên 37.000 ha đất lúa Ninh Bình đã triển khai đưa ứng dụng giống lúa mới năng suất chất lượng cao vào sản xuất, ứng dụng trong thâm canh chăm sóc bảo vệ tuy nhiên sản xuất còn nhiều rủi ro Hiện tại các doanh nghiệp kết hợp cùng với người dân để phát triển vùng gạo của địa phương Tại huyện Kim Sơn với diện tích trên 8.300 ha đất lúa đã được người dân quay vòng từ 3 - 4 vụ trên năm, nhiều xã đã xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với diện tích từ 100 ha, do đó việc liên kết với các doanh nghiệp trong hợp tác UDCNC để phát triển lúa UDCNC gắn với phát triển hàng hóa bao tiêu sản phẩm Bên cạnh đó tỉnh đang tiến hành phục hồi các giống lúa mà địa phương đã sử dụng trong nhiều năm.

- Phối hợp với các hợp tác xã và các hộ nông dân địa phương triển khai thực hiện mô hình điểm canh tác rau củ quả, hoa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp như:

+ Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ hành lá an toàn tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan Sản xuất theo quy trình của nhà sản xuất và tuân thủ các nguyên tắc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

+ Mô hình trồng rau củ quả củ quả an toàn tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan (Sản xuất mướp hương, mướp đắng, bí xanh, bí đỏ)

+ Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ rau củ quả an toàn tại xã

Khánh Thành, huyện Yên Khánh (Sản xuất cải bó xôi)

+ Mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau củ quả an toàn tại xã Khánh Thành áp dụng công nghệ làm nhà lưới đơn giản và hệ thống tưới phun mưa trồng các loại rau củ quả cải như: cải bó xôi, cải ngồng, cải xanh…

+ Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ rau củ quả an toàn tại xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh áp dụng công nghệ tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt trồng các loại rau củ quả vụ đông: xà lách, súp lơ, su hào, cà chua, cải bó xôi.

+ Mô hình sản xuất một số loại rau củ quả, quả ứng dụng công nghệ cao tại xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh áp dụng công nghệ nhà lưới đơn giản, công nghệ tưới phun mưa và màng nilon phủ luống trồng cải bắp, su hào súp lơ, dưa chuột, cải dưa, dưa lê, dưa bở

+ Mô hình ứng dụng một số cây trồng có giá trị kinh tế cao trong nhà lưới tại Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Thanh Xuân, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô áp dụng công nghệ nhà lưới, tưới nhỏ giọt, màng phủ nilon và sử dụng phân bón mới

+ Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất hoa tại xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình áp dụng giống hoa mới (cúc kim cương) , công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ dinh dưỡng trồng hoa cúc đơn và hoa cúc chùm.

+ Mô hình trồng hành Paro tại xã Yên Thái, huyện Yên Mô thực hiện mô hình thí điểm đề án tái cơ cấu của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình Thực hiện theo đúng quy chuẩn sản xuất hành lá an toàn

+ Thực hiện mô hình nhân ghép giống cà chua trên gốc cà tím phục vụ nhu cầu trồng cà chua trái vụ; Thực hiện thí điểm mô hình trồng rau củ quả hữu cơ tại xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh; Ứng dụng công nghệ sử dụng thức ăn chăn nuôi thủy sản để thực hiện mô hình nuôi cá chép giòn tại xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh với quy mô 1000m2

- Phối hợp tổ chức với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình tiến hành khảo sát về điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau củ quả, hoa ứng dụng công nghệ tại xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình; Khánh Hồng, Khánh Thành huyện Yên Khánh và xã Mai Sơn, huyện Yên Mô Để nắm được tình hình đề xuất kế hoạch chuyển giao mô hình năm

2016 và kế hoạch thực hiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2017 – 2020.+ Tổ chức hội thảo giới thiệu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;tập huấn kỹ thuật, quy trình sản xuất rau củ quả và hoa ứng dụng công nghệ cao cho cán bộ chuyên môn nông nghiệp ở cơ sở và một số hộ dân nằm trong và ngoài mô hình trong kế hoạch triển khai mô hình chuyển giao năm 2016.

+ Lĩnh vực giống: Đối với cây lúa: đưa vào sản xuất những giống mới, giống lúa chất lượng cao (cơm ngon, nhiều dinh dưỡng, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thời tiết, sâu bệnh, biến đổi khí hậu) Đối với cây hoa: xây dựng vùng sản xuất hoa hiện đại, du nhập những giống cúc mới, hoa lan bằng phương pháp nhân giống invitro, cây khỏe, sạch bệnh, chống chịu thời tiết Nhập nội những giống hoa thảm, hoa cúc Mỹ, Pháp Đồng thời thực hiện nhân giống hoa nhằm chủ động nguồn giống tại địa phương.

Hình 4.1 Mô hình hoa lan sử dụng tưới phun sương

Cây rau: đưa vào sản xuất những giống mới, chất lượng như ngô bào tử, cải bó xôi, dưa lưới, dưa hấu định hình, nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

+ Lĩnh vực Canh tác: sử dụng công nghệ sản xuất nhà lưới, điều khiển nước tưới, ẩm độ, nhiệt độ tự động, hệ thống tưới thẩm thấu, tưới phun sương tiết kiệm nước và nhân công lao động Xử lý đất bằng các ứng dụng xử lý vi sinh trong đất trước khi trồng Ứng dựng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, ASEAN GAP, áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp Ứng dụng quy trình sản xuất hữu cơ cho ra sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường: lúa hữu cơ, rau hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý sâu bệnh, phân bón hữu cơ hóa lỏng (thuộc dự án phân bón hữu cơ hóa lỏng- Dự án

Các yếu tố ảnh hưởng đến udcnc trong ngành trồng trọt

4.2.1 Yếu tố về đặc điểm hộ

Một trong những điểm còn yếu kém của việc áp dụng UDCNC hiện nay,nhất là đối với dự án đầu tư mô hình điểm, là chưa kết nối hoạt động sản xuât

UDCNC với hoạt động tiếp cận vốn vay để người dân triển khai áp dụng Chỉ có khoảng 30% số hộ được hỏi cho rằng khả năng tiếp cận vốn của họ tốt hơn sau khi tham gia hoặc có ý định tham gia sản xuất UDCNC, trong khi khoảng 56% cho rằng không có gì thay đổi

Biểu đồ 4.5 Khả năng tiếp cận vốn của hộ khi áp dụng UDCNC

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Trong một số mô hình của DA phát triển, hộ có thể tiếp cận vốn thông qua tham gia “Nhóm sở thích” để vay vốn từ các tổ chức tín dụng như Ngân hàng chính sách, Ngân hàng NNPTNT, Quỹ tín dụng hoặc từ chính DA, tuy nhiên các dự án sản xuất này chủ yếu là phục vụ sinh kế là chủ yếu và người dân không tiếp cận được trong sản xuất UDCNC Nguồn vốn của hộ huy động đầu tư chủ yếu là từ vay bạn bè người, thân hoặc sử dụng tài sản đất nhà để thế chấp với ngân hàng và góp vốn cùng với HTX để tham gia. Các TCTD chủ yếu cung cấp tín dụng cho hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp vì các đối tượng này có tài sản thế chấp Các TCTD ít cho HTX, THT vay vì các tổ chức này không có tài sản thế chấp và được đánh giá hoạt động kém hiệu quả Các hộ, cá nhân, tổ chức có sản xuất nông nghiệp nhưng cư trú ở phường, thị trấn không được các TCTD cho vay theo Nghị định 41.

Các TCTD chủ yếu cung cấp tín dụng cho đầu tư phát triển sản xuất bởi lý do là cho vay xây dựng CSHT có nhiều rủi ro Ngược lại, cho vay các món vay nhỏ phục vụ sản xuất sẽ ít rủi ro hơn Tuy nhiên thực tế các hộ được vay vốn vẫn sử dụng các nguồn vay vào CSHT phục vụ sản xuất như xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính,

Giá trị trung bình cho một khoản vay tín chấp là 35,6 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều mức tối đa cho phép là 50 triệu đồng/khoản vay tín chấp với cá nhân, hộ gia đinh Lí do là theo quy định vay tín chấp, ngân hàng có quyền giữ sổ đỏ, nhưng không được quyền phát mãi tài sản khi nợ khó thu hồi trong khi Bộ Tài chính và NHNN chưa ban hành thông tư hướng dẫn xử lý nợ xấu, nợ khó thu hồi trong cho vay NNNT với các khoản vay tín chấp.

Biểu đồ 4.6 Giá trị cho vay bình quân đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Các TCTD vẫn chủ yếu cung cấp tín dụng ngắn hạn (thời hạn vay tối đa 12 tháng) Lý do là sản xuất nông nghiệp không ổn định, chưa có bảo hiểm nông nghiệp nên các khoản vay ngắn hạn nhằm quản lí tốt nguồn vốn cho vay.

Yếu tố về trình độ của chủ hộ

Kết quả khảo sát các hộ sản xuất nông nghiệp cho thấy về độ tuổi trung bình giữa hộ UDCNC và hộ sản xuất truyền thống không có sự khác biệt, trung bình các hộ là 47,72 tuổi, đối với hộ UDCNC là 47,48 tuổi và hộ truyền thống là 47,96 tuổi Số nhân khẩu không có sự khác biệt lớn đối với hai kiểu hộ tuy nhiên số lao động hộUDCNC bình quân cao hơn hộ truyền thống cụ thể hộ UDCNC bình quân là 3,62 lao động và hộ truyền thống là 2,61 lao động Thực tế đối với hộ UDCNC việc đầu từ vốn lớn vào sản xuất khiến cho mức độ thâm canh cũng như đầu tư vào lao động là nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro Các hộ sản xuất truyền thống ngoài tận dụng lao động gia đình thì sử dụng lao động mùa vụ nếu cần thiết, các lao động trẻ của hộ chủ yếu đi làm ăn xa.

Bảng 4.9 Thông tin cơ bản hộ sản xuất

Trình độ học vấn của chủ hộ Hộ Hộ

4.Trình độ học vấn từ THPT trở lên 72,54 60,26 66,40

5.Được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật 80,11 67,05 73,58

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016) Trình độ học vấn của chủ hộ là một trong những yếu tố liên quan đến

UDCNC trong sản xuất của hộ, theo thống kê các hộ UDCNC thì có 72,54% chủ hộ là trình độ từ THPT trở lên và hộ sản xuất truyền thống là 60,26% Việc trình độ học vấn càng cao sẽ có cơ hội tiếp nhận những kiến thức phổ biến từ khoa học công nghệ dễ hơn, đặc biệt là các công nghệ cao Ngoài ra tỷ lệ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của hộ UDCNC cũng lớn hơn, điều này cho thấy thực tế các hộ tham gia UDCNC được trau dồi cũng như đào tạo nhiều hơn về tập huấn kỹ thuật, do đó việc tiếp cận các công nghệ mới sẽ dễ dàng hơn.

Tiếp cận, áp dụng khoa học công nghệ

Tỷ lệ áp dụng (bao gồm áp dụng toàn bộ và một phần) sau khi tham gia

UDCNC là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của UDCNC đó Áp dụng toàn bộ ở đây là lặp lại giống hệt những công đoạn, những bước kỹ thuật trong khi được tập huấn phổ biến về UDCNC (Nội dung tập huấn UDCNC đa dạng, có những công đoạn áp dụng được cho cả phương pháp truyền thống).

Trong khi đó, áp dụng một phần là chỉ cần làm theo một cách tốt nhất của một số công đoạn hoặc làm theo một công đoạn nào đó có thể giống hoặc không giống hoàn toàn với hướng dẫn Tỷ lệ áp dụng toàn bộ hay một phần cao phản ánh rằng việc UDCNC đó đã được người dân tiếp nhận trên thực tế trong khi tỷ lệ thấp cho thấy nó chưa phù hợp với người dân

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân áp dụng kiến thức thu được sau khi được tham gia UDCNC (44,23% người dân áp dụng một phần và 18,86% áp dụng toàn bộ) Có đến 36,91% số hộ không áp dụng những gì được học từ KN vào trong sản xuất

Biểu đồ 4.7 Mức độ áp dụng của các hộ khi tham gia áp dụng UDCNC

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Có sự khác nhau về mức độ áp dụng khi so sánh giữa các nhóm tiêu chí Cụ thể một số điểm đáng chú ý như sau:

Tỷ lệ hộ áp dụng toàn bộ của hộ sau khi được tham gia mô hình cao hơn so với phương pháp chỉ có đào tạo, tập huấn

Kết quả điều tra hộ hưởng lợi cho thấy, hộ tham gia các mô hình có tỷ lệ áp dụng toàn bộ QTKT vào thực tế sản xuất cao hơn (chiếm 23,18% số hộ) so với hộ chỉ tham dự các lớp đào tạo tập huấn (chỉ chiếm 12,3%) Sự khác nhau này là do:

- Đối với người nông dân khi tham gia mô hình họ được tập huấn lý thuyết, được trực tiếp thực hành, được hướng dẫn để áp dụng các kiến thức UDCNC, vì vậy khi tham gia mô hình họ thấy được kết quả của mô hình cũng như cách làm một cách tận mắt và đó là cơ sở để họ quyết định mức độ áp dụng vào sản xuât.

- Tỷ lệ áp dụng hoàn toàn nhìn chung vẫn còn thấp một phần do khi tham gia MHTD người dân được cung cấp vật tư đầu vào để hỗ trợ xây dựng mô hình Sau khi kết thúc mô hình việc áp dụng hoàn toàn giống như đã học đòi hỏi lượng đầu tư chi phí khá cao và người rất ít người dân có khả năng đáp ứng như đã học.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ áp dụng tiếp cận UDCNC trong đó có 3 yếu tốt quan trọng và được người dân đánh giá cao: Đơn vị: %

Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ hộ đánh giá các nguyên nhân trong việc áp dụng

TBKT vào các giai đoạn của quá trình sản xuất

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2016)

Các giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt

4.3.1 Phương hướng phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao

4.3.1.1 Công tác ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

- Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây ăn quả trên vùng đất đồi tại Ninh Bình với mục tiêu xây dựng thành công mô hình trồng một số cây ăn quả như xoài Úc, cam V2 theo hướng bền vững để nhân ra diện rộng, tạo hướng đi mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dần thay thế những cây trồng kém hiệu quả kinh tế; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm bằng phương pháp tưới nhỏ giọt để khắc phục khó khăn khi khan hiếm nguồn nước tưới góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho bà con.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất rau, củ, quả an toàn gắn với tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học làm phân bón vi sinh cho cây trồng

4.3.1.2 Công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp

- Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh vào các lĩnh vực cây trồng, con

76 nuôi; sản xuất nhiên liệu, vật liệu mới từ phụ phẩm sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản

- Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường nông sản, truyền thông, quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm, sự kiện, văn hóa ngành ở trong và ngoài nước có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; công tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh

- Kết nối các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước để tạo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng như chuỗi các Kiốt, gian hàng sản phẩm ngành Nông nghiệp cho tỉnh Ninh Bình

- Tham gia các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực xúc tiến thương mại nông nghiệp

- Tổ chức hội chợ sản phẩm Nông nghiệp và làng nghề tỉnh Ninh Bình năm 2016;

- Cải tạo, nâng cấp các kiốt, gian hàng sản phẩm Nông nghiệp tại bến thuyền Tràng An và thành phố Ninh Bình Xây dựng và đi vào hoạt động Kiốt tại bến xe chùa Bái Đính;

- Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh các sản phẩm Nông nghiệp tham gia Sàn giao dịch và tham gia Hội chợ trong và ngoài tỉnh

- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về xúc tiến thương mại nông nghiệp;

- Kết nối với các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ nông sản cho tỉnh Ninh Bình

4.3.2 Các giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt

4.3.2.1 Giải pháp về giao đất và quy hoạch sử dụng đất

- Đối với khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách cho các chi phí khảo sát, quy hoạch chọn điểm, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao quyền sử dụng đất.

- Đối với các doanh nghiệp, HTX, cá nhân: Được ưu tiên giao đất, cho thuê đất ở những vị trí thuận lợi cho sản xuất Được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, môi trường,… của khu, vùng.

Huy động nguồn lực tư nhân theo hình thức đối tác công-tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, đề xuất cơ chế chính sách liên quan và một số đề án thí điểm thực hiện

Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu/cụm công nghiệp/cụm chế xuất Đề xuất cơ chế định giá phần vốn doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào dự án và trừ dần vào tiền thuê đất, tiền thuê cơ sở hạ tầng hoặc thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp

Xem xét cơ chế giao một số các chương trình đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp tổ chức thực hiện hoặc đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp.

- Bên cạnh việc ổn định diện tích sản xuất, phát huy chương trình

“Dồn điền, đổi thửa” tại các vùng rau an toàn và vùng sản xuất lúa giống nói riêng và các vùng sản xuất khác nói chung của tỉnh là bước đi cần thiết phải tiến hành để tạo điều kiện tích tụ ruộng đất cho nông dân, dần tiến đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn Đây là một chủ trương lớn, nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, để thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hoá Đồng thời, là giải pháp hàng đầu để đẩy mạnh thâm canh và đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, phát huy ưu điểm của công nghệ cao trên diện rộng. Khó khăn trong vấn đề này thể hiện trong chi phí tiến hành đo đạc và việc khác biệt giữa các mảnh đất về độ màu mỡ và chênh lệch bề mặt dẫn đến mâu thuẫn lợi ích của nông dân, cần thiết có hỗ trợ một phần từ phía chính quyền Huyện tiến hành đo đạc diện tích đất của các hộ và tiến hành ứng dụng công nghệ cao san bằng mặt ruộng, vừa nâng cao năng suất sản xuất vừa tạo điều kiện để các hộ trao đổi, tiến đến sản xuất tập trung trên một cánh đồng. Để làm được việc đó cần có các chính sách cụ thể khuyến khích về mặt tài chính giao theo chỉ tiêu để các cấp chính quyền, hợp tác xã có động lực thúc đẩy Các nội dung cần khuyến khích:

+ Hỗ trợ ban chỉ đạo cấp xã, thôn, hợp tác xã có liên quan theo diện tích đã thực hiện xong “Dồn điền đổi thửa” với diện tích tối thiểu là 10 ha với vùng sản xuất lúa và 5 ha với vùng sản xuất rau Khối lượng thực hiện hoàn thành càng lớn thì mức thưởng càng cao

+ Hỗ trợ công tác trích đo địa chính thửa đất, khu đất, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau “Dồn điền, đổi thửa”

+ Hỗ trợ kinh phí thực hiện việc chỉnh trang đồng ruộng (Đối với vùng sản xuất lúa với diện tích và độ chênh bề mặt lớn có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao Mức phân bổ hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Trong quá trình thực hiện, cần có sự quản lý chặt chẽ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo phương án thực hiện “Dồn điền đổi thửa” và Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Bình trong việc đẩy nhanh tiến độ trích đo địa chính và cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đảm bảo quá trình thực hiện dồn điền, đổi thửa tại các địa phương được tiến hành một cách dân chủ, trên tinh thần tự nguyện, công khai cùng có lợi, phù hợp với lợi ích chung, bảo đảm đoàn kết cộng đồng, thúc đẩy sản xuất phát triển; không gây xáo trộn trong đời sống tại địa phương.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình - (Luận văn thạc sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình (Trang 42)
Bảng 3.1. Phân loại thổ nhưỡng tỉnh Ninh Bình - (Luận văn thạc sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình
Bảng 3.1. Phân loại thổ nhưỡng tỉnh Ninh Bình (Trang 44)
Bảng 3.2 Thực trạng nguồn nhân lực qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình
Bảng 3.2 Thực trạng nguồn nhân lực qua các năm (Trang 49)
Bảng 3.3. Phân loại mẫu khảo sát (hộ) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình
Bảng 3.3. Phân loại mẫu khảo sát (hộ) (Trang 53)
Hình 4.1. Mô hình hoa lan sử dụng tưới phun sương - (Luận văn thạc sĩ) phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao tại ninh bình
Hình 4.1. Mô hình hoa lan sử dụng tưới phun sương (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w