Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
Cơ sở lý luận về quản lý hoàn thuế GTGT
Theo định nghĩa về thuế được nêu lên trong cuốn “Giáo trình Lý thuyết thuế” của Đỗ Đức Minh, Nguyễn Việt Cường (2010): “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân, pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng”. Tại Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, Quốc hội khóa 12 quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định.
Cụ thể hơn, hoàn thuế GTGT là việc NSNN trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hoàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế.
Theo Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” của Phan Huy Đường (2010):
“Quản lý nói chung là sự tác động có tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật”
“Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối v.v để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định”.
Theo “Giáo trình quản lý thuế” của Lê Xuân Trường (2010): “Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để nhằm huy động tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước theo những quy định của Pháp luật về thuế” Quản lý thuế là khâu tổ chức thực hiện chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện môi trường quản lý luôn biến động.
Quản lý hoàn thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế trong quá trình giải quyết hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế bao gồm việc tiếp nhận, giải quyết, kiểm tra, thanh tra hoàn thuế GTGT; quản lý kinh phí dự toán hoàn thuế GTGT theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật thuế GTGT, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2.1.2 Đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT a Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế (Chính phủ, 2013).
Trường hợp hoàn này không còn được áp dụng sau khi Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và Nghị định số 100/2016/NĐ-
CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành (Chính phủ, 2016). b Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư
Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng (Chính phủ, 2016) c Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư (Chính phủ, 2016)
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c
Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư
Cơ sơ thực tiễn liên quan đến quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng 23 1 Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng của một số nước trên thế giới
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng của một số nước trên thế giới
Hoàn thuế là một nội dung quan trọng trong hệ thống chính sách thuế GTGT của các nước Số lượng thuế GTGT được hoàn đối với một số nhóm nước, nhất là các nước phát triển là khá lớn.
Theo Bài báo “Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống gian lận thuế” - Tạp chí Tài chính số 9 -2013 của Lê Văn Thuận (2013): Ở những nước như Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Nam Phi và Ca-na-da, số thuế GTGT được hoàn chiếm khoảng 40% tổng số thu từ thuế GTGT Mức hoàn thuế GTGT ở các nước châu Á, châu
Mỹ La tinh thường thấp hơn (dưới 20% tổng thu) Thông thường quy mô hoàn thuế ở các quốc gia phụ thuộc vào các vấn đề sau: i) đặc điểm của nền kinh tế
(mức độ tạo ra giá trị gia tăng của các ngành xuất khẩu, tỷ trọng doanh số giữa các nhóm chịu thuế); ii) đặc điểm của chính sách thuế GTGT áp dụng (quy mô nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế 0% và số mức thuế suất); iii) mức độ tuân thủ của người nộp thuế và tình trạng gian lận về thuế GTGT; iv) hệ thống quản lý thuế Theo đó, mức độ hoàn thuế GTGT ở những nước có độ mở cao và tăng trưởng nhanh (có tỷ trọng các hoạt động xuất khẩu và đầu tư trong nền kinh tế cao) và các nước có hệ thống quản lý thuế hiện đại thường cao hơn các quốc gia khác Để quản lý và hạn chế gian lận trong hoàn thuế GTGT, các nước trên thế giới đã áp dụng nhiều phương thức khác nhau Một số phương thức chủ yếu là:
- Chuyển số thuế GTGT chưa khấu trừ hết sang các kỳ tiếp theo: Một số nước có quy định là số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong một kỳ phải được chuyển một cách bắt buộc sang kỳ tính thuế tiếp theo (ví dụ, Thái Lan, Bun-ga- ry, Ba Lan, Chi Lê) Tuy nhiên, ở hầu hết các nước quy định này không áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu Theo phương thức này, đối tượng nộp thuế chỉ được hoàn thuế khi mà đối tượng đó vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết trong một thời hạn nhất định, thông thường là sau 3-6 tháng và có thể là hơn một năm một hoặc chỉ cho khấu trừ mà không hoàn Cụ thể:
+ Ở In-đô-nê-xi-a, kỳ kê khai thuế là theo tháng, song việc kê khai hoàn thuế chỉ được thực hiện cuối năm (một số trường hợp được kê khai hoàn theo tháng) Đối tượng nộp thuế chỉ được hoàn lại tiền thuế sau khi cơ quan thuế thực hiện kiểm toán đề nghị hoàn thuế (việc kiểm toán phải thực hiện trong một năm kể từ ngày đối tượng nộp thuế có đề nghị hoàn thuế và việc hoàn thuế được thực hiện trong vòng một tháng kể từ ngày có kết luận kiểm toán)
+ Ở Chi Lê, việc kê khai thuế GTGT được thực hiện theo tháng, số thuế đầu vào chưa khấu trừ được chuyển sang 6 tháng tiếp theo trước khi thực hiện hoàn thuế.
+ Một số nước không cho phép hoàn bằng tiền mà chỉ cho chuyển sang khấu trừ vào các kỳ tiếp theo (trừ trường hợp xuất khẩu) như Thổ Nhĩ Kỳ, Ma-rốc, Panama.
- Yêu cầu kiểm toán trước khi hoàn thuế: Có quốc gia chỉ thực hiện hoàn thuế GTGT sau khi kiểm toán (như In-đô-nê-xi-a) Có quốc gia áp dụng cơ chế tài khoản thuế GTGT (ví dụ, Bun-ga-ri) để quản lý việc nộp và hoàn thuế GTGT Một số nước, ví dụ như Ke-ny-a, có đưa ra quy định là yêu cầu hoàn thuế khi vượt một ngưỡng nhất định thì cần phải được xác nhận bởi một Công ty kiểm toán độc lập có đăng ký hành nghề.
- Quy định ngưỡng thuế GTGT đầu vào để được hoàn thuế: Để hạn chế gian lận thương mại cũng như để giảm thiểu thủ tục, khối lượng hồ sơ hoàn thuế cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, một số nước quy định để được hoàn thuế, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ hết phải vượt một ngưỡng nhất định thì mới được hoàn, ví dụ như ở Singapore, Pháp, Ba Lan hay Nam Phi
- Hoàn thuế ở mức thấp hơn: Thông lệ chung của các nước là số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được quy định bằng với số thuế GTGT thực trả trong quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà chưa được khấu trừ hết Song thực tế cũng có ngoại lệ Chẳng hạn, một trong những đặc thù trong chính sách thuế GTGT của Trung Quốc: một số nhóm hàng hóa là nông sản mức thuế suất áp dụng đầu vào là 17%, song chỉ được khấu trừ ở mức 13% Trung Quốc đã sử dụng chính sách này như là một công cụ để điều tiết hoạt động thương mại (tăng tỷ lệ khấu trừ trong trường hợp xuất khẩu khó khăn) cũng như tăng sự chủ động trong điều hành ngân sách.
2.2.2 Các văn bản, chính sách liên quan đến quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam Để quản lý hoàn thuế GTGT, Nhà nước Việt Nam ban hành các Luật, nghị định, thông tư và các chính sách liên quan đến hoàn thuế GTGT tại Việt Nam như sau: a Quốc hội ban hành các văn bản pháp lý
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
- Luật số 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.
- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QHH13 ngày 25/6/2015 b Chính phủ ban hành nghị định
- Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
- Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. c Các Bộ, ngành ban hành quyết định, thông tư, văn bản
- Thông tư số 150/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lâp, quản lý và việc thực hiện hoàn thuế từ quỹ hoàn thuế GTGT
- Quyết định số 2404/QĐ-BTC ngày 27/9/2012 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm Cục thuế tỉnh Thái Bình
Cục thuế Tỉnh Thái Bình được thành lập theo quyết định số 14/ TC/QĐ/TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính với bộ máy tổ chức gồm 8 chi cục thuế huyện, thành phố và 10 phòng chức năng thuộc văn phòng Cục Thuế, hiện nay số lượng phòng chức năng là 15 phòng để phù hợp với yêu cầu quản lý thuế.
Theo quyết định số 728/QĐ-TCT ngày 18/6/2007 quy định, Cục Thuế tỉnh Thái Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn của tỉnh theo quy định của pháp luật.
Hoạt động của Cục Thuế tỉnh Thái Bình trước hết đảm bảo và tạo thuận lợi phục vụ cho DN tuân thủ pháp luật thuế thông qua công tác tuyên truyền, hỗ trợ để hướng dẫn, giải thích chính sách pháp luật thuế; Cùng với đó là công khai, cải cách thủ tục hành chính thuế.
Hoạt động thứ hai của Cục Thuế tỉnh Thái Bình nhằm giải quyết các quyền lợi của DN như việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp tờ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, xóa tiền phạt; giữ bí mật thông tin của DN; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN.
Hoạt động thứ ba của Cục Thuế tỉnh Thái Bình nhằm giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của DN, cụ thể là: yêu cầu DN, Ngân hàng, Cơ quản lý Nhà nước cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; quản lý thông tin người nộp thuế, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế để giám sát việc kê khai, xác định nghĩa vụ thuế, hoàn thuế của DN.
Hoạt động thứ tư của Cục Thuế tỉnh Thái Bình bao gồm: ấn định thuế, cưỡng chế việc thi hành quyết định hành chính thuế, công khai danh tính DN chấp hành không tốt chính sách thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng với mục đích đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế của NNT ngày càng tốt hơn
Ban lãnh đạo Cục Thuế
–Hỗ trợ người nộp thuế
Kê khai và Kế toán thuế
Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân
Quản lý các khoản thu từ đất
Phòng Hành chính- Quản trị
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Thái Bình
Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Bình (2016)
Từ ngày 01/07/2007, cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Thái Bình được tổ chức sắp xếp lại theo Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho phù hợp với yêu cầu của Luật Quản lý Thuế. Hiện tại Ban lãnh đạo Cục Thuế gồm 1 cục trưởng và 02 phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn. Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Kết quả thu NSNN hàng năm của Cục Thuế tỉnh Thái Bình:
Bảng 3.1 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách của tỉnh Thái
Chỉ tiêu Năm Năm Năm
2014 2015 2016 Số tuyệt Số tương Số tuyệt Số tương đối (+-) đối (%) đối (+-) đối (%)
Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Bình (2016)
Kết quả thu NSNN từ năm 2014 đến 2016 liên tục tăng và vượt xa con số dự toán mà Bộ tài chính giao cho tỉnh Thái Bình.
Năm 2014, Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách cho Thái Bình là 2.811 tỷ đồng Kết quả thu ngân sách năm 2014 thực hiện là 4.323 tỷ, về số tuyệt đối vượt 1.512 tỷ đồng, đạt 153,8% so với dự toán Bộ Tài chính giao.
Năm 2015, Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách cho Thái Bình là 3.069 tỷ đồng Kết quả thu ngân sách năm 2015 thực hiện là 4.667 tỷ đồng, về số tuyệt đối vượt 1.598 tỷ đồng, đạt 152,1% so với dự toán Bộ Tài
Năm 2016, Bộ tài chính giao dự toán thu ngân sách cho Thái Bình là 4.193 tỷ đồng Kết quả thu ngân sách năm 2016 thực hiện là 8.245 tỷ đồng, về số tuyệt đối vượt 4.052 tỷ đồng, đạt 196,6% so với dự toán Bộ Tài chính giao và tăng 3.578 tỷ đồng, bằng 176,7% so với thực hiện năm 2015.
Các khoản thu NSNN thực hiện bao gồm thu nội địa do ngành thuế quản lý, tổng thu ngân sách khác và thu cố định tại xã Trong các khoản thu nội địa ngành thuế quản lý gồm thu từ các doanh nghiệp nhà nước ở trung ương, doanh nghiệp nhà nước ở địa phương, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, khu vực ngoài quốc doanh, Thuế TNCN, Tiền sử dụng đất, Tiền thuê đất, thuế bảo vệ môi trường, phí và các khoản thu khác Cụ thể được trình bày trong bảng 3.2 dưới đây như sau:
Bảng 3.2 Tổng hợp thực hiện thu ngân sách tỉnh Thái Bình giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016
Năm Năm Năm So sánh (%)
Tổng thu NSNN (I +II+ III) 4.323 4.667 8.245 107,9 176,7 138,1
I Thu nội địa do ngành
7 Thuế bảo vệ môi trường
8 Phí và các khoản thu khác
II Tổng thu khác ngân sách
III Thu cố định tại xã
Tổng thu NSNN năm 2015 cao hơn so với cùng kỳ tuy nhiên tỷ lệ tăng không có sự đột biến Một số chỉ tiêu đạt tỷ lệ thu khá và tăng trưởng cao so với cùng kỳ đó là: Thuế thu nhập cá nhân tăng 25,9% so với cùng kỳ, Tiền sử dụng đất tăng 35,5% so với cùng kỳ, Tiền thuê mặt đất, mặt nước tăng 102,5% so với cùng kỳ, thuế bảo vệ môi trường tăng 118,6% so với cùng kỳ Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu giảm so với cùng kỳ như: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 17,9% so với cùng kỳ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,8% so với cùng kỳ, Số thu từ phí và các khoản thu khác giảm 57% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng thu NSNN năm 2016 là 8.245 tỷ đồng, tăng đột biến so với dự toán Bộ Tài chính giao và so với cùng kỳ Các chỉ tiêu đều tăng so với cùng kỳ, một số chỉ tiêu đạt tỷ lệ thu khá và tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ đó là: Thu doanh nghiệp nhà nước tăng 27,4% so với cùng kỳ, Doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng 111% so với cùng kỳ, Tiền thuê mặt đất, mặt nước tăng 60% so với cùng kỳ, và đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường tăng 424% so với cùng kỳ
3.1.2 Đặc điểm các doanh nghiệp hoàn thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp: Trong những năm gần đây số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình tăng lên đáng kể Năm 2014, Cục Thuế Thái Bình cấp mới cho 570 doanh nghiệp, năm 2015 cấp mới cho 575 doanh nghiệp, năm 2016 cấp mới cho 728 doanh nghiệp Các doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đối với các doanh nghiệp hoàn thuế là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu, doanh nghiệp mới thành lập hoàn thuế GTGT từ dự án đầu tư mới.
- Quy mô các doanh nghiệp: Tuy số lượng doanh nghiệp tăng mạnh, nhưng quy mô đầu tư nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư mới là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu a Thu thập số liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu bao gồm:
- Các bài báo, bài viết có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu của các tác giả, tạp chí chuyên ngành được đăng trên báo, Internet…;
- Các báo cáo về số lượng doanh nghiệp đăng ký hồ sơ, số doanh nghiệp có hồ sơ đăng ký hợp lệ và được hoàn thuế GTGT hàng năm.
- Số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Cục thuế tỉnh Thái Bình Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này.
- Các báo cáo hàng năm về kết quả hoàn thuế GTGT của Cục Thuế tỉnh Thái Bình.
- Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan.
- Các văn bản pháp lý về công tác hoàn thuế GTGT.
Các dữ liệu thứ cấp này được tìm hiểu ở các vụ, ban, ngành, phòng từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Thái Bình.
Các dữ liệu này được đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn đầy đủ b Thu thập số liệu sơ cấp
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm các thông tin cơ bản của doanh nghiệp điều tra, tình hình triển khai công tác hoàn thuế GTGT cho các doanh nghiệp; các vi phạm cần xử lý; các thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý hoàn thuế GTGT.
- Các dữ liệu này được thu thập từ các doanh nghiệp chọn đại diện, cán bộ thuế chọn phỏng vấn Cụ thể:
+ Chọn doanh nghiệp khảo sát: DN hoàn thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu (10 DN), DN hoàn thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư (5 DN), DN hoàn thuế GTGT còn được khấu trừ lũy kế 12 tháng âm liên tục (5 DN).
+ Chọn cán bộ phỏng vấn: Phòng Tuyên truyền hỗ trợ (02 cán bộ), Phòng Ấn chỉ (01 cán bộ), Phòng Thanh tra (10 cán bộ), Phòng Kiểm tra (15 cán bộ), Phòng Tổng hợp dự toán (02 cán bộ), Phòng Quản lý nợ (02 cán bộ), Phòng Kê khai và kế toán thuế (8 cán bộ).
- Phương pháp thu thập các dữ liệu này là phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, toạ đàm, xin ý kiến tham vấn.
Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được để hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu. 3.2.2 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu
- Các dữ liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại, nếu phát hiện sai sót tác giả sẽ loại bỏ phiếu điều tra không bảo đảm chất lượng và thực hành hiệu chỉnh về mã hóa, nhập vào máy tính điện tử với sự trợ giúp phần mềm Excel
- Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp đảm bảo tính khoa học, theo một trình tự nhất định sau đó được xử lý bằng phương pháp phân tổ theo tiêu thức nghiên cứu: Hình thức đầu tư, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh… với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm Excel.
- Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, hộp ý kiến, tranh ảnh. 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu a Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối, tương đối và số bình quân tác giả phân tích công tác hoàn thuế GTGT. b Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để phân tích, so sánh hoàn thuế giữa các nhóm doanh nghiệp, giữa thực tế hoàn thuế với yêu cầu đặt ra.Trên cơ sở đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hoàn thuế GTGT trên địa bàn trong thời gian tới. c Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng trên cơ sở xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý hoàn thuế GTGT để tìm ra các giải pháp phù hợp Nội dung phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bảng 3.3 Ma trận phân tích SWOT
SWOT S (Điểm mạnh) W (Điểm yếu)
(Cơ hội) (Kết hợp điểm mạnh với cơ hội) (Kết hợp điểm yêu với cơ hội)
Nhằm tìm giải pháp phát huy điểm Nhằm tìm giải pháp tận dụng cơ hội mạnh, tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu
(Thách (Kết hợp điểm mạnh (Kết hợp điểm yếu với thách thức) thức) với thách thức)
Nhằm tìm cơ hội phát huy điểm mạnh vượt qua thách thức
Nhằm tìm giải pháp khắc phục điểm yếu để vượt qua thách thức
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu a Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp hoàn thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Số lượng DN theo cơ cấu loại hình DN;
- Số lượng DN theo quy mô;
- Số lượng DN theo ngành nghề SXKD;
- Số nộp NSNN của các DN hoàn thuế. b Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp
- Số doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế;
- Số DN đề nghị hoàn thuế (theo từng loại hình kinh tế);
- Số DN đề nghị hoàn thuế (theo kết quả kinh doanh);
- Số DN đề nghị hoàn thuế (theo mức độ chấp hành pháp luật thuế);
- Số hồ sơ hoàn thuế đã nhận;
- Số hồ sơ hợp lệ;
- Số hồ sơ không hợp lệ;
- Số hồ sơ được phân loại hoàn thuế;
- Số hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau;
- Số hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế;
- Số hồ sơ được thẩm định;
- Số hồ sơ đã giải quyết hoàn thuế; c Nhóm chỉ tiêu kết quả quản lý hoàn thuế GTGT
- Số doanh nghiệp được nhận hồ sơ hoàn thuế;
- Số hồ sơ đủ điều kiện hoàn thuế;
- Số hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế;
- Số thuế GTGT doanh nghiệp đề nghị hoàn;
- Số thuế GTGT đã hoàn cho doanh nghiệp;
- Số thuế GTGT không được hoàn;
- Số doanh nghiệp chấp hành tốt thuế GTGT;
- Số doanh nghiệp vi phạm cần xử lý;
- Số quyết định xử lý vi phạm trong hoàn thuế;
- Số tiền thu hồi hoàn thuế GTGT;
- Số tiền phạt vi phạm pháp luật thuế;