1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội

137 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Quản Lý Rác Thải Đồng Ruộng Tại Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Bùi Văn Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 371,64 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Những đóng góp mới của luận văn (17)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải đồng ruộng (18)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý rác thải đồng ruộng (18)
      • 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến rác thải đồng ruộng (18)
      • 2.1.2. Quản lý rác thải đồng ruộng (24)
      • 2.1.3. Đặc điểm quản lý rác thải đồng ruộng (27)
      • 2.1.4. Vai trò của quản lý rác thải đồng ruộng (29)
      • 2.1.5. Nội dung nghiên cứu quản lý rác thải đồng ruộng trong ngành trồng trọt (29)
      • 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải đồng ruộng (30)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (32)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên thế giới (32)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với rác thải đồng ruộng ở một số địa phương của Việt Nam (40)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đan Phượng (44)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (45)
    • 3.1. Địa điểm nghiên cứu (0)
      • 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên (45)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (50)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (57)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (57)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin (58)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (61)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu (61)
      • 3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu (62)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (63)
    • 4.1. Thực trạng quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng (63)
      • 4.1.1. Thực trạng về rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện (63)
      • 4.1.2. Thực trạng thu gom rác thải đồng ruộng (70)
      • 4.1.3. Thực trạng về xử lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện (82)
      • 4.1.4. Tình hình xử lý vi phạm về quản lý rác thải đồng ruộng (88)
    • 4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải đồng ruộng (90)
      • 4.2.1. Hệ thống các văn bản chính sách (90)
      • 4.2.2. Số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý nhà nước (95)
      • 4.2.3. Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến quản lý rác thải đồng ruộng (99)
      • 4.2.4. Yếu tố ảnh hưởng từ phía người dân (100)
    • 4.3. Giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng (104)
      • 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp (104)
      • 4.3.2. Các giải pháp chủ yếu (109)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (120)
    • 5.1. Kết luận (120)
    • 5.2. Kiến nghị (121)
      • 5.2.1. Đối với Trung ương (121)
      • 5.2.2. Đối với UBND thành phố (122)
  • Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................ 99 (123)
  • Phụ lục ................................................................................................................................................... 102 (125)
    • Hộp 4.1. Tình hình xử lý vi phạm (90)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải đồng ruộng

Cơ sở lý luận về quản lý rác thải đồng ruộng

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan đến rác thải đồng ruộng

Rác thải : Rác thải chính là những chất được thải ra môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác Rác thải phát sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ các khu dân cư, từ sản xuất, kinh doanh, nơi công cộng Rác thải được chia ra làm nhiều loại như rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, rác thải y tế (Tổng cục môi trường, 2011- 2015).

Rác thải nông nghiệp : Rác thải nông nghiệp hay còn gọi là chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ, ), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản, Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp (chai lọ đựng hoá chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng), hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ). Chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất thải từ chăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, kim tiêm, chai lọ thuốc trong thú y (Tổng cục môi trường, 2011- 2015).

Rác thải đồng ruộng : Rác thải đồng ruộng là những chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất trồng trọt trên đồng ruộng Rác thải đồng ruộng hiện nay cơ bản là các loại chai, lọ, bao bì của thuốc BVTV hoặc phân bón, các loại thân cây, phần phụ phẩm thừa trong quá trình sản xuất trồng trọt Ở những nơi có chăn nuôi phát triển và chăn nuôi theo hình thức chăn thả gia súc, gia cầm thì rác thải đồng ruộng còn là chất thải của gia súc, gia cầm (Tổng cục môi trường,2011- 2015). trồng trọt (thực vật chết, lá, thân)

(rơm, rạ, thân ngô, đỗ…)

Chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm )

Chế biến, giết mổ động vật

Rác thải rắn nông nghiệp

Sử dụng thuốc BVTV (chai, l ọ, bao bì đựng thuốc BVTV)

Quá trình bón phân (vỏ bao bì đựng phân, các chai, lọ đựng phân vi lượng)

Sử dụng thuốc thú y (chai l ọ đựng thuốc thú ý, dụng cụ tiêm, mổ)

Sơ đồ 2.1 Nguồn gốc rác thải rắn nông nghiệp

Nguồn: Lê Văn Nhương và cs (1998)

Do điều kiện kinh tế nông thôn chuyển biến, hiện nay người sản xuất nông nghiệp không còn tận dụng phổ biến các phụ phẩm trồng trọt như rơm, rạ, thân ngô, đậu tương cho việc đun nấu, độn chuồng cho gia súc, gia cầm Để thuận tiện cho thu hoạch tiết kiệm công lao động, người sản xuất thường cắt ngang cây lúa, tuốt lúa và phụt rơm rạ tràn lan ngoài bờ ruộng, ngô thì thường lấy bắp, bỏ cả cây tại ruộng Rơm rạ sau khi thu hoạch, chỉ một số ít được tận dụng còn đa phần là bỏ đi, không sử dụng Hiện nay, rơm rạ, thân cây, lá cây, phần thừa của các nông sản đều bỏ đi với số lượng lớn, nếu để tình trạng đó thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trồng trọt trên đồng ruộng, do đó đây coi là rác thải đồng ruộng với khối lượng lớn chưa được xử lý hợp lý trong tình hình hiện nay.

* Nguồn gốc phát sinh rác thải đồng ruộng

Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây, Rác thải chủ yếu là thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Rác thải đồng ruộng trong trồng trọt là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp ngoài đồng ruộng như trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, trong quá trình sử dụng thuốc BVTV, phân bón…Trong quá trình trồng trọt, phế thải chính là các xác thực vật đã chết, các cành lá cây bị cắt, các loại cây bị con người loại bỏ, hay trong quá trình thu hoạch, con người bỏ lại rơm rạ, thân cây, rễ, lá cây thừa… đây chính là nguồn phát sinh chủ yếu của phế thải đồng ruộng.

Trong sản xuất trồng trọt hiện nay, đại đa số người sản xuất phải sử dụng cả phân bón hóa học và thuốc BVTV, trong quá trình đó, có các loại chất thải như chai lọ, bao bì thuốc BVTV, bao bì phân bón, thuốc BVTV dư thừa… tất cả nhóm đó đều là rác thải trong quá trình sản xuất trên đồng ruộng.

Thành phần: Rác thải đồng ruộng phần lớn là các chất hữu cơ có thành phần phong phú, đa dạng, chúng đều thuộc 02 nhóm hợp chất chính: Nhóm hợp chất hữu cơ chứa cacbon gồm xenluloza, hemixenluloza, pectin, lignin, tinh bột và nhóm hợp chất hữu cơ chứa nitơ gồm protein, kitin Trong đó thành phần chủ yếu là chất hữu cơ chứa cacbon thông thường chiếm khoảng 40- 50%, có khi lên tới 70- 80% Như vậy, xenluloza là thành phần chính trong các loại tàn dư thực vật, nhưng đó lại là hợp chất chậm phân hủy, nếu để chúng tự phân hủy trong điều kiện tự nhiên sẽ mất nhiều thời gian, với lượng lớn gây ô nhiễm môi trường. Một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như chai, lọ, gói thuốc BVTV, bao bì phân bón; loại rác thải này thành phần chủ yếu là thủy tinh, nhựa, kim loại (nắp chai lọ), khó phân hủy trong môi trường tự nhiên.

Phân loại rác thải đồng ruộng : Có nhiều cách phân loại rác thải đồng ruộng; rác thải đồng ruộng được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hóa học và khả năng phân hủy sinh học của rác thải (Lê Văn Nhương và cs., 1998).

Theo thành phần hóa học: Rác thải đồng ruộng còn được phân thành rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ Rác thải hữu cơ chiếm thành phần chủ yếu trong rác thải đồng ruộng, bao gồm rơm rạ, thân, lá, rễ cây thừa không có giá trị sử dụng Rác thải vô cơ có thể được sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau như làm phân bón, thức ăn cho chăn nuôi gia súc…Rác thải vô cơ là các chai, lọ, túi, gói đựng thuốc BVTV,đựng phân bón sau khi sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình trồng trọt (thực vật chết, lá, thân)

(rơm, rạ, thân ngô, đỗ…)

Rác thải rắn đồng ruộng

Sử dụng thuốc BVTV (chai, lọ, bao bì đựng thuốc BVTV)

Quá trình bón phân (vỏ bao bì đựng phân, các chai, lọ đựng phân vi lượng)

Sơ đồ 2.2 Nguồn gốc rác thải rắn đồng ruộng

Nguồn: Lê Văn Nhương và cs (1998)

Theo nguồn gốc phát sinh: Rác thải đồng ruộng gồm các loại có nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trong trồng trọt và từ các bao bì đựng các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp Các phế phụ phẩm trong trồng trọt gồm các loại phế thải trong quá trình thu hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như: Rơm, rạ sau thu hoạch lúa, thân cây ngô, đậu tương, thân cây, rễ cây hoa tại các ruộng trồng hoa, các thành phần khác của cây trồng không có giá trị sử dụng Thứ hai là rác thải từ quá trình sử dụng các hóa chất, phân bón trong trồng trọt gồm chai, lọ, bình, vỏ bao, túi nilong đựng thuốc BVTV, các loại bao bì đựng phân đạm, lân, kali, phân vi sinh và các loại phân bón tổng hợp khác, hoặc là các loại thuốc BVTV, phân bón hóa học đã hết hạn sử dụng; đây là nhóm rác thải có tính nguy hại cao, cần có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý.

Theo tính chất nguy hại: Rác thải đồng ruộng có thể chia làm 02 loại là rác thải nguy hại và rác thải thông thường Rác thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp chất gây hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác trong môi trường gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người Chúng có trong các thành phần như: Chai, lọ, túi, gói đựng thuốc BVTV; thuốc BVTV dư thừa, sót lại; có thể cả túi nilon, vỏ nhựa….Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản Rác thải thông thường gồm các chất thải không chứa các chất hoặc các hợp chất có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức khỏe con người, bao gồm rơm rạ, thân, lá, rễ thực vật, những phần thừa không có giá trị sử dụng của nông sản… Trong thực tế, đánh giá, phân biệt giữa rác thải nguy hại và rác thải thông thường là tương đối phức tạp và khó khăn, một số rác thải tác hại lâu dài và ảnh hưởng ở khía cạnh khác nên khó đánh giá.

Theo khả năng phân hủy sinh học: Rác thải đồng ruộng còn được phân thành chất có khả năng và không có khả năng phân hủy sinh học Rác thải có khả năng phân hủy sinh học là các loại chất thải có thành phần hữu cơ cao và chứa thành phần dinh dưỡng thuận lợi cho quá trình hoạt động của các vi sinh vật Các chất thải có khả năng phân hủy sinh học tốt như rơm, rạ, thân, lá, rễ cây thừa không sử dụng trong trồng trọt Rác thải không có khả năng phân hủy sinh học là các chất như: Kim loại, nhựa, thủy tinh…

* Tác hại của rác thải đồng ruộng

Rác thải nói chung cũng như rác thải đồng ruộng nói riêng đều gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, làm mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường; công tác xử lý rác thải sẽ làm thiệt lại một phần kinh tế, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế- xã hội.

Tác động tới môi trường đất Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt, quá trình sản xuất trên đồng ruộng là chủ yếu, nên các loại rác thải trong sản xuất sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất Rác thải làm thay đổi tính chất lý học, tính chất hóa học của đất Những loại rác thải hữu cơ như tàn dư thực vật khi vùi vào đất không gây ra ảnh hưởng xấu mà nó còn giúp tăng độ phì nhiêu cho đất; sau khi rác thải phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng rất lớn Tuy nhiên việc phân hủy rác thải này cần một thời gian tương đối dài, mà các mùa vụ gieo trồng luôn nối tiếp nhau, do vậy nếu vùi quá nhiều, chu kỳ sử dụng đất quá ngắn thì rác thải hữu cơ đó có ảnh hưởng xấu tới môi trường đất Rác thải với số lượng lớn gây ô nhiễm đất, làm tăng số lượng các vi sinh vật, nấm gây hại cho con người, gia súc, gia cầm và cây trồng; nhất là rác thải nguy hại (chai lọ thuốc BVTV, vỏ bao bì phân bón vô cơ) tác động tiêu cực tới chất lượng của đất trong sản xuất nông nghiệp Chúng đa phần các các chất độc hại, khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên Khi chúng bị đưa vào đất sẽ tồn tại bền vững, phá vỡ kết cấu đất, mất đi độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, tích lũy chất độc hại qua cây trồng ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Tác động đến môi trường nước

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải trên thế giới Đối mặt với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng Rác có thể gây ra những gánh nặng khổng lồ về môi trường cũng như tài chính cho Chính phủ các nước Các quốc gia lớn trên thế giới đã có những biện pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện riêng Rác thải đồng ruộng cũng không nằm trong quy luật đó, ở các nước phát triển về nông nghiệp, lượng rác thải đồng ruộng đến từ trồng trọt, chăn nuôi là rất lớn, việc xử lý chúng là một vấn đề vô cùng cần thiết, và đã được nhiều nước trên thế giới triển khai thực hiện.

2.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý rác thải tại Nhật Bản Ở Nhật Bản, vấn đề xử lý rác thải và đảm bảo an ninh rác được thực hiện rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác ngay từ đầu và áp dụng công nghệ xử lý, tái chế rác hiện đại Hệ thống phân loại rác của Nhật Bản tương đối phức tạp Mỗi thành phố, thị trấn và quận đều có một hệ thống hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ, các khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại rác riêng, tất cả rác có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng.

Theo Waste Atlas, Nhật Bản xả tổng cộng 45.360.000 tấn rác mỗi năm,xếp thứ 8 trên thế giới Do không có nhiều đất để chôn rác như Mỹ và TrungQuốc, Nhật Bản buộc phải dựa vào giải pháp khác là đốt rác Nước này đã sử dụng đốt bằng tầng sôi, phương pháp hiệu quả để đốt những vật liệu khó cháy. Ngoài ra, 20,8% tổng lượng rác thải hàng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET) PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới Chai lọ PET có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.

2.2.1.2 Xử lý rác thải nông nghiệp tại Ai Cập

Ai Cập có truyền thống nông nghiệp kéo dài hàng ngàn năm và có kế hoạch mở rộng truyền thống này trong tương lai Để kết hợp các truyền thống cũ với hiện đại công nghệ để đạt được sự phát triển bền vững, chất thải nên được coi là một sản phẩm phụ.

Những vấn đề chính mà khu vực nông thôn phải đối mặt hiện nay là chất thải nông nghiệp, nước thải và đô thị chất thải rắn Nó đại diện cho một cuộc khủng hoảng cho sự phát triển bền vững ở các làng nông thôn cũng như cho nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, đã có rất ít nghiên cứu về việc sử dụng chất thải nông nghiệp để làm phân compost hoặc thức ăn gia súc, không ai trong số họ đã được thực hiện dưới hình thức bền vững Nghiên cứu này kết hợp tất cả các nguồn chính gây ô nhiễm tạo ra ở các vùng nông thôn trong một khu phức hợp: EBRWC sản xuất phân bón năng lượng và thức ăn gia súc đáp ứng nhu cầu và nhu cầu của thị trường.

Số lượng ước tính của chất thải nông nghiệp ở Ai Cập dao động từ 22 đến

26 triệu tấn mỗi năm Một số chất thải nông nghiệp được sử dụng làm thức ăn gia súc, các chất thải khác được sử dụng làm nhiên liệu trong những lò vi sóng nguyên thủy gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ và gây tổn hại đến môi trường. Phần còn lại bị đốt cháy trên đồng ruộng, gây ra các vấn đề ô nhiễm không khí. Loại và số lượng chất thải nông nghiệp ở Ai Cập thay đổi từ làng này sang làng kia và từ năm này sang năm khác bởi vì nông dân luôn canh tác những cây trồng sinh lợi nhất phù hợp với đất đai và môi trường Năm loại cây trồng có lượng chất thải cao nhất là gạo, ngô, lúa mì, bông và mía Các làng nông thôn ở Ai Cập đã có hệ thống nước uống trong một thời gian dài nhưng không phải là hệ thống cống rãnh hoàn chỉnh Khu vực đô thị Ai Cập gần Cairo không có mạng lưới xử lý nước thải Thay thế dưới mỗi ngôi nhà có một bể tự hoại, nơi mà nước thải được thu gom hoặc một ống nhựa PVC vận chuyển nước thải trực tiếp đến kênh gần nhất Một số hộ gia đình bơm nước thải từ bể tự hoại vào một chiếc cống rãnh một hoặc hai lần một tuần và nó bị đổ ở một nơi cách xa nhà.

Nói chung, một số lượng lớn nước thải và rác thải được tạo ra trong các làng Do thiếu hệ thống cống rãnh và hệ thống thu gom rác nên nước thải và rác thải được đưa vào kênh gần nhất gây ra ô nhiễm đất, nước, gây ra những vấn đề sức khoẻ Một số kênh rạch được sử dụng để tưới tiêu, một số khác được sử dụng làm nguồn uống nước.

EBRWC có thể được định nghĩa là một tập hợp các hoạt động tương thích được chọn lọc cùng nhau trong một khu vực (phức tạp) để giảm thiểu (hoặc ngăn chặn) tác động lên môi trường và chi phí xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị và chất thải nông nghiệp Một ví dụ điển hình của một khu phức hợp rác nông thôn bao gồm một số kỹ thuật tương thích như đúc lót, tiêu hóa khí (biogas), phân compost, thức ăn gia súc và các kỹ thuật tái chế khác chất thải rắn nằm cùng nhau Do đó, EBRWC là một đơn vị tự duy trì mà rút ra tất cả các yếu tố đầu vào của nó từ chất thải nông thôn, không thải ra và ô nhiễm Một số phát thải có thể được giải phóng vào không khí, nhưng mức phát thải sẽ thấp hơn đáng kể so với lượng chất thải thô đưa vào EBRWC.

Một phức hợp rác nông thôn điển hình sẽ vận hành để tận dụng tất cả các chất thải nông nghiệp, nước thải và chất thải rắn đô thị như các nguồn năng lượng, phân bón, thức ăn gia súc và các sản phẩm khác phụ thuộc vào các thành phần của chất thải rắn đô thị Nói cách khác, tất cả các chất thải sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho một sản phẩm có giá trị theo nhu cầu và nhu cầu trong phức hợp rác nông thôn Do đó một phức hợp rác nông thôn sẽ bao gồm một số lượng tương thích hoạt động, chất thải của một trong những được sử dụng làm nguyên liệu cho người khác, không có chất thải bên ngoài được tạo ra từ phức hợp Kỹ thuật này sẽ tạo ra các sản phẩm khác nhau cũng như giữ môi trường nông thôn không có ô nhiễm do nước thải, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn Chính lợi thế của phức hợp là nó giúp cho sự phát triển bền vững của quốc gia kinh tế ở nông thôn.

* Chất thải nông nghiệp là nguồn cung cấp năng lượng

Tài nguyên sinh khối nông nghiệp ở Ai Cập ước tính khoảng 25 triệu tấn(chất khô) mỗi năm 50% sinh khối được sử dụng làm nhiên liệu ở nông thôn bằng trực tiếp đốt trong các lò nung truyền thống hiệu suất thấp Lò truyền thống là bùn nguyên thủy bếp lò và lò vi sóng gây ra lượng lớn ô nhiễm không khí và sử dụng năng lượng không hiệu quả Chất thải sinh học nông nghiệp (nguồn tài nguyên) chủ yếu là bông, gạo, rơm,…

Một trong những chất thải nông nghiệp chính là bông lan Ở Ai Cập, lượng sản xuất bông ước đạt 1,6 triệu tấn/năm Theo Bộ Nông nghiệp, các quy định và các nghị quyết yêu cầu nông dân phải xử lý dư lượng thực vật bông bằng cách sử dụng phương pháp xử lý an toàn ngay sau khi thu hoạch (trong vòng 15 ngày) Dễ nhất và phương pháp rẻ nhất là đốt thân cây bông càng sớm càng tốt trong cánh đồng Lý do đằng sau quy định này là tiêu diệt côn trùng và sinh vật mang mầm bệnh cho thực vật Nhưng trong thực tế, thân cây bông được lưu trữ trong một thời gian dài cho sâu bệnh cây bông có cơ hội để hoàn thành chu kỳ cuộc sống sâu và tấn công bông vụ sau Các hệ thống lưu giữ truyền thống cho dư lượng thực vật trong trang trại cho phép côn trùng và mầm bệnh phát triển. Ngoài ra chúng tạo ra một nguy cơ hỏa hoạn.

Quá trình briquetting là việc chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành một cách thống nhất có thể dễ dàng sử dụng, vận chuyển và lưu kho Ý tưởng về đóng bánh là sử dụng các vật liệu mà không sử dụng được do thiếu mật độ, nén chúng thành một loại nhiên liệu rắn có hình dáng thuận tiện và có thể bị đốt cháy như gỗ hoặc than củi Than bánh có thể chất và đốt tốt hơn đặc điểm hơn chất thải ban đầu Than bánh sẽ cải thiện sự đốt cháy hiệu quả của lò nung truyền thống hiện có Ngoài việc giết chết tất cả côn trùng và bệnh tật chúng làm giảm nguy cơ hỏa hoạn ở nông thôn. Ý tưởng về đóng bánh là sử dụng các vật liệu không sử dụng được vì thiếu mật độ, nén chúng thành nhiên liệu rắn có hình dạng thuận tiện có thể được đốt như gỗ hoặc than củi Than bánh được phát hiện là một nguồn năng lượng trong Thế chiến thứ

I và Thế chiến thứ II về điện và nhiệt sản xuất sử dụng các công nghệ đơn giản Một trong những công nghệ được đề nghị là đòn bẩy hoạt động báo chí (cơ khí hoặc thủy lực báo chí) Briquetting cho phép dễ dàng vận chuyển và lưu giữ an toàn các chất thải vì chúng có hình dạng đồng nhất và tiêu diệt được côn trùng gây hại Những ưu điểm của việc đóng bánh bao gồm:

- Giảm khối lượng chất thải

- Nhiên liệu rắn hiệu dụng có giá trị nhiệt cao

- Tiêu thụ năng lượng thấp cho sản xuất

- Cung cấp cơ hội việc làm

Nguyên liệu thích hợp cho việc đóng bánh là các ống hút lúa, rơm lúa mỳ, thân bông, ngô, chất thải mía (baggas) và nhánh trái cây Việc đóng bánh quá trình bắt đầu với việc thu gom chất thải tiếp theo là giảm kích cỡ, làm khô và đầm bằng máy đùn hoặc ép.

* Sản xuất phân hữu cơ

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Đan Phượng là một huyện ngoại thành nằm ở phía tây trung tâm Thủ đô Hà Nội, là huyện có điều kiện tự nhiên nhiều ưu đãi, đời sống nhân dân phát triển ổn định; là huyện đầu tiên của thủ đô Hà Nội được Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới; một bộ phận lớn nhân dân vẫn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; huyện được Thành phố Hà Nội chọn là vùng sản xuất nông sản cung cấp cho thị trường Thủ đô; bên cạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, huyện Đan Phượng đang chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp, quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như hoa, rau, cây ăn quả; cùng với việc tập trung phát triển nông nghiệp, việc quản lý rác thải đổng ruộng trong trồng trọt hiện nay cũng chưa được quan tâm chú trọng, còn nhiều vấn đề bất cập trong việc quản lý rác thải đồng ruộng.

Căn cứ theo phân bố dân cư và đặc tính địa hình, địa lý, huyện chia ra là 4 cụm: Cụm Đồng, cụm Bãi, cụm Sông, cụm Trung tâm, mỗi cụm đều có đặc tính riêng biệt về đặc tính địa hình, dân cư, đặc điểm sản xuất nông nghiệp, sản xuất trồng trọt, để đảm bảo việc nghiên cứu đánh giá khách quan, đồng bộ nghiên cứu sẽ chọn mỗi cụm 01 xã làm đại diện:

- Cụm Đồng: gồm Tân Lập, Tân Hội, Thượng Mỗ, Hạ Mỗ: Chọn xã Hạ

Mỗ để lấy phiếu điều tra: 30 phiếu Hạ Mỗ là xã trong những năm qua được đầu tư phát triển trồng cây ăn quả, trồng hoa, rau các loại có giá trị kinh tế cao; là xã có vị trí gần hơn, giao thông thuận tiện hơn thị trường Thủ đô Hà Nội.

- Cụm Sông: gồm Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung: Chọn xã Hồng Hà để lấy phiếu điều tra: 30 phiếu Hồng Hà là xã thuận lợi đường giao thông, diện tích đất bãi sông Hồng nhiều, thuận lợi giao thông, phát triển làng nghề truyền thống như nấu rượu, đậu phụ; xã tập trung chăn nuôi lợn tập trung xa khu dân cư; trồng trọt chủ yếu các loại rau màu, cây lương thực lúa ngô.

- Cụm Bãi: Phương Đình, Thọ An, Thọ Xuân, Trung Châu: Chọn xã Thọ

An để lấy phiếu điều tra: 30 phiếu Thọ An là xã có diện tích đất trồng trọt lớn, tuy nhiên giao thông chưa được đầu tư, cách xa trung tâm Thủ đô hơn các xã khác, diện tích đất bãi nhiều, chủ yếu sản xuất trồng trọt cây lương thực, rau màu các loại.

- Cụm Trung tâm: Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp: Chọn xã Đan Phượng để lấy phiếu điều tra: 30 phiếu Đan Phượng là xã nằm trung tâm của huyện,diện tích nhỏ, đầu tư cơ sở vật chất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại; trồng trọt tập trung trồng cây ăn quả, cây hoa, rau màu có giá trị kinh tế cao, đầu tư sản xuất rau sạch, nông sản sạch, phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời nghiên cứu, thu thập số liệu, thông tin từ một số phòng, ban, ngành thuộc huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý rác thải đồng ruộng.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

3.2.2.1 Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là việc tìm hiểu thông tin từ các loại sách báo, nghiên cứu, các bài giảng, giáo trình, từ các nghiên cứu, báo cáo nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề đang nghiên cứu đó là vấn đề quản lý rác thải đồng ruộng; Ngoài ra, thông tin dùng trong nghiên cứu này còn bao gồm các tài liệu khoa học, các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý rác thải đồng ruộng, các thông tin được công bố trên các trang Web Căn cứ vào thông tin thứ cấp để đánh giá được khái quát đặc điểm tình hình địa phương sẽ tiến hành nghiên cứu; đồng thời thông tin thứ cấp giúp cho người nghiên cứu có cơ sở để đánh giá các nội dung cần nghiên cứu.

Bảng 3.7 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về việc quản lý rác thải đồng ruộng trên thế giới, Việt

Nam Các nghiên cứu gần đây có liên quan

Các loại sách và bài giảng Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website

Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện Học viện Nông Nghiệp Hà Nội, thư viện khoa Kinh tế & PTNT Trên mạng Internet

Số liệu về tình hình chung quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện, thành phố Hà Nội

Báo cáo tổng kết hằng năm, số liệu, thông tin của các phòng, ban, các cơ quan trực thuộc UBND huyện Đan Phượng, các loại bài báo, tạp chí đăng về huyện Đan Phượng.

Các cơ quan, phòng, ban, ngành thuộc huyện Đan Phượng

3.2.2.2 Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Để thu thập thông tin liên quan đến đề tài, tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra Đối tượng lựa chọn khảo sát là các cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước, các hộ dân trực tiếp sản xuất trồng trọt trên địa bàn để biết được thực trạng tình hình rác thải đồng ruộng và việc quản lý, xử lý rác thải đồng ruộng hiện nay trên địa bàn huyện.

Các thông tin và dữ liệu sơ cấp được thông qua một số phương pháp chủ yếu như điều tra chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và phương pháp tham vấn chuyên gia Từ các phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp để có được các nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng. Điều tra chọn mẫu: Chọn 120 người dân trực tiếp sản xuất trồng trọt, điều tra đặc điểm sản xuất nông hộ, việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, điều tra việc xử lý phế phụ phẩm trong trồng trọt, điều tra việc tham gia thu gom rác thải đồng ruộng là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón ; chọn mẫu phải phản ánh đại diện cho tất cả hộ nông dân sản xuất trồng trọt về vấn đề nghiên cứu. Điều tra phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc để có thể lượng hóa các thông tin và dữ liệu cung cấp thêm cơ sở để phân tích và đánh giá,cấn tiến hành điều tra theo phiếu phỏng vấn được chuẩn hóa Phiếu điều tra được thiết kế sẵn cho các tác nhân nghiên cứu: Nhóm hộ dân sản xuất trồng trọt- mẫu phiếu khảo sát tại phụ lục 2; nhóm cán bộ, công chức, viên chức quản lý rác thải đồng ruộng-mẫu phiếu khảo sát phụ lục 3.

Phương pháp tham vấn chuyên gia: Được sử dụng để thu thập ý kiến tư vấn, ý kiến đánh giá cũng như các gợi ý đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý rác thải đồng ruộng.

Bảng 3.8 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1 Cán bộ 10 người: mỗi Thông tin về các quy định, văn các phòng cơ quan lấy ý bản hướng dẫn của cấp trên về

Kinh tế, kiến 02 lãnh quản lý rác thải đồng ruộng phòng Tài đạo, quản lý; Nhận định về tình hình thực nguyên – 03 cán bộ hiện và giải pháp hoàn thiện

Môi trường chuyên môn quản lý rác thải đồng ruộng huyện trên địa bàn huyện

2 Cán bộ 5 người: 01 Thông tin về các quy định, văn

Trạm bảo vệ lãnh đạo quản bản hướng dẫn của cấp trên về thực vật lý, 04 cán bộ quản lý rác thải đồng ruộng huyện chuyên môn Nhận định về tình hình thực phụ trách xã hiện và giải pháp hoàn thiện quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện

3 Cán bộ 10 cán bộ: Cán Nhận định về việc thực hiện sự

UBND xã, bộ lãnh đạo chỉ đạo của cấp trên về công các hợp tác UBND xã 4 tác vệ sinh môi trường, quản lý xã nông người, cán bộ rác thải đồng ruộng trên địa nghiệp Hợp tác xã: 6 bàn phụ trách người Tham gia ý kiến về các giải pháp cụ thể trong việc quản lý rác thải đồng ruộng ở cơ sở

4 Người 120 người Thông tin chung dân tại các Nhận thức của người dân về xã điều tra rác thải đồng ruộng

Những cách giải quyết rác thải đồng ruộng của người dân Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế Phỏng vấn sâu về các vấn đề nghiên cứu. Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế Phỏng vấn sâu về các vấn đề nghiên cứu. Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế Phỏng vấn sâu về các vấn đề nghiên cứu. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng

4.1.1 Thực trạng về rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện

4.1.1.1 Rác thải từ phế phụ phẩm nông nghiệp

Rác thải rắn đồng ruộng phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp, chủ yếu từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trên đồng ruộng Thành phần rác thải đồng ruộng gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy như các phế phụ phẩm trong trồng trọt (rơm rạ, thân, rễ, lá của các cây trồng như ngô, đỗ tương, thân cây rau, hoa); các chất thải từ chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm, thức ăn thừa trong quá trình chăn nuôi) Ngoài ra còn có các chất thải khó phân hủy và độc hại như vỏ chai lọ thuốc BVTV, thuốc thú y, bao bì phân bón vô cơ….Trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm thường là lợn, gà, trâu, bò, vịt, ngan,… các loại gia súc, gia cầm thường được nuôi tập trung, nuôi trong các trang trại xa khu dân cư hoặc tại các hộ gia đình, tình trạng chăn thả gia súc như trâu bò hiện nay hầu như không có, do vậy, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên đồng ruộng không đáng kể; lượng chất thải này môi trường tự đồng hoá được, không có tác động xấu đến môi trường Tuy nhiên huyện Đan Phượng hiện nay đang tập trung vào phát triển nông nghiệp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong những năm gần đây, thay vì trồng lúa, ngô, đậu tương, các cây có giá trị kinh tế cao cũng được trồng trọt như các loại hoa; các loại cây ăn quả, chủ yếu là bưởi Tôm vàng Đan Phượng, cam Canh; nhiều loại rau màu được canh tác; vì vậy rác thải đồng ruộng từ trồng trọt là rất lớn, có nguồn gốc đa dạng, phong phú Để đánh giá thực trạng rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện,chúng ta cần xác định được khối lượng phế phụ phẩm từ các cây trồng chính phát sinh trong quá trình trồng trọt và lượng phát sinh các loại chai lọ, bao bì thuốcBVTV, phân bón mà người dân thải ra môi trường đồng ruộng Nguồn gốc các loại rác thải đồng ruộng là các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông sản được mô tả cụ thể trong sơ đồ 4.1.

Trong quá trình trồng trọt (thực vật chết, lá, thân, cành cây được người dân tỉa bỏ)

(rơm, rạ, thân ngô, đỗ, thân, lá, rễ cây các loại hoa, rau…)

Rác thải rắn đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện nay

Sử dụng thuốc BVTV (chai, lọ, bao bì; thiết bị bảo hộ, dụng cụ, bình phun hỏng; thuốc BVTV dư thừa)

Quá trình bón phân (vỏ bao bì, chai lọ đựng phân, dụng cụ hỏng, phân bón dư thừa…)

Sơ đồ 4.1 Nguồn gốc rác thải rắn tại đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Trên cơ sở điều tra từ thực tế về sản lượng lúa, ngô có thể xác định khối lượng sinh khối các phế phụ phẩm nông nghiệp từ trồng lúa, ngô ở một số xã điều tra, qua cách tính lượng rơm rạ, phế phụ phẩm từ cây trồng của các nghiên cứu khoa học đã có (lúa: tỷ lệ phụ phẩm: chính phẩm xấp xỉ 1:1, ngô: tỷ lệ phụ phẩm: chính phẩm xấp xỉ 2,8:1), có thể tính được khối lượng phế phụ phẩm từ một số cây trồng chính như lúa, ngô Dựa vào tỷ lệ này chúng ta sẽ tính được tổng lượng phụ phẩm từ các loại cây trồng này ở các xã điều tra, kết quả thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1 Khối lượng phụ phẩm của một số loại cây trồng chính

Sản lượng (tấn) Ước tính khối lượng

TT Xã phụ phẩm chính (tấn)

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Như vậy, qua điều tra ở 04 xã chỉ tính riêng phế phụ phẩm của các loại cây trồng chính là lúa và ngô có thể ước tính khối lượng phế phụ phẩm thải ra là rất lớn, khoảng 6.199 tấn, trong đó lúa là 3.709 tấn Huyện Đan Phượng ngoài việc trồng lúa (diện tích gieo trồng 2.744 ha), cây ngô (diện tích gieo trồng 1.002ha), còn trồng các cây trồng khác như đậu tương (diện tích gieo trồng 779 ha), rau các loại (diện tích gieo trồng 894ha), hoa, cây cảnh (diện tích gieo trồng 919ha) Qua đó có thể thấy lượng rác hữu cơ phát sinh sau quá trình trồng trọt là rất lớn, theo kết quả tổng hợp của phòng Kinh tế huyện, hiện nay phế phụ phẩm, rơm rạ, thân lá cây trồng thải ra trên địa bàn huyện vào khoảng 31.700 đến 31.800 tấn/năm.

4.1.1.2 Rác thải từ chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón

Bên cạnh những phế phụ phẩm hữu cơ trên, quá trình sản xuất trồng trọt còn phát sinh rác thải là bao bì, chai lọ các loại thuốc BVTV, phân bón vô cơ.

Bảng 4.2 Một số loại thuốc BVTV thường dùng trên địa bàn huyện hiện nay

Loại Lượng thuốc sử dụng Lượng thuốc

Tên thuốc + nước phun thuốc gam/ha Lít/ha

Qua kết quả điều tra, số lượng, chủng loại thuốc BVTV đang sử dụng trên địa bàn huyện Đan Phượng khoảng từ 250 đến 300 loại thuốc BVTV, trong đó một số loại thuốc BVTV trên bảng 4.2 là được dùng phổ biến Tuy số lượng, chủng loại các thuốc BVTV khá nhiều nhưng việc sử dụng để trừ sâu bệnh, trừ cỏ, trừ ốc trên các cây trồng cơ bản là giống nhau; đều phun với liều lượng từ 400- 600 lít nước pha thuốc cho 1 ha canh tác; thời điểm phun, lượng thuốc pha, nồng độ phụ thuộc vào nhóm thuốc, độ độc của thuốc đối với sâu bệnh và phụ thuộc vào từng loại đối tượng cây trồng.

Bảng 4.3 Khối lượng thuốc BVTV sử dụng và khối lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV thải ra tại các xã điều tra

Diện tích đất Lượng thuốc Ước tính lượng chai lọ, bao bì thuốc Đơn vị nông nghiệp BVTV sử dụng

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.3 có thể thấy tại 04 xã điều tra, lượng thuốc BVTV sử dụng nhiều nhất tại xã Hạ Mỗ, ít nhất tại xã Đan Phượng, nguyên nhân là do xã Hạ Mỗ là xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhiều nhất; hiện nay xã Hạ Mỗ tập trung trồng các loại hoa có giá trị kinh tế cao như hoa Ly, hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng tiền chiếm diện tích là chủ yếu trong quỹ đất nông nghiệp nên lượng thuốc BVTV sử dụng là rất lớn Cùng với đó là lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV phát sinh là nhiều nhất tại xã Hạ Mỗ (430kg), thấp nhất ở xã Đan Phượng (55kg).

Huyện Đan Phượng với tổng diện tích đất nông nghiệp là 3.309,03 ha (số liệu điều tra phòng Tài nguyên môi trường) lượng thuốc BVTV phải dùng hàng năm là khá lớn; theo báo cáo của trạm BVTV huyện, lượng thuốc BVTV năm

2017 toàn huyện sử dụng khoảng 14,3 đến 14,5 tấn Theo ước tính, lượng bao bì,chai lọ thuốc BVTV thường chiếm 10% tổng lượng thuốc tiêu thụ (Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011) như vậy hàng năm huyện Đan Phượng có khoảng

1,43- 1,45 tấn vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV thải ra môi trường Ngoài ra lượng thuốc BVTV còn sót lại trong các bao bì, chai lọ cũng cần được quan tâm Theo tính toán của Cục bảo vệ thực vật thì trong mỗi bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp trung bình có khoảng 1,8% lượng thuốc dính vào bao bì; như vậy trong quá trình trồng trọt của huyện Đan Phượng, hàng năm sẽ có khoảng 0,257 đến 0,261 tấn thuốc BVTV phát thải theo chai lọ, bao bì thuốc BVTV ra môi trường Lượng thuốc BVTV dư thừa này sẽ làm ảnh hưởng theo hướng tiêu cực đối với môi trường sống, nhất là hệ sinh thái đồng ruộng.

Bảng 4.4 Lượng phân bón vô cơ sử dụng trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện

Tên cây Khối lượng phân

Loại phân bón bón dùng trồng đồng/ha)

NPK-S Lào Cai (Lân) 250 - 270 1000 - 1080 Đạm ure (Phú Mỹ 46%N) 310- 330 2480- 2640

NPK-S Lào Cai (Lân) 400- 420 1600-1680 Đạm ure (Phú Mỹ 46%N) 440-460 3520-3680

NPK+ TE (Con Sóc) 100-110 1800- 1980 Đạm Ure Ninh Bình (46%N) 150-160 1200-1280

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.4 chúng ta thấy trên địa bàn huyện Đan Phượng có sử dụng chủ yếu một số loại phân bón vô cơ như: NPK tổng hợp, Đạm Ure, super Lân, Kaliclorua; đối với mỗi loại cây trồng khác nhau thì lượng phân bón sử dụng trên

1 ha canh tác là khác nhau Chúng ta thấy sử dụng phân tổng hợp NPK+TE nhiều nhất trên nhóm cây ăn quả, sử dụng khoảng 2,7 đến 2,8 tấn/ha/năm; nhóm cây ăn quả và hoa các loại cũng sử dụng lượng Super Lân khá lớn từ 1,3 đến 1,4 tấn/ha/ vụ Từ bảng trên chúng ta cũng thấy đầu tư cho trồng cây ăn quả cần chi phí kinh tế cho việc bón phân là cao nhất; thấp nhất là nhóm cây lương thực như lúa, ngô, đậu tương.

Bảng 4.5 Khối lượng phân bón vô cơ sử dụng và khối lượng bao bì, chai lọ từ phân bón vô cơ thải ra tại các xã điều tra

Diện tích đất Lượng phân bón Ước tính khối lượng Đơn vị vô cơ sử dụng bao bì, chai lọ phân nông nghiệp (ha)

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Căn cứ kết quả điều tra lượng phân bón được sử dụng tại 04 xã trên, chúng ta thấy lượng phân bón vô cơ sử dụng tại 4 xã trong 1 năm vào khoảng

194 tấn, cao nhất tại xã Hạ Mỗ với 78,9 tấn, thấp nhất ở xã Đan Phượng với 18,6 tấn, xã Hạ Mỗ trồng hoa nên với diện tích lớn, thâm canh cao, lượng phân bón vô cơ cao nhất; cùng với đó là lượng bao bì phân bón vô cơ phát sinh sau quá trình sử dụng phân bón cũng khá lớn, xã Hạ Mỗ phát sinh 327kg, thấp nhất là xã ĐanPhượng với 94kg vỏ bao bì phân bón Theo báo cáo của Trạm bảo vệ thực vật huyện, lượng phân bón vô cơ được sử dụng hàng năm là khoảng 780 tấn Ước tính theo báo cáo của Trạm bảo vệ thực vật huyện, trong giai đoạn 2015-2017,mỗi năm lượng vỏ bao bì phân bón phát sinh khoảng 3,65 đến 3,67 tấn.

Qua việc khảo sát thực trạng đồng ruộng, qua nghiên cứu một số phương pháp xác định khối lượng rác thải phát sinh trên đổng ruộng, qua điều tra hộ nông dân, báo cáo thống kê phòng Kinh tế huyện, trạm BVTV huyện, có thể thấy lượng rác thải đồng ruộng phát sinh trong quá trình trồng trọt trên địa bàn huyện Đan Phượng hiện nay là khá lớn; trung bình hàng năm lượng rơm rạ, thân, lá cây, phế phụ phẩm từ trồng trọt các loại cây trồng phát sinh vào khoảng trên 30 nghìn tấn, riêng rác thải từ vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ hàng năm cũng phát sinh ra môi trường khoảng 5,0 đến 5,1 tấn.

4.1.2 Thực trạng thu gom rác thải đồng ruộng

4.1.2.1 Đối với rác thải hữu cơ

Nhóm rác thải hữu cơ, là thân cây, rơm rạ, phế phụ phẩm trong trồng trọt, rác thải này thường phát sinh trong thu hoạch nông sản và được xử lý ngay Hiện nay với đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, việc trồng lúa, ngô, đậu tương của các hộ nông dân được sử dụng khá nhiều máy móc cơ giới, từ khâu làm đất, gieo trồng, bón phân và thu hoạch; trong đó công tác thu hoạch hiện nay thường được sử dụng các máy cơ giới liên hợp giúp tăng hiệu quả, giảm thời gian thu hoạch Cùng với đó lượng rơm rạ, thân, lá ngô, đỗ tương thường được gom tại ruộng thành các đống lớn, sau đó người sản xuất sẽ xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau; chủ yếu là đốt tại ruộng (đối với rơm rạ) và ủ phân bón (đối với rơm rạ, thân, lá cây ngô, đậu tương, rau) Việc thu gom rác thải hữu cơ, nhất là thân cây hoa chưa được thực hiện nhiều, đa số bỏ tại ruộng chờ tự phân huỷ hoặc để khô rồi đốt tại ruộng Một lượng nhỏ phế phụ phẩm nông nghiệp, chủ yếu là rơm, được thu mua với giá rẻ để sử dụng trong việc trồng nấm thì được các cơ sở sản xuất nấm thực hiện việc thu gom từ ruộng về cơ sở sản xuất nấm.

4.1.2.2 Đối với rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón vô cơ

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rác thải đồng ruộng

Các quy định chính sách của nhà nước về quản lý rác thải đồng ruộng được các cấp, các ngành ban hành với số lượng chưa nhiều, nội dung văn bản quy định chưa cụ thể trong công tác quản lý; bảng 4.17 cho ta thấy việc quản lý rác thải đồng ruộng chủ yếu áp dụng các quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn nói chung, về quản lý rác thải nguy hại; chỉ có số ít văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý rác thải đồng ruộng, nhất là về quản lý rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì thuốc BVTV sau khi được sử dụng.

Bảng 4.17 Một số văn bản liên quan đến quản lý rác thải đồng ruộng

Tên, số kí hiệu văn bản Ngày ban

Trích yếu nội dung hành

24/4/2015 Nghị định về việc quản lý chất thải và

CP của Chính phủ phế liệu

14/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành

NĐ- CP của Chính phủ chính trong lĩnh vực BVMT

Thông tư 05/2016/TTLT- Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thu

16/5/2016 gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BNNPTNT-BTNMT

Thông tư số 36/2015/TT- Thông tư quy định về quản lý chất thải

BTNMT của Bộ Tài 30/6/2015 nguy hại nguyên môi trường

Quyết định ban hành Hướng dẫn kỹ

QĐ-BKHCNMT của Bộ 7/8/2002 thuật chôn lấp chất thải nguy hại KHCN và Môi trường

Thông tư số 121/2008/TT- Thông tư hướng dẫn cơ chế ưu đãi và

12/12/2008 hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư BTC của Bộ Tài chính cho quản lý chất thải rắn

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Ngoài các văn bản trên liên quan đến quản lý rác thải đổng ruộng, xử lý rác thải rắn còn thực hiện theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và nhiều văn bản liên quan của các bộ, ngành và các cấp chính quyền.

Thông tư Liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng

5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng là văn bản hướng dẫn cụ thể việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại trên đồng ruộng là văn bản quy định cụ thể về phạm vi điều chỉnh, đối

Ngoài các văn bản của Trung ương, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội có Nghị quyết số 25/2013/Nghị quyết-HĐND ngày 04/12/2013 về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2020; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội Trong nghị quyết này quy định hỗ trợ xây dựng hạ tầng đó là hỗ trợ một lần kinh phí mua thùng chứa, (hoặc xây dựng bể chứa) chai lọ, bao bì thuốc BVTV (02 thùng/ha); hỗ trợ 100% trong năm đầu và 70% năm thứ hai đối với chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Về hệ thống quản lý nhà nước đối với quản lý rác thải, nhất là rác thải là các chai lọ, bao bì, thuốc BVTV, bao bì phân bón được thực hiện từ trung ương đến các địa phương cơ bản có hệ thống phân cấp, phân quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan với nhau, tuy nhiên số lượng văn bản chưa nhiều; một số văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chưa cụ thể, rõ ràng.

Chúng ta có thể thấy hệ thống quản lý của Thành phố Hà Nội ở đây là: UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo sở Tài nguyên Môi trường, sở Nông nghiệp và PTNT, chỉ đạo UBND quận huyện thị xã; các sở chỉ đạo các chi cục trực thuộc (chi cục trồng trọt và BVTV, chi cục Bảo vệ Môi trường); UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Kinh tế huyện (phụ trách quản lý nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật trong công tác quản lý rác thải đồng ruộng.

UBND cấp xã thực hiện quản lý rác thải đồng ruộng thông qua chỉ đạo cán bộ phụ trách môi trường xã, cán bộ BVTV xã trong công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát; giao cho các hợp tác xã nông nghiệp chủ động tổ chức việc thu gom rác thải trên đồng ruộng.

Hệ thống chính sách pháp luật quy định về quản lý hoạt rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung được thực hiện theo quy định chung trong Thông tư Liên tịch số 05/2016/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng Việc xử lý rác thải nguy hại được thực hiện theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại Việc quản lý chất thải nguy hại được quy định cụ thể trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ. Đối với mỗi hoạt động từ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đều có các văn bản quy định để thực hiện, kèm theo các mẫu biểu như: quyết định, mẫu biên bản, mẫu đơn, giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép… tạo tính thống nhất trong quá trình thực hiện.

Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về quản lý rác thải đồng ruộng của các Bộ, ngành là căn cứ để quản lý nhà nước về lĩnh vực này ngày càng được hoàn thiện Trong quá trình triển khai thực hiện, còn nhiều bất cập, vướng mắc, mang tính chất lý thuyết, hiệu quả chưa cao, việc áp dụng còn khó khăn, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Đối với Thành phố có ban hành Nghị quyết số 25/2013/NQ- HĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2020; chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội Trong đó cũng quy định việc hỗ trợ xây dựng hạ tầng, hỗ trợ một lần kinh phí mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (02 thùng/ha); hỗ trợ 100% trong năm đầu và 70% năm thứ hai đối với chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài ra trong việc quản lý rác thải là phế phụ phẩm trong sản xuất trồng trọt chưa có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đa só thực hiện theo các quy định về xử lý rác thải, chất thải chung.

Bảng 4.18 Ý kiến của cán bộ quản lý huyện, xã về các quy định, chính sách của nhà nước về quản lý rác thải đồng ruộng (N = 25)

Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)

Tốt, phù hợp với thực tiễn 8 32,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)Theo kết quả điều tra cho thấy có 32% ý kiến của cán bộ quản lý huyện, xã cho rằng các quy định chính sách của nhà nước về quản lý rác thải đồng ruộng tốt,phù hợp với thực tiễn hiện nay, 40% ý kiến đánh giá bình thường và 28% ý kiến đánh giá chưa tốt, chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay, lý do cụ thể chủ yếu là do văn bản ban hành chậm, chưa cụ thể hoá, chưa dễ dàng trong triển khai thực hiện.

Hệ thống văn bản chính sách có vai trò quan trọng đến công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực Rác thải đồng ruộng hiện nay là vấn đề cấp bách cần xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường đồng ruộng Hệ thống văn bản chính sách giúp các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương triển khai tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước đối với việc quản lý rác thải đồng ruộng hiện nay là những văn bản mới được ban hành; số lượng văn bản chưa nhiều, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế về quản lý rác thải hiện nay.

Hiện nay huyện Đan Phượng ban hành các văn bản về quản lý rác thải đồng ruộng còn hạn chế, chủ yếu là công văn hướng dẫn, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chưa nhiều, chưa chi tiết cụ thể, các văn bản mang tính chỉ đạo công việc cụ thể, chưa xây dựng các văn bản về quy định, nội quy, quy chế để hực hiện. Các văn bản đang triển khai thực hiện là các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố cấp huyện, cấp xã chưa có quy định cụ thể nào về quản lý rác thải đồng ruộng, vì thế mà hiệu quả quản lý chưa cao Trong thời gian tới, cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý rác thải đồng ruộng, chú trọng đến việc ban hành các quy định để tăng cường công tác quản lý rác thải đồng ruộng.

4.2.2 Số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý nhà nước

Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý rác thải đồng ruộng Trình độ của cán bộ làm công tác phù hợp với chuyên ngành được quản lý, giúp cho cán bộ quản lý kịp thời nắm bắt các thông tin, khả năng phân tích thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời Bởi vậy việc lựa chọn cán bộ có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn phù hợp giúp cho hoạt động quản lý có hiệu quả Hiện nay, cán bộ phụ trách công tác quản lý rác thải đồng ruộng từ cấp huyện đến cấp xã ở huyện Đan Phượng mới đang ở mức kiêm nhiệm Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải, hiện nay cán bộ quản lý chủ yếu là quản lý chung về môi trường trên địa bàn; chưa cụ thể về công việc chuyên môn quản lý rác thải đồng ruộng Hiện nay cán bộ phụ trách kỹ thuật trồng trọt và BVTV ở các xã, thị trấn đang kiêm nhiệm công việc quản lý rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón Nhóm cán bộ này tuy có trình độ chuyên môn khá cao, theo khảo sát thì có 75% cán bộ có trình độ đại học, 25% có trình độ về cao đẳng Tuy nhiên về chuyên môn thì không phải về môi trường, đa số có chuyên môn về kỹ thuật nông nghiệp và bảo vệ thực vật;

Giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng

4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

4.3.1.1 Căn cứ vào lượng rác thải dự kiến phát sinh

Căn cứ kết quả điều tra, lượng rác còn tồn đọng từ năm 2017 chưa được xử lý tại 04 xã điều tra là 750kg, theo dự kiến năm 2018, tại 04 xã sẽ phát sinh khoảng 1.800kg (dự báo của Trạm bảo vệ thực vật huyện) Do vậy trong năm

2018, lượng rác phát sinh ra tại 04 xã vào khoảng 2.550kg Cũng theo kết quả điều tra, dự kiến lượng rác thải là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ sẽ

Bảng 4.24 Ước lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ phát sinh năm 2018

TT Đơn vị Tồn đọng từ Dự kiến phát sinh Tổng lượng rác phát năm 2017 (kg) năm 2018 (kg) sinh năm 2018 (kg)

Nguồn: Kế hoạch xử lý bao bì, chai lọ thuốc BVTV năm 2018 của trạm BVTV (2017)

Bên cạnh đó, huyện Đan Phượng là huyện ngoại thành Thủ đô Hà Nội, được Hà Nội quy hoạch vùng sản xuất rau, hoa lớn của Thủ đô, do vậy trong thời gian tới, lượng rác thải từ phế phụ phẩm cây trồng là khá lớn, không những lượng rơm rạ, thân cây lương thực tăng lên mà một lượng lớn phế phụ phẩm là cây rau, thân lá, hoa các loại sẽ phát sinh ra; đây là lượng rác thải hữu cơ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, cần phải có các giải pháp để xử lý kịp thời.

4.3.1.2 Căn cứ hệ thống quản lý kỹ thuật hiện có

Tăng cường chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sẵn có tốt nhất, các công nghệ thân thiện với môi trường Hiện nay huyện Đan Phượng có nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phương Đình, trong thời gian tới huyện chủ trương tiếp tục tăng cường hoạt động của nhà máy xử lý rác xã Phương Đình giai đoạn 2 và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đầu tư, nâng cấp và trang bị công nghệ hiện đại hơn để có thể xử lý một phần rác thải nguy hại từ đồng ruộng phát sinh, từ đó giảm thiểu được chi phí khi xử lý.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, mô hình hiện nay hoạt động khá hiệu quả và tiếp tục được triển khai trong thời gian tiếp theo.

Thực hiện Công văn số 2188/SNN-TT ngày 08/9/2016 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội “Về việc hướng dẫn thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; Công văn số 8800/STNMT-CCBVMT ngày 09/9/2016 của Sở Tài nguyên môi trường “Về việc thu gom vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng” Huyện Đan Phượng năm 2018 tiếp tục hỗ trợ cung cấp 850 thùng chứa rác thải là bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ trên địa bàn huyện.

Lựa chọn các phương án phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ quản lý và tập quán canh tác để phổ biến áp dụng, mục tiêu chính của các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh, tăng cường công tác thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải đồng ruộng Định hướng và khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ.

4.3.1.3 Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của huyện

Huyện Đan Phượng hiện nay đang thực hiện Chương trình 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành uỷ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch 188/KH- UBND ngày 06/10/2016 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành uỷ Hà Nội và chương trình 07-CTr/

HU ngày 15/7/2016 của Huyện ủy về phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020 do vậy định hướng phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020 đó là:

Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn thực phẩm Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp mỗi năm tăng ít nhất 1,4% trở lên, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 250 triệu đồng/ha/năm Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung bằng ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất bền vững và an toàn thực phẩm Khuyến khích tích tụ ruộng đất, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nhất là nông nghiệp công nghệ cao.

Tập trung sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, sản phẩm trái vụ(bưởi tôm vàng, cam canh, nhãn chín muộn, chuối cấy mô), chăn nuôi gia súc,gia cầm (bò, bò laisind, bò BBB, bò sữa, lợn nạc) Phát triển và mở rộng khu chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao, giết mổ, sơ chế, chế biến gia súc,gia cầm theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn Phấn đấu đến năm 2020 có 3 vùng sản xuất chuyên canh tập trung rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả và 3 vùng chăn nuôi tập trung với tổng diện tích 527 ha, trong đó 143 ha ứng dụng công nghệ cao Quy hoạch, sớm hoàn thành đưa vào kế hoạch sử dụng đất khu nông nghiệp công nghệ cao sản xuất lan Hồ Điệp và nấm thực phẩm cao cấp diện tích 20 ha tại xã Đồng Tháp; dự án sản xuất giống lan Hồ Điệp 3 ha tại xãPhương Đình.

- Vùng sản xuất trồng trọt:

+ Vùng sản xuất chuyên canh tập trung rau an toàn 250 ha (xã Phương Đình 52 ha, Thọ An 107 ha, Song Phượng 32 ha, Đồng Tháp 19 ha, Trung Châu

40 ha) Trong đó, vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao là 20 ha được tưới tiết kiệm, bón phân hữu cơ, các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học tại xã Phương Đình.

+ Vùng sản xuất tập trung hoa, cây cảnh diện tích 152 ha (xã Hạ Mỗ 50 ha, Song Phượng 32 ha, Đồng Tháp 40 ha, Đan Phượng 30 ha) Trong đó hoàn thành quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao 113 ha ứng dụng công nghệ nhà lưới và giống mới (xã Đồng Tháp

20 ha, Hạ Mỗ 50 ha, Đan Phượng 20 ha, Song Phượng 20 ha, Phương Đình 3 ha) + Vùng sản xuất tập trung cây ăn quả xã Thượng Mỗ: 50 ha.

- Vùng sản xuất chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư:

+ Chăn nuôi lợn tập trung tại bãi Ngũ Châu, xã Trung Châu với diện tích 10,4 ha, số lượng 3.500 con (1.000 nái ngoại và 2.500 lợn thịt) Quy hoạch mở rộng 30 ha ở bãi 8A, HTX Nông nghiệp Trung Châu I Trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 tại xã Trung Châu, diện tích là 10 ha.

+ Chăn nuôi lợn và bò sữa tập trung bãi Đáy thôn La Thạch xã Phương Đình với diện tích 24,6 ha (trong đó giai đoạn 1 là 20,4 ha; giai đoạn 2 là 4,2 ha), số lượng 2.100 con lợn trong đó có 600 nái ngoại, 1.500 lợn thịt và 330 bò sữa.

+ Chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư xã Hồng Hà: 10 ha.

Ngày đăng: 23/11/2023, 06:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Nguồn gốc rác thải rắn nông nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Sơ đồ 2.1. Nguồn gốc rác thải rắn nông nghiệp (Trang 19)
Sơ đồ 2.2. Nguồn gốc rác thải rắn đồng ruộng - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Sơ đồ 2.2. Nguồn gốc rác thải rắn đồng ruộng (Trang 21)
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng Năm 2016 Năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đan Phượng Năm 2016 Năm 2017 (Trang 48)
Bảng 3.2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, thị trấn các năm 2015 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 3.2. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, thị trấn các năm 2015 - 2017 (Trang 50)
Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) các ngành kinh tế huyện Đan Phượng các năm 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) các ngành kinh tế huyện Đan Phượng các năm 2015-2017 (Trang 51)
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất (theo giá trị cố định 2010) các ngành kinh tế huyện Đan Phượng các năm 2015-2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất (theo giá trị cố định 2010) các ngành kinh tế huyện Đan Phượng các năm 2015-2017 (Trang 52)
Bảng 3.5. Đặc điểm dân số, lao động, thu nhập huyện Ðan Phượng qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 3.5. Đặc điểm dân số, lao động, thu nhập huyện Ðan Phượng qua các năm (Trang 53)
Bảng 3.6. Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Đan Phượng năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 3.6. Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Đan Phượng năm 2017 (Trang 54)
Bảng 3.8. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 3.8. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp (Trang 60)
Sơ đồ 4.1. Nguồn gốc rác thải rắn tại đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Sơ đồ 4.1. Nguồn gốc rác thải rắn tại đồng ruộng trên địa bàn huyện Đan Phượng (Trang 64)
Bảng 4.1. Khối lượng phụ phẩm của một số loại cây trồng chính - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.1. Khối lượng phụ phẩm của một số loại cây trồng chính (Trang 64)
Bảng 4.2. Một số loại thuốc BVTV thường dùng trên địa bàn  huyện hiện nay - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.2. Một số loại thuốc BVTV thường dùng trên địa bàn huyện hiện nay (Trang 65)
Bảng 4.4. Lượng phân bón vô cơ sử dụng trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.4. Lượng phân bón vô cơ sử dụng trên một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện (Trang 68)
Bảng 4.5. Khối lượng phân bón vô cơ sử dụng và khối lượng bao bì, chai lọ từ phân bón vô cơ thải ra tại các xã điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.5. Khối lượng phân bón vô cơ sử dụng và khối lượng bao bì, chai lọ từ phân bón vô cơ thải ra tại các xã điều tra (Trang 69)
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu gom, xử lý rác thải nguy hại trong trồng trọt hiện nay trên địa bàn huyện Đan Phượng - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu gom, xử lý rác thải nguy hại trong trồng trọt hiện nay trên địa bàn huyện Đan Phượng (Trang 71)
Bảng 4.6. Số lượng thùng rác, bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng tại các xã điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.6. Số lượng thùng rác, bể chứa rác thải nguy hại trên đồng ruộng tại các xã điều tra (Trang 72)
Bảng 4.7. Đánh giá chất lượng của các bể chứa, thùng chứa chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại các xã điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.7. Đánh giá chất lượng của các bể chứa, thùng chứa chai lọ, bao bì thuốc BVTV tại các xã điều tra (Trang 73)
Bảng 4.9. Hình thức thu gom, xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón của các hộ dân (N = 30) - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.9. Hình thức thu gom, xử lý chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón của các hộ dân (N = 30) (Trang 76)
Bảng 4.10. Khối lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón thu gom tại các xã điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.10. Khối lượng chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón thu gom tại các xã điều tra (Trang 78)
Bảng 4.11. Ý kiến của người dân về việc thu gom rác thải là vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ trên đồng ruộng - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.11. Ý kiến của người dân về việc thu gom rác thải là vỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ trên đồng ruộng (Trang 79)
Bảng 4.12. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đồng ruộng là  chai lọ, bao bì thuốc BVTV, bao bì phân bón vô cơ - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.12. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đồng ruộng là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, bao bì phân bón vô cơ (Trang 80)
Bảng 4.14. Các hình thức xử lý, sử dụng rơm rạ trên địa bàn các xã điều tra (N = 30) - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.14. Các hình thức xử lý, sử dụng rơm rạ trên địa bàn các xã điều tra (N = 30) (Trang 83)
Bảng 4.15. Tình hình xử lý rơm rạ, phế phụ phẩm thành phân hữu cơ tại các xã điều tra - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.15. Tình hình xử lý rơm rạ, phế phụ phẩm thành phân hữu cơ tại các xã điều tra (Trang 85)
Bảng 4.16. Bảng thống kê các loại chi phí xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón năm 2017 của huyện Đan Phượng - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.16. Bảng thống kê các loại chi phí xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón năm 2017 của huyện Đan Phượng (Trang 88)
Bảng 4.17. Một số văn bản liên quan đến quản lý rác thải đồng ruộng Tên, số kí hiệu văn bản Ngày ban - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.17. Một số văn bản liên quan đến quản lý rác thải đồng ruộng Tên, số kí hiệu văn bản Ngày ban (Trang 91)
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về công tác tập huấn, hướng dẫn công tác thu gom, xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về công tác tập huấn, hướng dẫn công tác thu gom, xử lý rác thải là chai lọ, bao bì thuốc BVTV, phân bón (Trang 104)
Bảng 4.24. Ước lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ phát sinh năm 2018 - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Bảng 4.24. Ước lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón vô cơ phát sinh năm 2018 (Trang 106)
Sơ đồ 4.3. Quy trình thu gom và xử lý rác thải đồng ruộng - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
Sơ đồ 4.3. Quy trình thu gom và xử lý rác thải đồng ruộng (Trang 112)
25- Hình thức vi phạm chính trong sử dụng thuốc BVTV của ông bà nếu có? - (Luận văn thạc sĩ) giải pháp quản lý rác thải đồng ruộng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội
25 Hình thức vi phạm chính trong sử dụng thuốc BVTV của ông bà nếu có? (Trang 131)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w