1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phòng trừ sâu bệnh cho bưởi ppt

4 382 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 105,94 KB

Nội dung

Cả hai loài này cũng gây hại cho xoài, lê, đu đủ, sung và một số loại cây ăn quả khác.. Phương pháp này rất dễ làm: Dùng hỗn hợp 5ml mật ong và 0,1 đến 0,15% thuốc Dipterex trong 1 lít n

Trang 1

Phòng trừ sâu bệnh cho bưởi

1 Ruồi vàng

Ruồi vàng gây hại cam quýt rất phổ biến ở Việt Nam (Ở các huyện Nghĩa Đàn có hai loại gây hại nặng nhất đó là loài Ceratitis capitata và Dacus dorsalis)

Cả hai loài đều gây hại trên bưởi, cam, quýt Trong vài năm gần đây chúng gây thiệt hại hơn 50% sản phẩm thu hoạch

Triệu chứng:

Triệu chứng đầu tiên trên quả bị gây hại có thế quan sát thấy những lỗ nhỏ khoảng 1mm Từ đây sâu non đào lỗ và chui vào trong tép Thông thường có giọt gôm nhỏ

từ trong lỗ chảy ra Sau khi bị gây hại, vết bệnh bắt đầu thối trở thành màu nâu Cuối cùng quả rụng xuống và bị hủy toàn bộ

Đặc biệt là bưởi rất mẫn cảm với loài Ceratitis capitata Cả hai loài này cũng gây hại cho xoài, lê, đu đủ, sung và một số loại cây ăn quả khác

Quy luật phát triển

Trang 2

Ruồi cái đẻ trứng dài khoảng 1mm trong khoảng nhỏ của vỏ quả đang chín hoặc chín Sâu khi nở có màu trắng và đào hang thẳng vào tép quả sinh sống 10 đến 20 ngày trước khi chúng xuống đất để phát triển thành nhộng

Có 2 loại có 4,5 lứa trên một năm Loài Dacus dorsalis có chiều dài khoảng 7mm, cánh màu sáng, trong khi loài Ceratitis capitata chỉ dài 4-5mm, cánh có màu nâu

Biện pháp phòng trừ:

- Dùng thuốc hóa học: Dùng thuốc Dipterex nồng độ 0,2% để phun lên quả Nên phun trước khi ruồi gây hại Khi phun thuốc phải cẩn thận, Thuốc Dipterex độc đối với người Nêm phun ít nhất là 2 tuần trước khi thu hoạch

- Dùng bẫy bã: Một phương pháp khác được sử dụng phổ biến trên thế giới là sử dụng phương pháp bẫy bả để tiêu diệt ruồi vàng Phương pháp này rất dễ làm: Dùng hỗn hợp 5ml mật ong và 0,1 đến 0,15% thuốc Dipterex trong 1 lít nước rồi

đổ vào chai nhựa Plastic đã được cắt ra, lắc đều rồi buôc lên cành cây (1bẫy/1 cây)

Có thể bỏ thêm vài lát cam mỏng tăng sự thu hút ruồi vàng vào bẫy

Gần đây có một số loại thuốc được bán trên thị trưởng như Methyleugenol (7ml)+ Nalet (1ml) hay thuốc Vizubon sử dụng rất tốt

- Vệ sinh đồng ruộng: Một số nước sản xuất cam dùng túi nilon hoặc lưới bọc quả

Trang 3

để trống ruồi vàng và 1 số loài sâu khác Phương pháp này được ứng dụng cho vườn nhỏ Nó cũng có thể thực hiện được những cây có quả đơn lẻ

Nhìn chung việc gom tất cả những quả rụng, đào hố chon chúng xa vườn cây là rất cần thiết nhằm ngăn chặn sự phát triển của ruồi

2 Bướm đục quả

Tên khoa học: Eudocima Solaminia

Đặc điểm sinh học và tác hại

Bướm hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn trong tán lá của các cây hoang dại mọc gần vườn Khi trời bắt đầu tối, bướm bày từ các bụi cây dại vào vườn cây để giao phối Ban đêm rất dễ phát hiện bướm do mắt bướm sáng và có ánh lấm lánh của cánh Bướm đẻ trứng trên cây hoang dại , sâu non sống và hóa nhộng trên các cây này Ban đêm bướm bay vào vườn cây phá hại quả Bướm có khả năng phát hiện mùi quả chín từ rất xa hàng cây số để tìm đến gây hại

Tác hại chủ yếu là do bướm chích hút tọa thành những vết thương trên vỏ quả Vết trích là một lỗ tròn đường kính chỉ khoảng 0,5mm, lúc đầu khó phát hiện, vài ngày

Trang 4

sau chỗ vỏ quả chung quanh vết chích trở nên mềm và thối Vết chích của bướm còn tạo điều kiện cho một số loài nấm và vi khuẩn xâm nhập làm quả thối nhanh

và rụng Quả bị hại thường bị rụng khoảng 1 tuần sau đó quả rụng có mì hôi chua lại có tác dụng thu hút bướm đến vườn gây hại

Bướm hút quả ngoài hại các cây có múi còn hại nhãn, ổi, chuối, đu đủ, dứa

Biện pháp phòng trừ

- Thu dọn các quả chín rụng trong vườn

- Dùng vợt bắt bướm vào ban đêm, khoảng từ 18giờ -22 giờ

- Dùng các loại quả chín ( Chuối, mít, dứa…) tẩm thuốc trừ sâu để bẫy bướm

- Phát hiện các cây hoang dại quanh vườn

- Áp dụng biện pháp bao quả

Ngày đăng: 21/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w