CôngnghệtướiraubằngnướcngầmCôngnghệ khai thác nướcngầm để tướirau đã được các nhà khoa học tại Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi (CRA) của Trường đại học Thủy lợi nghiên cứu, ứng dụng thành công tại vùng sản xuất rau sạch tại xã Lĩnh Nam, Hà Nội. Côngnghệ này góp phần đẩy nhanh việc tự động hoá, cơ giới hoá trong quá trình sản xuất rau, giảm sức lao động và nâng cao chất lượng rau. Sau ba năm thực hiện mô hình này có thể thấy, mô hình cấp nước cho sản xuất rau an toàn từ hệ thống nướcngầm ở đây đã phát huy tác dụng to lớn, đặc biệt nó rất phù hợp với quy mô sản xuất của hộ và nhóm hộ gia đình theo chủ trương đổi thửa và xây dựng mô hình 50 triệu đồng/ha. Bằng chứng là từ 10 ha thí điểm ban đầu, nhân dân đã tự bỏ vốn ra để xây dựng toàn bộ phần nhà lưới che và phát triển thêm 6 ha rau an toàn tại vùng lân cận. Quy trình côngnghệ bao gồm: bơm hút nước từ nguồn nướcngầm ở tầng sâu từ 70 đến 80m; nướcngầm được bơm trực tiếp lên hệ thống xử lý: giàn mưa, bể lọc, bể lắng. Nước sau khi xử lý được dẫn vào bể chứa; từ bể chứa, nước được bơm trực tiếp vào hệ thống đường ống dẫn đặt ngầm, bố trí đều trên khắp diện tích vùng rau; nước thải do tưới và nước rửa lọc được tháo xả xuống hệ thống tiêu hở. Thạc sĩ Lưu Văn Lâm, Phó giám đốc Trung tâm đồng thời là chủ nhiệm đề tài cho biết: côngnghệ khai thác nướcngầm phục vụ sản xuất rau an toàn có ưu điểm đó là diện tích chiếm đất ít (chỉ cần một diện tích hơn 200m2 cho vị trí đầu mối trạm bơm) do toàn bộ hệ thống dẫn nước là đường ống chôn ngầm. Cũng vì vậy mà hệ thống tưới này không ảnh hưởng đến các công trình trên đồng ruộng. Bên cạnh đó, vì lượng thất thoát do thấm và rò rỉ rất ít nên nước được sử dụng hầu như là toàn bộ. Một điểm đáng ghi nhận, đó là khi rau được tướibằngnướcngầm đã qua xử lý từ côngnghệ này thì chất lượng và hình thức rau có phần hấp dẫn hơn (rau ngọt, lá xanh mượt mà, không cứng, gãy). Theo kinh nghiệm sản xuất của nhân dân, việc tướinước đúng quy trình khoa học cho cây quyết định rất lớn đến năng suất và chất lượng. Nếu lượng nướctưới không đủ yêu cầu thì năng suất của các loại rau có thể bị giảm tới 40 đến 50%. Toàn bộ hệ thống bơm, dẫn nước còn được tự động hoá nên việc quản lý và khai thác rất thuận tiện. Ngoài ra, việc mở rộng quy mô tưới trong phạm vi cho phép cũng dễ dàng vì chỉ cần kéo dài phần đường ống mà không cần phải đầu tư thêm để nâng công suất đầu mối do áp dụng tưới luân phiên. Người nông dân cũng chủ động được nguồn và chất lượng nước phù hợp với nhiều loại rau xanh, thao tác tưới thuận tiện vì nước được cấp đến từng ô thửa qua các họng cấp có mật độ dày; lao động nặng nhọc do phải gánh, chuyển nước được khắc phục hoàn toàn. Việc cấp nướcngầm tập trung cho phép có điều kiện tốt trong quản lý tài nguyên nước, ngăn chặn được tình trạng khoan giếng tràn lan với mật độ dày không kiểm soát được làm suy thoái chất lượng và trữ lượng nước. Nướcngầm qua xử lý như trên có thể kết hợp cấp nước cho sinh hoạt khi đầu cuối đặt thêm thiết bị xử lý nước dùng cho từng gia đình. Côngnghệ này còn có thể áp dụng hiệu quả cho các vùng trồng cây màu, cây công nghiệp, trồng hoa, cây cảnh Tuy nhiên, Tiến sĩLưu Văn Lâm cho rằng, 1,8 tỷ đồng để đầu tư một hệ thống cấp nướcngầm như vậy là rất lớn đối với người dân. Vì vậy, côngnghệ này chỉ có thể thực hiện được khi Nhà nước đầu tư. Về lâu dài, nó sẽ góp phần thay đổi cách thức canh tác, trồng trọt của người nông dân từ thủ công sang hướng hiện đại hoá, từ đó tăng sản lượng, chất lượng cây trồng . Công nghệ tưới rau bằng nước ngầm Công nghệ khai thác nước ngầm để tưới rau đã được các nhà khoa học tại Trung tâm khoa học và triển. bộ. Một điểm đáng ghi nhận, đó là khi rau được tưới bằng nước ngầm đã qua xử lý từ công nghệ này thì chất lượng và hình thức rau có phần hấp dẫn hơn (rau ngọt, lá xanh mượt mà, không cứng,. hút nước từ nguồn nước ngầm ở tầng sâu từ 70 đến 80m; nước ngầm được bơm trực tiếp lên hệ thống xử lý: giàn mưa, bể lọc, bể lắng. Nước sau khi xử lý được dẫn vào bể chứa; từ bể chứa, nước